Nếu là nhà kinh doanh, bạn sẽ vận dụng quy luật cung cầu như thế nào?

Cung và cầu là 2 yếu tố vô cùng quan trọng để hình thành nên một thị trường. Nhờ vào quy luật cung cầu mà các nhà đầu tư có thể xem xét và đưa ra lựa chọn cho các khoản đầu tư của mình. Hãy đi vào bài viết ngay sau đây để tìm hiểu chi tiết về quy luật cung cầu nhé.

Tìm hiểu quy luật cung cầu 

Quy luật cung cầu, còn được biết đến với cái tên khác là nguyên lý cung cầu, hay Law of Supply and Demand.

Quy luật cung cầu được hiểu là một quy luật của nền kinh tế thị trường, trong đó cho rằng thông qua sự điều chỉnh của thị trường, mà một mức giá cân bằng và một lượng giao dịch hàng hóa cân bằng [hay còn gọi là mức giá thị trường và lượng cung cấp bằng lượng cầu] sẽ được xác định. Tức là nhờ vào quy luật cung cầu này mà chúng ta sẽ xác định mức giá và sản lượng cân bằng của thị trường, cũng như nhu cầu của người tiêu dùng và mức cung cần thiết để đáp ứng.

Tiền đề để xây dựng nên quy luật cung cầu

Quy luật cung cầu được xây dựng một cách logic và cụ thể là được dựa trên những tiền đề sau đây:

Cầu hàng hóa

Cầu chính là nhu cầu đi kèm với khả năng có thể thanh toán của xã hội đối với một loại sản phẩm hay bất kỳ dịch vụ nào đó trên thị trường, tương ứng ở các mức giá khác nhau và trong một khoảng thời gian nhất định. Bên cạnh đó, cầu cá nhân được hiểu là cầu của một cá thể nào đó hay của 1 hộ gia đình. 

Khi gộp lại toàn bộ cầu của toàn thể các cá thể hay hộ gia đình đối với một mặt hàng hay dịch vụ nào đó trong một nền kinh tế sẽ hình thành nên cầu thị trường. Còn về số lượng cầu đối với một hàng hóa hay dịch vụ nào đó chính là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng có khả năng mua đi kèm với sự sẵn sàng mua hàng ở tại một mức giá trong một thời gian nào đó. 

Cầu có liên quan mật thiết đến nhu cầu của người tiêu dùng, thế nhưng nó không được xem là đồng nhất với nhu cầu. Quy mô của cầu sẽ được phụ thuộc vào các yếu tố như sau: giá của hàng hóa, thu nhập, giá của các hàng hóa có liên quan, số lượng người tiêu dùng, thị hiếu, các kỳ vọng; Trong số đó thì giá cả của hàng hóa được cho là yếu tố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhất. 

Cung hàng hóa

Cung của một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó là tổng số lượng sản phẩm hay dịch vụ đó mà các nhà cung cấp  hay chủ thể kinh tế đưa ra để bán trên thị trường và ở các mức giá khác nhau tại một khoảng thời gian nhất định. 

Hàng hóa đã bán và hàng hóa chưa bán được đều được gọi là cung nhé. Lượng cung đối với một mặt hàng khi được chào bán sẽ được bán tại một mức giá của thị trường hiện hành. Được bán tại một mức giá nhất định  đi kèm với  các yếu tố sản xuất và khả năng trình độ kĩ thuật nhất định, ứng với những quy chế nhất định của Chính phủ nhà nước, với kỳ vọng về giá, và thời tiết. Thì đây được gọi là số cung hay lượng cung. 

Tổng lại tất cả các lượng cung đối với một mặt hàng nào đó bởi toàn bộ những nhà cung cấp trong một nền kinh tế thì được gọi là cung thị trường. 

Đối với quy mô của cung thì sẽ phụ thuộc vào một vài yếu tố như sau: giá, công nghệ, giá cả của các yếu tố đầu vào, số lượng các nhà sản xuất, chính sách thuế, cũng như các kỳ vọng của nhà sản xuất đối với thị trường.

Tiền đề xây dựng quy luật cung cầu là gì?

Dựa vào 2 tiền đề cung và cầu trên, hình thành ra quy luật cung cầu. Và quy định cũng như cách vận dụng quy luật này như thế nào, chúng ta đi vào phần tiếp theo ngay sau đây nhé. 

