Vì sao cây cau bị vàng lá

Cây cảnh bị thiếu nước lá sẽ nhạt màu và trở nên vàng, lá rũ xuống, nếu không kịp thời tưới cây cảnh sẽ chết khô. Nguyên nhân là do: số lần tưới quá ít, không khí khô, lượng bốc hơi lớn, nước không đáp ứng đủ nhu cầu, hoặc do mỗi lần tưới ta tưới quá ít , chỉ tưới trên bề mặt đất, không đến được rễ. Tình trạng này rất dễ xảy ra vào mùa nắng, ta cần chú ý.

2.Nước trong chậu quá nhiều

Khi hàm lượng nước trong đất quá nhiều, làm bít các khe hở trong đất làm không khí không vào đất được, gây ra hiện tượng thiếu oxy và rễ cây cảnh bị thối. Khi nước trong đất quá nhiều, cây cảnh thường có biểu hiện lá non nhạt, sau đó vàng lá. Điều này thường xảy ra vào nhiều mưa, vì thế vào mùa mưa, ta nên xới xáo đất cho thoáng khí và hạn chế bón phân.

Cau vàng- cây cảnh thường được chọn trang trí trong nhà

Phần lớn cây cảnh đều ưa sáng, nếu để lâu trong bóng râm cây cảnh  sẽ mọc yếu, không những cành lá không mọc mới mà lá cũng dần héo vàng.Vì thế nế cây cảnh ta chưng bày trong nhà sau một thời gian phải chuyển ra nơi có đầy đủ ánh sáng nhưng không để nơi ánh sáng trực tiếp.

Tất cả các loại cây cảnh, nếu lâu ngày không bón phân, đất trồng thiếu dinh dưỡng, cành lá yếu, lá dần vàng úa. Khi thấy hiện tượng này ta phải thay chậu, thay đất mới và chú ý bón phân định kỳ.

5.Bón phân quá nhiều

Đôi khi ta muốn cây cảnh mọc nhanh, cho nhiều hoa mà ta bón nhiều phân và bón nhiều lần nhất là các phân hóa học, điều này không hẳn là tốt vì sẽ làm cây “bội thực” dẫn tới hiện tượng dịch tế bào chảy ra ngoài làm mép lá  vàng khô. Do đó ta chỉ nên bón vừa đủ theo từng giai đoạn sinh trưởng . Khi phát hiện cây cảnh được bón quá nhiều phân phải ngừng lại, tưới thật nhiều nước hoặc phải thay đất mới.

Trongraulamvuon

Cau "vàng" bung, dân héo úa

Một buồng cau có giá cả chỉ vàng. Có lúc sốt, giá tăng lên đến 2 chỉ vàng cho buồng cau. Thế nhưng gần đây người dân Cao Nhân và chính quyền địa phương [xã Cao Nhân, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng] đang đau đầu vì nạn cau vàng lá [cau bung] mà cán bộ ngành nông nghiệp cũng đang bó tay.

Vườn cau đang được thay thế dần bằng cây chuối

Ông Hoàng Phú Loan ở thôn 7 hào hứng khi kể lại thời kỳ ông trồng hơn 7 sào cau [600 gốc]. Ông Loan cho biết, cau Cao Nhân là giống cau muộn, các nơi thu hoạch hết mới đến cau Cao Nhân. Cau trổ vào tháng chín, sẽ thu buồng vào tháng năm, tháng sáu năm sau, lúc đã hết mùa, giá cực đắt, một buồng cau giá cả chỉ vàng, thậm chí hai chỉ vàng là bình thường, gấp mấy chục lần trồng lúa. Người dân Cao Nhân giàu lên nhờ cau vì thế.

Nhưng, từ năm 2000 trở lại đây, cây cau bị vàng lá [người dân địa phương gọi là cau bung], năng suất giảm thậm chí không cho thu hoạch. Cây cau giảm hẳn giá trị so với thời gian trước. Không ít gia đình không còn mặn mà với cau - loại cây được coi là thế mạnh của địa phương.

