Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học phát triển

Tâm lý học tư pháp là tâm lý học chuyên ngành được ứng dụng trong hoạt động tư pháp. Khi mới xuấ hiện, tâm lý học tư pháp chủ yếu nghiên cứu các quy luật tâm lý biểu hiện bên trong hoạt động xét xử đặc biệt là xét xử các vụ án hình sự.

Những nội dung liên quan:

Mục lục:

Do sự phát triển của bản thân ngành khoa học này và do đòi hỏi của thực tiễn, đối tượng nghiên cứu của tâm lý học tư pháp không ngừng được mở rộng. Ngày nay, tâm lý học tư pháp nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau:

Tâm lý học tư pháp nghiên cứu những khía cạnh tâm lý của hành vi phạm pháp nói chung, hành vi phạm tội nói riêng

Những khía cạnh tâm lý đó bao gồm:

– Những đặc điểm tâm lý tiêu cực hình thành ở cá nhân, là nguyên nhân của hành vi phạm tội.

Tâm lý, nhân cách con người được hình thành, phát triển dưới ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện, hoàn cảnh sống, của giáo dục, hoạt động, giao tiếp … Các tác động có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển tâm lý, nhân cách cùa con người theo hai hướng:

  • Làm hình thành, phát triển những phẩm chất phù hợp với các yêu cầu, dời hỏi cúa xã hội.
  • Làm hình thành, phát triển những đặc điểm tâm lý tiêu cực, không đáp ứng được các yêu cầu và đòi hỏi của xã hội.
    Các công trình nghiên cứu trong tầm lý học tư pháp về vấn đề này đã chứng tỏ rằng, chính các đặc điểm tiêu cực trong tâm lý, nhân cách con người là một trong những nguyên nhân dản đến hành vi nguy hiểm cho xã hội. Ví dụ, những nghiên cứu về nguyên nhân phạm tội trong thanh thiếu niên ở nước ta cho thấy: đa số các em do những đặc điểm tâm lý tiêu cực đã hình thành trước đó như: lười biếng, thích ân chơi, đua đòi mà đã đi vào con đường phạm tội.

– Các yếu tố cấu thành nên hành vi phạm tội. Xét về mặt cấu trúc, hành vi phạm tội cũng có các thành phần của một hành vi. Tuy nhiên, tính chất của các thành phần cấu trúc này trong hành vi phạm tội lại có sự khác biệt lớn so với những hành vi đúng pháp luật. Tâm lý học tư pháp làm sáng tỏ các thành phần cấu trúc của hành vi phạm tội, giúp cho việc đánh giá bản chất của hành vi phạm tội như: xác định lỗi của người phạm tội, tính nguy hiểm của hành vi đó…

– Hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội. Việc thực hiện hành vi phạm tội luôn để lại những hậu quả nhất định trong tâm lý của người phạm tội. Những thay đổi trong tâm lý người phạm tội như: sự căng thẳng về nhận thức, xúc cảm… là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học tư pháp.

– Chuyển biến tâm lý của người phạm tội trong các giai đoạn: điều tra, xét xử, thi hành án. Tất cả các giai đoạn của hoạt động tư pháp đều nhằm đạt được mục đích chung của hoạt động tư pháp. Song, mỗi giai đoạn điều tra, xét xử và cải tạo lại thực hiện những mục tiêu riêng, được tiến hành trong những điều kiện rất khác biệt. Tham gia vào từng giai đoạn tố tụng khác nhau, người phạm tội sẽ chịu tác động của điều kiện và mục đích khác nhau của hoạt động mà có những diễn biến tâm lý khác biệt. Tất cả những diễn biến tâm lý của người phạm tội với các tư cách là người bị tình nghi, bị can, bị cáo, phạm nhân… là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học tư pháp.

– Khía cạnh tâm lý của quá trình tái hoà nhập cộng đồng của người mãn hạn tù. Sau khi chấp hành hình phạt và trở về với đời sống xã hội, đối với người mãn hạn tù thì đây là một giai đoạn hết sức khó khăn với nhiều thử thách. Tâm lý của cá nhân có nhiều diễn biến phức tạp và là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học tư pháp.

Tâm lý học tư pháp nghiên cứu các khía cạnh tâm lý của hoạt động tư pháp

Các khía cạnh đó gồm:

  • Cấu trúc tâm lý của các dạng hoạt động tư pháp. Tầm lý học tư pháp nghiên cứu và làm sáng tỏ các thành phần cấu trúc, các chức năng tâm lý trong cấu trúc của hoạt động điều tra, xét xử, thi hành án.
  • Đặc điểm tâm lý của các dạng hoạt động tư pháp cụ thể. Để thực hiện nhiệm vụ của các giai đoạn điều tra, xét xử hay thi hành án, người cán bộ tư pháp cần phải tiến hành các dạng hoạt động cụ thể. Ví dụ, để điểu tra vụ án, điểu ưa viên phải tiến hành các hoạt động như: xét hỏi bị can, lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, hoạt động đối chất… tâm lý học tư pháp nghiên cứu và làm sáng tỏ khía cạnh tâm lý của các hoạt động này.
  • Các phẩm chất tâm lý cần thiết cho người cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tư pháp. Việc làm sáng tỏ bản chất của hoạt động tư pháp cho thấy, để hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực này, người cán bộ tư pháp cần phải có được nhũng phẩm chất nghề nghiệp đặc biệt. Tâm lý học tư pháp nghiên cứu và chỉ ra những phẩm chất tâm lý cần thiết đó.

