Làm sao biết máy lạnh dụng gas gì

Phân biệt các loại gas được sử dụng trên điều hòa

Gas điều hòa hay môi chất làm lạnh được bơm vào cục nóng của điều hòa có tác dụng làm lạnh. R22, R410A và R32 là những loại gas đang được sử dụng trên điều hòa hiện nay. Vậy mỗi loại gas này có những đặc điểm gì, sử dụng loại gas nào mang lại công suất làm lạnh tốt nhất, an toàn nhất?

1. Gas R22

Gas R22 là loại gas được sử dụng đầu tiên trên điều hòa, với ưu điểm dễ bảo trì khi muốn bơm thêm gas vào, không độc, không gây cháy nổ cũng như giá tương đối rẻ nên loại gas này khá được ưa chuộng.

Tuy nhiên, đây là loại gas có thể gây hại đến tầng ozon nên theo lộ trình phát triển thì loại gas này chỉ được dùng đến năm 2040. Bên cạnh đó, tuy rằng nó không độc nhưng nó sẽ gây ngạt thở nếu nồng độ gas trong không khí quá cao.

2. Gas R410A

Gas R410A có thành phần hóa học tương tự như loại gas R22, và là sự thay thế hoàn hảo cho gas R22 cũ là vì những lý do sau:

- Năng suất làm lạnh cao hơn gas R22 1,6 lần.

- Đem lại hơi lạnh sâu hơn, tiết kiệm điện hơn.

- Góp phần bảo vệ môi trường vì không gây thủng tầng ozone.

Tuy nhiên, loại gas R410A cũng có một số nhược điểm như:

Máy sử dụng loại gas R410A khó bảo trì, bơm gas vào hơn loại R22 [khi bơm thêm gas R410A phải rút ra hoàn toàn lượng gas còn dư trong bình chứa - còn đối với gas R22 có thể bơm thêm vào mà không cần rút lượng gas cũ ra ngoài].

Điều hòasử dụng gas R410A có giá thành cao hơn máy lạnh R22 đồng thời, chi phí nạp gas và bơm gas mới thường rất cao và khi bơm gas phải sử dụng nhiều loại thiết bị chuyên dụng.

3. Gas R32

Loại Gas R32 là loại gas mới nhất hiện nay, được ứng dụng sử dụng nhiều nhất tại Nhật Bản. Loại gas này được phát minh ra nhằm thay thế cho loại gas R22 và loại R410A. Về loại gas R32 mới này, nó có những ưu điểm vượt trội có thể kể đến như sau:

Gas R32 đạt được tiêu chuẩn khí thải GWP [550] thấp hơn nhiều lần so với loại gas R410A [1980] giúp giảm lượng khí thải lên đến 75%, đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường, chống được sự gia tăng nhiệt dẫn đến hiệu ứng nhà kính.

Tiết kiệm điện: Với hiệu suất làm lạnh lớn hơn hẳn loại gas R410A, R22 nên sử dụng loại máy lạnh có gas R32 sẽ tiết kiệm năng lượng vượt trội do có thời gian làm lạnh nhanh và mạnh mẽ.

Dễ thích ứng: Dù khác nhau về công thức nhưng gas R32 có áp suất tương đương với gas R410A đang rất phổ biến nên có thể dùng chung với các thiết bị lắp đặt, chỉ cần thay đồng hồ sạc gas và dây nạp gas.

Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn phân biệt được các loại gas sử dụng trên điều hòa để lựa chọn cho gia đình một sản phẩm phù hợp nhất.

Bạn hoàn toàn có thể khắc phục và phòng ngừa vấn đề gas điều hòa bị hết bằng 2 cách chúng tôi chia sẻ dưới đây. Hãy cùng theo dõi nhé!

Gas điều hòa là gì? Có những loại nào? 

Gas điều hòa là loại khí gas được chứa ở trong bình gas. Bình gas được đặt ở trong cục nóng của điều hòa, nhiệm vụ chính là tạo ra  các luồng khí lạnh giúp làm mát không gian phòng.

