Đau bụng dưới khi mang thai 3 tháng đầu

Đau bụng 3 tháng đầu thai kỳ đôi khi là triệu chứng bình thường, tuy nhiên lại có lúc cảnh báo nguy cơ sẩy thai. Do đó tìm hiểu về hiện tượng đau bụng 3 tháng đầu thai kỳ là rất cần thiết.
“Mình đã từng bị sẩy thai 1 lần khi mình đang mang thai ở tuần thứ 4. Đến giờ mình vẫn còn ám ảnh, triệu chứng cảnh báo trước khi mình bị sẩy thai là đau bụng và khi mình đến bệnh viện thì đã quá muộn, minh đã bị mất đi đứa bé. Hiện tại mình đang mang thai ở tuần thứ 3, 2 ngày gần đây mình lại có triệu chứng đau bụng dưới râm râm, mình lo lắng liệu có phải mình bị thai ngoài tử cung?”

Đau bụng 3 tháng đầu thai kỳ có thể cảnh báo nhiều nguy cơ bệnh nguy hiệm

Đau bụng 3 tháng đầu thai kỳ, cụ thể là chứng đau bụng dưới là lo lắng của nhiều bà bầu, hầu hết chị em đều lo sợ khi có cảm giác đau. Tuy nhiên, trong tháng đầu của thai kỳ, triệu chứng đau bụng dưới là dấu hiệu hoàn toàn bình thường. Và các bà bầu không nên quá lo lắng nếu thấy hiện tượng đau bụng dưới râm râm trong tháng đầu, bởi đây là triệu chứng cho thấy thai đang làm tổ.
Ngoài ra, trong tháng đầu của thai kỳ, bụng thai phụ thường có cảm giác tưc tức, đặc biệt là vùng bụng dưới. Hiện tượng này là do thai đang tìm cách bám vào tử cung. Đau bụng râm râm còn xảy ra khi thai phụ bị ốm nghén, nôn ọe.

Căng thẳng, stress cũng là yếu tố làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi


Trong quá trình phát triển,thai nhi lớn hơn và cảm giác đau bụng lúc này là do sự căng cơ và dây chằng vì phải nâng đỡ tử cung. Thai phụ sẽ cảm rõ triệu chứng này khi thay đổi tư thế, khi ho hay khi ngồi xổm và lúc đứng dậy.
Đau bụng 3 tháng đầu thai kỳ khi nào thì nguy hiểm?Đau bụng 3 tháng đầu thai kỳ đôi khi lại cảnh báo triệu chứng bệnh nghiêm trọng, vì vậy nếu bạn thấy xuất hiện bất cứ triệu chứng nào dưới đây thì hãy đi khám ngay:Cơn đau bụng di chuyển khắp vùng bụng, và đau dữ dội cảnh báo mang thao ngoài dạ con.

Khi thấy vùng bụng bị co thắt kèm theo hiện tượng chảy máu âm hộ đây là triệu chứng dọa sẩy thai.

Khi nghi ngờ triệu chứng đau bụng thai phụ nên đi khám chuyên khoa để kịp thời chẩn đoán sớm bệnh

Nếu mang thai từ tuần 20 trở đi, người mẹ cảm thấy đau co thắt bụng kèm theo tiêu chảy,đau lưng, đau co thắt dạ con là những triệu chứng dọa sinh non.
Nhìn chung,  các cơn đau khi mang thai 3 tháng đầu là bình thường và không có gì đáng ngại. Vì vậy chị em cần trang bị những kiến thức nhận biết triệu chứng đau bụng bình thường và đau bụng nguy hiểm để bảo vệ sức khỏe của thai nhi, đồng thời giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh lo lắng, stress cũng làm tăng nguy cơ sẩy thai, đặc biệt trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ.
Khi nghi ngờ triệu chứng bất thường về cơn ddau bụng, tốt nhất chị em nên đi khám chuyên khoa, việc khám và hỗ trợ kịp thời có ý nghĩa đối với quá trình chăm sóc và bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Mẹ bầu đau bụng dưới có thể do nhiều nguyên nhân tùy thuộc vào từng tam cá nguyệt. Để tránh những lo lắng không đáng có, mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân cụ thể gây đau bụng dưới ở từng giai đoạn của thai kỳ.

Có bầu đau bụng dưới là tình trạng rất thường gặp. Dù đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều tình trạng nguy hiểm nhưng đôi lúc đây cũng chỉ là triệu chứng thai kỳ bình thường. Mẹ bầu đau bụng dưới do đâu, liệu có nguy hiểm cho mẹ hay bé hay không? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu các cơn đau bụng dưới của mẹ theo từng tam cá nguyệt với bác sĩ sản phụ khoa Huỳnh Kim Dung bạn nhé!

Bầu bị đau bụng dưới 3 tháng đầu: Nguyên nhân do đâu?

3 tháng đầu là giai đoạn cực nhạy cảm, đặc biệt đối với những phụ nữ có tiền sử sảy thai hoặc có các biến chứng thai kỳ trước đó. Do đó, mẹ bầu cần hết sức cẩn thận. Nếu mẹ bầu bị đau bụng dưới nhiều ở tam cá nguyệt thứ nhất thì nguyên nhân có thể là do:

  • 1. Sảy thai: Nếu bà bầu đau bụng dưới đi kèm với các triệu chứng như đau lưng, xuất huyết âm đạo kèm cục máu đông và các dấu hiệu mang thai không còn.
  • 2. Mang thai ngoài tử cung: Hiện tượng trứng sau khi thụ tinh phát triển ở một nơi khác ngoài tử cung, thường là trong các ống dẫn trứng. Nếu là do nguyên nhân này, ngoài đau bụng dưới, bạn còn có thể bị chảy máu nghiêm trọng từ giữa tuần thứ 6 và tuần thứ 10 của thai kỳ.