Hiện tượng cau bị vàng lá lúc đầu chỉ xuất hiện rải rác ở một vài diện tích và có thể khắc phục bằng cách phá bỏ cây cũ, trồng mới. Nhưng đến nay, hiện tượng này lan rộng khắp các vườn trên địa bàn xã, không thể khắc phục được. Trồng 100 cây, 100 cây có hiện tượng này.

Ông Loan cho biết, ông từng 3 lần trồng lại vườn cau nhưng hiện tượng này vẫn tái diễn. Vì thế, ông phải chặt toàn bộ diện tích cau đã trồng từ năm 1991, mới thu hoạch được 3 năm để trồng chuối xuất khẩu.

“Tiếc lắm chứ, bao công sức bỏ ra chờ ngày thu hoạch. Nhưng nếu để, cây cho năng suất kém hoặc không cho thu hoạch, người trồng càng thiệt hơn” – ông Loan rầu rầu . Cũng giống ông Loan, anh Hoàng Văn Dung [thôn 6] không khỏi xót xa khi nghĩ về thời kỳ vàng son của cây cau. Nhưng đến nay, toàn bộ diện tích cau trong vườn nhà anh cũng đã chặt bỏ, đất để không chờ tìm một loại cây mới thích hợp hơn.

Ông Hoàng Văn An, Phó chủ tịch UBND xã Cao Nhân cho biết, tình trạng cau bị vàng lá, khô dần cuối cùng chết hẳn xuất hiện cách đây 10 năm và chỉ rải rác ở một số vườn. Nhưng dịch bệnh ngày càng lan rộng và đến vụ này, vườn nào cũng bị. Một khi cau bị bệnh thì lượng quả giảm 30-90% so với bình thường, hoặc cây chết.

Trước tình hình này, địa phương đã nhờ sự hỗ trợ của ngành chức năng tìm hiểu nguyên nhân và động viên người dân quyết tâm giữ cây cau. Bởi, so với các loại cây trồng khác, cau vẫn cho hiệu quả kinh tế cao. Nhiều gia đình chịu thua lỗ để đầu tư trồng mới nhưng không cải thiện được tình hình. Và đến nay, chưa nhận được câu trả lời từ ngành chức năng về nguyên nhân của nạn cau bung, người dân càng lo lắng. Không ít diện tích cau bị phá bỏ.

“Cao Nhân có hơn 1200 hộ, hộ nào cũng trồng cau [toàn xã hơn 200 ha cau trên tổng số gần 588 ha diện tích đất tự nhiên]. Mỗi vườn cau ít nhất vài trăm cây. Cây cau được xác định là thế mạnh của địa phương nên chính quyền khuyến khích các gia đình tận dụng, cải tạo vườn trồng loại cây này. Nhiều gia đình cải tạo diện tích đất vườn đang trồng cây tạp chuyển sang trồng cau, với số lượng lên đến 400- 600 cây.

Có thời kỳ, năng suất cau Cao Nhân đạt 50 tấn/ha/năm, thu nhập bình quân từ cau đạt 80 triệu đồng/ha/năm, có gia đình thu về tiền tỷ. Không chỉ tiêu thụ trong nước, sản phẩm cau còn xuất khẩu sang Trung Quốc. Cao Nhân được công nhận làng nghề là vì thế. Nếu không cải thiện được tình trạng này, làng cau Cao Nhân sẽ bị mai một” – ông An tiếc nuối. Vì vậy rất mong ngành chức năng quan tâm hỗ trợ địa phương sớm tìm ra nguyên nhân của tình trạng cau bị bệnh trên , để có biện pháp khắc phục.

Theo Hà Minh [Hải Phòng Online]

Hiện tượng cây bị vàng lá là dấu hiệu chứng tỏ cây trồng đang có vấn đề. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cây bị vàng lá. Có thể do nấm bệnh, tuyến trùng, do bị mất cân đối dinh dưỡng, vi khuẩn gây hại … 

Cây trồng rất nhạy cảm, đặc biệt là các loại cây ăn quả có múi, sầu riêng.

Vàng lá là một cách cây trồng phản ứng với các điều kiện bất lợi. Nó giống như việc mình bị sổ mũi khi gặp thời tiết lạnh vậy. Khi thấy cây bị vàng lá nghĩa là chúng muốn nói với bạn rằng “tôi đang bị bệnh, hãy giúp tôi”. Để có biện pháp tác động phù hợp, trước tiên phải xác định được nguyên nhân gây ra hiện tượng vàng lá.

