Mua sung ở đâu

Theo thông tin từ cơ quan điều tra, vụ việc ông Lê Hữu Trí, 41 tuổi - Giám đốc Công ty TNHH Hữu Trí ở Hà Nam - bị sát hại đã được làm rõ. Kẻ thủ ác đã dùng súng K54 bắn liên tiếp cho đến khi hết đạn. Điều đáng nói trong vụ việc này, tên cầm đầu đã dễ dàng mua được súng K54 để rồi cùng hai đồng phạm rủ nhau… tập bắn trước khi ra tay. Việc mua bán vũ khí quân dụng từ nhiều năm nay đã được các cơ quan chức năng cảnh báo. Đáng sợ là trên mạng xã hội, nhiều đối tượng còn ngang nhiên buôn bán vũ khí quân dụng, đặc biệt là súng quân dụng. Qua tìm hiểu, PV Lao Động được biết, người rao bán còn mạnh dạn cung cấp cả số điện thoại cầm tay để người mua tiện liên hệ. Thông qua đó, người mua chỉ cần nhấc máy ghi rõ địa chỉ và đặt tiền cọc là sẽ có hàng.

Mua súng trên mạng dễ như… mua rau?

Không phải âm thầm lén lút hay hoạt động tinh vi như trước, giờ đây những kẻ buôn “hàng nóng” đã công khai và biết cách tận dụng mạng xã hội để mở riêng cho mình một “cửa hàng” bày bán vũ khí. Những con buôn này chỉ cần đăng hình ảnh về súng, đạn, dao kiếm,… và với những miêu tả đơn giản kèm theo đó là số điện thoại cầm tay để người mua tiện liên lạc.

Chân dung nhóm sát thủ bắn chết giám đốc ở Hà Nam.

Mở trang facebook cá nhân, chỉ cần gõ từ khóa “hàng nóng tự vệ”, lập tức tìm thấy rất nhiều “shop” bán mặt hàng nguy hiểm này. Hay thậm chí gõ tìm kiếm “Shop vũ khí tự vệ - súng đạn thật”; “Mua bán vũ khí quân dụng và công cụ hỗ trợ” thì những hình ảnh “hàng nóng” cũng được bày bán công khai. Từ số điện thoại 01258189XXX được cung cấp trên “cửa hàng” chúng tôi nhấc máy liên hệ với nhu cầu muốn mua vài khẩu súng để đi bắn chim. Phải đến 3 lần nhấc máy gọi chúng tôi mới kết nối được với đầu dây bên kia. Cuộc gọi thứ nhất không ai nhấc máy, cuộc gọi thứ hai người đầu dây nhanh chóng nghe qua giọng nói rồi tắt bụp và báo gọi lại sau. Tuy nhiên, chờ một hồi lâu không có cuộc gọi đến, chúng tôi phải nhấc máy gọi tiếp lần thứ ba, sau một hồi đổ chuông, một giọng nam ở đầu dây bên kia trả lời. Khi tôi đang nói chuyện thì đầu dây bên kia nói: “Em cứ trình bày đi. Địa chỉ em ở đâu? Em muốn mua loại súng gì?”. Dường như không có nghi ngờ gì giữa người mua và người bán nên tôi dò hỏi kỹ từng chi tiết về việc mua bán này, đặt vấn đề có nhu cầu mua loại súng giá rẻ, và muốn có được hàng, nhận hàng ở đâu, súng ống cụ thể như thế nào… mọi thứ đều được người đàn ông này giải đáp. “Em cứ yên tâm là mua súng thì có đạn kèm theo và tất cả đều ok hết. Nếu em muốn mua thì cứ đặt cọc tiền trước 30% giá trị khẩu súng. Số tiền còn lại khi nào giao súng thì bọn anh sẽ lấy”, người được cho là chủ “shop vũ khí tự vệ - súng đạn thật” nói. Theo lời giới thiệu của chủ “shop” này, có rất nhiều loại súng khác nhau như K59, K54, Desert eagle, Rg88,… giá cả cũng tùy từng loại. Trung bình dao động từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng/súng. Không chỉ bán, nhiều “cửa hàng” xuất hiện trên mạng xã hội còn đăng thông tin là đang cháy hàng và cần mua, nhập một số lượng lớn…

