Triglyceride cao là gì

Chỉ số triglyceride cao có thể gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm về huyết áp, tim mạch, để lại nhiều di chứng nguy hiểm. Tuy nhiên bạn đã thực sự hiểu chỉ số triglyceride là gì hay chưa? Những thông tin quan trọng về chỉ số này sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết qua nội dung dưới đây.

Để biết được triglyceride là chỉ số gì? Hãy cùng chúng tôi tiếp cận với một số khái niệm như sau:

Triglyceride [chất béo trung tính] là một loại chất béo từ thực phẩm được cơ thể chúng ta hấp thụ mỗi ngày chuyển vào máu để cung cấp năng lượng cho hệ cơ bắp hoạt động. Hầu hết các loại thực phẩm chứa triglyceride có thể kể đến như: bơ, mỡ động vật, dầu thực vật,… Ngoài ra, cơ thể cũng có thể chuyển đổi bất kỳ lượng calo dư thừa không cần thiết nào từ thức ăn thành các triglycerides.

Phân tử béo trung tính này là một dạng glycerol [tri: biểu thị cho 3 phân tử axit béo, kết hợp glycerid = glycerol]. Để được hấp thụ, những phân tử này sẽ phân tách trong ruột non, sau đó tập hợp với cholesterol để tạo thành chylomicron. Tế bào gan và mỡ chính là nơi lưu trữ và giải phóng chylomicron khi cơ thể cần năng lượng. Nếu lượng lưu trữ vượt mức cho phép sẽ gây nên dư thừa mỡ trong máu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể.

Triglycerides là chỉ số gì?

Chỉ số triglyceride trong xét nghiệm máu giúp xác định nồng độ chất béo trung tính trong máu của bạn. Từ đó, bác sĩ sẽ xác định được nguy cơ phát triển một số bệnh như: đau tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ,… và có hướng điều trị phù hợp.

Đánh giá chỉ số triglycerid bao nhiêu là nguy hiểm?

Theo đó, triglycerides trong máu được phân theo các mức từ bình thường đến rất cao như sau:

Giá trị triglycerid Mức độ đánh giá
Dưới 150mg/dl [500mg/dL [>5,7 mmol/L] Rất cao

Bảng đánh giá chỉ số Triglycerid

Như vậy, khi chỉ số mỡ máu trigly lớn hơn 150mg/dL hoặc 1,8mmol/L là dấu hiệu cảnh báo cao bất thường cho cơ thể, cần kiểm soát về mức an toàn.

Chỉ số triglyceride thấp có sao không?

Trong trường hợp chỉ số triglyceride thấp sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bởi ngoài chất béo này, trong cơ thể còn tồn tại rất nhiều dạng chất béo khác, giúp duy trì ổn định hoạt động sống của cơ thể. Chính vì vậy chúng ta không cần lo lắng khi triglyceride xuống thấp.

Xét nghiệm triglyceride giúp cơ thể tầm soát được tình trạng viêm ở tuyến tụy cũng như nguy cơ xơ vữa động mạch. Để biết chỉ số này cao thấp bao nhiêu, chúng ta cần làm xét nghiệm lipid máu. Thông qua đó, chẩn đoán được sự thay đổi về lipoprotein.

Xét nghiệm triglycerid giúp cơ thể tầm soát được nhiều bệnh lý nguy hiểm

Tốt nhất, sau năm 20 tuổi bạn nên xét nghiệm định kỳ các chỉ số sau ít nhất 5 năm 1 lần:

  • Triglyceride [chất béo trung tính]
  • Cholesterol toàn phần
  • HDL cholesterol [lipoprotein mật độ cao hoặc cholesterol tốt]
  • LDL [lipoprotein mật độ thấp hoặc cholesterol xấu]

Nồng độ chất béo trung tính thường cao hơn sau khi chúng ta ăn. Do đó, bạn nên đợi 12h sau khi ăn uống mới thực hiện xét nghiệm để có kết quả chính xác nhất. Ngoài ra, trong 24h trước khi xét nghiệm tuyệt đối không uống rượu, không sử dụng chất kích thích. Thông báo với bác sĩ về chế độ ăn uống và các loại thuốc đang sử dụng gần đây.