Những quy định và vận dụng quy luật cung cầu này vào thực tế

Những quy định của quy luật cung cầu

Quy luật cung cầu có quy định rằng:  Khi số lượng một loại hàng hóa nào đó được bán trên thị trường lại nhỏ hơn so với lượng cầu của người tiêu dùng đối với loại hàng hóa trên. Thì giá cả của hàng hóa này sẽ có xu hướng tăng lên. Điều này dẫn đến khả năng mà nhóm người tiêu dùng có thể sẽ phải chi trả một mức giá cao hơn để sở hữu hàng hóa này.

Ngược lại, giá cả sẽ có xu hướng giảm đi, nếu như lượng cung mà các nhà cung cấp đổ ra thị trường lại vượt quá lượng cầu mà người tiêu dùng cần. Chính nhờ vào cơ chế điều chỉnh giá và lượng này mà, thị trường sẽ dần dần được chuyển đến trạng thái cân bằng. Trạng thái cân bằng là nơi mà sẽ không còn có những áp lực để gây ra sự thay đổi về giá và cả lượng nữa. Và tại điểm cân bằng này thì người cung cấp sẽ sản xuất ra lượng hàng hóa gần như là bằng với lượng cầu mà người tiêu dùng muốn mua.

Khi cung lớn hơn cầu thì giá có xu hướng giảm đi và ngược lại

Vận dụng quy luật cung cầu vào thực tế

Nhờ vào việc vận dụng quy luật cung cầu mà các nhà quản trị có thể dễ dàng đưa ra quyết định đối với việc nên tiếp tục đầu tư hay không, hay có nên tiến hành một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó hay không. Thông qua việc căn cứ vào tình trạng cung cầu trên thị trường. 

Khi nhà cung cấp ra lượng cung đạt mức nhỏ hơn lượng cầu mà người tiêu dùng trên thị trường cần đến, thì có nhiều khách hàng sẽ sẵn sàng trả giá để có được hàng hóa hóa. Và khi cơ hội bán hàng vẫn còn, các nhà quản trị sẽ thường có xu hướng mở rộng quy mô hoặc là tiếp tục duy trì việc sản xuất. Nếu rơi vào tình thế ngược lại, khi lượng cung lại lớn hơn lượng cầu, tức là có nhiều hàng hóa được sản xuất hàng loạt nhưng lại chưa có người mua, trường hợp này thì các nhà quản trị sẽ thường có xu hướng thu hẹp lại quy mô sản xuất. 

Chính vì vậy mà các nhà quản trị sẽ thường có xu hướng nghiên cứu các nhu cầu thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng, cũng như dự đoán sự thay đổi của cầu, hay phát hiện nhu cầu mới… đều là vận dụng quy luật cung cầu. Nhờ đó mà họ có thể đưa ra các hướng giải quyết như cải tiến chất lượng, mẫu mã, hình thức, cho phù hợp.

Quy luật cung cầu khá quan trọng đối với các dự án kinh doanh, các nhà quản trị, hay thậm chí đối với một quốc gia. Nhờ vào đó mà từng đối tượng sẽ có những ứng biến phù hợp với xu hướng. Hy vọng đến đây, bạn đã hiểu sơ lược về quy luật cung cầu cũng như những tiền đề, quy định và vận dụng nó vào thực tế nhé.

*** Các bạn có thể tham gia giao dịch tại Fiahub, đây được biết đến là một sàn uy tín kèm theo chất lượng dịch vụ tốt như: mua Bitcoin, mua BTC, bán Bitcoin, bán BTC; mua Ethereum, mua ETH, bán Ethereum, bán ETH; mua USDT, bán USDT; mua Ripple, mua XRP, bán Ripple, bán XRP.

Quan hệ cung – cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ. Vậy việc vận dụng quan hệ cung cầu đối với nhà nước như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư 247 sẽ chia sẻ đến bạn nội dung kiến thức nêu trên. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn

Cầu là khối lượng hàng hóa dịch vụ mà người  tiêu dùng cần mua trong một thời kỳ nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định .

Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định. 

Nội dung của quan hệ cung – cầu

*Nội dung: Mối quan hệ cung – cầu là mối quan hệ  tác động qua lại lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường  để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.

 *Ba biểu hiện của nội dung quan hệ cung – cầu

– Cung – cầu tác động lẫn nhau:

Hoạt động kết nối cung-cầu hàng hóa tại thành phố Hà Nội.

+  Cầu tăng => sản xuất mở rộng => cung tăng.

+  Cầu giảm => sản xuất thu hẹp => cung giảm.

– Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường:

+ Cung = Cầu: giá cả = giá trị.

+ Cung > Cầu:  giá cả < giá trị .

+ Cung < Cầu:  giá cả > giá trị. 

– Giá cả thị trường ảnh hưởng đến  cung – cầu:

+ về phía cung: Khi giá cả tăng => cung tăng và ngược lại.