Các loại gas được sử dụng phổ biến hiện nay trên điều hòa là gas R32, R22 và R410A. Trong đó, gas R32 và R410A là hai thế hệ gas mới không chỉ làm lạnh hiệu quả nhanh chóng và ổn định mà còn an toàn cho sức khỏe người dùng và thân thiện với môi trường, không gây thủng tầng ozon.

Gas điều hòa được đặt ở cục nóng.

Vì sao cần phải kiểm tra gas điều hòa? 

Khi lượng gas trong điều chỉnh sẽ giúp điều hòa làm hoạt động hiệu quả, làm lành nhanh chóng và ổn định, đồng thời bảo vệ máy nén cũng như các bộ phận khác tốt hơn. Ngược lại lượng gas điều hòa không ổn định, ví dụ như thừa gas sẽ ảnh hưởng tới độ bền của máy nén hoặc nếu bị thiếu gas sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả làm lạnh, độ bền và tuổi thọ của sản phẩm, đặc biệt là tiêu tốn rất nhiều điện năng.

Chính vì vậy, chuyên gia điện lạnh và các hãng sản xuất điều hòa khuyên bạn nên kiểm tra gas điều hòa định kỳ 3-6 tháng một lần kèm theo đó là vệ sinh điều hòa, tùy thuộc tần suất và mức độ sử dụng nhiều hay ít. Không chỉ vậy, khi kiểm tra gas điều hòa bạn có thể phát hiện một số bất thường của máy như:

+ Không tỏa ra hơi lạnh hoặc hơi lạnh yếu.

+ Luồng khí nóng xuất hiện nhiều ở cục nóng.

+ Hệ thống dàn lạnh xuất hiện lớp đá băng, đặc biệt là ở phần cửa gió thổi.

+ Máy hoạt động liên tục không nghỉ.

Kiểm tra gas định kỳ giúp phát hiện gas thừa thay thiếu.

Bật mí 2 cách tự kiểm tra gas điều hòa

Có 2 cách kiểm tra gas điều hòa bạn có thể tham khảo là kiểm tra thông thường và đo gas. Cụ thể:

1. Cách kiểm tra gas điều hòa thông thường

Các bước kiểm tra như sau:

  • Bước 1: Bật điều hòa và cài đặt mức nhiệt bạn muốn cài đặt. Đồng thời cần kiểm tra xem điều hòa đúng đang được cài đặt ở chế độ làm mát hay không. Vì một số người có thể chọn chế độ sưởi [với máy lạnh 2 chiều], quạt gió nên điều hòa sẽ không thể làm mát khi bật.
  • Bước 2: Kiểm tra xem bộ phận quạt của cục nóng có quay, và hơi nóng có tỏa ra từ cục nóng khi điều hòa đang hoạt động hay không. Bạn cũng cần kiểm tra thêm xem ống đồng nối với dàn nóng có bị đóng tuyết không. Nếu có thì rất có thể là điều hòa đang bị thiếu gas hoặc thừa gas.

2. Cách đo gas điều hòa

Bạn chỉ nên áp dụng cách đo gas điều hòa nếu bạn có kiến thức về điện lạnh để không làm ảnh hưởng tới hoạt động của máy. Dụng cụ chuẩn bị gồm: đồng hồ đo gas điều hòa, mỏ lết, tua vít. Các bước tiến hành đo gas điều hòa như sau