Gia tăng nồng độ triglyceride ngày càng phổ biến, có thể gặp ở đa dạng đối tượng. Nguyên nhân bắt nguồn từ:

Ăn quá nhiều chất đường bột, dầu mỡ, đặc biệt là mỡ động vật, chế độ ăn thiếu chất xơ,… là một trong những nguyên nhân làm tăng chỉ số mỡ máu trigly. Đặc biệt với những người sử dụng nhiều bia rượu có thể gây ra sự tăng vọt nguy hiểm về mức chất béo trung tính. Dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh viêm tụy.

Một số bệnh lý có thể ảnh hưởng đến nồng độ chất béo trung tính trong cơ thể bạn bao gồm:

  • Bệnh tiểu đường
  • Suy giáp
  • Bệnh thận
  • Tăng huyết áp,…

Một số loại thuốc là nguyên nhân khiến triglyceride tăng mạnh có thể kể đến như:

  • Tamoxifen
  • Thuốc steroid
  • Thuốc tránh thai
  • Thuốc lợi tiểu

Ngoài những nguyên nhân trên, chất béo trung tính cao có thể bắt nguồn từ:

  • Lười vận động
  • Hút thuốc
  • Do di truyền
  • Thừa cân, béo phì.

Chỉ số triglyceride cao có thể là nguyên nhân gây nên các bệnh:

Tuyến tụy đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, giúp sản xuất dịch tiêu hóa để hấp thụ thức ăn tốt nhất. Khi chỉ số triglycerid cao, có thể dẫn đến sưng tụy, khiến bụng đau dữ dội. Bạn có thể xuất hiện một số triệu chứng như sốt và nôn mửa. Trường hợp dịch tiêu hóa rò rỉ ra ngoài tuyến tụy sẽ đe dọa đến tính mạng.

Chất béo trung tính cao thuộc một phần của hội chứng chuyển hóa. Hội chứng này bao gồm: huyết áp cao, tăng mỡ bụng, HDL thấp, đường trong máu cao. Khi triglycerid cao kết hợp với 1 trong các yếu tố trên sẽ làm tăng nguy cơ tiểu đường tuýp 2 lên 5 lần.

Khi nồng độ chất béo và triglyceride cao tích tụ lâu ngày trong các mạch máu sẽ cản trở quá trình vận chuyển oxy đến cơ tim. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Với những người trẻ tuổi, chỉ số triglycerides cao có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 4 lần so với trường hợp bình thường.

Não bị tổn thương do máu đến các tế bào não không đủ, mà chỉ số triglyceride là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng những nồng độ chất béo trung tính cao là nguyên nhân đột quỵ số 1 ở những phụ nữ lớn tuổi.

Các nguyên nhân phổ biến khiến gan nhiễm mỡ là do tiểu đường, béo phì và nồng độ triglycerid cao. Gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến xuất hiện sẹo ở gan, suy gan, ung thư gan, đe dọa tới tính mạng người bệnh. Đối với những trường hợp gan nhiễm mỡ không do rượu, có đến hơn 10% trọng lượng gan được thay thế bằng chất béo.

Đây cũng là một trong những biến chứng mà người bị mỡ máu cao có thể gặp phải. Đặc biệt là những trường hợp của nồng độ HDL thấp hoặc đang có bệnh lý nền đái tháo đường tuýp 2.

Nhìn chung chỉ số triglyceride cao là cực kỳ nguy hiểm, nhẹ thì gây béo phì, nặng thì đau tim, đột quỵ. Do đó, người bệnh cần phát hiện sớm và có phương án điều trị kịp thời.

Cần sớm có biện pháp kiểm soát triglycerid để ngăn chặn biến chứng

Để kiểm soát tốt chỉ số triglycerides, bạn cần bắt đầu với một lối sống lành mạnh kết hợp với sử dụng các loại thuốc điều trị phù hợp.

Tập thể dục thường xuyên: ít nhất 30 phút mỗi ngày. Nên kết hợp nhiều hơn các hoạt động thể chất vào công việc hàng ngày.

  • Hạn chế đồ ăn nhiều đường bột, chất béo [dầu, mỡ].
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích.
  • Giảm cân nếu bạn đang thừa cân.
  • Hạn chế thức khuya quá 23h, nên ngủ đủ 8 tiếng một ngày.

Nếu thay đổi lối sống vẫn không đủ giúp bạn kiểm soát chỉ số này, bác sĩ có thể khuyên bạn nên sử dụng một số loại thuốc như:

  • Statin: Nên dùng trong trường hợp có tiền sử bị tắc nghẽn động mạch hoặc người mắc bệnh tiểu đường.
  • Niacin: Có thể làm giảm nồng độ triglyceride. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng vì Niacin dễ tương tác với các loại thuốc khác gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
  • Fibrate: Khi sử dụng loại thuốc này cần cẩn trọng. Nhất là trong trường hợp mắc bệnh thận.

Việc sử dụng statin và các loại thuốc Tây khác có thể giúp hạ nhanh triglyceride. Tuy nhiên, khi ngừng sử dụng, chỉ số này sẽ nhanh chóng tăng ngược trở lại. Nếu lạm dụng, có thể khiến gan bị tổn thương: tăng men gan, tế bào gan bị phá hủy, nhiều trường hợp bị viêm cơ, nhược cơ, gia tăng hàm lượng đường trong máu, tăng nguy cơ tiểu đường,… Do đó, người bệnh cần cân nhắc trong quá trình sử dụng những loại thuốc này.

Mọi thông tin chi tiết, cần tư vấn thêm về sản phẩm xin vui lòng liên hệ 0343.44.66.99!

XEM THÊM

[**] Thời gian phát huy hiệu quả khi sử dụng sản phẩm tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người

Mỡ máu cao ngày càng phổ biến ở Việt nam. Đặc biệt hơn triglyceride là gì? Chỉ số mỡ máu triglyceride cao nên làm gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc của các bạn nhé!

TRIGLYCERIDE trong máu

Bệnh mỡ máu cao có chữa khỏi được không?

Những nguyên nhân dẫn đến mỡ máu cao?

1. Triglyceride là gì?

Triglyceride là dạng chất béo chiếm tỷ lệ 95% chất béo mà mỗi ngày chúng ta tiêu thụ trong chế độ ăn uống. Hơn nữa, đây là một trong những thành phần chủ yếu của dầu thực vật và mỡ động vật. Sau khi cơ thể tiêu hóa Triglyceride sẽ được sử dụng dưới dạng năng lượng tế bào khi di chuyển trong mạch máu.

Đối với người thường xuyên đưa vào cơ thể lượng calo nhiều hơn khả năng tiêu thụ của cơ thể sẽ có thể dẫn tới tình trạng thừa cân, béo phì. Triglyceride gồm 3 axit béo tích tụ trong máu và nếu tích tụ nhiều sẽ gây hại cho cơ thể. Khi chỉ số mỡ máu Triglyceride cao  là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh tim mạch, tiểu đường,….thậm chí gây ra bệnh mỡ máu, gan nhiễm mỡ.

2. Chỉ số Triglycerid

Hầu hết để có thể xác định chỉ số Triglycerid thì mọi người phải được làm một số thủ tục xét nghiệm máu, cần nên nhịn ăn trước 8 – 12h để giảm thiểu sự ảnh hưởng của thức ăn đến kết quả xét nghiệm. Sau đây là một số mức đánh giá chỉ số Triglycerid trong máu để mọi người có thể biết mình đang ở mức bình thường hay ở mức cao có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến cơ thể:

Chỉ số triglyceride

Ở mức bình thường: dưới 100mg/dL [1,7 mmol/L];

Mức ranh giới cao: 150 – 199mg/dL [1,7 – 2 mmol/ L];

Cao: 200 – 499 mg/dL [2 – 6 mmol/L];

Ở mức rất cao: trên ngưỡng 500 mg/dL [trên 6 mmol/L].

