Vì sao lại học sinh 12 khó

Người lớn, thỉnh thoảng khi căng thẳng quá với cuộc sống, hoặc đôi lúc bất chợt nhớ về một kỷ niệm tuổi thơ, thường hay ước ao được “quay về làm trẻ con vô lo, sung sướng”. Chúng ta mặc định là trẻ con thì chẳng có áp lực gì cả. Sự thật thì trẻ cũng có rất nhiều áp lực cần được giải toả.

Điểm số cao thôi, chưa đủ!

Áp lực dễ nhận ra nhất và dường như cũng dễ được chấp nhận và thông cảm nhiều nhất có lẽ là áp lực từ việc học.  

Nhưng trẻ em trong xã hội hiện đại thực ra có nhiều áp lực hơn bố mẹ mình lúc nhỏ rất nhiều. Ở thời đại này, điểm số không phải là quy chuẩn duy nhất các con phải để tâm vì điểm cao chưa đủ để đảm bảo một tương lai tươi sáng, hay thậm chí gần hơn, là “vị trí” của con trong môi trường học. Học sinh 4.0 là phải thông thạo ngoại ngữ, phải thể hiện được sự năng động, tự chủ trong học tập, phải cập nhật công nghệ mới, và thậm chí phải cả hát hay, nhảy đẹp, chơi thể thao giỏi.

Kế đến là áp lực khó được bố mẹ thông cảm và sẻ chia hơn. Đó là áp lực đến từ bạn bè . Đối với bố mẹ, bạn bè là để chơi vui, không vui nữa thì ngưng chơi. Phải nghiêm trọng lắm, ví dụ như con bị bắt nạt, bị trấn lột hay đánh đập thì mới xem là có vấn đề. Và bố mẹ quên mất việc bị tẩy chay có thể kinh khủng đến thế nào, việc bị ngồi cạnh một bạn không “hợp cạ” có thể buồn chán ra sao, hay việc thích thầm một người bạn khác giới có thể khiến tim lỗi nhịp nhiều thế nào.

Trẻ em có nhiều áp lực hơn người lớn nghĩ

N.Y.P

Bên cạnh đó, làm trẻ em thời hiện đại cũng đồng nghĩa với việc con có thêm một vòng tròn bạn bè nữa: ở trên mạng. Nếu những dòng tin nhắn với bạn bè có thể đem đến những tràng cười sảng khoái, một bình luận trên trang cá nhân có thể mang đến nụ cười mỉm hạnh phúc thì ngược lại, số lượng tim được thả cho từng bài viết trên trang cá nhân cũng có thể là nguồn cơn của một sự căng thẳng, so đo. Hay bắt nạt “ảo” trực tuyến hoàn toàn có thể biến thành những vết thương lòng có thật, gây ra những hậu quả khôn lường.

\n

Còn một nguồn cơn áp lực nữa, có thể dễ dàng kiểm soát nhất nhưng không may, lại ít được nhận diện và khó được thừa nhận nhất chính lá áp lực do chính bố mẹ tạo ra cho con. Điển hình nhất của việc tạo áp lực cho con có thể kể đến câu so sánh “con nhà người ta”. Con nhà người ta luôn có điểm số mà con khó theo kịp, có các giải thưởng con chưa đạt được, có các khả năng/tính cách con không bao giờ hoàn hảo bằng.

Giúp con giải toả áp lực như thế nào?

Điều kiện cần thiết đầu tiên phải có để giúp con giải toả áp lực chính là việc thừa nhận sự hiện diện của những áp lực con đang phải đối mặt. Cố gắng chối bỏ và ngó lơ những khó khăn của con chỉ khiến con cảm thấy cô độc và mệt mỏi hơn. Thừa nhận, và sau đó thể hiện sự cảm thông, chính là cách hỗ trợ bước đầu hiệu quả nhất để con đương đầu với áp lực.