Nhộn nhịp mua bán, hướng dẫn cách “tự sản xuất” súng

Có rất nhiều trang facebook ngang nhiên bán vũ khí quân dụng, còn trên các diễn đàn còn truyền nhau “bí kíp” tự làm súng. Ngày càng xuất hiện những “xưởng sản xuất súng” trái phép. Gần nhất, ngày 8.8.2016, cơ quan CSĐT Công an TP. Uông Bí [Quảng Ninh] cho biết vừa phát hiện, bắt giữ chủ “công xưởng’ sản xuất trái phép vũ khí quân dụng do đối tượng Nguyễn Xuân Bình [SN 1979, trú tại khu 7, phường Quang Trung, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh] làm chủ, thu một khẩu súng và nhiều tang vật liên quan. Mua súng quá dễ được cho là nguyên nhân khiến những vụ trọng án mà các đối tượng dùng súng bắn chết nạn nhân có xu hướng gia tăng. Từ tháng 7 đến nay đã có ít nhất 3 vụ mà các đối tượng đã mua súng từ chợ đen hoặc trên mạng Ngày [4.7] ở Hà Nam đã xảy ra một vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng. Hung thủ Lê Việt Hoàn [35 tuổi, ở đường Đề Yêm, phường Lê Hồng Phong, TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam] đã dùng súng K54 sát hại ông Lê Hữu Trí [41 tuổi, thôn Bảo Lộc 1, phường Thanh Châu, TP. Phủ Lý, Hà Nam] khi ông Trí đang đi lễ chùa. Ông Trí là giám đốc một doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Hay như giữa tháng 7 năm 2016, người dân ở thị trấn Hương Khê - Hà Tĩnh vô cùng hoang mang khi đối tượng Lưu Trần Hiến [thường gọi là “Tiến Nhin”] dùng súng bắn vào anh Nguyễn Văn Thi khiến anh Thi gục gã giữa đường. Ngày 25.7, Phòng CSHS Công an Bà Rịa- Vũng Tàu đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Hữu Thịnh [33 tuổi], Nguyễn Văn Toàn [32 tuổi, cùng trú tại quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng] về hành vi giết người. Đây là hai đối tượng được thuê để giết ông Phạm Đức Thịnh [43 tuổi, giám đốc một doanh nghiệp tại huyện Tân Thành]. Ông Thịnh bị hai “sát thủ” bắn hai phát và tử vong. Đầu năm 2016, một vụ vận chuyển súng, đạn qua đường hàng không đã bị phát hiện. Theo đó, đối tượng Trần Tuấn Nghĩa đã chuyên chở bằng đường hàng không 1 kiện hàng có 1 khẩu súng kim loại màu trắng dạng súng Col Rulo; 1 hộp chứa 42 viên đạn, 1 bao da đeo súng và 1 dụng cụ tiếp đạn bằng nhựa. Khám xét nơi ở của Nghĩa, công an thu giữ thêm nhiều tang vật gồm: 2 khẩu súng ngắn, kiểu dáng giống súng K54 và K59 bắn đạn bi và đạn chì, 4 hộp tiếp đạn. Về nguồn gốc súng, Nghĩa khai mua trên mạng xã hội facebook với giá 5 triệu đồng để bán lại cho khách. Nghĩa khai báo, từ trước đến nay đã bán thành công 6 khẩu súng và đạn cho những người có nhu cầu. Trao đổi với Lao Động, đại diện Phòng Cảnh sát Phòng Công nghệ cao [PC50] - Công an Hà Nội cho biết, những sự việc như thế này đã có từ năm ngoái nhưng thời gian gần đây thì nở rộ. “Thật ra những thành phần xã hội đen mới có nhu cầu mua súng, khi muốn mua chúng cũng thường dựa vào mối quan hệ riêng chứ ít khi mua qua mạng như vậy. Trên một số trang có để lại số di động, các số đó chủ yếu là số sim rác. Phía phòng PC50 cũng đang theo dõi để nắm bắt tình hình”, cán bộ này nói.

Theo đại diện này, nếu mua súng thì người mua lẫn người bán đều vi phạm luật. Chính vì vậy, những nạn nhân bị lừa đều không dám trình báo. Trong khi đó, muốn xử lý những đối tượng này thì cần phải căn cứ vào các bị hại. Trước mắt, cần tăng cường công tác tuyên truyền để các cá nhân có ý định mua bán, sử dụng vũ khí nóng, dù là phòng thân hay bất cứ mục đích gì, đều là phạm pháp.

Theo Lao động

Súng hơi dạng nhẹ, hay còn được biết đến với tên gọi Airsoft là loại đồ chơi mạo hiểm được nhiều người yêu thích vì nó có thiết kế giống hệt súng thật, tuy nhiên không hề gây nguy hiểm cho tính mạng con người. Loại súng này được coi là một loại đồ chơi sao chép vũ khí, được hợp pháp hóa trong việc trao đổi, mua bán.

Súng hơi là gì?

