Đặt bàn cúng tất niên ở đâu

Đặt mâm cúng tất niên ở đâu là hợp lý, đây là một trong những điều gia chủ cần lưu ý khi chuẩn bị cúng tất niên trước thềm năm mới. Tham khảo bài viết này của Đồ Cúng Nhân Tâm để biết thêm những điều liên quan đến lễ cúng tất niên. Đồng thời biết chính xác vị trí đặt mâm cúng sao cho trang nghiêm và tốt nhất.

Mâm cỗ cúng tất niên đặt ở đâu?

Cúng tất niên là một trong những nghi thức không thể thiếu của người Việt Nam trước khi bước sang năm mới. Thời gian tổ chức tiệc tất niên thường diễn ra vào đêm 29, 30 Tết hoặc trước đó vài ngày, tùy từng gia đình. Lúc này, gia chủ sẽ chuẩn bị một mâm cúng tươm tất và những bài văn khấn tất niên để đọc trong quá trình làm lễ cúng thần linh, gia tiên.

Hành động chuẩn bị tiệc tất niên như một cách để nhìn lại một năm đã qua và cầu mong những điều tốt đẹp sẽ xảy ra trong tương lai. Vì vậy, việc chuẩn bị lễ cúng cũng cần được đặc biệt chú ý.

Vậy mâm cúng tất niên thường đặt ở đâu?

Thông thường, mâm cúng sẽ được đặt ở vị trí thờ Phật, tổ tiên bên trong nhà. Đồng thời, nơi đặt mâm tất niên cúng cần có sự giao thoa giữa trời đất và vạn vật vì đây là lễ vật dâng lên trời đất.

Nhưng bên cạnh đó cũng có một số gia đình chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên ngoài trời. Vì vậy việc đặt mâm cúng tất niên ở đâu còn tùy thuộc vào phong tục tập quán của từng vùng.

Riêng đối với trường hợp đặt mâm cúng tất niên trong nhà, gia chủ cần mở rộng cửa để không khí lưu thông dễ dàng. Từ đó sẽ mang lại nhiều may mắn và phúc lành cho gia đình và các thành viên.

Lưu ý khi cúng tất niên để phù hợp với gia chủ.

Là một nghi lễ quan trọng để dâng lên trời đất, mâm cỗ cúng tất niên cần được chuẩn bị chu đáo. Tránh tình trạng qua loa, cẩu thả sẽ khiến quần thần nổi giận.

Dưới đây là một số lưu ý mà gia chủ không thể bỏ qua khi chuẩn bị đón tất niên.

Giờ cúng tất niên
Theo các chuyên gia phong thủy, thời điểm cúng tất niên thích hợp nhất rơi vào ngày 29 và 30 tháng Chạp, đồng thời gia chủ có thể chọn một trong ba khung giờ đẹp sau để cúng tất niên để mang lại nhiều điều tốt lành: 9 – 11 giờ; 17 – 19 giờ; 21 – 23 giờ.

Hình ảnh: Cúng tất niên, đặt lễ vật trên bàn thờ đúng cách

Mâm cúng tất niên gồm những lễ vật gì ?

Tùy theo từng địa phương, vùng miền và điều kiện của mỗi gia đình mà lễ vật chuẩn bị sẽ khác nhau. Tuy nhiên, lễ vật phải mang đặc trưng riêng của từng vùng miền.

Xem thêm:  Tết đoàn viên là ngày nào, nguồn gốc và ý nghĩa

Tham khảo mâm cỗ cúng ba miền mà các gia đình thường chuẩn bị như sau:

  • Lễ vật của gia đình miền Bắc: Gà luộc, giò xào, giò, canh bóng thả, thịt đông, miến gà, nộm, dưa hành, xôi / bánh giầy, bánh chưng …
  • Lễ vật của người miền Trung: Đồ chua, thịt gà cuốn rau răm, nem chua, thịt đông, giá đỗ chua, thịt lợn luộc, canh măng khô, chả ram cá linh, bánh tét, …
  • Mâm cỗ cúng tất niên của miền Nam: Bánh chưng, bánh tét, củ cải ngâm nước mắm, thịt kho, mướp đắng nhồi thịt, canh manh, gỏi tôm thịt, giò, chả, dưa hành, củ kiệu,…

Lễ tất niên có hóa vàng không?

Sau khi hoàn thành lễ cúng, gia chủ hóa vàng mã chuẩn bị cho lễ tất niên. Khi hóa vàng, gia chủ nên hóa đồ cúng gia tiên trước, sau đó mới hóa vàng đồ dùng cho ông bà, tổ tiên.