Nguyên nhân khiến bà bầu đau bụng dưới ở tam cá nguyệt thứ 2

Ở giai đoạn này, hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai có thể là do 2 nguyên nhân:

  • 1. Tử cung to lên làm căng thành bụng để tạo không gian cho bé phát triển. Vào cuối tam cá nguyệt thứ hai, tử cung sẽ chạm đến điểm giữa rốn và xương chậu, đẩy các cơ bụng căng ra. Khi tử cung phát triển, nó sẽ tác động đến đáy dạ dày, khiến bạn thấy bụng căng tức, buồn nôn, chướng bụng. Nếu là do nguyên nhân này, bạn không cần quá lo, chỉ cần chú ý ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và vận động nhẹ nhàng.
  • 2. Đau dây chằng tròn: Bạn sẽ có cảm giác đau bụng dưới bên phải hoặc vùng bẹn. Dây chằng tròn là dây chằng trải dài từ phần trước của dạ con đến bẹn. Khi tử cung phát triển, dây chằng sẽ bị căng giãn để thích nghi với sự phát triển của bé. Điều này sẽ khiến mẹ bầu đau bụng dưới. Để tránh bị đau dây chằng tròn, bạn có thể vận động nhẹ nhàng và tránh các chuyển động mạnh như hắt xì, ho, cười quá nhiều và liên tục, đứng lên quá nhanh.

Nguyên nhân mẹ bầu đau bụng dưới khi mang thai 3 tháng cuối

tam cá nguyệt thứ ba, cơ thể mẹ bầu đã có những thay đổi đáng kể so với lúc mới mang thai. Các cơn đau bụng có thể xảy ra thường xuyên hơn. Mẹ bầu đau bụng dưới khi mang thai ở tam cá nguyệt thứ ba có thể là do các nguyên nhân:

1. Cơn gò Braxton-Hicks

Khi bước vào tam cá nguyệt thứ ba [khoảng tuần thứ 30 trở đi], bạn sẽ nhận thấy những cơn gò tử cung sinh lý Braxton-Hicks. Đây là những cơn gò nhẹ thường kéo dài khoảng 30 giây đến 1 phút, khiến bà bầu có cảm giác căng tức và đau bụng dưới. Chúng được xem là cơn đau chuyển dạ giả và không khiến cổ tử cung mở. Những cơn gò này cho bạn cảm giác quen dần đến khi quá trình chuyển dạ thực sự xảy ra.

Mặc dù những cơn co này sẽ biến mất sau vài phút nhưng cũng khiến bạn cảm thấy đau và khó chịu. Bạn nên làm quen với những cơn co này và tìm hiểu cách phân biệt cơn gò sinh lý với co thắt chuyển dạ để chuẩn bị tinh thần cho việc sinh em bé.

2. Mẹ bầu đau bụng dưới có thể là do những bất thường trong dạ con

Một trong những lý do chính gây đau bụng dưới khi mang thai là những bất thường có thể xảy ra trong dạ con. Đau tức bụng có thể là dấu hiệu chỉ điểm cho tình trạng tiền sản giật hay thậm chí là thai chết lưu. Nếu tình trạng đau tức này đi kèm với xuất huyết âm đạo, sốt, ớn lạnh, buồn nôn hay rỉ dịch âm đạo, bạn nên đi khám.

3. Bong nhau thai

Bong nhau thai là trường hợp khá nguy hiểm cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Bong nhau thai có nghĩa là nhau thai sớm tách ra khỏi thành tử cung. Hiện tượng này thường xuất hiện trong 3 tháng cuối. Dấu hiệu thường gặp là mẹ bầu đau bụng dưới dữ dội, có xuất hiện máu đen hoặc đỏ và dịch chảy ra từ âm đạo. Trong trường hợp này, bạn sẽ được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho bạn và thai nhi.

4. Chuyển dạ sinh non

Bà bầu mang thai trước tuần thứ 37 thai kỳ nếu bị đau bụng dưới đi kèm với các cơn co thắt tử cung kéo dài nhiều giờ thì có thể là dấu hiệu cổ tử cung bắt đầu mở. Nếu nghi ngờ mình có nguy cơ sinh non thì hãy liên lạc ngay với bác sĩ hoặc đến trực tiếp bệnh viện để kiểm tra.

5. Bà bầu đau bụng dưới – Dấu hiệu cho thấy con sắp chào đời?

Phần quan trọng nhất của cảm giác đau bụng dưới có thể là biểu hiện của chuyển dạ thực sự. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy những cơn đau ngày càng dày hơn và cường độ đau tăng lên.

Khi chuẩn bị vào phòng sinh, mẹ bầu nên biết rằng các cơn co và đau này sẽ không ngừng lại. Khi các cơn đau xuất hiện đều đặn hơn, em bé cũng đang chuẩn bị cho quá trình chào đời của mình. Bụng bạn sẽ căng cứng lên với những cơn co tử cung cho đến khi thai nhi thoát ra khỏi tử cung.

Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, có một số nguyên nhân đau bụng dưới khi mang thai mà bạn nên chú ý. Đó có thể là những cơn đau do từ virus dạ dày, sỏi thận, u xơ tử cung, do nhạy cảm với thực phẩm, viêm ruột thừa, nhiễm trùng đường tiết niệu [thận, bàng quang], viêm âm đạo,… Dù là đau vì nguyên nhân nào, bạn cũng nên đến bệnh viện để kiểm tra và can thiệp kịp thời.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề