Đánh giá thực trạng của shop áo quần năm 2024

Mở shop quần áo có lẽ là một trong những ý tưởng khởi nghiệp được rất nhiều người lựa chọn hoặc là hướng phát triển mở rộng kinh doanh từ shop online lên cửa hàng offline. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực này là rất mạnh, bởi đây là mô hình kinh doanh không còn mới lạ nhưng mỗi năm vẫn có rất nhiều shop quần áo được khai trương, phủ sóng trên mọi “mặt trận”.

Vì điều đó mà trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ gửi đến bạn những kinh nghiệm mở shop quần áo giúp bạn có một sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi “lâm trân” mà không sợ thất bại ngay từ đầu.

1/ Đánh giá thị trường tiêu dùng quần áo tại Việt Nam

Quần áo luôn được biết đến là mặt hàng có mức tiêu thụ rất cao tại thị trường nước ta, nên đây cũng là lý do vì sao kinh doanh mặt hàng này dù không còn là một ý tưởng mới, mức cạnh tranh thấp nhưng vẫn được đông đảo mọi người “đổ tiền” vào đầu tư. Dù được xếp trong danh sách các quốc gia đang phát triển, nhưng mức độ tiêu thụ mặt hàng này của người tiêu dùng Việt Nam lại khiến nhiều người phải bất ngờ. Theo khảo sát mới nhất, có đến 52% người tiêu dùng mua sắm quần áo, các phụ kiện thời trang hơn 1 lần/tháng.

Đánh giá thực trạng của shop áo quần năm 2024

Cùng với đó, Hiệp hội May dệt Việt Nam luôn đánh giá thị trường nội địa có mức tiêu thụ rất cao với tốc độ tăng trưởng luôn đạt 15 – 20%. Chưa kể, với tiềm năng rất cao nên thị trường Việt còn được rất nhiều “ông lớn” nhắm đến. Chỉ trong một vài năm gần đây đã có rất nhiều thương hiệu quốc tế đã xuất hiện tại nước ta như Zara, H&M, Mango, Uniqlo,… Mang đến một thị trường ngày càng có mức độ cạnh tranh cao, buộc các thương hiệu nội địa phải đẩy mạnh sản xuất, nắm bắt thị trường nếu như không muốn mất đi tệp khách hàng vốn có của mình.

Chưa kể với sự bùng nổ của công nghệ 4.0, xu hướng mua sắm trên các sàn thương mại điện tử hay các trang mạng xã hội càng thúc đẩy nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao. Với những trải nghiệm mua sắm tiện lợi, có thể đặt hàng ở bất kì đâu mà không phải đến trực tiếp cửa hàng. Từ đó đã khiến thị trường tiêu dùng Việt nói chung và thị trường tiêu dùng quần áo nói riêng ngày càng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Hơn thế, với các kênh mua sắm tiện lợi thì nhiều người còn có xu hướng mua sắm quần áo hay các sản phẩm thời trang nhiều hơn lúc trước.

Xem thêm:Bỏ túi ngay 9 nghệ thuật chốt sale hiệu quả “thần thánh” mọi lúc

2/ Có nên mở shop quần áo thời trang kinh doanh không?

Nếu như bạn đã nghiên cứu thị trường có thể thấy rằng, kinh doanh quần áo thời trang là một mô hình có sự cạnh tranh rất cao. Chưa nói đến các thương hiệu trong nước mà áp lực từ các thương hiệu quốc tế lớn đang có mặt tại Việt Nam cũng đã khiến nhiều người muốn bỏ cuộc. Tuy nhiên, nếu ai cũng sợ, lo lắng điều này thì danh sách các shop quần áo đăng ký kinh doanh đã không ngừng tăng lên mỗi năm. Dù mức độ cạnh tranh rất lớn nhưng tiềm năng của lĩnh vực này luôn rất cao khi nhu cầu không ngừng tăng liên tục.

