Đặc điểm sinh sản của cá chép là gì

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7
  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 7
  • Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh Lớp 7
  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 7
  • Giải Sinh Học Lớp 7 [Ngắn Gọn]
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 7
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7

Giải Bài Tập Sinh Học 7 – Bài 31: Cá chép giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 31 trang 103: Quan sát cá chép trong bể kính và hình 31, đọc bảng 1, giữ lại câu trả lời đúng nhất dưới đây được xếp theo từng cặp ở cột [2] của bảng.

Lời giải:

1 – B

2 – C

3 – E

4 – A

5 – G

Bài 1 [trang 104 sgk Sinh học 7]: Nêu những điều kiện sống và đặc điểm sinh sản của cá chép.

Lời giải:

Điều kiện sống và đặc điểm sinh sản của cá chép:

* Cá chép ưa các vực nước lặng [ao, hồ, ruộng, sông, suối …], chúng ăn tạp [giun, ốc, ấu trùng côn trùng và thực vật thủy sinh…]. Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, vì cá chép là động vật biến nhiệt.

* Sinh sản: Mỗi lần cá chép cái đẻ 15-20 vạn trứng vào các cây thủy sinh. Cá chép đực bơi theo tưới tinh dịch chứa tinh trùng thụ tinh cho trứng [thụ tinh ngoài]. Trứng được thụ tinh phát triển thành phôi, rồi thành cá con.

Bài 2 [trang 104 sgk Sinh học 7]: Trình bày cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước.

Lời giải:

Cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước:

– Thân cá chép hình thoi dẹp bên: chống lại lực cản của nước

– Mắt không có mi mắt: mắt luôn mở quan sát trong nước.

– Thân phủ vảy xương tì lên nhau như ngói lợp; bên ngoài vảy có một lớp da mỏng, có tuyến tiết chất nhày: chống lại lực cản của nước, bơi lội nhanh, linh hoạt.

– Vây có những tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân: bơi và vận động linh hoạt.

Bài 3 [trang 104 sgk Sinh học 7]: Vì sao số lượng trứng trong mỗi đứa đẻ của cá chép lên đến hàng vạn ? Ý nghĩa ?

Lời giải:

– Cá chép thụ tinh ngoài, đẻ trứng trong môi trường nước. Lượng trứng mỗi lứa đẻ lớn sẽ tăngsố lượng trứng được thụ tinh.

– Cá chép không có tập tính chăm sóc trứng và con non. Trứng sau khi thụ tinh phải đối mặt với điều kiện môi trường, nguy cơ bị cá khác ăn.

Do đó, cá chép đẻ nhiều trứng để tăng hiệu suất thụ tinh, tăng số lượng cá con sống sót tới khi trưởng thành, duy trì giống loài.

Bài 4: [trang 104 sgk Sinh học 7]: Nêu chức năng của từng loại vây cá.

Để xác định vai trò của từng loại vây người ta làm thí nghiệm và kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng sau.

Đọc bảng sau, so sánh các cặp câu trả lời sau đây, chọn ra câu trả lời đúng cho từng thí nghiệm rồi điền vào ô trống của bảng.

Câu trả lời lựa chọn:

A: Khúc đuôi và vây đuôi có vai trò giúp cho cá bơi.

B: Các loại vây có vai trò giữ thăng bằng, vây đuôi có vai trò chính trong sự di chuyển.

C: Giữ thăng bằng thao chiều dọc

D: Vây ngực cũng có vai trò rẽ phải, trái, lên, xuống giữ thăng bằng và quan trọng hơn vây bụng.

E: Vây bụng, vai trò rẽ phải, trái, lên, xuống, giữ thăng bằng.

