Đạo phật nghĩa là gì

Tăng Đoàn Là Gì?

Trong thời đại mà chúng ta noi theo gương những người nổi tiếng, thì Tăng đoàn cho ta tấm gương hoàn hảo về đời sống của giới, định, tuệ.

làm cho thân tâm bình lặng [thông qua con đường Thiền Tập], và làm khai sáng tâm linh con người [thông qua con đường Trí Tuệ].

+ Phật giáo là một ‘tôn giáo’ được thiết lập nên bởi Đức Phật vì phúc lợi của chúng sinh, vì hạnh phúc của chúng sinh và vì sự tiến bộ của thế giới con người. Mọi người từ mọi xứ sở đều có thể áp dụng những giáo lý và hướng dẫn của đạo Phật vào trong cuộc sống của mình, tùy theo căn cơ, khả năng, điều kiện và ý chí tự do của mình.

+ Phật giáo là một tôn giáo chủ trương lẽ-thật và sự thực hành của chính bản thân mỗi người. Chỉ có mình mới thực hành cho mình, giải quyết vấn đề tâm linh và những đau khổ của mình và chính mình giải thoát cho mình. Và sau đó, giúp đỡ người khác đi theo con đường đạo vì lòng từ bi và để tu dưỡng thêm lòng từ bi đối với họ.

+ Phật giáo vừa là triết-học vừa là thực-hành. Mặc dù Phật giáo cũng chấp nhận sự hiện hữu của những chúng sinh là chư thiên [như thiên thần, trời, thánh nhân], nhưng Phật giáo không đặt vấn đề những chúng sinh siêu phàm xuất trần đó là phần quan trọng trong học thuyết tôn giáo của mình. Thay vì vậy, đạo Phật dạy con người phải tu tập những phẩm chất như luôn biết Sĩ nhục và Sợ hãi về mặt lương tâm để tránh bỏ làm những điều bất thiện. Người tránh bỏ điều bất thiện xấu ác thì người đó có được những phẩm chất của những bậc thiên thần và trời; có được lòng tin chánh tín, đạo đức, lòng học hỏi, lòng rộng lượng và trí tuệ.

Hơn nữa, Phật giáo chỉ dạy rằng một người nếu trừ bỏ được những ô nhiễm như Tham, Sân, Si thì người đó được cho là một người tốt lành và siêu việt.

Thông tin chung về Phật giáo như sau:

Xuất xứ: Ấn Độ

Thời gian ra đời: Thế kỷ 6 trước Công Nguyên

Người sáng lập: Đức Phật Thích Ca lịch sử [xuất thân từ Thái tử Tất-Đạt-Đa Cồ-Đàm [Siddhattha Gotama] của vương quốc dòng họ Thích Ca [Sakya].

Chủ thuyết: Tránh làm những điều ác, Làm những điều thiện, Tu dưỡng Tâm trong sạch [kinh Pháp Cú].

Loại tôn giáo: Phổ biến, mở rộng, được truyền bá qua nhiều nước trên thế giới; thuộc về vô-thần, không chủ trương hữu thần, không công nhận có đấng sáng tạo hay thượng đế quyết định số mạng con người; chủ trương về lý nhân-quả.

Những nhánh phái chính: Phật giáo Nguyên thủy [Theravada] và Đại Thừa [Mahayana].

Tổ chức Thống Nhất: Hội Phật Giáo Thế Giới [The World Fellowship of Buddhist] là tổ chức thống nhất và đoàn kết tất cả Phật tử trên thế giới.

Nguồn gốc địa lý và lịch sử của Phật giáo là gì ?

Phật giáo ra đời ở Ấn Độ cách đây khoảng 2.600 năm khi một thái tử người Ấn Độ là Tất-Đạt-Đa [Siddhattha] giác ngộ thành đạo, trở thành một vị Phật [Buddha], có nghĩa là “người giác ngộ”, sau nhiều năm tu hành gian khổ để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “làm thế nào để con người thoát khỏi khổ- đau và sinh-tử”.

