Cảnh vật trong mùa nước nổi như thế nào

Chào bạn Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 2 - Tuần 19

Soạn bài Mùa nước nổi sách Kết nối tri thức với cuộc sống, giúp các em học sinh lớp 2 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi phần đọc, viết, luyện tập và đọc mở rộng trang 12, 13, 14, 15 sách Tiếng Việt lớp 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống.

Qua đó, sẽ giúp các em chuẩn bị thật tốt bài trước khi tới lớp, hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của bài 2: Mùa nước nổi chủ đề Vẻ đẹp quanh em. Đây cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô tham khảo, để soạn giáo án cho học sinh của mình. Mời thầy cô cùng các em tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Soạn bài Mùa nước nổi Kết nối tri thức với cuộc sống

Bức tranh vẽ cảnh gì?

Trả lời: 

  • Bức tranh vẽ cảnh sông nước mênh mông. Có ngôi nhà nổi trên mặt nước, người dân sinh sống vui vẻ trong đó. Phía xa là cảnh 2 người đang chèo thuyền quăng lưới bắt cá.
  • Bức tranh gợi cho em sự thích thú.

Trả lời câu hỏi

1. Vì sao người ta gọi là mùa nước nổi mà không gọi là mùa nước lũ?

2. Cảnh vật trong mùa nước nổi thể nào?

  • Sông, nước
  • Đồng ruộng, vườn tược, cây cỏ

3. Vì sao mùa nước nổi người ta phải làm cầu từ cửa vào đến tận bếp?

4. Em thích nhất hình ảnh nào trong bài?

Trả lời:

1. Người ta gọi là mùa nước nổi mà không gọi là mùa nước lũ vì nước lên hiền hòa. Nước mỗi ngày một dâng lên, mưa dầm dề, mưa sướt mướt ngày này qua ngày khác

2. Cảnh vật trong mùa nước nổi:

  • Sông, nước: Sông Cửu Long no đầy, lại tràn qua bờ. Nước trong ao hồ, trong đồng ruộng của mùa mưa hòa lẫn với dòng nước sông Cửu Long.
  • Đồng ruộng, vườn tược, cây cỏ: như biết giữ lại phù sa quanh mình, nước lại trong dần.
  • Cá: ròng ròng, từng đàn theo cá mẹ xuôi theo dòng nước, vào tận đồng sâu.

3. Mùa nước nổi người ta phải làm cầu từ cửa vào đến tận bếp vì: ngủ một đêm, sáng dậy, nước đã ngập lên những viên gạch, phải lấy ván lấy tre làm cầu.

4. Em thích nhất hình ảnh: Đồng ruộng, vườn tược vỏ cây cỏ như biết giữ lại hạt phù sa ở quanh mình, nước lại trong dần. Ngồi trong nhỏ, ta thấy có những đàn có ròng ròng, từng đàn, từng đàn theo cá mẹ xuôi theo dòng nước, vào tận đồng sâu.

Luyện tập theo văn bản đọc

1. Từ nào chỉ đặc điểm của mưa có trong bài đọc?

2. Tìm thêm từ ngữ tả mưa:

M: ào ào

Trả lời:

1. Từ chỉ đặc điểm của mưa có trong bài đọc: Dầm dề

2. Tìm thêm từ ngữ tả mưa: tới tấp, táp, dầm dề, xối xả.

Soạn bài phần Viết - Bài 2: Mùa nước nổi

Câu 1

Nghe - viết: Mùa nước nổi [từ Đồng ruộng đến đồng sâu]

Trả lời:

Mùa nước nổi

Đồng ruộng, vườn tược và cây cỏ như biết giữ lại hạt phù sa ở quanh mình, nước lại trong dần. Ngồi trong nhà, ta thấy cả những đàn cá ròng ròng, từng đàn, từng đàn theo cá mẹ xuôi theo dòng nước, vào tận đồng sâu.