Trình tự thí nghiệm Loại vây được cố định Trạng thái của cá thí nghiệm Vai trò của từng loại vây cá
1 Cố định khúc đuôi và vây đuôi bằng hai tấm nhựa Cá không bơi được chìm xuống đáy bể
2 Tất cả các vây đều bị cố định trừ vây đuôi Cá bị mất thăng bằng hoàn toàn. Cá vẫn bơi được, nhưng thường bị lộn ngược bụng lên trên [tư thế cá chết]
3 Vây lưng và vây hậu môn Bơi nghiêng ngả, chuệch choạng theo hình chữ Z, không giữ được hướng bơi.
4 Hai vây ngực Cá rất khó duy trì được trạng thái cân bằng. Bơi sang phải, trái hoặc hướng lên mặt nước, hay hướng xuống dưới rất khó khăn.
5 Hai vây bụng Cá chỉ hơi bị mất thăng bằng , bơi sang phải, trái, lên và xuống hơi khó khăn.

Lời giải:

Trình tự thí nghiệm Loại vây được cố định Trạng thái của cá thí nghiệm Vai trò của từng loại vây cá
1 Cố định khúc đuôi và vây đuôi bằng hai tấm nhựa Cá không bơi được chìm xuống đáy bể A
2 Tất cả các vây đều bị cố định trừ vây đuôi Cá bị mất thăng bằng hoàn toàn. Cá vẫn bơi được, nhưng thường bị lộn ngược bụng lên trên [tư thế cá chết] B
3 Vây lưng và vây hậu môn Bơi nghiêng ngả, chuệch choạng theo hình chữ Z, không giữ được hướng bơi. C
4 Hai vây ngực Cá rất khó duy trì được trạng thái cân bằng. Bơi sang phải, trái hoặc hướng lên mặt nước, hay hướng xuống dưới rất khó khăn. D
5 Hai vây bụng Cá chỉ hơi bị mất thăng bằng , bơi sang phải, trái, lên và xuống hơi khó khăn. E

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Nêu những điều kiện sống và đặc điểm sinh sản của cá chép

Các câu hỏi tương tự

Tên tiếng anh: Carp

Tên khoa học: Cyprinus carpio

Tên gọi khác: Common carp

Thân cá hình thoi, mình dây, dẹp bên. Viền lưng cong, thuôn hơn viền bụng. Đầu cá thuôn, cân đối. Mõm tù. Có hai đôi râu: Râu mõm ngắn hơn đường kính mắt, râu góc hàm bằng hoặc lớn hơn đường kính mắt. Mắt vừa phải ở hai bên, thiên về phía trên của đầu. Khoảng cách hai mắt rộng và lồi. Miệng ở mút mõm, hướng ra phía trước, hình cung khá rộng; rạch miệng chưa tới viền trước mắt. Hàm dưới hơi dài hơn hàm trên. Môi dưới phát triển hơn môi trên. Màng mang rộng gắn liền với eo. Lược mang ngắn, thưa. Răng hầu phía trong là răng cấm, mặt nghiền có vân rãnh rõ.

Khởi điểm của vây lưng sau khởi điểm vây bụng, gần mõm hơn tới gốc vây đuôi, gốc vây lưng dài, viền sau hơi lõm, tia đơn cuối là gai cứng rắn chắc và phía sau có răng cưa. Vây ngực, vây bụng và vây hậu môn ngắn chưa tới các gốc vây sau nó. Vây hậu môn viền sau lõm, tia đơn cuối hoá xương rắn chắc và phía sau có răng cưa. Hậu môn ở sát gốc vây hậu môn. Vây đuôi phân thuỳ sâu, hai thuỳ hơi tầy và tương đối bằng nhau.

Vẩy tròn lớn. Đường bên hoàn toàn, chạy thẳng giữa thân và cuống đuôi. Gốc vây bụng có vẩy nách nhỏ dài. Lưng xanh đen, hai bên thân phía dưới đường bên vàng xám, bụng trắng bạc. Gốc vây lưng và vây đuôi hơi đen. Vây đuôi và vây hậu môn đỏ da cam.

