Uống thuốc diệt cỏ bao lâu mới chết

Điều trị cho bệnh nhân tại Trung tâm chống độc. [Ảnh: TTXVN/Vietnam+]

Tại Trung tâm chống độc [Bệnh viện Bạch Mai], hầu như ngày nào tại đây cũng tiếp nhận cấp cứu điều trị cho bệnh nhân ngộ độc paraquat [có trong thuốc diệt cỏ]. Có không ít bệnh nhân uống hóa chất này trong lúc tâm lý bất ổn, không ý thức được về hành vi của mình. Tuy nhiên, hậu quả để lại sau khi uống hóa chất trên vô cùng nặng nề. Bởi loại hóa chất trên gây tử vong rất cao. Hình ảnh các bệnh nhân ngộ độc paraquat ám ảnh những người chứng kiến, bởi có những bệnh nhân trẻ tuổi vào viện điều trị tỉnh táo, mong muốn được chữa khỏi nhưng vẫn không qua khỏi. Trong khi bệnh nhân luôn trong tình trạng tỉnh táo đến lúc tử vong, trong khi cơ thể mệt mỏi, đau đớn, vật vã…

Liên tiếp ca bệnh uống thuốc diệt cỏ

Chiều 14/2, tại Trung tâm chống độc [Bệnh viện Bạch Mai] đang điều trị cho ba bệnh nhân ngộ độc thuốc diệt cỏ Praquat, mà theo tìm hiểu ban đầu là do muốn tự tử. Vào 14 giờ 30 ngày 14/2, bệnh nhân H.T.B. [71 tuổi] ở Đông Anh, Hà Nội rơi vào tình trạng khó thở sau khi bệnh nhân uống hóa chất paraquat. Gia đình xin về vì bệnh nhân đã rơi vào tình trạng khó hồi phục. Trong khi người nhà bệnh nhân B. đang hoàn tất mọi thủ tục để đưa bệnh nhân về, hình ảnh của bệnh nhân vẫn ám ảnh mãi những người xung quanh bởi trên giường bệnh nhân đầu óc vẫn tỉnh táo, trong khi những tiếng rên, gào thét thì cứ vang lên bởi nỗi đau đớn trên cơ thể đang dày vò. Một giường bệnh khác, bệnh nhân N.T K. nam, 24 tuổi, ở Quảng Ninh được tuyến dưới chuyển đến Trung tâm chống độc rạng sáng 13/2 vì uống thuốc diệt cỏ nói trên trong tình trạng tỉnh táo. Qua các xét nghiệm cho thấy, độc tố của chất diệt cỏ đã ngấm vào người bệnh nhân dù bệnh nhân là mới chỉ uống một ngụm nhỏ.

Bệnh nhân N.T K. nam, 24 tuổi, ở Quảng Ninh đang được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. [Ảnh: PV/Vietnam+]

Chia sẻ về nỗi đau xót khi chứng kiến cảnh con trai vì một phút nông nổi mà uống loại hóa chất trên, mẹ của bệnh nhân cho hay, K. vì xích mích, mâu thuẫn với mọi người, đã không làm chủ được mình. Vừa khóc do thương con, chị B. chia sẻ, K. đã uống một ngụm dung dịch màu xanh lam, lọ nhựa. Ngay sau khi vừa uống xong, K đã bị nôn thốc, nôn tháo và rát họng và tình trạng sức khỏe thì hiện chưa thể tiên lượng được gì, trong khi con lúc nào cũng vật vã đau đớn thể xác. Một trường hợp khác là anh N.V.V. [35 tuổi], ở Bắc Giang, cũng bị ngộ độc nặng sau khi uống thuốc diệt cỏ. Bệnh nhân V. nhập viện trong ngày 13/2 sau khi đã được sơ cấp cứu ở tuyến dưới. Người nhà anh V. cho biết, do cãi nhau với vợ nên anh V. đã tìm thuốc diệt cỏ để uống.

Khoảng 1.000 người tử vong/năm

Thạc sỹ Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm chống độc cảnh báo về thực trạng đáng báo động gần như ngày nào cũng có bệnh nhân ngộ độc thuốc diệt cỏ nhập viện. Và đáng báo động hơn khi số lượng nạn nhân của thuốc diệt cỏ đang ngày một gia tăng… Trong 3 năm gần đây, thống kê của Trung tâm chống độc cho thấy số lượng nạn nhân bị ngộ độc thuốc diệt cỏ tới điều trị liên tục gia tăng. Nếu như năm 2014 có khoảng 300 bệnh nhân, thì năm 2015 là khoảng trên 350 nạn nhân và năm 2016 con số này đã tăng lên 450 nạn nhân.