Đánh giá thực trạng của shop áo quần năm 2024

Vì việc, mở shop quần áo kinh doanh vẫn được xếp trong danh sách những ý tưởng mang đến cơ hội “hốt bạc” cho mọi người nếu muốn đầu tư, thử thách chính mình. Chưa kể, mức sống của người dân nước ta ngày một nâng cao và đây chính là nền tảng thúc đẩy cho nhu cầu mua sắm các mặt hàng này trong tương lai. Có thể, nhiều bạn vì sợ thất bại sẽ lựa chọn kinh doanh shop quần áo online. Thời gian đầu khi quy mô còn nhỏ, tiềm lực cho đủ lớn thì đây có thể là một sự lựa chọn tốt.

Nhưng theo thời gian phát triển, việc mở shop offline là điều rất cần thiết dù bạn vẫn hoạt động song hành online đi chăng nữa. Bởi việc mở shop bán hàng trực tiếp cũng chính là cách tạo dựng một thương hiệu uy tín, chuyên nghiệp trong mắt khách hàng. Từ đó họ cũng dành nhiều sự tin tưởng hơn cho thương hiệu của bạn.

3/ Muốn mở shop quần áo cần những gì?

“Muốn mở shop quần áo cần những gì?” đây có lẽ là một câu hỏi không đề đơn giản với những bạn chưa từng có kinh nghiệm trong mảng này chút nào. Hơn thế, việc mở shop quần áo dù ở quy mô nhỏ cũng cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ mà bạn có thể chưa từng biết đến. Trên thực tế, những vật dụng, công việc cần phải có khi mở shop quần áo là rất nhiều bởi bao gồm cả những thứ rất nhỏ như móc treo quần áo. Vì vậy, chúng tôi sẽ đề cập đến những thứ bạn cần phải có nhất lúc này.

Đánh giá thực trạng của shop áo quần năm 2024

+ Tiền vốn mở shop: Chắc chắn rồi, mọi thứ đều cần phải sử dụng đến tiền nếu như bạn mở shop quần áo. Hãy lập một bảng ngân sách rõ ràng để biết tối thiểu số vốn mình cần chuẩn bị là bao nhiêu.

+ Sản phẩm bày bán: Nếu như kinh doanh online bạn có thể phải nhập hàng sẵn hoặc cũng có thể không thì khi mở shop offline thì sản phẩm bày bán là thứ bắt buộc phải có.

+ Mặt bằng kinh doanh: Đã mở shop quần áo thì cần phải có một mặt bằng kinh doanh phù hợp, không phải chỗ nào cũng có thể phù hợp để mở cửa bán mặt hàng này.

+ Thủ tục đăng ký kinh doanh: Mở shop online thì bạn có thể không cần đăng ký kinh doanh nhưng mở cửa hàng theo quy định của pháp luật thì bạn phải hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh trước đó.

+ Cơ sở, vật chất cho cửa hàng: Đây là mục sẽ bao gồm rất nhiều thứ mà bạn cần phải chuẩn bị từ biển hiệu, hệ thống chiếu sáng, kệ đồ, giá treo,… cho đến các loại máy móc cần thiết để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được vận hành một cách thuận tiện.

4/ Mở shop quần áo cần bao nhiêu vốn?

Có rất nhiều thứ mà bạn cần phải xác định rõ ràng khi mở shop quần áo và vốn đầu tư chính là một trong số đó. Thực tế thì đây là câu hỏi mang tính chất chung không có một đáp án cụ thể. Bởi số vốn để mở shop còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà khi tính toán ra các bạn sẽ thấy nó sẽ có sự chênh lệch không nhỏ. Từ chính những điều này mà người ta mới cộng lên được tổng số vốn tối thiểu mà mình cần chuẩn bị là bao nhiêu. Để mở một shop bán quần áo hoàn chỉnh bản cần phải phân bỏ cho các khoản chi phí như sau:

Đánh giá thực trạng của shop áo quần năm 2024

• Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh • Chi phí nhập hàng kinh doanh • Chi phí thiết kế mặt bằng kinh doanh • Chi phí mua sắm các thiết bị cần thiết • Chi phí thuê nhân viên • Chi phí quảng cáo • Chi phí vận hành

Nếu như bạn nào may mắn đã có mặt bằng kinh doanh sẵn hoặc không phải thuê nhân viên thì có thể trừ đi hai khoản này. Nhưng những khoản chi phí còn lại thì gần như là 100% ai cũng sẽ phải chi trả. Tùy thuộc vào tiềm lực, mặt hàng và sự lựa chọn của mỗi người mà số vốn cần chuẩn bị sẽ là khác nhau. Có người sẽ khoảng hơn 100 triệu đồng nhưng có người lại cần đến 400, 500 triệu đồng cũng không phải là lạ. Bạn hãy tính từng khoản theo danh sách trên sau đó nhân với 120% hoặc 150% sẽ ra con số cần chuẩn bị chính xác nhất.