Tâm lý học tư pháp nghiên cứu các đặc điểm tâm lý các chủ thể tham gia vào hoạt động tư pháp

Hiệu quả của hoạt động tư pháp phụ thuộc nhiều vào hành vi xử sự của các chủ thể tham gia. Tuy nhiên, hoạt động tư pháp là một hoạt động dặc biệt, vì thế, nó có thể dẫn tới những diễn biến tâm lý rất đặc trưng. Tâm lý học tư pháp nghiên cứu và làm sáng tỏ dặc điểm tâm lý của các chủ thể: bị can, bị cáo, người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự… khi họ tham gia vào các dạng hoạt dộng tư pháp khác nhau.

Tâm lý học tư pháp nghiên cứu và soạn thảo ra các phương pháp tâm lý sử dụng trong hoạt động tư pháp

Là ngành khoa học ứng dụng, tâm lý học tư pháp còn soạn thảo ra các phương pháp tác động tâm lý để sử dụng trong hoạt động tư pháp, giúp cho người cán bộ tư pháp có thể tác động đến tâm lý của các đối tượng cần thiết.

Đối tượng, nhiệm vụ và các phương pháp nghiên cứu trong tâm lý học?

1.Đối tượng nghiên cứu: Tâm lý học nghiên cứu sự nảy sinh, vận hành và phát triển của các hoạt động tâm lý.


2.Nhiệm vụ nghiên cứu: Mô tả và nhận diện các hiện tượng tâm lý. Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lý, những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động tâm lý. Nghiên cứu cơ chế hình thành, hình thức biểu hiện, quy luật hoạt động và phát triển của các hiện tượng tâm lý. Chức năng, vai trò của tâm lý đối với hoạt động của con người. Ứng dụng những thành tựu đã nghiên cứu vào trong hoạt động thực tiễn của con người.

3.Các phương pháp nghiên cứu:


*Phương pháp quan sát:
Nội dung:nhà nghiên cứu sử dụng các cơ quan cảm giác của mình nhằm tri giác sự biểu hiện ra ngoài một cách thường xuyên các đặc điểm tâm lý bên trong của đối tượng để thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Các hình thức quan sát: Kín-mở; Toàn diện - bộ phận; Có trọng điểm - không có trọng điểm; Chiến lược - chiến thuật; Tiêu chuẩn hóa - không tiêu chuẩn hoá.


Ưu và nhược điểm:

- Dễ tiến hành; tư liệu phong phú; - Tiết kiệm. - Tuy nhiên thường bị phụ thuộc, tư liệu thường là cảm tính, trực quan, độ tin cậy không cao, tốn nhiều thời gian và đôi khi không đạt được mục đích.


Yêu cầu: Khi tiến hành nghiên cứu cần phải:

+ Xác định rõ mục đích, nội dung, kế hoạch quan sát. + Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt trước khi quan sát + Tiến hành quan sát một cách cẩn thận và có hệ thống. + Ghi chép và phân tích tài liệu một cách đầy đủ, trung thực, khách quan. + Cần phải kết hợp với các phương pháp khác trong nghiên cứu. Quan sát lại lần nữa để kiểm tra các kết quả đã quan sát. *Cách quan sát:Sử dụng cái gì để quan sát? Dùng các cơ quan cảm giác như: mắt, tai, mũi, lưỡi, da. Trong đó mắt và tai là sử dụng thường xuyên hơn.

Sử dụng như thế nào?

- Dùng mắt để nhìn:

+

Những đặc điểm tĩnh như: Hình dáng; mặt [trán, chân mày, mắt, mũi, gò má, miệng, cằm, tai…]; trang phục [đồng phục, màu sắc…]

+ Những đặc điểm động như: Dáng [đi, đứng, ngồi, nằm]; đầu, chi…

- Dùng tai để nghe: Chú ý đến từ ngữ, ngữ điệu, nội dung. - Cần kết hợp các cơ quan cảm giác khi quan sát.