Thạc sỹ Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai. [Ảnh: PV/Vietnam+]

Theo bác sỹ Nguyên, tại Bệnh viện Bạch Mai chỉ là một nơi điều trị cấp cứu bệnh nhân, nếu tính trên phạm vi cả nước thì con số lên đến khoảng 1.000 ca tử vong mỗi năm do uống, ngộ độc hóa chất paraquat. Bác sỹ Nguyên chỉ rõ, ngộ độc hóa chất paraquat là ngộ độc cấp 1. Các trường hợp ngộ độc paraquat rất đáng lo ngại do tỷ lệ tử vong rất cao, lên đến 70 - 90%. Khi vào cơ thể, hóa chất paraquat gây tổn thương tất cả các cơ quan. Đầu tiên là tiêu hóa, tổn thương phổi, gây xơ phổi tiến triển nặng dần lên không hồi phục và bệnh nhân chỉ còn nguy cơ tử vong. Bệnh nhân có thể tử vong trong vài ba ngày, thường 5-7 ngày hoặc tử vong trong vòng 3 tháng. Bác sỹ Nguyên cho hay, trên thế giới, các đơn vị điều trị đã nghiên cứu, thủ nghiệm bằng mọi cách điều trị cấp cứu những trường hợp ngộ độc hóa chất trên, tuy nhiên hiệu quả chữa bệnh rất hạn chế.
Số lượng người bị ngộ độc thuốc diệt cỏ tới điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai liên tục gia tăng. [Nguồn: Bệnh viện Bạch Mai]
Những người cứu sống sau khi uống loại hóa chất trên, thì chi phí điều trị cũng rất lớn. Riêng chi phí lọc máu điều trị ngộ độc paraquat có thể lên đến 100 triệu đồng/đợt điều trị. Sau khi được cứu sống, bệnh nhân vẫn có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng do tác hại của hóa chất này để lại trên cơ thể. Bác sỹ Nguyên cho hay, đến nay mặc dù hai bệnh nhân còn lại chưa có biểu hiện khó thở, nhưng để biết được cơ hội sống còn hay không phải theo dõi rất dài. Bởi với bệnh nhân đã uống thuốc diệt cỏ nếu sau 18-21 ngày mà chưa khó thở thì có cơ hội sống cao. Đặc biệt, sau 3 tháng bệnh nhân hoàn toàn không khó thở thì lúc đó mới được gọi là sống. “Đa phần bệnh nhân tự tử là người trẻ, vì những lý do không đáng có như chỉ là những bức xúc, cáu giận, buồn chán đã uống loại hóa chất trên. Đại đa phần bệnh nhân thấy tiếc khi được hỏi. Nhưng với chất này, đã uống thì không có con đường quay trở lại. Thật đáng tiếc cho các nạn nhân của thuốc diệt cỏ bởi họ không ý thức được về hành vi của mình, không thể ngờ được là hóa chất này gây tử vong rất cao,” bác sỹ Nguyên chia sẻ. Do vậy, theo các bác sỹ, với một hóa chất gây ngộ độc như paraquat cần phải có phương thức quản lý chặt chẽ việc mua bán để ngăn chặn các nguy cơ đến sức khỏe người hoặc phải được thay thế bằng hóa chất khác như các nước đã thực hiện./.

Gia tăng số trường hợp ngộ độc do thuốc diệt cỏ

Ngày 8/2/2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quyết định loại toàn bộ các thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất 2,4 D và paraquat ra khỏi danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam. Theo đó, các doanh nghiệp chỉ được phép nhập khẩu tối đa các loại hoạt chất này là 1 năm và buôn bán, sử dụng tối đa là 2 năm tính từ ngày quyết định có hiệu lực.  Hiện tại trên thị trường hoạt chất 2,4 D có trong 36 sản phẩm thương mại và hoạt chất paraquat đang có trong 46 sản phẩm thương mại. Các hoạt chất này vào Việt Nam qua con đường nhập khẩu.

Thùy Giang [Vietnam+]

Chi tiếtThường thứcĐược viết: 28 Tháng 6 2016Lượt xem: 12181
Hầu như ngày nào Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, BVĐK tỉnh Sơn La và Khoa Cấp cứu BVĐK tỉnh Tuyên Quang cũng phải tiếp nhận các trường hợp vào cấp cứu vì ngộ độc do tự tử bằng thuốc diệt cỏ...

Bạn đang xem: Uống thuốc diệt cỏ bao lâu thì chết


Hầu như ngày nào KhoaHồi sức tích cực và Chống độc, BVĐK tỉnh Sơn La và Khoa Cấp cứu BVĐK tỉnh TuyênQuang cũng phải tiếp nhận các trường hợp vào cấp cứu vì ngộ độc do tự tử bằngthuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu. Đáng lưu ý, những người tự tử tuổi đời còn rấttrẻ, đa số dưới 30 tuổi.

Giải quyết “xích mích” vợ chồng bằng thuốctrừ sâu

Chị L.T.D. [24 tuổi, ởThuận Châu, Sơn La] được người nhà đưa đến BVĐK Sơn La trong tình trạng bí tiểutiện, xuất tiết nhiều, khó thở... Gia đình cho biết, do xích mích vợ chồngtrong một phút bồng bột chị D. đã lấy chai thuốc trừ sâu để góc nhà và tự kếtliễu cuộc sống, cũng may người nhà phát hiện kịp thời và đưa đi cấp cứu. TạiBVĐK Sơn La, chị được các bác sĩ truyền thuốc giải độc và cấp cứu theo đúngphác đồ. Các bác sĩ cho biết, rất may với chị D. là lượng thuốc đưa vào cơ thểít và được cấp cứu kịp thời nên chị đã được cứu sống, hiện tại sức khỏe đã ổnđịnh.