Chú ý: Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm. Tập viết ra nháp những chữ dễ viết sai chính tả: ruộng, sa, ròng, trong, xuôi, sâu, …

Câu 2

Tìm tên sự vật bắt đầu bằng c hoặc k:

Trả lời:

Theo thứ tự từ trái sang phải: cây cầu - con cá - con kiến

Câu 3

Chọn a hoặc b:

a. Chọn ch hoặc tr thay cho dấu ba chấm:

b. Tìm từ ngữ có chứa ac hoặc at

M: ac: củ lạc

at: hạt cát

Trả lời:

a. cây tre, che mưa; chải tóc, trải nghiệm; quả chanh, bức tranh.

b. ac: sa mạc, con hạc, ác liệt, sạc điện, …

at: hát ca, mát mẻ, khát nước, bát đũa, …

Soạn bài phần Luyện tập - Bài 2: Mùa nước nổi

Luyện từ và câu

1. Nói tên mùa và đặc điểm các mùa ở miền Bắc:

2. Nói tên mùa và đặc điểm các mùa ở miền Nam

3. Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi thay cho....

  • Ở miền Bắc, mùa nào trời lạnh ⬜
  • Ở miền Bắc, mùa đông trời lạnh ⬜
  • Ở miền Nam, nắng nhiều vào mùa nào ⬜
  • Ở miền Nam, nắng nhiều vào mùa khô ⬜
  • Sau cơn mưa, cây cối như thế nào ⬜
  • Sau cơn mưa, cây cối tốt tươi⬜

Trả lời:

1. Nói tên mùa và đặc điểm các mùa ở miền Bắc:

[Trình bày theo thứ tự trừ trái sang phải, từ trên xuống dưới]:

  • Bức trang 1: Mùa xuân. Mùa xuân có hoa đào nở
  • Bức tranh 2: Mùa hè. Mùa hè có hoa phượng nở, có nắng chói chang
  • Bức tranh 3: Mùa thu có lá vàng
  • Bức tranh 4: Mùa đông lá rụng.

2. Nói tên mùa và đặc điểm các mùa ở miền Nam

[Trình bày theo thứ tự từ trái sang phải]:

  • Bức tranh 1: Mùa mưa. Mưa dầm dề, là mùa nước lũ
  • Bức tranh 2: Mùa khô. Thời tiết nắng, nóng

3. Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi thay cho....

  • Ở miền Bắc, mùa nào trời lạnh?
  • Ở miền Bắc, mùa đông trời lạnh.
  • Ở miền Nam, nắng nhiều vào mùa nào?
  • Ở miền Nam, nắng nhiều vào mùa khô.
  • Sau cơn mưa, cây cối như thế nào?
  • Sau cơn mưa, cây cối tốt tươi.

Luyện viết đoạn

1. Quan sát các hình dưới đây:

  1. Kể tên các đồ vật trong hình.
  2. Chọn 1-2 đồ vật yêu thích và nói về đặc điểm công dụng của chúng.

2. Viết 3-5 câu tả đồ vật em cần dùng để tránh mưa hoặc tránh nắng.

G:

Gợi ý trả lời:

1. Quan sát các hình dưới đây:

a. Kể tên các đồ vật trong hình [trình bày theo thứ tự từ trái sang phải]

  • Cái nón
  • Cái ô
  • Mũ len, khăn len
  • Áo mưa
  • Quạt điện
  • Quạt giấy

b. Chọn 1-2 đồ vật yêu thích và nói về đặc điểm công dụng của chúng: Áo mưa và cái nón

  • Áo mưa: là một trong những sản phẩm có khả năng chống nước, dùng để bảo vệ cơ thể an toàn trước những hôm thời tiết xấu, mưa lớn…
  • Cái nón: thường dùng để che nắng, mưa, làm quạt khi nóng. Nón lá còn là quà tặng đặc biệt cho du khách khi đến tham quan Việt Nam hoặc cho các bạn nước ngoài trong các buổi lưu diễn của các ca sĩ Việt Nam.