5/ Muốn mở shop quần áo lấy hàng ở đâu?

Việc tìm kiếm nguồn hàng kinh doanh có lẽ luôn là một vấn đề khiến các chủ shop quần áo lo lắng rất nhiều. Dù hiện nay việc nhập hàng hóa về kinh doanh, buôn bán không phải quá khó khăn như trước đó với một nền kinh tế ngày càng hội nhập, mở rộng. Đặc biệt, quần áo là mặt hàng phổ biến nên việc nhập hàng cũng rất dễ dàng dù bạn nhập từ nước ngoài về đi chăng nữa. Đối với những chủ shop đang tìm kiếm nguồn hàng kinh doanh thì dưới đây là những sự lựa chọn mà bạn có thể tham khảo:

Đánh giá thực trạng của shop áo quần năm 2024

• Nhập tại các kho buôn sỉ trong nước: Gần như không khó để bạn tìm kiếm các kho buôn sỉ quần áo trong nước, nhất là tại Hà Nội và TPHCM có cả một danh sách dài để bạn tham khảo. Thường thường mặt hàng tại đây đã qua trung gian nên mức giá cũng không phải là quá rẻ.

• Nhập tại các chợ đầu mối trong nước: Nếu bạn có thể đến tận các chợ đầu mối trong nước như chợ trung tâm Móng Cái, chợ Ninh Hiệp, chợ Đồng Xuân, chợ Bà Chiểu, chợ Bến Thành,… thì có thể thoải mái tham khảo các mẫu mã quần áo, đủ loại khác nhau.

• Nhập tại các khu chợ, xưởng hàng bên Trung Quốc: Việc sang tận Trung Quốc nhập quần áo về bán ở nước ta ắt hẳn không còn là điều gì xa lạ. Với lợi thế về vị trí địa lý, giao thông nên vấn đề di chuyển cũng không gặp nhiều khó khăn.

• Nhập trên các web thương mại điện tử của nước ngoài: Nếu bạn muốn tìm kiếm các mẫu mã đẹp, đang HOT mà trong nước không có nguồn hàng ổn nhưng lại không đủ chi phí để sang nước ngoài nhập thì hoàn toàn có thể thông qua các website thương mại điện tử để tìm kiếm nguồn hàng cho mình.

• Đặt hàng sản xuất tại các xưởng trong nước: Đây có lẽ là sự lựa chọn dành cho các shop thời trang thiên về dòng sản phẩm có mức giá không hề nhỏ. Đặt sản xuất riêng theo yêu cầu tại các xưởng gia công trong nước.

6/ Mở shop quần áo cần những giấy tờ gì?

Mở shop quần áo cần những giấy tờ gì? hay mở shop quần áo có cần đăng ký kinh doanh không? luôn là các câu hỏi khiến nhiều người phải “đau đầu”. Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP thì kinh doanh shop quần áo không hề thuộc vào các trường hợp được miễn làm đăng ký kinh doanh. Như vậy, kinh doanh online có thể bạn không cần phải đăng ký nhưng khi đã mở cửa hàng trực tiếp thì đây là điều bắt buộc.

Đánh giá thực trạng của shop áo quần năm 2024

Việc đăng ký kinh doanh mở shop quần áo có thể sẽ có những hình thức khác nhau như kinh doanh cá thể, kinh doanh hộ gia đình hay kinh doanh doanh nghiệp. Nên chính vì vậy, việc chuẩn bị giấy tờ theo từng hình thức cũng sẽ có sự khác nhau nhất định mà bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ lưỡng. Tuy nhiên, ngoài những giấy tờ theo quy định bắt buộc của từng hình thức thì vẫn sẽ có những loại bắt buộc bạn cần phải chuẩn bị để đăng ký kinh doanh như sau:

• 01 giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu được quy định ban hành của nhà nước với đầy đủ các thông tin đã được cung cấp. • 01 bản sao giấy tờ cá nhân của người đăng ký kinh doanh. • Giấy tờ chứng nhận địa điểm kinh doanh (hợp đồng thuê mặt bằng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản).