Đối với thức ăn trên mâm cúng, gia chủ cũng tiến hành lễ và mang ra ăn cùng mọi người trong gia đình.

Với những thông tin chia sẻ trên đây, Đồ Cúng Nhân Tâm đã giải đáp được thắc mắc mâm cỗ cúng tất niên đặt ở đâu là chính xác. Đồng thời, chúng tôi cũng đưa ra ba lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng tất niên mà bạn không thể bỏ qua. Hi vọng qua những chia sẻ trên của Nhân Tâm các bạn đã có thể hiểu thêm về lễ cúng tất niên – một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam từ bao đời nay.

Xem thêm:  Lễ Vu Lan là gì | Mâm cúng gia tiên ngày rằm tháng 7 gồm những gì

Skip to content

Mâm cúng tất niên công ty nhân dịp cuối năm, tại dịch vụ Đồ Cúng Việt Nam đầy đủ lễ vật món ăn chuẩn của người Việt gồm đĩa trầu cau, đĩa trái cây tươi đẹp gồm 5 loại quả, đèn, muối, gạo, cùng các lễ vật khác như trà, bánh mứt hoa tươi, vàng mã, bánh kẹo, mứt Tết, rượu, trà, nước suối.

Cúng tất niên hàng năm luôn là việc mà mỗi gia đình phải làm để tiễn đưa năm cũ. Nhưng cúng tất niên trong nhà hay ngoài trời mới đảm bảo đúng phong tục?

Tìm hiểu thêm:

  • Cúng nhà mới gồm những gì?
  • Lễ cúng phòng trọ mới thuê

Cúng tất niên trong nhà hay ngoài sân luôn là thắc mắc của nhiều người. [Nguồn: Sưu tầm]

Cúng tất niên là truyền thống văn hóa lâu đời của người dân Việt Nam ta. Đây là lúc các thành viên trong mỗi gia đình cùng nhau chuẩn bị mâm cơm để dâng lên ông bà tổ tiên. Vậy cúng tất niên trong nhà hay ngoài trời? Lễ vật cần chuẩn bị những gì? Cũng như nội dung của bài văn khấn ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp những câu hỏi trên.

Ý nghĩa khi tổ chức cúng tất niên

Theo quan niệm dân gian, một vị thần sẽ cai quản một năm. Hết năm, các vị thần năm cũ sẽ bàn giao mọi việc lại cho thần mới. Do đó, để tiễn đưa thần cũ, đón thần mới, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên.

Lễ cúng tất niên còn là dịp để các thành viên trong gia đình tụ họp với nhau. Họ sẽ chia sẻ với nhau những gì đã trải qua trong năm. Con cháu tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, cảm tạ trời đất và các vị thần linh đã gia hộ cho gia đình có được 1 năm bình an, tốt đẹp.

Vui vẻ và hào hứng là vậy, nhưng tất niên lại gây không ít lo lắng cho các gia đình. Vì không phải ai cũng biết cúng tất niên trong nhà hay ngoài trời mới đúng?.

Không gian chuẩn bị để cúng tất niên

Để lễ cúng tất niên diễn ra thật trang trọng, chúng ta sẽ dọn dẹp nhà cửa, sân vườn. Quan trọng nhất là bàn thờ gia tiên. Chúng ta nên lau chùi sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng tất cả bàn thờ trong nhà.

Nếu dư giả về tài chính, chúng ta có thể chuẩn bị thêm một mâm cúng ngoài trời. Nếu không, gia đình chỉ cần một mâm trong nhà, trên bàn thờ gia tiên là được.

Phong tục cúng tất niên chủ yếu là cơ hội gia đình sum vầy, cung kính với tổ tiên, nên không cần bày vẽ. Chúng ta chỉ cần đảm bảo sự trang nghiêm, tấm lòng và trân quý những gì đang có.

Dọn dẹp nhà cửa chuẩn bị tất niên. [Hình minh hoạ]

Cúng tất niên vào ngày nào, giờ nào?

Lễ cúng tất niên sẽ được tiến hành vào những ngày cận tết. Cụ thể là ngày 29 [với năm thiếu] hoặc 30 [với năm đủ] tháng Chạp, trước lễ cúng giao thừa. Thế nhưng, nhiều gia đình hiện nay chọn cách cúng sớm hơn. Vấn đề này không quá quan trọng, miễn là đảm bảo được ý nghĩa sum vầy.

Tùy vào mỗi gia đình mà khung giờ cúng cũng linh hoạt. Nếu có làm lễ cúng cho các vị thần linh, thì chúng ta cúng tất niên ngoài trời trước, ông bà tổ tiên cúng sau. Theo phong thủy, việc này không phạm quy tắc, miễn sao gia chủ thành tâm dâng lễ lên ông bà tổ tiên và các vị thần linh.