  • Bước 1: Dùng tua vít tháo lớp ốp bảo vệ mạch điện của cục nóng. Tiếp đó tháo tất cả các đầu ốc vít ở các vị trí chốt khóa đầu hồi và đầu đẩy.
  • Bước 2: Bật điều hòa sau đó chỉnh ở mức nhiệt độ lạnh nhất để máy hoạt động ổn định.
  • Bước 3: Gắn đồng hồ đo gas bằng cách vặn 1 đầu dây của đồng hồ vào ống gas trên cục nóng. Chờ khoảng 60 giây để cho điều hòa chạy ổn định.
  • Bước 4: Đọc thông số áp suất gas hiển thị trên màn hình để xác định xem điều hòa của mình có bị thiếu hoặc thừa gas hay không. Tuy nhiên, mỗi loại gas sẽ có áp suất gas tiêu chuẩn khác nhau: gas R32 [ áp suất gas định mức khi máy chạy: 125 – 150, áp suất gas định mức khi máy không chạy: 240 – 245]; gas R410A [110 – 130; 250]; gas R22 [60 – 78; 140 – 160]. Bên cạnh đó, từng loại điều hòa lại cần có lượng gas bơm vào khác nhau như: điều hòa 1.0 HP 0.85kg; điều hòa 1.5 HP 1.15kg; điều hòa  2.0 HP 1.3kg; điều hòa 2.5 HP 1.9kg.

Trên đây là một số thông tin về việc tại sao cần phải kiểm tra gas điều hòa định kỳ cùng với đó là cách hướng dẫn tự kiểm tra gas xem thừa hay thiếu giúp bạn có thể tự thực hiện tại nhà. Chúc các bạn thực hiện thành công!

Hãy cùng Mạnh Tuấn – Chuyên trang mua bán vật tư ngành lạnh tìm hiểu về ống dẫn và gas máy lạnh – một trong những chi tiết quan trọng của máy lạnh qua bài viết dưới đấy nhé!

Nạp gas điều hòa bao nhiêu là đủ?

Trước đến nay chúng ta vẫn thường sử dụng máy lạnh nhưng ít khi hiểu về cơ chế hoạt động trong cách đo gas máy lạnh, nạp gas máy lạnh bao nhiêu là được hay những nguyên lý chung của máy. Trong máy lạnh nói riêng hay các dạng máy bảo ôn, chuyển nhiệt nói chung, sẽ có một khoang để không khí luân chuyển mà trong đó gas máy lạnh là một trong những điều cần thiết.

Rất nhiều gia đình sử dụng máy lạnh nhưng chỉ có gió mà không có hơi lạnh, thậm chí còn rò gas, ảnh hưởng tới tầng ozone cũng như làm tiêu hao nguồn điện của gia đình. Đó là lý do vì sao bạn nên đọc qua bài viết của chúng tôi, để hiểu kỹ hơn về máy lạnh – vật dụng không thể thiếu trong gia đình hiện nay.

Bạn cần các dụng cụ bao gồm hai dây dẫn, một dây dài và một dây ngắn, đồng hồ đo, bình gas và giàn nóng. Khi thực hiện cách đo gas máy lạnh, các dụng cụ đo có thể được cân chỉnh như sau:

– Gắn đầu dây dài nối với đồ hồ đo, đầu còn lại nối vào giàn nóng tại cái đai ốc sạc gas. Kiểm tra kim chỉ hiển thị đồng hồ xem lượng gas thừa hay thiếu. Nếu vẫn chưa đủ định mức, thực hiện bước tiếp theo:

– Gắn một đầu dây ngắn vối với đồng hồ đo, một đầu còn lại nối vào bình gas để tiến hành nạp gas hay rút gas. Bạn nên chú ý trước khi nạp gas thì phải xả không khí bên trong đường ống của cả hai dây để tránh không khí bên ngoài lẫn vào đường ống, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của máy lạnh.

– Sau khi điều chỉnh cho gas phù hợp thì kỹ thuật viên khóa van ở bình gas trước, rồi khóa van ở giàn nóng sau đó mới khóa van ở đồng hồ đo, tránh rò rỉ gas hay thất thoát trong hệ thống.

– Mở cho hệ thống trong quá trình nạp gas để gas được luân chuyển thì việc điều chỉnh gas mới có độ chính xác cao. Bạn lưu ý, để ổn định các thông số, hãy để gas chạy từ 30 – 60 phút ổn định và kiểm tra xem trong quá trình làm việc máy chạy có thể không.

Nạp gas cho máy lạnh bao nhiêu là đủ luôn là thắc mắc của không ít người khi sử dụng điều hòa.