Súng hơi dạng nhẹ là loại súng sử dụng đạn làm từ nhựa hình cầu, dùng trong các trò chơi mạo hiểm như đánh trận giả, hoặc dùng để trưng bày như một mô hình. Điều đặc biệt khiến cho súng hơi được yêu thích là nó có thiết kế giống hệt súng thật, nhưng không gây nguy hiểm cho người khác. Đặc biệt, vì nó chỉ là một loại đồ chơi nên không hề bị pháp luật ngăn cấm. Công suất của súng hơi rất nhẹ, khiến cho các viên đạn có độ xuyên thấu thấp, an toàn cho người dùng và không gây đau nếu được trang bị các món đồ bảo hộ chuyên dùng trong các trò chơi mạo hiểm.

Súng hơi bao nhiêu tiền?

Tùy thuộc vào chất liệu và tính năng mà các loại súng hơi đồ chơi sẽ có giá khác nhau với mức chênh lệch khá lớn. Nếu bạn thắc mắc vì sao lại có sự chênh lệch nhau về giá đến như vậy, thì đó là do súng hơi có rất nhiều dòng khác nhau với các tính năng khác nhau từ thủ công đến tự động.

Các dòng súng hơi bắn phát một thường có giá thành rẻ nhất, trong khi đó các loại súng chạy bằng gas hoặc tự động sẽ có giá thành đắt đỏ hơn. Các loại súng có giá tiền đắt thường cũng có nhiều tính năng hiện đại hơn, mẫu mã đẹp hơn và giống súng thật hơn về hình thức. Trong khi súng cắc bụp thường phải lên đạn sau một lần bắn thì các loại súng cao cấp hơn có thể bắn liên thanh.

Loại súng hơi nào bị cấm?

Súng hơi dùng để săn bắn các loại động vật được coi như một loại vũ khí, tuy không nguy hiểm như các loại súng quân sự nhưng nó vẫn có khả năng gây sát thương cho người. Chính vì thế chỉ một số đối tượng nhất định mới được sử dụng loại súng này. Trong khi đó các loại súng hơi đồ chơi dạng nhẹ không bị pháp luật ngăn cấm, mọi người đều có thể sử dụng. Việc bạn sở hữu một khẩu súng hơi airsoft không bị tính là vi phạm pháp luật về tàng trữ vũ khí.

Mua súng hơi đồ chơi chính hãng ở đâu?

Cộng đồng người chơi súng hơi có rất nhiều hoạt động buôn bán sang tay các loại airsoft khác nhau từ rẻ đến đắt. Tuy nhiên, nếu bạn là người mới tập chơi súng hơi, bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm các sản phẩm súng hơi đồ chơi tại các cửa hàng trực tuyến tại iPrice. Xem thêm các loại súng hơi khác tại đây: Link

Nguyễn Thanh Chính, đối tượng từng có tiền án tiền sự, khai nhận đã đặt mua 3 súng ngắn, trong đó có khẩu giống K59, để… phòng thân vì có nhiều mối quan hệ xấu ngoài xã hội.


Ngày 11/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã tạm giữ hình sự, lập hồ sơ xử lý đối tượng Nguyễn Thanh Chính [32 tuổi, trú tại thị trấn Long Hải, huyện Long Điền] về hành vi tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng.

Trước đó, theo Công an huyện Long Điền, nắm được thông tin có đối tượng nghi vấn “tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép” trên địa bàn, Công an huyện Long Điền đã phối hợp với Công an thị trấn Long Hải tiến hành kiểm tra hành chính tại nhà đối tượng Nguyễn Thanh Chính ở thị trấn Long Hải.
Đối tượng Chính tại cơ quan điều tra.
Ba khẩu súng, đạn Chính cất giấu tại nhà. 

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng Công an phát hiện, thu giữ 3 khẩu súng ngắn, 20 viên đạn màu vàng, 43 viên đạn màu đen và một số cây đao loại tự chế. Trong đó, một khẩu súng ngắn có hình dạng giống súng quân dụng K59, 1 súng bắn điện. Hiện cơ quan chức năng đang giám định các khẩu súng này.

Bước đầu, Chính khai nhận mua những loại vũ khí này là để phòng thân vì có nhiều mối quan hệ xấu ngoài xã hội. Trong đó, 3 khẩu súng ngắn trên được Chính đặt mua trên mạng xã hội từ một đối tượng không quen biết, các khẩu súng chỉ là loại bắn đạn chì, cao su. Còn đao tự chế, đối tượng khai mua ở TP Hồ Chí Minh với giá gần 180.000 đồng/cây.

Lãnh đạo Công an huyện Long Điền cũng cho biết, Nguyễn Thanh Chính từng bị TAND TP Bà Rịa tuyên phạt 8 năm 9 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản và Cướp tài sản”. Năm 202, Chính từng bị phạt 9 triệu đồng về hành vi Gây rối trật tự công cộng và Sử dụng trái phép công cụ hỗ trợ.


Phú Lữ

Video liên quan

Chủ Đề