Chân thành bày tỏ cảm xúc của chính mình với con cũng là một phương pháp hữu hiệu. Việc bố mẹ luôn gồng mình, chỉ cho con thấy những ưu điểm tuyệt vời của mình đúng là có thể đem đến lòng ngưỡng mộ, tuy nhiên, cũng chính điều này dễ khiến con cảm thấy bố mẹ là những hình mẫu quá hoàn hảo, khó lòng theo kịp.

Thay vào đó, những lúc mệt mỏi, căng thẳng, bố mẹ có thể ít nhiều thể hiện cho con thấy, để con có thể an ủi bố mẹ đồng thời nhìn thấy được cách bố mẹ đối mặt và vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Điều này cũng tạo nên được một sự gần gũi, sợi dây gắn kết giữa bố mẹ và con, cho con vai trò là "bờ vai" xua bớt mệt mỏi cho bố mẹ, để đến khi con có áp lực hay trở ngại, con cũng sẵn sàng tìm đến bố mẹ để tâm sự và nhờ cậy.

Áp lực có cần thiết không?

Áp lực vẫn thường được gán ghép với các tác dụng tiêu cực vì dễ gây ra căng thẳng và nhiều tác hại không tốt cho thể chất cũng như tinh thần của con người. Vì thế, có những ông bố bà mẹ thậm chí còn muốn đi theo xu hướng “tạo cho con một tuổi thơ chỉ có hạnh phúc, hoàn toàn không có lo lắng, áp lực”.

Tuy nhiên, cuộc sống vốn dĩ là phải có những việc khó khăn. Thử tưởng tượng một bạn nhỏ từ khi sinh ra đến lúc lớn lên, mỗi lần gặp khó khăn đều được “giải cứu” hoặc được bố mẹ lựa chọn toàn những con đường “không có chông gai”, đến một ngày gặp một sự cố mà bạn phải đối mặt một mình, liệu bạn có thể vượt qua hay không?

Nhưng điều đó không có nghĩa là bố mẹ phải luôn luôn làm khó, tạo cho con thật nhiều áp lực để con rèn luyện sự kiên cường. Dù khó, nhưng có lẽ việc cân bằng cho con vẫn là điều bố mẹ cần cố gắng đạt được: vừa đủ áp lực để con có bản lĩnh nhưng đồng thời cũng cần để tâm để kịp thời phát hiện những tín hiệu nguy hiểm khi con sắp không chịu nổi áp lực đang có.

Tin liên quan

Bác sĩ Đặng Văn Đạt, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, người trực tiếp điều trị cho các F0, Bệnh viện đa khoa quốc tế Hoàn Mỹ Thủ Đức [TP.Thủ Đức, TP.HCM] chia sẻ: “Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ tới mọi mặt của đời sống xã hội. Trẻ em ở TP.HCM và nhiều tỉnh thành đã phải ngừng đến trường học trực tiếp trong thời gian dài, từ tháng 5.2021 tới nay. Do đó, phụ huynh, học sinh rất quan tâm đến việc sẽ được trở lại trường học vào thời điểm nào và trong điều kiện như thế nào”.

Mất đi môi trường để học tập, bồi dưỡng

Tại Việt Nam, mỗi khi đợt dịch Covid-19 bùng phát, trường học luôn là một trong những nơi phải đóng cửa đầu tiên. Điều này rất thiệt thòi cho HS. Các em mất đi môi trường lành mạnh để học tập, bồi dưỡng kiến thức, chăm sóc sức khỏe tinh thần. Đặc biệt, nhóm đối tượng HS bị ảnh hưởng lớn hơn cả khi trường học bị đóng cửa, đó là các em vốn đã khó khăn về điều kiện kinh tế, các em ở miền núi, vùng sâu, xa; các học trò khuyết tật, không có đủ trang thiết bị học trực tuyến. Có những em, như Báo Thanh Niên đăng tải, đã gần hết học kỳ 1 trôi qua mà chưa biết học trực tuyến là gì vì không có thiết bị điện tử, không có đường truyền internet…

Học sinh TP.HCM vui mừng trở lại trường sau đợt dịch Covid-19 vào năm 2020

Khi Việt Nam và nhiều nước trên thế giới thích nghi an toàn với Covid-19, việc mở cửa trường học trở lại, đón HS trở lại học an toàn là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, việc đi học trực tiếp trở lại cần tuân thủ công tác phòng chống dịch Covid-19 chung của ngành y tế địa phương, bảo đảm an toàn cho HS, giáo viên, nhân viên nhà trường và các gia đình.