Có 5 nguyên nhân chính khiến cho cây trồng đang xanh bị vàng lá.

1. Cây bị bệnh vàng lá do thối rễ [vàng lá thối rễ]

Vàng lá thối rễ là bệnh khá nguy hiểm. Bệnh xuất hiện nhiều vào giữa mùa mưa, cuối mùa mưa và đầu mùa nắng. Đất bị oi nước, chai cứng, nén chặt là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thối rễ và sau đó là vàng lá.

Cây bị vàng lá thối rễ rất dễ nhận biết. Bệnh sẽ khiến các đọt non bị biến màu vàng nhạt sau đó lan rộng dần theo thời gian. Khi mới phát bệnh, đọt non mới ra của cây sẽ có màu vàng nhạt sau đó bắt đầu vàng hẳn từ lúc lá bánh tẻ cho đến lá già rồi rụng. Cây bị bệnh nằm rải rác khắp vườn. Lá vàng theo từng cành sau đó lan rộng ra cả cây. Lá trên cây bị vàng cả phiến lá và gân lá do thiếu hụt cả nước và dinh dưỡng.

2Cây bị vàng lá do thiếu dinh dưỡng

Cây trồng phát triển tốt cần có sự tổng hợp đầy của các chất dinh dưỡng [đa, trung và vi lượng]. Tình trạng cây thiếu dinh dưỡng thể hiện rõ nhất qua lá. Khi thiếu dinh dưỡng lá cây sẽ bị vàng, biến dạng, teo nhỏ hoặc rụng nhiều.

3. Cây bị vàng lá do ngộ độc

Việc thiếu dinh dưỡng sẽ khiến cây phát triển kém nhưng thừa dinh dưỡng còn nguy hiểm hơn. Dư thừa bất kỳ chất dinh dưỡng nào trong đất cũng có thể gây độc cho cây. Tình trạng ngộ độc sẽ khiến cho cây vàng lá, cháy lá và bắt đầu hút các chất dinh dưỡng khác kém hơn.

Biểu hiện cây bị ngộ độc

4. Vàng lá gân xanh do vi khuẩn

Bệnh vàng lá gân xanh [Greening] do vi khuẩn [Liberobacter asiaticum] sống trong mạch dẫn của cây gây ra. Vi khuẩn gây xáo trộn sinh lý, làm tắc nghẽn quá trình vận chuyển dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Rầy chổng cánh [Diaphorina citri] là tác nhân lan truyền bệnh chủ yếu. Ngoài ra bệnh còn lây lan qua mắt ghép.

Cây bị bệnh phiến lá hẹp và nhọn như hình tai thỏ. Khoảng cách giữa các lá ngắn lại, lá vàng nhưng gân chính và gân phụ vẫn còn xanh [người ta thường gọi vàng lá gân xanh].

>>Phòng bệnh vàng lá gân xanh [Greening], trên cây cam, quýt, bưởi

5. Vàng lá thối rễ do tuyến trùng gây hại

Tuyến trùng gây hại sẽ làm tắc mạch dẫn của rễ, cản trở sự hút nước và dinh dưỡng khiến lá bị vàng và héo úa. Các vết thương từ tuyến trùng tạo ra sẽ mở đường cho nấm hại xâm nhập gây ra bệnh vàng lá thối rễ.

Biểu hiện rễ bị tuyến trùng gây hại

Vàng lá thối rễ do cả nấm và tuyến trùng gây hại sẽ làm vàng cả lá già, lá bánh tẻ và lá ngọn tùy theo vị trí cắn phá của tuyến trùng dưới rễ. Cây bị vàng lá do tuyến trùng gây hại cũng xuất hiện rải rác trong vườn nên khi có biểu hiện nghi ngờ cần xác định rõ trước khi xử lý bệnh để tránh tình trạng sai bệnh, sai thuốc.

Lá vàng do thối rễ

👉Xem ngay: Bộ giải pháp Đặc trị vàng lá thối rễ do nấm, tuyến trùng!

Video liên quan

Chủ Đề