Lễ vật mâm cúng tất niên chuẩn bị những gì?

Chúng ta đã chia sẻ nhiều về ý nghĩa và thời gian cúng tất niên thích hợp. Để buổi lễ được diễn ra chu đáo hơn, chắc chắn không thể thiếu lễ vật cúng và bài văn khấn. Vậy các lễ vật cần có cho mâm cúng tất niên bao gồm những gì? Cũng như bài văn khấn sẽ có nội dung ra sao?

Mâm cúng tất niên đầy đủ

Tùy theo điều kiện, mâm cơm cúng sẽ được bày biện cho tươm tất nhất. Nhưng nhìn chung, tất cả cũng đều phải dựa theo phong tục tập quán. Các lễ vật chính gồm:

  • Bánh chưng
  • Trầu cau
  • Hoa tươi
  • Vàng mã

Ngoài những lễ vật trên, các gia đình còn cần chuẩn bị thêm những món ăn đặc trưng của từng vùng miền. Cũng như phù hợp với khẩu vị của những người tham dự.

Đa số gia đình miền Bắc đều chuẩn bị gà luộc, món kho hoặc xào. Người miền Trung thì cầu kỳ hơn. Cụ thể như: Phải có bánh chưng hoặc bánh tét, giò chả, gỏi gà, thịt heo luộc và một số món đặc sản khác theo từng vùng. Còn ở khu vực miền Nam, trong mâm cơm cúng tất niên thường sẽ có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, củ kiệu và tôm khô…

Mỗi vùng miền lại có cách bày trí khác nhau. Ở miền Bắc, mâm cỗ mặn thường được chuẩn bị với số lượng: 4 bát – 4 đĩa, 6 bát – 6 đĩa hoặc 8 bát – 8 đĩa tuỳ quy mô. Với những nhà chuẩn bị mâm cỗ lớn, có thể xếp cao lên thành 2 – 3 tầng. Các món nóng, có nước sẽ được bày biện ở vị trí trung tâm.

Trên bàn thờ cần có nến, ánh đèn sáng ấm. Tùy theo kích cỡ của bàn thờ, sở thích gia chủ, cũng như phong tục cúng tất niên từng vùng mà sắp xếp. Gia chủ chỉ cần đảm bảo sự ấm cúng, trang nghiêm.

Hoa cúng tất niên thường là hoa ly, lay ơn, hoa cúc. Gần đây, các gia đình còn dùng cành đào nhỏ để dâng lên bàn thờ cúng. Điều này càng làm tăng thêm không khí Tết trong những dịp cuối năm hơn.

Bài cúng văn khấn cúng tất niên ý nghĩa

Khi đã sắp đặt các lễ vật cũng như trang hoàng bàn thờ một cách hợp lý, thì đây cũng là lúc nghi thức sẽ được diễn ra. Một trong những phần không thể thiếu để buổi cúng được bắt đầu, chính là thắp nhang và đọc văn khấn.

Bài khấn cúng tất niên ngoài trời hay trong nhà

Đặt mâm cúng tất niên ở đâu cho chuẩn nghi lễ Việt Nam

Nhiều người cho rằng, cơm cúng ông bà phải tự tay chuẩn bị mới thể hiện rõ lòng thành. Thế nhưng, một số các gia đình lại không biết chuẩn bị thế nào cho tươm tất và đủ đầy nhất trong mâm cơm cúng. Vì điều đó mà dịch vụ đặt đồ cúng đã được ra đời.

Đi cùng với sự phát triển của thời đại nhưng vẫn giữ được giá trị truyền thống cốt lõi. Chúng tôi hoàn toàn có thể chế biến và bày biện mâm cỗ cúng tất niên cho mỗi gia đình. Không chỉ đảm bảo đầy đủ các món cần thiết, mà còn khiến mâm cỗ trở nên đặc sắc, lạ miệng hơn với những món ăn trứ danh vùng miền. 

Như vậy, chúng tôi đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc “Cúng tất niên trong nhà hay ngoài trời” và gợi ý cách chuẩn bị mâm cỗ cúng thịnh soạn nhất. Nếu các bạn có nhu cầu, vui lòng gọi chúng tôi qua Hotline: 07.7878.3838 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

[ mâm cúng tất niên | hướng dẫn làm mâm cúng tất niên | cúng tất niên trong nhà hay ngoài sân | lễ vật cúng tất niên | bài văn khấn cúng tất niên | không cúng tất niên có được không ]

>>  Lễ vật cúng thổ công cần những gì? Với bài cúng chuẩn.

Video liên quan

Chủ Đề