Bác sĩ Đạt cho biết việc đến trường học trực tiếp trở lại sẽ không giống tuyệt đối việc đi học trước đây, có thể không phải tất cả HS ở toàn trường cùng đi học, cùng tập trung một thời điểm. Có thể trường sẽ mở cửa rồi tạm thời đóng cửa theo quyết định của chính quyền địa phương, tùy tình hình dịch. Theo UNICEF Việt Nam, chắc chắn rằng việc đi học trở lại sẽ không thể giống như những gì đã quen thuộc từ trước khi dịch Covid-19 bùng phát. Nhưng quan trọng nhất là tâm lý thích ứng của phụ huynh, HS, giáo viên.

Một thế hệ có nguy cơ sống khép kín, thu mình

Trong khi đó, các chuyên gia tâm lý lo âu về một thế hệ có nguy cơ sống khép kín, thu mình, nhận thức và nhân cách bị ảnh hưởng vì nhiều ngày không được bước ra ngoài hoạt động, giao lưu.

Chị Nguyễn Thị Hoa, ngụ tại đường Thạch Lam, Q.Tân Phú, TP.HCM, cho biết từ tháng 5 đến nay, các con của chị chưa bước chân ra khỏi nhà vì nỗi lo bị lây nhiễm Covid-19. “Các con quanh quẩn trong nhà, mỗi đứa ôm một máy tính. Do vợ chồng tôi làm việc trong bệnh viện nên từ sáng tới tối mịt mới về, 2 chị em tự bảo ban nhau học hành. Tôi cảm nhận được các con đang có xu hướng sống khép kín hơn, không có nhu cầu trò chuyện ngay cả với ba mẹ, chỉ khi vào bữa cơm mới nói chuyện vài câu dù ba mẹ có quan tâm hỏi han. Tôi thực sự lo lắng. Nhìn quanh ra thì thấy bạn bè chúng cũng vậy, cũng ở nhà như con mình suốt 6 tháng qua. Quả là một thế hệ có nhiều thiệt thòi”.

\n

Con gái lớn của chị Hoa học năm 3 ĐH, hiện cũng đang thực tập trực tuyến. “Con không được va chạm, trải nghiệm thực tế trong quá trình thực tập để có các kỹ năng và kinh nghiệm về giao tiếp, xử lý tình huống..., nghĩ thật buồn. Con trai thứ 2 thì năm nay lên lớp 6, trường mới, thầy cô mới, bạn mới con đều chưa có cơ hội gặp gỡ. Tôi sợ con mình bị ảnh hưởng về nhân cách, cảm xúc”, chị Hoa bày tỏ.

Chị Bùi Quỳnh Lan [ngụ đường Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú], có con học Trường THPT Trần Phú, cũng cho biết do dịch Covid-19, 2 năm nay con chị phải học trực tuyến. Lo ngại nhất là cậu bé lại có xu hướng không thích đi học trực tiếp nữa vì đã quen với việc học trực tuyến. Chị Lan kể: “Con tôi vốn ít nói và sống hơi khép kín, nay điều đó càng rõ ràng hơn sau nửa năm cháu không ra ngoài gặp gỡ bạn bè, giao lưu giao tiếp, không được tận hưởng niềm vui thông thường của một cậu học trò cấp 3. Cháu còn hay cáu gắt mỗi lần ba mẹ hỏi han”.