Và qua chỉ số này có thể cho thấy nguy cơ mắc một số bệnh như động mạch vành, các bệnh về tim mạch, đái tháo đường, đột quỵ, béo phì,…

3. Nguyên nhân gây ra Triglyceride cao

Các bạn sử dụng rượu có thể làm tăng mức Triglyceride trong máu của bạn vì thông thường rượu có thể kích gan sản sinh thêm Acid béo. Đặc biệt, không phải lúc nào uống rượu cũng đều không tốt cho sức khỏe, khi bạn uống rượu điều độ bằng ngày có thể sẽ giúp giảm sự gia tăng của Triglycerid trong máu của bạn.

Chế độ ăn uống chưa hợp lí: Trong bữa ăn của các bạn hằng ngày có chứa nhiều dầu mỡ, da động vật, các đồ ăn xào nấu, thức uống có cồn,… Đó cũng là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số mỡ máu Triglycerid tăng cao.

Bên cạnh đó với những người ngồi nhiều, ít vận động, không thường xuyên tập luyện thể dục thể thao cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh.

Triglyceride là gì

4. Chỉ số mỡ máu Triglyceride cao nên làm gì?

Hầu hết triglyceride có ở tất cả mọi người, nhưng chỉ số này thấp hay cao còn tùy thuộc vào bệnh nhân. Đối với những người béo phì và những người mắc bệnh tiểu đường với cơ thể hấp thụ lượng Triglyceride sẽ rất lớn, không những vậy nó còn kèm theo đó là mỡ xấu cao LDL và mỡ cần thiết cho cơ thể thấp HDL. Mọi người cần giải quyết vấn đề chỉ số mỡ máu triglycerid cao cũng là vấn đề cần thiết để tránh những bệnh lý về mỡ máu và tim mạch.

 Có kế hoạch về chế độ ăn uống với các chất dinh dưỡng phù hợp, kèm theo việc kiểm soát các bệnh lý về mỡ máu, gan nhiễm mỡ và tiểu đường,… Là điều cần thiết bạn nên làm.

5. Lưu ý khi chỉ số mỡ máu Triglyceride cao không nên ăn

Với người có chỉ số mỡ máu Triglyceride cao nên hạn chế ăn các loại chất béo vào trong cơ thể. Các bạn nên ăn ít chất béo, hạn chế các loại thức ăn chiên, xào, quay,… và một số loại hải sản như tôm, cua, hàu,…. Tuyệt đối không nên ăn nội tạng động vật chỉ sử dụng tốt nhất những loại thực phẩm như các loại rau xanh, cải bắp, súp lơ, cải xanh,… các loại hoa quả tươi, người Triglyceride cao có thể ăn nhiều cá.

Bên cạnh đó không nên sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, các loại thực phẩm đóng hộp.

Nên hạn chế ăn uống sau 8 giờ tối, nên ăn vào 7 giờ tối là tốt nhất vì sau khoảng thời gian này thì thức ăn khi được đưa vào cơ thể sẽ khó hấp thu và rất tích tụ lại ở thành mạch. Bạn nên ăn với một chế độ ăn nhạt và sử dụng nhiều những thực phẩm như hành tây, gừng, nấm hương và trà,…

Đặc biệt người có chỉ số mỡ máu Triglyceride cao không nên sử dụng bia rượu và một số chất kích thích khác,… Thay vào đó là nên uống nhiều nước hằng ngày, bên cạnh đó sử dụng các loại nước uống từ thảo dược như tâm sen, lá sen, atiso,..Tuyệt đối không nên thức quá khuya dễ khiến cho cơ thể tăng cân, dẫn đến tăng Triglyceride cần luyện tập thể dục thể thao để có một sức khỏe tốt

Tóm lại qua bài viết này chúng tôi đã giải đáp chi tiết về Triglyceride là gì? Chỉ số mỡ máu Triglyceride cao nên làm gì? Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về chỉ số này của cơ thể, để từ đó có biện pháp phù hợp làm sao để có thể giúp cho cơ thể được khỏe mạnh hơn. Chúc các bạn có một cơ thể luôn khỏe mạnh nhé!

TÌM HIỂU THÊM: Siro tỏi đen CHOSUN giảm mỡ máu hiệu quả như thế nào?

Video liên quan

Chủ Đề