Những lời dạy của Phật đã được ghi chép và bảo tồn bởi đại đa số tu sĩ đệ tử của Người trong tàng thư “Tam Tạng Kinh” [Tipitaka], mà nghĩa đen của từ này là “Ba Rổ Kinh”. Ba rổ kinh [hay quen gọi là Tam Tạng Kinh” theo từ Hán Việt], bao gồm:

  1. Luật Tạng [Vinaya-pitaka]: những giới luật đối với tăng ni, và một số giới luật dành cho Phật tử tại gia.
  2. Kinh Tạng [Suttanta-pitaka]: tập hợp những bài thuyết giảng của Đức Phật và những vị đại đệ tử của Phật]
  3. Diệu Kinh Tạng [Abhidhamma-pitaka]: đây là phần triết lý cao học của Phật giáo].

Phật giáo là tôn giáo vô-thần, không theo hữu thần, không đề cao thần thánh là quyết định vận mệnh con người, chỉ coi trọng về lý nhân-quả và mọi sự của một người là do chính người ấy làm và nhận lãnh.

Hai trường phái Phật giáo: Phật giáo Nguyên Thủy [Theravada] được truyền bá và phát triển các nước Đông Nam Á như Sri Lanka [Tích Lan], Thailand [Thái Lan], Burma [Myanmar, Miến Điện], Laos [Lào], Cambodia [Cam-pu-chia] và một phần ở miền nam Việt Nam. Ngày nay có rất nhiều người theo Phật giáo Nguyên Thủy ở Ấn Độ, khắp các nước châu Âu, châu Úc và châu Bắc Mỹ.

Phật giáo Đại Thừa phát triển ở các nước Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Việt Nam, và Tây Tạng [thuộc tỉnh Thanh Hải của Trung Quốc ngày nay].

Nguồn: Vấn Đáp Phật Giáo - Lê Kim Kha [biên soạn]

Trong khi những tôn giáo khác điều có kinh thánh và giáo điều chắc chắn để làm đức tin cho những tín đồ của họ, những người theo Phật lại đôi lúc khẳng định rằng đạo Phật không phải là một tôn giáo theo nghĩa tôn giáo như vậy. Vậy những người đạo Phật tin vào điều gì để mà thực hành, để mà tin theo đạo Phật?

Thật ra không ai trong đạo Phật yêu cầu bạn phải tin vào những điều gì cụ thể một cách tuyệt đối cả. Thậm chí những người tu thiền trong Phật giáo còn cho rằng những niềm tin hay khái niệm điều gì chỉ là trở ngại cho việc giác ngộ.

Ở đây chúng ta bàn luận về một khía cạnh khác của giáo lý Phật giáo. Giáo lý Phật giáo được trình bày rõ ràng và đẹp đẽ từ đầu đến cuối bởi chính Đức Phật và nhiều thế hệ Tỳ kheo và sư thầy khắp nơi trên thế giới. Kinh điển cũng đã được ghi chép lại một cách rõ ràng, chi tiết và có đầy bằng chứng lịch sử. Kinh chép lại rõ ràng những lời dạy và những hướng dẫn chi tiết của Đức Phật để cho mọi người lấy đó mà thực hành để có được sự giải thoát từng phần hay hoàn toàn khỏi những sự khổ [dukkha] trong kiếp người.

Vậy tại sao lại nói những người theo Phật không có những kinh điển đó làm đức tin tuyệt đối? Vậy họ tin vào cái gì?. Thật ra những Người theo đạo Phật đều tin và học và thực hành theo đúng giáo lý của chính Đức Phật nói ra. Đó là những điều tối thiểu của mọi người tu hành theo đạo Phật. Tuy vậy, về mặt ý nghĩa cứu cánh, cũng chính trong kinh điển mà những Phật tử tin, học và thực hành theo đó, Đức Phật cũng đã dạy với đại ý như sau:

“Không nên tin vào kinh kệ, dù là lời nói của Đức Phật, mà hãy tự mình kiểm chứng một điều gì là đúng hay sai, là lành mạnh hay không, là hợp đạo lý hay không...thì mình mới tin theo. Không nên tin một cách mù quáng vào điều gì chỉ vì lời nói đó được ghi lại trong kinh điển, hay do được nói ra bởi thầy của mình, ngay cả Đức Phật”, như ý trong “Kinh Người Kalama.

  • Những phương tiện hướng dẫn – Ngón Tay Chỉ Mặt Trăng!