2. Viết 3-5 câu tả đồ vật em cần dùng để tránh mưa hoặc tránh nắng.

Ô là một loại dụng cụ, đồ vật. Ô cầm tay có tác dụng dùng để che mưa, che nắng hoặc làm đẹp. Ô là vật dụng được thiết kế gồm cán ô [hay thân dù, giống cây gậy ba toong] và lọng ô, dụng cụ bằng vải có hình cây nấm để che đậy được gắn cố định vào cán ô và có khả năng xòe, gấp để có thể cụp hoặc bật ô, gấp xếp cho gọn.

Soạn bài phần Đọc mở rộng - Bài 2: Mùa nước nổi

Câu 1

Tìm đọc một câu chuyện, bài thơ viết về các mùa trong năm.

Trả lời:

Các em có thể tìm đọc một số bài thơ như:

  • Dàn hợp xướng mùa hè [Nguyễn Lãm Thắng]
  • Mùa xuân, mùa hè [Trần Đăng Khoa]
  • Mùa thu đến [Kim Chuông]
  • Hoa cúc vàng [Nguyễn Văn Chương]
  • ...

Câu 2

Chia sẻ với các bạn điều em thích nhất trong câu chuyện, bài thơ đã đọc.

  • Tên câu chuyện, bài thơ.
  • Điều em thích nhất trong câu chuyện, bài thơ đó.

Trả lời:

- Bài thơ: “Mùa xuân, mùa hè”

Mùa xuân hoa nở đẹp tươiBướm con bướm mẹ ra chơi hoa hồngBướm mẹ hút mật đầu bông

Bướm con đùa với nụ hồng đỏ hoe

Vui sao khi chớm vào hèXôn xao tiếng sẻ tiếng ve báo mùaRộn ràng là một cơn mưaTrên đồng bông lúa cũng vừa uốn câu

[Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc, 1999]

- Điều em thích nhất trong bài thơ trên là khung cảnh mùa xuân, mùa hè rất đẹp với rất nhiều những con vật khác nhau, không khí vui vẻ, náo nhiệt, …

Cập nhật: 06/01/2022

Trả lời câu hỏi

1. Người ta gọi là mùa nước nổi mà không gọi là mùa nước lũ vì nước lên hiền hòa. Nước mỗi ngày một dâng lên, mưa dầm dề, mưa sướt mướt ngày này qua ngày khác

2. Cảnh vật trong mùa nước nổi:

– Sông, nước: Sông Cửu Long no đầy, lại tràn qua bờ. Nước trong ao hồ, trong đồng ruộng của mùa mưa hòa lẫn với dòng nước sông Cửu Long.

– Đồng ruộng, vườn tược, cây cỏ: như biết giữ lại phù sa quanh mình, nước lại trong dần.

– Cá: ròng ròng, từng đàn theo cá mẹ xuôi theo dòng nước, vào tận đồng sâu.

3. Mùa nước nổi người ta phải làm cầu từ cửa vào đến tận bếp vì: ngủ một đêm, sáng dậy, nước đã ngập lên những viên gạch, phải lấy ván lấy tre làm cầu.

4. Em thích nhất hình ảnh: Đồng ruộng, vườn tược vỏ cây cỏ như biết giữ lại hạt phù sa ở quanh mình, nước lại trong dần. Ngồi trong nhỏ, ta thấy có những đàn có ròng ròng, từng đàn, từng đàn theo cá mẹ xuôi theo dòng nước, vào tận đồng sâu.

Luyện tập

1. Từ chỉ đặc điểm của mưa có trong bài đoc: Dầm dề

2. Tìm thêm từ ngữ tả mưa: tới tấp, táp, dầm dề, xối xả.

Với giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 Bài 2: Mùa nước nổi bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, chi tiết được các Giáo viên biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà môn Tiếng Việt lớp 2 Bài 2: Mùa nước nổi.

cố định

* Khởi động: 

Câu hỏi trang 12 sgk Tiếng Việt lớp 2: Bức tranh vẽ cảnh gì? 

Trả lời: 

– Bức tranh vẽ cảnh sông nước mênh mông. Có ngôi nhà nổi trên mặt nước, người dân sinh sống vui vẻ trong đó. Phía xa là cảnh 2 người đang chèo thuyền quăng lưới bắt cá. 