Nhiều hệ quả về tâm lý, sức khỏe khi ngồi nhà quá lâu

Thời gian qua, tiến sĩ - bác sĩ Phạm Diệp Thùy Dương, giảng viên bộ môn nhi, Trường ĐH Y Dược TP.HCM, vẫn thường nhận được những cuộc gọi của phụ huynh phản ánh con mình không vui vẻ, hay nổi cáu, hoặc ăn quá nhiều hoặc lười ăn... “Đó là hệ quả của việc các cháu ở nhà quá lâu không được đến trường giao lưu gặp gỡ thầy cô bè bạn. Các hoạt động giao tiếp bên ngoài, các hoạt động thể chất, tinh thần gần như dừng lại. Bên cạnh đó lại tiếp xúc với máy tính, điện thoại quá nhiều, nên việc các cháu mắc phải một số vấn đề về tâm lý là điều hoàn toàn có thể xảy ra”, tiến sĩ - bác sĩ Thùy Dương nhận định.

Thạc sĩ Phạm Công Bình, Phó giám đốc Trung tâm tâm lý học ứng dụng Hoàng Đức, cũng phân tích: “Các hoạt động giao lưu, kết nối xã hội là rất quan trọng và cực kỳ cần thiết đối với việc phát triển tâm lý, nhân cách, ngôn ngữ của người trẻ, đặc biệt là lứa tuổi tiểu học và trung học. Không được ra ngoài để thực hiện các hoạt động ấy, trẻ sẽ dần mất đi cảm xúc, cảm nhận, không học hỏi được kỹ năng, thái độ sống. Chưa kể các hệ lụy về sức khỏe tâm thần, thể chất như dễ lo âu trầm cảm, rối loạn cảm xúc, thường bực bội cáu gắt, dễ tổn thương. Nhiều trẻ có nguy cơ béo phì, mỡ máu, thiếu can xi, cận thị, đau lưng... do ngồi máy tính học trực tuyến dài ngày, ít vận động”.

Các điều kiện để đến trường an toàn

Để đi học trở lại an toàn, điều đầu tiên là HS, giáo viên, nhân viên phải được tiêm vắc xin Covid-19. Đây cũng là khuyến nghị mà Tổ chức Y tế thế giới [WHO] và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc [UNICEF] đưa ra với trường học châu Á, châu Âu.

Đồng thời, trường học mở cửa an toàn, cần tuân thủ công tác phòng chống dịch Covid-19 nói chung của ngành y tế, để an toàn sức khỏe cho tất cả mọi người:

- Tuyệt đối tuân thủ 5K.

- Chia các lớp ra, để sắp xếp cho các em xen kẽ giờ đến trường, giờ tan học. Sắp xếp xen kẽ giờ ăn.

- Tổ chức lớp học trong không gian thoáng, mở cửa lớp để không khí lưu thông tốt.

- Bố trí nhiều chỗ rửa tay với nước sạch, khu vệ sinh sạch sẽ.

- Nhà trường, giáo viên cần được tập huấn và sau đó hướng dẫn HS cách giãn cách an toàn, thực hành rửa tay thường xuyên, che miệng khi ho, hắt hơi bằng khuỷu tay; vệ sinh trường lớp, bàn ghế sạch sẽ; chế biến thực phẩm an toàn…

Bác sĩ Đặng Văn Đạt

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Phan, Trưởng bộ môn Tâm lý giáo dục, Khoa Giáo dục Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho rằng nếu thiếu đi các mối quan hệ xã hội, thiếu đi những trải nghiệm thực tế đầy sinh động và bất ngờ giúp hình thành cảm xúc và kỹ năng, thì một đứa trẻ sẽ rất khó phát triển toàn diện. “Vì vậy, trong tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, nhưng hầu hết giáo viên, HS 12 tuổi trở lên và sinh viên đã được chích vắc xin, thì chúng ta nên có các phương án cho các em đi học trở lại, tuy nhiên không phải là học trực tiếp hoàn toàn. Có thể kết hợp trực tiếp với trực tuyến, với điều kiện phải đảm bảo có biện pháp phòng chống dịch an toàn, hiệu quả”, tiến sĩ Hồng Phan chia sẻ. [còn tiếp]

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề