Tại sao trứng rụng mà không thụ thai

Liệu rằng phụ nữ mang thai có rụng trứng nữa không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người, không chỉ với chị em phụ nữ mà còn với cả cánh mày râu. Nhưng không phải ai cũng trả lời chính xác câu hỏi này. Hãy để Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giúp bạn hiểu rõ hơn nhé.

1. Quá trình rụng trứng và mang thai

Thông thường, nhiều phụ nữ thường thắc mắc rằng: “phụ nữ mang thai có rụng trứng nữa không?”, để trả lời cho câu hỏi đó, chúng ta hãy điểm sơ qua quá trình thai nhi bắt đầu hình thành. Nhìn chung, quá trình mang thai không đơn giản chỉ là suốt 9 tháng 10 ngày. Mà để có đủ điều kiện khiến thai nhi khỏe mạnh, mẹ bầu cần có những chuẩn bị trong suốt thời gian trước đó.

Chu kỳ trứng rụng của phụ nữ bình thường

Khi trứng được bắt đầu giải phóng để chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình thụ tinh, nếu trong khoảng thời gian này trứng và tinh trùng gặp nhau, hợp tử sẽ được tạo thành. Quá trình thụ tinh diễn ra và phụ nữ sẽ mang thai. Sau khi mang thai, buồng trứng chỉ tập trung hết khả năng để nuôi dưỡng và thực hiện những chức năng cần thiết giúp thai nhi khỏe mạnh.

2. Phụ nữ mang thai có rụng trứng nữa không?

Như đã nhắc ở trên, sau khi quá trình thụ thai được diễn ra và một hợp tử đã thành công làm tổ trong tử cung, nếu như hợp tử đó đủ khỏe mạnh, chúng sẽ phát triển thành thai nhi. Sau khoảng thời gian này, buồng trứng sẽ đảm nhận nhiệm vụ mới. Đó chính là thực hiện hết công suất để nuôi thai nhi phát triển đầy đủ. Dĩ nhiên, để trả lời cho câu hỏi mà nhiều người vẫn thắc mắc mang thai có rụng trứng nữa không? Thì hiện tại, đáp án đã quá rõ ràng rồi!

Phụ nữ mang thai có rụng trứng nữa không?

Sau khi mang thai, trứng sẽ không còn rụng! Bởi vì khi một người phụ nữ đã mang thai, nội tiết tố trong cơ thể có nhiều thay đổi, khi đó, buồng trứng chuyển sang 1 nhiệm vụ mới. Tuy nhiên, trong quá trình thụ tinh, nếu như nhiều hơn 1 trứng rụng mà lại có thụ thai vào thời điểm này thì cũng rất khó để thực hiện lại quá trình thụ tinh một lần nữa. Lý do là vì lúc này, nội tiết đã không còn đủ khả năng để đảm nhận trọng trách kích thích trứng rụng thêm.

Bên cạnh đó, một khẳng định có thể bất kỳ ai cũng nhận thấy được đó chính là phụ nữ sau khi mang thai sẽ không thể có kinh nguyệt. Đây chính là điều điển hình để trả lời cho câu hỏi phụ nữ mang thai có rụng trứng nữa không? Bởi vì quá trình giải phóng kinh nguyệt được thực hiện khi lớp niêm mạc tử cung bong ra nếu không gặp được tinh trùng. Còn khi mang thai, niêm mạc tử cung là một yếu tố quan trọng, đấy là nơi để hợp tử làm tổ và phát triển thành thai nhi.

Tóm lại, phụ nữ chỉ có thể rụng trứng sau khi quá trình sinh nở được hoàn tất, sức khỏe được phục hồi lại bình thường. Lúc này, khi không mang thai, trứng sẽ rụng đều đặn theo chu kỳ và hình thành nên chu kỳ kinh nguyệt. Quá trình rụng trứng cứ thế kéo dài để chuẩn bị cho những lần thụ tinh sắp tới và kết thúc khi người phụ nữ bước sang thời kỳ tiền mãn kinh.

Quá trình thụ tinh của trứng và tinh trùng

3. Những lưu ý để chuẩn bị cho thai kỳ phát triển khỏe mạnh

Sự chuẩn bị trước khi mang thai của phụ nữ cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất khiến cho thai nhi có đủ điều kiện để phát triển hay không, trong đó:

  • Tránh uống nhiều thức uống như bia rượu và sử dụng các loại chất kích thích chính là điều đáng chú ý. Như chúng ta đã biết, đây đều là những chất không hề có lợi cho cơ thể con người, ngay cả cơ thể của những người bình thường. Do đó, để cho em bé có thể phát triển tốt, người mẹ cần tránh uống hoặc sử dụng những chất kích thích trước và trong quá trình thụ thai.

  • Khống chế cân nặng: người thừa cân hoặc thiếu cân thường khó có thể thực hiện những quá trình thụ thai như người phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó, nếu như bạn có mang thai, những vấn đề này có thể ảnh hưởng ít nhiều đến thai nhi. Hơn nữa, người có cân nặng quá lớn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và cao huyết áp. Đồng thời, tỷ lệ sinh non hoặc những vấn đề liên quan cũng có xác suất gặp phải cao hơn nhiều so với người bình thường.

Một số lưu ý giúp thai kỳ khỏe mạnh

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và vitamin chính là những điều mà các bà mẹ cần quan tâm để chuẩn bị cho quá trình mang thai đầy hạnh phúc và khỏe mạnh. Nhiều chuyên gia thường khuyến cáo mẹ bầu trước khi mang thai cần bổ sung đủ Acid folic và Omega-3,... Những loại vitamin kể trên đều là những chất cần thiết cho quá trình phát triển của thai nhi và mẹ bầu.

  • Bên cạnh những lưu ý trên, việc kiểm tra tiền sử bệnh án cũng quan trọng. Vì nếu mẹ bầu có bệnh liên quan đến di truyền nhưng chưa điều trị dứt điểm. Rất có thể em bé sau khi được thụ thai sẽ yếu hơn bình thường hoặc sẽ mắc những bệnh di truyền sau sinh.

Với các mẹ bầu, việc tìm cho mình 1 cơ sở y tế uy tín để thăm khám và theo dõi thai định kỳ là điều rất cần thiết. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một bệnh viện có bề dày phát triển, với 26 năm hoạt động trong lĩnh vực y tế. Đến nay, bệnh viện này đã sở hữu một Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và cũng là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam được cấp chứng chỉ CAP của Hội bệnh học Hoa Kỳ. Cùng với đó là đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi, đầu ngành. Với những ưu điểm như vậy, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - Địa chỉ y tế thăm khám và điều trị bệnh uy tín

Hy vọng rằng sau bài viết này, bạn đã có được câu trả lời cho thắc mắc mang thai có rụng trứng nữa không. Để đặt lịch thăm khám hoặc tư vấn thêm, Quý khách có thể liên hệ Tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Trứng rụng là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ và đó cũng là yếu tố quan trọng quyết định quá trình thụ thai có diễn ra hay không. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, thì nhiều phụ nữ vẫn gặp tình trạng trứng không rụng. Vậy nguyên nhân từ đâu xảy ra và liệu hiện tượng này có gây nguy hiểm không?

Rụng trứng là hiện tượng xảy ra mỗi tháng ở cơ thể phụ nữ. Theo đó, mỗi nang buồng trứng sẽ sản sinh ra một trứng trong mỗi tháng và trứng sẽ “rụng” dưới sự tác động kích thích của các hormone bên trong cơ thể. Sau khi rụng, trứng sẽ di chuyển vào ống dẫn trứng tới tử cung và nếu may mắn gặp được tinh trùng thì hiện tượng thụ thai sẽ xảy ra. Ngược lại, trứng sẽ bị thải ra ngoài tử cung và hinh thành nên hiện tượng kinh nguyệt.

Tìm hiểu về hiện tượng rụng trứng ở phụ nữ

Thông thường nếu chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ vào khoảng 28 ngày thì trứng sẽ rụng vào thời điểm 14 ngày trước khi kỳ kinh tiếp theo đến. Vậy nên, công thức tính ngày rụng trứng thường được áp dụng là:

Ngày rụng trứng = Số ngày của một chu kỳ kinh nguyệt – 14

Tuy nhiên phương pháp này sẽ chỉ có hiệu quả nếu chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ diễn ra đều và ổn định.

Rụng trứng là hiện tượng sinh lý bình thường của người phụ nữ

Nghe tưởng chừng như vô lý nhưng có một số phụ nữ vẫn gặp tình trạng trứng không rụng mặc dù chu kỳ kinh nguyệt vẫn đều. Một chu kỳ kinh không có sự rụng trứng hay còn được gọi là chu kỳ kinh không phóng noãn.

Lý giải cho hiện tượng này, có thể do trứng không đáp ứng đủ tiêu chuẩn, do quá nhỏ không thể trưởng thành hay đủ độ “chín” để rụng. Còn vì sao trứng không rụng mà vẫn có hiện tượng kinh nguyệt là do niêm mạc tử cung vẫn dày lên và bong ra ngoài.

Ngoài ra, một vài chị em sẽ có thắc mắc vì sao trứng không rụng nhưng vẫn có chất nhầy. Vì thường khi trứng phát triển thì nồng độ estradiol trong máu sẽ làm tăng tiết chất nhầy. Nếu nồng độ estradiol tăng cao vượt qua ngưỡng 200pg/mL và duy trì trong thời gian dài sẽ kích thích tuyến yên dẫn đến hiện tượng đỉnh LH. Sau 36 giờ đạt đỉnh LH thì hiện tượng phóng noãn sẽ xảy ra. Như vậy, nếu trứng phát triển nhưng không tạo được đỉnh LH thì sẽ không thể rụng nhưng chất nhầy vẫn được tiết ra bình thường.