* Phương pháp thực nghiệm:

-Nội dung: thực nghiệm là phương pháp chủ động tác động vào đối tượng trong điều kiện đã được khống chế để gây ra ở đối tượng những biểu hiện về mối quan hệ nhân quả, tính quy luật, cơ chế... của các hiện tượng tâm lý. - Thường được dùng kèm với phương pháp quan sát để hạn chế nhược điểm của phương pháp quan sát. - Ưu và nhược điểm: rất chủ động; tài liệu tương đối tin cậy có thể định tính và định lượng được; có thể lặp đi lặp lại nhằm kiểm tra. Tuy nhiên không hoàn toàn có thể khống chế những yếu tố chi phối đến kết quả nghiên cứu; và có thể tốn kém về mặt kinh tế. Có 2 loại thực nghiệm cơ bản:

- Thực nghiệm tự nhiên được tiến hành trong các điều kiện hoạt động bình thừơng của đối tượng thực nghiệm.


Thực nghiệm tự nhiên có 2 loại: Thực nghiệm nhận định: là loại thực nghiệm nhằm xác định tình trạng những vấn đề tâm lý ở đối tượng thực nghiệm. Thực nghiệm hình thành: nhằm hình thành một phẩm chất tâm lý nào đó ở đối tượng thực nghiệm dưới tác động của nhà nghiên cứu.

- Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm là loại thực nghiệm được tiến hành trong điều kiện khống chế một cách nghiêm ngặt các tác động chi phối, ảnh hưởng từ bên ngoài.

*
Phương pháp đàm thoại:

Nội dung: là phương pháp sử dụng lời nói giao tiếp với đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập những thông tin cần thiết. Có nhiều cách trao đổi, đàm thoại với đối tượng: đặt ra các nội dung trao đổi; đặt ra những câu hỏi trực tiếp, gián tiếp...

Ưu và nhược điểm: dễ nghiên cứu; kinh tế; chủ động. Tuy nhiên tư liệu thu được dễ bị đối tượng ngụy trang; phụ thuộc nhiều vào tâm trạng của đối tượng.

Muốn đàm thoại có kết quả tốt cần chú ý: - Xác định rõ vấn đề cần tìm hiểu - Tìm hiểu trước thông tin về đối tượng đàm thoại với 1 số đặc điểm của họ. - Có kế hoạch để chủ động điều khiển quá trình đàm thoại. - Nên linh hoạt trong quá trình điều khiển 1 cuộc đàm thoại để nó vừa giử được tính logic, vừa đáp ứng được yêu cầu của người nghiên cứu.


* Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.


Nội dung: là phương pháp dựa vào sản phẩm vật chất và tinh thần của đối tượng để nghiên cứu về các đặc điểm tâm lý của đối tượng đó.

Yêu cầu: + Cần phải cẩn trọng trong nghiên cứu, đánh giá. + Phải đặt trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể để nghiên cứu, đánh giá.


* Phương pháp điều tra



Nội dung
: là phương pháp sử dụng một hệ thống câu hỏi được trình bày bằng văn bản thông qua việc trả lời của đối tượng nghiên cứu để thu thập những thông tin cần thiết.

Ưu và nhược điểm:
dễ nghiên cứu; thông tin thu thập được trên một loạt đối tượng, dễ xử lý bằng toán thống kê. Tuy nhiên các ý kiến thường mang tính chủ quan, đối tượng dễ trả lời giả tạo.

Yêu cầu:
- Câu hỏi soạn thảo phải rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng. - Cách trả lời câu hỏi phải được nhà nghiên cứu hướng dẫn cụ thể.


* Phương pháp nghiên cứu hồ sơ, tài liệu
.



Nội dung:
là phương pháp nghiên cứu lịch sử về quá trình hoạt động của cá nhân đối tượng nghiên cứu, trên cơ sở đó có những đánh giá, nhận định về vấn đề nghiên cứu.

Yêu cầu:
+ Cần phải nhìn nhận đánh giá các vấn đề tâm lý trong tính lịch sử, cụ thể và phát triển. + Tránh thành kiến, áp đặt chủ quan. + Kết hợp với phương pháp khác trong nghiên cứu


* Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
.



Nội dung: là phương pháp dựa vào sản phẩm vật chất và tinh thần của đối tượng để nghiên cứu về các đặc điểm tâm lý của đối tượng đó.

Yêu cầu: + Cần phải cẩn trọng trong nghiên cứu, đánh giá. + Phải đặt trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể để nghiên cứu, đánh giá.


* Phương pháp trắc nghiệm

Nội dung: “Test” là một phép thử đã được chuẩn hoá dùng đề đo lường một phẩm chất tâm lý nào đó ở đối tượng nghiên cứu. Cấu tạo của “Test” gồm 4 phần: Văn bản “Test”; quy trình tiến hành; khoá “test”; Bản đánh giá.

Ưu - nhược điểm: dễ tiến hành; có thể đo nhiều đối tượng; tính mục đích trong nghiên cứu cao. Tuy nhiên khó soạn thảo.

Video liên quan

Chủ Đề