– Bức tranh gợi cho em sự thích thú. 

* Đọc văn bản: 

Mùa nước nổi

* Trả lời câu hỏi: 

Câu 1 trang 13 sgk Tiếng Việt lớp 2: Vì sao người ta gọi là mùa nước nổi mà không gọi là mùa nước lũ?

Trả lời: 

Người ta gọi là mùa nước nổi mà không gọi là mùa nước lũ vì nước lên rất hiền hòa. 

Câu 2 trang 13 sgk Tiếng Việt lớp 2: Cảnh vật trong mùa nước nổi thể nào?

– Sông, nước

– Đồng ruộng, vườn tược, cây cỏ

– Cá

Trả lời: 

Trong mùa nước nổi: 

– Nước dâng cao, nước trong ao hồ, trong đồng ruộng hòa lẫn với nước sông Cửu Long. 

– Vườn tược, cây cỏ được bồi đắp phù sa. 

– Cá ròng ròng bơi thành từng đàn, theo cá mẹ xuôi theo dòng nước, vào tận đồng sâu. 

Câu 3 trang 13 sgk Tiếng Việt lớp 2: Vì sao mùa nước nổi người ta phải làm cầu từ cửa vào đến tận bếp?

Trả lời: 

Mùa nước nổi người ta phải làm cầu từ cửa vào đến tận bếp vì nước ngập lên những viên gạch, không đi lại được. 

Câu 4 trang 13 sgk Tiếng Việt lớp 2: Em thích nhất hình ảnh nào trong bài?

Trả lời: 

Em thích nhất là hình ảnh lấy ván, lấy tre làm cầu từ cửa trước vào đến tận bếp. Cả một cây cầu lắt lẻo ngay dưới mái nhà. 

* Luyện tập theo văn bản đọc: 

Câu 1 trang 13 sgk Tiếng Việt lớp 2: Từ nào chỉ đặc điểm của mưa có trong bài đoc? 

Đáp án : 

Từ chỉ đặc điểm của mưa có trong bài đoc là: dầm dề, sướt mướt. 

Câu 2 trang 13 sgk Tiếng Việt lớp 2: Tìm thêm từ ngữ tả mưa:

Mẫu: ào ào

Trả lời: 

– tí tách, lộp bộp, … 

Câu 1 trang 13 sgk Tiếng Việt lớp 2: Nghe – viết: Mùa nước nổi [từ Đồng ruộng đến đồng sâu] 

Trả lời: 

Mùa nước nổi

Đồng ruộng, vườn tược và cây cỏ như biết giữ lại hạt phù sa ở quanh mình, nước lại trong dần. Ngồi trong nhà, ta thấy cả những đàn cá ròng ròng, từng đàn, từng đàn theo cá mẹ xuôi theo dòng nước, vào tận đồng sâu. 

Chú ý: Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm. Tập viết ra nháp những chữ dễ viết sai chính tả: ruộng, sa, ròng, trong, xuôi, sâu, … 

Câu 2 trang 13 sgk Tiếng Việt lớp 2: Tìm tên sự vật có tiếng bắt đầu bằng c hoặc k 

Trả lời: 

Cầu/ cây cầu. 

Cá/ con cá.

Kiến/ con kiến.

Câu 3 trang 14 sgk Tiếng Việt lớp 2: Chọn a hoặc b: 

a. Chọn ch hoặc tr thay cho ô vuông. 

b. Tìm từ ngữ có tiếng chứa ac hoặc at. 

Mẫu: ac: củ lạc, at: hạt cát. 

Trả lời: 

a. cây tre, che mưa; chải tóc, trải nghiệm; quả chanh, bức tranh. 

b. ac: sa mạc, con hạc, ác liệt, sạc điện, … 

at: hát ca, mát mẻ, khát nước, bát đũa, …

* Luyện từ và câu: 

Câu 1 trang 14 sgk Tiếng Việt lớp 2: Nói tên mùa và đặc điểm các mùa ở miền Bắc:

Trả lời:

– Tranh 1: Cảnh mùa xuân, tranh vẽ hoa đào nở rộ xen lẫn chồi non xanh, cỏ cây xanh tươi, mọi người đi chơi xuân. 

– Tranh 2: Cảnh mùa hạ: tranh vẽ con đường có hàng phượng vĩ nở đỏ rực, ánh nắng mặt trời chói lóa. 

– Tranh 3: Cảnh mùa thu: tranh vẽ bầu trời trong xanh, hồ nước trong xanh, lá cây chuyển sang màu vàng, vài chiếc lá vàng rụng xuống hồ nước. 

– Tranh 4: Cảnh mùa đông: tranh vẽ cây cối trơ cành khẳng khiu, bầu trời xám, không thấy ánh mặt trời. 

Câu 2 trang 14 sgk Tiếng Việt lớp 2: Nói tên mùa và đặc điểm các mùa ở miền Nam: 

Trả lời:

– Tranh 1: Cảnh mùa mưa, tranh vẽ cây cối tươi tốt trong mưa. 

– Tranh 2: Cảnh mùa khô, tranh vẽ đất đai nứt nẻ vì khô hạn, thiếu nước. 

Câu 3 trang 14 sgk Tiếng Việt lớp 2: Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi thay cho ô vuông. 

Trả lời:

– Ở miền Bắc, mùa nào trời lạnh? 

– Ở miền Bắc, mùa đông trời lạnh. 

– Ở miền Nam, nắng nhiều vào mùa nào? 

– Ở miền Nam, nắng nhiều vào mùa khô. 

– Sau cơn mưa, cây cối như thế nào? 

– Sau cơn mưa, cây cối tốt tươi. 

* Luyện viết đoạn: 

Câu 1 trang 15 sgk Tiếng Việt lớp 2: Quan sát các hình dưới đây:

a. Kể tên các đồ vật trong hình.

b. Chọn 1-2 đồ vật yêu thích và nói về đặc điểm công dụng của chúng.

Trả lời:

a. các đồ vật trong hình là: nón, ô [dù], mũ, khăn, áo mưa, quạt điện, quạt giấy. 

b. Công dụng: 

Ví dụ: Nón có hình chóp được dùng để che mưa, che nắng. 

Mũ được đan bằng len, dùng để đội đầu vào mùa lạnh. …

Câu 2 trang 15 sgk Tiếng Việt lớp 2: Viết 3-5 câu tả đồ vật em cần dùng để tránh mưa hoặc tránh nắng.

Gợi ý: 

Trả lời:

Ô là một loại dụng cụ, đồ vật. Ô cầm tay có tác dụng dùng để che mưa, che nắng hoặc làm đẹp. Ô là vật dụng được thiết kế gồm cán ô [hay thân dù, giống cây gậy ba toong] và lọng ô, dụng cụ bằng vải có hình cây nấm để che đậy được gắn cố định vào cán ô và có khả năng xòe, gấp để có thể cụp hoặc bật ô, gấp xếp cho gọn. Em rất thích chiếc ô, em sẽ luôn giữ gìn nó cẩn thận. 

Câu 1 trang 15 sgk Tiếng Việt lớp 2: Tìm đọc một câu chuyện, bài thơ viết về các mùa trong năm. 

Trả lời:

Các em có thể tìm đọc một số bài thơ như: 

Dàn hợp xướng mùa hè [Nguyễn Lãm Thắng] 

Mùa xuân, mùa hè [Trần Đăng Khoa] 

Mùa thu đến [Kim Chuông] 

Hoa cúc vàng [Nguyễn Văn Chương] 

…. 

Câu 2 trang 15 sgk Tiếng Việt lớp 2: Chia sẻ với các bạn điều em thích nhất trong câu chuyện, bài thơ đã đọc. 

Trả lời:

– Bài thơ: “Mùa xuân, mùa hè” 

Mùa xuân hoa nở đẹp tươiBướm con bướm mẹ ra chơi hoa hồngBướm mẹ hút mật đầu bông

Bướm con đùa với nụ hồng đỏ hoe

Video liên quan

Chủ Đề