7/ Lập kế hoạch kinh doanh shop quần áo hiệu quả

Để có thể mở shop quần áo hiệu quả thì bạn cần phải có một bản kế hoạch kinh doanh cụ thể và rõ ràng. Bản kế hoạch giống như định hướng, “kim chỉ nam” giúp bạn biết mình cần phải làm những gì và lúc nào nên thực hiện công việc đó. Bởi đây là một lĩnh vực có độ cạnh tranh cao, nếu bạn hành động theo kiểu “tay không bắt giặc” thì rất nhanh thôi bị thất bại. Vì vậy, hãy chuẩn bị cho mình một bảng kế hoạch với đầy đủ những vấn đề sau:

Đánh giá thực trạng của shop áo quần năm 2024

Nghiên cứu thị trường: Đừng bỏ qua điều này trong bảng kế hoạch của mình, bạn cần phải nghiên cứu thị trường thật kỹ lưỡng từ nhu cầu, mặt hàng ưu chuộng, đối thủ,… cho đến khách hàng đều cần phải nắm chắc chắn.

Xác định khách hàng mục tiêu: Giữa một thị trường bao la, có vô số người tiêu dùng có nhu cầu mua sắm quần áo nhưng không phải tất cả trong số đó đều là khách hàng mục tiêu bạn cần hướng đến. Dựa trên các phương pháp hãy phác thảo nên một chân dung khách hàng mục tiêu cho mình.

Lựa chọn sản phẩm phù hợp: Nhắc đến quần áo thì rất đa dạng chủng loại cho đến chất liệu, kiểu dáng. Hãy căn cứ vào việc nghiên cứu thị trường và xác định khách hàng mục tiêu bạn cần lựa chọn sản phẩm phù hợp và đánh trúng vào nhu cầu của họ.

Vạch ra chiến lược kinh doanh: Bạn cần phải có những chiến lược phù hợp cho hoạt động kinh doanh của mình, đây chính là yếu tố giúp thúc đẩy hiệu quả và tạo nên ưu thế cạnh tranh trên thị trường.

Thiết kế và trang trí cửa hàng: Đây có lẽ là công đoạn tốn khá nhiều công sức lẫn thời gian, bạn có thể thiết kế và trang trí cửa hàng theo sở thích của mình. Tuy nhiên, hãy nghiên cứu các công thức giúp không gian của mình trở nên ấn tượng và cuốn hút với khách hàng.

Cách tiếp cận khách hàng: Muốn đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngay sau khi mở cửa hàng và trong suốt thời gian phát triển sau này thì bạn cần phải nghiên cứu những cách tiếp cận khách hàng sao cho hiệu quả, chuyên nghiệp.

8/ Chọn địa điểm mở cửa hàng kinh doanh quần áo

Chọn địa điểm mở cửa hàng kinh doanh quần áo nghe qua tưởng sẽ rất đơn giản nhưng thực chất lại khiến nhiều người phải mất nhiều thời gian suy nghĩ, tính toán. Nếu bạn muốn công việc kinh doanh của mình thực sự hiệu quả, không gặp thất bại ngay từ đầu thì hãy cân nhắc đến vấn đề này một cách cẩn thận hơn. Đừng lựa chọn địa điểm mở shop một cách ngẫu nhiên hay thấy ổn ổn là được. Bạn sẽ nhận ra ngay hậu quả từ chính cách lựa chọn này của mình.

Vì vậy, kinh nghiệm mở shop quần áo tiếp theo mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn chính là cách chọn địa điểm kinh doanh. Để biết một địa điểm tốt hay không tốt cho việc mở shop quần áo hãy đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:

Đánh giá thực trạng của shop áo quần năm 2024

+ Không gian mở shop: Chính là nơi bạn dự tính mở shop sẽ có nhu cầu như thế nào, các quy định, chính sách của địa phương, chi phí thuê mặt bằng bao nhiêu,…

+ Giao thông trong khu vực: Địa điểm bạn lựa chọn có giao thông thuận tiện, mật độ di chuyển qua lại cao không, đó là đường một chiều hay hai chiều,… Tất nhiên tối thiểu chúng ta cần phải lựa chọn những vị trí có giao thông thuận tiện và lượng người qua cao.