Trên thế giới: Cá chép phân bố rộng khắp các vùng trên toàn thế giới trừ Nam Mỹ, Tây Bắc Mỹ, Madagasca và châu Úc.

Ở Việt Nam: Cá phân bố rộng trong sông ngòi, ao hồ, ruộng ở hầu hết các tính phía Bắc Việt Nam. Cá có nhiều dạng hình như: Cá chép trắng, chép cẩm, chép hồng, chép đỏ, chép lưng gù, chép thân cao, chép Bắc Kạn v.v... là loài cá có giá trị kinh tế cao.

Năm 1984 cá được thu từ tự nhiên và đưa về lưu giữ tại Viện nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1.

Cá chép sống ở tầng đáy cá vực nước, nơi có nhiều mùn bã hữu cơ, thức ăn đáy và cỏ nước. Cá có thể sống được trong điều kiện khó khăn khắc nghiệt, chịu đựng được nhiệt độ từ 0-400C, thích hợp ở 20-270C. Cá có thể sống trong điều kiện khó khăn khắc nghiệt.

Cá chép là loài có kích cỡ trung bình, lớn nhất có thể đạt tới 15-20kg. Cấu trúc thành phần tuổi của cá chép ở sông Hồng trước đây có tới 7 nhóm tuổi. Sinh trưởng chiều dài hàng năm của cá chép như sau: 1 tuổi là 17,3cm, 2 tuổi là 20,6cm, 3 tuổi là 30,2cm, 4 tuổi là 35,4cm, 5 tuổi là 41,5cm và 6 tuổi là 47,5cm. Tốc độ tăng trưởng giảm dần theo chiều dài nhưng lại tăng dần theo trọng lượng.

Cá chép thành thục ở 1+ tuổi. Sức sinh sản của cá lớn, khoảng 150.000-200.000trứng/kg cá cái. Mùa vụ sinh sản kéo dài từ mùa xuân đến mùa thu nhưng tập trung nhất vào các tháng xuân-hè khoảng tháng 3-6 và mùa thu khoảng tháng 8-9. Trứng cá chép ở dạng dính.Trứng cá sau khi đẻ bám vào thực vật thuỷ sinh. Ở các sông cá thường di cư vào các bãi ven sông, vùng nhiều cỏ nước. Cá thường đẻ nhiều vào ban đêm, nhất là từ nửa đêm đến lúc mặt trời mọc hoặc đẻ nhiều sau các cơn mưa rào, nước mát.

Cá chép ở Việt Nam là loài có nhiều dạng hình khác nhau, tuy nhiên cá lưu giữ là loài cá chép trắng. Cá chép là đối tượng nuôi quan trọng trong ao hồ, được nghiên cứu rất nhiều nhằm tạo giống lai kinh tế, tạo ra các dòng cá có giá trị kinh tế cao.

    Cá chép là loài có giá trị kinh tế, thịt cá thơm ngon nhất là sau mùa cá được vỗ béo, được nhiều người nuôi và người tiêu dùng ưa thích. Đây là đối tượng nuôi quan trọng trong ao, hồ, đầm, ruộng, lồng bè. Cá có thể nuôi đơn hoặc nuôi ghép đều cho năng suất và hiệu quả rất cao. Loài cá này còn được nuôi để diệt ấu trùng muỗi. Cá còn dùng làm cá cảnh trong công nghệ di truyền màu sắc.

   Sản lượng cá chép tự nhiên đã và đang giảm sút hết sức nghiêm trọng do khai thác quá mức. Mặt khác do việc nhập giống, lai tạo, cá ra các vùng nước tự nhiên và lai tạp làm mất dần nguồn gen quý hiếm, bản địa của đàn cá chép trắng Việt Nam.

    Do vậy việc lưu giữ dòng thuần cá chép trắng Việt Nam làm nguyên liệu cho chọn giống, lai tạo các thế hệ con lai kinh tế là hết sức cần thiết và mang ý nghĩa thực tiễn to lớn.

Video liên quan

Chủ Đề