Người mới học đạo Phật thì được dạy với rất nhiều định nghĩa và chân lý về sự sống. Đó là những lẽ thật được phát minh bởi Đức Phật. Từ những chân lý, lẽ thật, sự thật của sự sống là “khổ, bất toại nguyện, vô thường, ngắn ngủi, trống không..., Đức Phật mới chỉ dạy những cách thức để tìm đường thoát khỏi những sự thật phũ phàng và đáng thất vọng đó.

Như vậy chúng ta lại bắt đầu học những giáo lý và giáo pháp rất hay như: Tứ Diệu Đế, Năm Uẩn, Bát Chánh Đạo, Bảy Yếu Tố Giác Ngộ, Thiền... Chúng ta học cả một đời và thực hành cả một đời. Chúng ta hiểu [‘ngộ’] và chúng ta thực hành những hướng dẫn đó. Tuy nhiên, chúng ta thực hành đúng không có nghĩa là chỉ “tin” và thực hành. Bạn nên nhớ rằng: “Vấn đề “tin” vào những giáo lý Phật giáo không phải là “tiêu điểm” của Phật giáo. Giáo lý của Phật giáo không yêu cầu hay bắt buộc người ta phải tin hoàn toàn vào những giáo lý đó. Bởi vì sao? Bởi vì những giáo lý đó chỉ là hướng dẫn để tu tập và giác ngộ, chứ bản thân chúng không phải là những chân-lý hay lẽ-thật tuyệt-đối mà chúng ta phải tuyệt đối tin vào.”

Những gì Phật đã thuyết giảng là những phương pháp để cho mọi người tìm hiểu chính mình và thế giới xung quanh một cách đúng đắn. Hàng dài danh sách những giáo lý và kinh kệ không phải dùng để bắt mọi người cứ tin vào đó một cách mù quáng, theo kiểu đó là những giáo điều bất di bất dịch.

Thiền sư Nhất Hạnh đã từng nói rằng: “Không nên sùng bái hay bị dính chấp vào bất kỳ giáo lý, học thuyết hay tư tưởng nào, ngay cả đó là của Đức Phật. Hệ thống những tư duy của Phật giáo chỉ là những phương tiện hướng dẫn; chúng không phải là những chân lý tuyệt đối”.

Chân lý tuyệt đối [chân đế] mà sư Nhất hạnh nói ở đây không thể nằm ở chỗ những ngôn từ, chữ nghĩa hay những khái niệm như vậy. Vì vậy, bạn hãy nhớ mãi rằng: “Chỉ tin vào những ngôn từ và khái niệm thì không phải là con đường của đạo Phật.”

Ví dụ, không nên chỉ đọc rồi tin vào thuyết tái sinh của Phật giáo. Bạn nên thực hành đạo Phật để nhận ra rằng nếu có một cái ‘ngã’ hay ‘linh hồn’ hằng hữu thì làm gì có chết mà tái sinh. Từ đó, bạn sẽ tìm cách nhận biết mình có một ‘ngã’ cố định từ lúc sinh ra đến giờ hay không? Hay sau một phút, cái ‘tôi’ của bạn đã thay đổi rồi, cái ‘tôi’ không bao giờ còn giống nhau sau một khoảng khắc. Rồi sau đó mới tin. Vân vân...

  • Nhiều Con Thuyền, Một dòng sông!

Khi nói rằng những giáo lý và giáo pháp không nên được chấp nhận bằng lòng tin mù quáng thì không có nghĩa là chúng không quan trọng. Những giáo lý mà Đức Phật đã bỏ công giảng dạy giống như là những bản-đồ chỉ đường, giống như là những chiếc thuyền hay chiếc bè dùng để chở người qua sông vậy. Nhiều khi việc cứ lao vào hành thiền hay tụng kinh suốt ngày cũng chẳng được điều gì lợi lạc. Tuy nhiên, theo ý Phật, nếu một người thực hành giáo pháp “một cách nhiệt thành và chân thật”, thì giáo pháp sẽ ảnh hưởng, làm chuyển hóa thân tâm, đời sống và cách nhìn của người đó một cách tích cực.