+ Các đối thủ trong khu vực: Nhiều người thường cho rằng chọn địa điểm thì phải chọn nơi không có nhiều đối thủ cạnh tranh của mình, nhưng các bạn đã nghe câu “buôn có bạn, bán có phường” chưa. Thực tế, ngược lại việc buôn bán gần các đối thủ hoặc những cửa hàng có sự liên quan đến bạn lại tạo ra một ưu thế rất lớn.

+ Vị trí cửa hàng: Đây là điểm mấu chốt trong vấn đề này, vị trí cửa hàng nên chọn phải là những nơi dễ quan sát, nổi bật và có mặt tiền sáng sủa. Ngoài ra, vị trí mặt tiền bên ngoài của cửa hàng phải đảm bảo sự di chuyển, để xe thuận tiện cho khách hàng.

8/ Những rủi ro khi mở shop quần áo có thể gặp

Đã là kinh doanh thì ở bất kỳ một lĩnh vực nào đều sẽ có những cơ hội và rủi ro song hành với nhau. Nên mới có chuyện cùng một mô hình kinh doanh nhưng người thì thành công vang dội – người thì thất bại thảm hại. Nhất là với những lĩnh vực có tính cạnh tranh cao thì rủi ro cũng sẽ tỷ lệ thuận mà tăng theo dần. Theo đó, bạn có thể sẽ gặp phải những rủi ro khi mở shop quần áo như sau:

Đánh giá thực trạng của shop áo quần năm 2024

Cạnh tranh cao: Đây là rủi ro mà chúng ta có thể nhìn nhận ra ngay khi mở shop quần áo, vì vậy nên những nhà đầu tư luôn cần phải cân nhắc đến tính khả năng, tiềm năng phát triển với công việc kinh doanh này.

Xu hướng thay đổi liên tục: Quần áo là mặt hàng luôn biến đổi theo xu hướng với tốc độ “chóng mặt”, nếu không cập nhập kịp thời thì khách hàng cũng dần rời bỏ bạn. Tuy nhiên, điều này cũng tiềm ẩn rủi rỏ về hàng tồn, hàng ế khi xu hướng nào đó đã qua đi.

Thất thoát hàng hóa: Do khâu quản lý không chặt chẽ, quên nhập số liệu hay nhân viên, khách hàng lấy cắp đều có thể dẫn đều rủi ro này. Nếu thất thoát 1, 2 cái thì không sao nhưng số lượng nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh không nhỏ.

Tồn kho: Hàng không bán được, tích trữ quá nhiều dẫn đến tình trạng tồn kho gây lãng phí về ngân sách vận hàng. Sau đó lại phải đưa ra các phương án giải quyết sao cho hợp lý.

Đối thủ chơi xấu: Điều này không phải hiếm có, đối thủ của bạn bằng nhiều cách thức có thể khiến hình ảnh, thương hiệu của bạn bị xấu đi trong mắt khách hàng. Tất nhiên, tùy theo mức độ nghiêm trọng mà hệ lụy của nó sẽ hình thành và tác động đến hiệu quả kinh doanh.

Xem thêm: Phần mềm quản lý bán hàng online cho thời trang hiệu quả

Với những kinh nghiệm mở shop quần áo kinh doanh được chia sẻ trên đây, chúng tôi tin rằng bạn đã có những thông tin tham khảo đầy hữu ích cho mình. Đứng trước một sự lựa chọn kinh doanh đầy cạnh tranh, chung ta luôn cần phải có một sự chuẩn bị thật đầy đủ và kỹ lưỡng. Từ đó giúp mình có thể đương đầu với những thử thách, khó khăn ở phía trước mà không sợ nản chí, bỏ cuộc sớm. Chúc bạn sẽ sớm khai trương shop quần áo của mình với đầy sự hứa hẹn trong tương lai gần!.