Để xác định nguyên nhân khiến trứng không thể rụng thì các chị em cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để có được kết quả chính xác nhất. Tuy nhiên có một số nguyên nhân cơ bản có thể dẫn đến tình trạng này như:

  • Do rối loạn hoạt động của buồng trứng: vùng dưới đồi – tuyến yên không đủ hormon để kích thích,…
  • Do một số bệnh lý hoặc tổn thương tại vùng dưới đồi – tuyến yên
  • Do bất thường ở buồng trứng, đặc biệt là bệnh buồng trứng đa nang.
  • Do ảnh hưởng của một số loại thuốc tránh thai có thể gây ức chế hiện tượng phóng noãn hay mất kinh.
  • Những thói quen ăn uống, sinh hoạt, trạng thái căng thẳng,…
Bất thường ở buồng trứng, đặc biệt là bệnh buồng trứng đa nang là nguyên nhân gây hiện tượng trứng không rụng

Thường thì chu kỳ kinh không phóng noãn ít xảy ra đối với phụ nữ khỏe mạnh. Trường hợp dễ mắc phải tình trạng này là phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, trẻ vị thành niên, phụ nữ sau sảy thai, sau sinh hoặc mắc phải một số bệnh lý bất thường.

Theo đó, trong trường hợp trẻ vị thành niên hay trong độ tuổi dậy thì thì vùng dưới đồi chưa thể tiết ra Gn-RH đầy đủ dẫn đến tuyến yên cũng không tiết được đủ FSH sẽ khiến nang noãn không thể chín, không tạo đầy đủ LH nên dù trứng chín cũng không thể phóng ra. 

Còn với phụ nữ tiền mãn kinh thì mặc dù LH có thể vẫn cao nhưng buồng trứng lúc này đã không đủ kích thích hormone tuyến yên khiến trứng không thể chín.

Nếu muốn xác định chính xác một vòng kinh có phóng noãn hay không thì phải dựa vào những xét nghiệm cần thiết, vậy nên các chị em cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để có kết quả cụ thể.

Ngoài ra, các chị em có thể tìm mua que thử rụng trứng để có thể kiểm tra xem trứng có rụng bình thường hay không vào mỗi tháng. 

Bên cạnh đó, một số chị em có thể dựa vào một số biểu hiện của cơ thể để có thể nhận biết như:

  • Dựa vào nhiệt độ cơ thể: thường vào những ngày rụng trứng thì nhiệt độ cơ thể sẽ cao hơn bình thường. Hiện tượng tăng thân nhiệt này do tác dụng của các hormone hoàng thể gây ra. Nếu nhiệt độ không thay đổi thì có thể  các chị em không rụng trứng trong tháng đó. 
  • Dựa vào độ dài của chu kỳ kinh nguyệt: phụ nữ gặp phải tình trạng vòng kinh không phóng noãn thường có độ dài chu kỳ ngắn hơn so với bình thường. Số ngày dạo động chỉ từ 23-25 ngày, vì không có sự phóng noãn dẫn đến quá trình tạo thành và hoạt động của hoàng thể cũng không diễn ra, vậy nên về mặt nội tiết thì chu kỳ kinh sẽ bị rút ngắn lại.
  • Dựa vào hiện tượng thống kinh: đối với phụ nữ thường xuyên bị thống kinh [đau bụng kinh] nhưng sau đó lại không có đau đớn hay chỉ đau nhẹ thì có thể vòng kinh này trứng không rụng. 
Nhận biết hiện tượng rụng trứng thông qua độ dài của chu kỳ kinh nguyệt

Trước tiên có thể khẳng định việc một người phụ nữ thường xuyên có vòng kinh không phóng noãn sẽ có nguy cơ cao bị vô sinh. Do quá trình thụ thai chỉ có thể xảy ra khi trứng và tinh trùng gặp gỡ để bắt đầu thụ tinh và tạo thành hợp tử, sau đó phát triển thành phôi thai. Vậy nên nếu không rụng trứng thì việc thụ thai hoàn toàn không thể xảy ra. 

Tình trạng này cứ kéo dài thì khả năng sinh sản của phụ nữ sẽ trở nên khó khăn và lúc đó buộc phải có sự can thiệp của các phương pháp hỗ trợ sinh sản.

Điều quan trọng nhất đối với những trường hợp trứng không rụng đó là phải đến gặp ngay bác sĩ để có được hướng điều trị phù hợp. Trong đó, kích trứng là một trong những phương pháp có thể giúp các chị em nâng cao tỷ lệ mang thai. Theo đó, phụ nữ sẽ được sử dụng các loại thuốc nội tiết hoặc tiêm thuốc để trứng phát triển đến trưởng thành, chín và rụng. Sau khi nang trứng đạt đủ yêu cầu về kích thước thì bệnh nhân sẽ được tiêm hCG để giúp trứng rụng.

Ngoài ra, các chị em cần thay đổi thói quen sinh hoạt thường ngày, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, rèn luyện sức khỏe và nếu có thể hãy kiểm soát căng thẳng để đem lại hiệu quả cao hơn.

Xem thêm các bài viết khác tại đây:

4 cách tính ngày rụng trứng đơn giản nhất

Tìm hiểu về buồng trứng – cơ quan sinh sản quan trọng nhất của nữ giới

Trữ đông trứng: một số điều cần biết

Video liên quan

Chủ Đề