Cách nạp gas máy lạnh Inverter

Đầu tiên, bạn hãy kiểm tra gas trong máy lạnh. Tháo vỏ máy lạnh bằng tua vít và mở các đầu ốc nạp gas bằng mở lết. Nối dây đồng hồ vào van ga, tương tự hãy kiểm tra đồng hồ. Nếu thực hiện cách đo gas máy lạnh mà phát hiện thất thường, đừng quên kiểm tra cũng như xử lý vấn đề trước khi nạp gas mới.

Tiếp theo, hãy tiến hành hút chân không để tránh cho dòng khí đi vào hệ thống máy bị lẫn với nhiều dòng khí khác nhau. Hãy để đồng hồ hạ áp về độ ẩm, khoá van và chờ trong vòng 30 – 60 phút sau khi tắt máy hút. Đợi kim đồng hồ cân bằng về mức 0, xác nhận hệ thống đã hoàn toàn khép kín và không lẫn khí từ môi trường bên ngoài.

Sau đó bạn có thể tiến hành nạp gas bằng cách mở van khóa ở bình R410A [hết cỡ] rồi mở van khóa ở đồng hồ đến tầm 250 psi. Sau khi đã đủ, khóa van gas ở đồng hồ lại. Chỉ cần từ 15 – 20 giây để thực hiện thao tác này, sau đó bạn nên đóng lại để tránh quá tải hay rò khí.

Cách nạp gas máy lạnh Inverter đúng chuẩn.

Lưu ý khi nạp gas máy lạnh Inverter

– Khi nạp gas phải úp bình gas xuống.

– Luôn nắm được cách đo gas máy lạnh trước khi tiến hành nạp.

– Nạp ở van gas 3 ngả sau giàn nóng [ống hồi].

– Không nạp gas khi máy để chế độ sưởi vì khi đó áp suất van cao.

– Kiểm tra thiết bị đo áp, tránh việc làm sai hay không chính xác.

– Ta phải hạ nhiệt độ của máy xuống 17 độ C, nếu thời tiết lạnh thì người sửa chữa bảo trì phải tìm cách để cho bộ nén làm việc, tốc độ quạt giàn bay hơi đặt theo môi trường cụ thể.

Giá nạp gas máy lạnh r32

Dòng máy lạnh r32 cũng cần nạp gas khi máy lạnh chạy kém, lâu lạnh, làm hao tốn điện… Đây là minh chứng cho việc máy lạnh cần được áp dụng cách đo gas máy lạnh và sửa chữa đúng cách. Đặc biệt, máy lạnh chỉ thổi ra gió, không có hơi lạnh cũng cần xem xét lại, khả năng máy đã bị nghẹt gas, cần bơm gas mới hay khắc phục sự cố.

                                                 Mỗi đơn vị, doanh nghiệp sẽ có bảng giá nạp gas cho từng dòng máy lạnh khác nhau. 

Dưới đây là giá nạp gas tham khảo của một số dòng máy lạnh: 

– Giá nạp ga lạnh R22: 10.000/1PSI

– Giá nạp ga lạnh R410: 25.000/1PSI

– Giá nạp ga lạnh R32: 25.000/1PSI

Bài viết trên chỉ mang tính tham khảo để quý khách hàng có thể hiểu cũng như nắm rõ quy trình về cách đo gas, nạp gas máy lạnh. Tuy nhiên trong thực tế, việc nạp gas máy lạnh cũng đòi hỏi phải có tay nghề chuyên nghiệp và một số dụng cụ chuyên dụng, do đó bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của các kỹ thuật viên, nhân viên bảo trì để máy lạnh sớm hoạt động bình thường trở lại. Đừng quên để lại bất cứ thắc mắc nào cho chúng tôi để được hỗ trợ 24/7 một cách tận tình và chu đáo nhất về các sự cố của máy lạnh cũng như dụng cụ liên quan đến thiết bị làm lạnh nhé!

Video liên quan

Chủ Đề