+ về phía cầu: Khi giá cả giảm =>  cầu tăng và ngược lại.

Vận dụng quan hệ cung cầu đối với nhà nước và công dân

Đối với nhà nước: Thông qua việc điều tiết cung – cầu trên thị trường

– Khi cung < cầu do khách quan điều tiết bằng cách sử dụng lực lượng dự trữ giảm giá để tăng cung.

– Khi cung  < cầu do tự phát, đầu cơ, tích trữ, điều tiết bằng cách: xử lý vi phạm pháp luật, sử dụng lưc lượng dự trữ quốc gia để tăng cung.

– Khi cung > cầu quá nhiều, có biện pháp kích cầu [ tăng đầu tư, tăng lương…]

* Đối với người sản xuất kinh doanh: Nắm vững các trường hợp cung – cầu để ra quyết định

– Thu hẹp sản xuất, kinh doanh khi cung > cầu, giá cả < giá trị có thể bị thua lỗ.

– Khi cung < cầu, giá cả > giá trị thì chuyển sang sản xuất kinh doanh.

* Đối với người tiêu dùng: Nắm vững các trường hợp cung – cầu để ra quyết định mua hay không mua.

– Giảm mua các mặt hàng khi cung < cầu và giá cả cao.

– Chuyển sang mua các mặt hàng khi cung > cầu và giá cả thấp.

Mối quan hệ cung cầu là mối quan hệ tác động giữa những chủ thể nào sau đây?

A. Người mua và người mua.

B. Người bán và người bán.

C. Người sản xuất với người tiêu dùng.

D. Người bán với tiền vốn.

Đáp án:

Đáp án đúng cho câu hỏi Mối quan hệ cung cầu là mối quan hệ tác động giữa những chủ thể nào sau đây là đáp án:

C. Mối quan hệ cung cầu là mối quan hệ tác động người sản xuất với người tiêu dùng.

Lý giải việc chọn đáp án C là đáp án đúng do:

Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định, tương ứng với giá cả và thu nhập xác định. Cung là khối lượng hàng hoá, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với giá cá, khả năng sản xuất và chí phí sản xuất xác định.

Trên thị trường, giá cả của từng hàng hóa có thể cao hoặc thấp hơn giá trị hàng hóa không chỉ do tác động của cạnh tranh, mà còn do tác động của quan hệ cung – cầu. Quan hệ cung – cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.

Ngoài ra quan hệ cung – cầu tác động khá phức tạp theo những chiều hướng và mức độ khác nhau.

+ Cung – cầu tác động lẫn nhau: khi cầu tăng lên sản xuất kinh doanh mở rộng, lượng cung hàng hóa tăng lên và ngược lại khi cầu giảm xuống sản xuất kinh doanh thu hẹp, lượng cung hàng hóa giảm xuống.

+ Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường: Khi cung lớn hơn cầu, hoặc cung nhỏ hơn cầu đều ảnh hưởng đến giá cả thị trường. Trường hợp cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường thường thấp hơn giá trị hàng hoá trong sản xuất. Còn trường hợp cung nhỏ hơn cầu, giá cả thị trường thường cao hơn giá trị hàng hoá trong sản xuất. Chỉ khi cung bằng câu thì giá cả thị trường mới bằng giá trị hàng hoá trong sản xuất.

+ Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung cầu. Về phía cung, khi giá cả tăng lên, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, lượng cung tăng lên và ngược lại, khi giá cả giảm xuống, các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, lượng cung giảm xuống. Về phía cầu, khi giá cả giảm xuống, thì nói chung cầu có xu hướng tăng lên và ngược lại.

=> Do đó đáp án đúng cho câu hỏi mối quan hệ cung cầu là mối quan hệ tác động giữa những chủ thể nào sau đây là đáp án C. Mối quan hệ cung cầu là mối quan hệ tác động người sản xuất với người tiêu dùng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Vận dụng quan hệ cung cầu đối với nhà nước”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như tra cứu thông tin quy hoạch,  xin cấp phép bay flycam, thủ tục đăng ký bảo hộ logo, đăng ký bảo vệ thương hiệu, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

  • Facebook: www.facebook.com/luatsux
  • Tiktok: //www.tiktok.com/@luatsux
  • Youtube: //www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Khái niệm cầu là gì?

Cầu là khối lượng hàng hóa dịch vụ mà người  tiêu dùng cần mua trong một thời kỳ nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định .

Khái niệm cung là gì?

Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định. 

5 trên 5 [1 Phiếu]

Video liên quan

Chủ Đề