Khi nói rằng Phật giáo không tin vào điều gì, thì điều đó cũng không có nghĩa là không có những niềm tin Phật giáo. Trải qua nhiều thế kỷ, Phật giáo đã được phát triển thành nhiều trường phái khác nhau, thậm chí có những giáo thuyết mâu thuẫn nhau. Bạn thường hay nghe rằng “Người theo Phật tin rằng...”, “Phật tử thì tin rằng...”, “Đạo Phật tin rằng...”, nhưng thật ra những việc “tin rằng...” đó chỉ là cách tin hay cách diễn dịch của những trường phái Phật giáo khác nhau, chứ thật ra không phải là Phật giáo chính-thống, không phải tất cả các truyền thống Phật giáo đều nói vậy. Ví dụ rõ ràng nhất là về “vấn đề ăn chay” trong đạo Phật.

Có nghĩa là gì? Bạn là người khôn khéo thì cứ tạm tin, tìm học, kiểm chứng và thực hành giáo lý và giáo pháp, sau đó bạn thấy điều nào đó là đúng, thì hãy tin vào điều đó, bởi vì bạn tự thực hành và tự tin chứ không mù quáng tin một chiều. Đó là cách học và thực hành giáo pháp. Như vậy là vẫn có những niềm tin vào giáo pháp, dựa trên sự thực hành và trí tuệ thực sự.

Nhân dịp ví dụ, ở nhiều quốc gia ở Đông Á, người ta tin rằng Phật và những thánh nhân được ghi lại trong kinh điển Phật giáo là có thể nghe được những lời cầu nguyện và có thể ban phước lành cho người cầu nguyện. Rõ ràng đó là ‘nhánh’ Phật giáo theo kiểu đức-tin: Phật giáo tín ngưỡng. Khi người ta phụ thuộc vào đức tin tín ngưỡng thì sẽ không học được gì nhiều từ giáo lý Phật giáo. Và điều đó chỉ là sự cản-trở [chướng ngại] cho qua trình khám phá bản thân và chân lý để tự thân tìm đường giải thoát khỏi “khổ”.

Nếu bạn muốn học đạo Phật, hãy bỏ qua một bên những giả định. Bỏ qua những giả định về Phật giáo và bỏ qua những giả định về tôn giáo. Bỏ qua những giả định về cái ‘tôi’, về hiện thực, về sự hiện hữu... Rồi tự mình tìm hiểu, khám phá, từ trong giáo lý và kinh điển song song với đời sống thực và sự thực hành chân thực. Khi bạn tin vào điều gì, hãy tin như “nắm và nhìn” một vật gì “với bàn tay hé mở”, chứ đừng “siết chặt tay” hay “bám chặt tay” vào điều đó. Hãy thực hành để nhìn thấy lẽ thật.

Ví dụ, đừng vội vã tin vào việc ăn-chay là đúng pháp với Phật giáo, đúng với “thâm-ý” của Đức Phật; hoặc ăn chay là tốt đẹp, là khai triển lòng từ bi cao đẹp. Nếu ngay từ đầu bạn đã nghĩ đó là điều tốt đẹp, vậy thì bạn hãy cứ ăn chay, bất chấp điều đó có đúng là “pháp của Phật” hay không. Nếu bạn ăn chay được lâu thì bạn sẽ tự trải nghiệm được từ trong thân-tâm của mình những điều tốt đẹp và bình an do việc ăn chay mang lại, chứ không phải do đọc và suy luận từ kinh sách. Hãy tự nếm ly nước chanh đường và tự nếm thấy vị ngon lành của nó. Đừng vội tin sự mô tả của người khác như là vị ‘chua chua ngọt ngọt’. Đó chỉ là cách diễn tả, là cách “chỉ” về nước chanh đường mà thôi. Giáo lý của đạo Phật cũng như vậy.

Kinh điển Phật giáo [hay Thiền tông?] có nói rằng: “Ngón tay chỉ mặt trăng không phải là mặt trăng”. Giáo pháp là cái chỉ dẫn như ngón tay chứ không phải là “thực tại” như mặt trăng. Giáo pháp là những chiếc bè giúp đưa người qua sông, chứ Giáo pháp không phải là bến bờ giải thoát bên kia sông.

Nguồn:Vấn Đáp Phật Giáo- Lê Kim Kha [biên soạn]

Video liên quan

Chủ Đề