Theo BS. Mè Thị Xuân -Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, BVĐK tỉnh Sơn La, hầu hết ngàynào các bác sĩ tại khoa cũng tiếp nhận các trường hợp bị ngộ độc do thuốc trừsâu, trong đó nguyên nhân hay gặp nhất là do mâu thuẫn vợ chồng. Điều đáng nóilà nhiều phụ nữ trong lúc tức tối đã tìm đến cái chết nhưng sau đó hối hận. Cóngười uống ít, cấp cứu kịp thời thì may mắn thoát chết như trường hợp của chịD., có người uống với lượng lớn mà lại là thuốc diệt cỏ paraquat thì khi đếnviện các bác sĩ cũng đành bó tay. Tại BV này, các bác sĩ đã phải chứng kiếnnhiều trường hợp tử vong vì uống phải paraquat.

Một trường hợp tựtử thuốc trừ sâu được cứu sống tại BVĐK Sơn La. [Ảnh bệnh việncung cấp].

Có một thực tế đáng buồnlà, theo thống kê của BVĐK Sơn La, tỷ lệ người tự tử bằng thuốc diệt cỏ đượcđưa đến BV trong độ tuổi rất trẻ, dưới 30 tuổi chiếm 60%.

Xem thêm: Trưởng Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh Viện Bạch Mai Khoa Tai Mũi Họng

BS. Xuân cho biết thêm,bên cạnh những ca bệnh tự tử bằng thuốc trừ sâu được đưa vào viện có nhiều cabị “ngộ độc” cũng rất “ngộ nghĩnh”. Như trường hợp của anh L.V.T. [21 tuổi, ởMường La, Sơn La] đến nhà bạn uống rượu về bị say, trong cơn say khát nước vớluôn chai thuốc diệt để góc nhà và uống, trong lúc đang uống thì phát hiện làthuốc diệt cỏ mới cuống cuồng gọi người nhà đưa đi BV. Hoặc trường hợp có mộtgia đình có 5 người nhập viện chỉ vì sự bất cẩn của người con. Trong lúc cả nhàđi vắng thì đứa con lớn phun thuốc ở vườn rau, sau khi phun xong chạy đi chơivà cũng không để lại lời nhắn về vườn rau mới phun, đến trưa 5 người đi làm vềra vườn hái rau ăn, kết quả là 5 người ngộ độc phải nhập viện...

Bên cạnh sự chủ quan củangười lớn trong việc bảo quản loại thuốc độc này, thì sự hớ hênh của cha mẹcũng đã làm ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Mới đây, BVĐK tỉnh Tuyên Quang cũngtiếp nhận và xử trí trường hợp bệnh nhi Đoàn Thu Hiền [2 tuổi, trú tại LangQuán, Trung Môn, Yên Sơn, Tuyên Quang] nhập viện do uống nhầm thuốc diệt cỏ.Gia đình bé cho biết, do bất cẩn nên đã để cháu uống lọ thuốc diệt cỏ non, kiểmtra miệng thấy có bột thuốc màu trắng. Sau khi phát hiện gia đình lập tức đưacháu đến BV.

Cần phải được kiểm soát chặt chẽ

Theo BS. Mè Thị Xuân,một trong những nguyên nhân khiến ở BV miền núi như Sơn La thường xuyên tiếpnhận những ca ngộ độc hoặc tự tử do uống thuốc diệt cỏ vì loại thuốc này rất dễmua, giá thành rẻ, chưa được kiểm soát chặt... Đặc biệt, ở miền núi, bà conchưa có thói quen phân loại thuốc độc với các vật dụng khác trong gia đình.

Cùng quan điểm này, BS.Lương Thị Hương - Phó trưởng Khoa Nhi, BVĐK tỉnh Tuyên Quang cho rằng, các giađình thường hay tận dụng vỏ chai nước như Lavie, trà xanh... để đựng hóa chất,vì thế cũng rất dễ nhầm lẫn nếu không được cất kỹ và để xa tầm tay trẻ em.

Như thống kê ở trên, hầuhết các BVĐK tuyến tỉnh hàng ngày đều tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc, còn tạiTrung tâm Chống độc BV cũng thường xuyên phải tiếp nhận, nhưng khi lên đếntuyến này đều là những bệnh nhân ngộ độc tuyến dưới đã phải bó tay. PGS.TS.Phạm Duệ - nguyên Giám đốc Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cho biết, cần phảicó sự kiểm soát chặt chẽ với các loại thuốc trừ sâu, đặc biệt là paraquat. Trênthế giới, nhiều nước đã cấm sử dụng hoặc hạn chế sử dụng loại thuốc này vớinhững quy định hết sức ngặt nghèo. Tuy nhiên, ở Việt Nam, loại thuốc này vẫn đượcbán công khai, ai cũng có thể mua. Việc quản lý lỏng lẻo, sử dụng hóa chất độchại bừa bãi đã và đang gây nên những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.

Video liên quan

Chủ Đề