Công văn cục thuế chi trả lãi vay hợp gốc năm 2024

Trả lời công văn số 07-09/SC-ĐN ngày 4/10/2005 của Nhà máy công nghiệp thời trang xuất khẩu Song Châu (sau đây gọi là Nhà máy Song Châu) tại Đà Nẵng hỏi về việc hạch toán chi phí lãi tiền vay trong trường hợp Công ty mẹ tại TP. Hồ Chí Minh vay tiền mua sắm máy móc thiết bị cho Nhà máy, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Theo quy định tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành thì:

- Chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN phải là chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và phải có hóa đơn, chứng từ hợp lệ.

- Khoản chi trả lãi vay vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ được trừ vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Theo trình bày trong công văn của Nhà máy Song Châu thì Công ty Song Châu tại TP. Hồ Chí Minh ký hợp đồng vay vốn ngân hàng để đầu tư mua nhà xưởng, máy móc thiết bị để thành lập Nhà máy Song Châu tại Đà Nẵng (hạch toán độc lập). Hàng tháng Công ty Song Châu phải tính và trả lãi vay cho ngân hàng. Nhưng do Công ty vay để đầu tư xây dựng nhà máy tại Đà Nẵng nên khi tính chi phí Cục thuế TP. Hồ Chí Minh không chấp nhận. Nhà máy sản xuất ở Đà Nẵng đã có công văn báo cáo Cục thuế Đà Nẵng cho được tính vào chi phí nhưng cũng không được chấp nhận.

Để tạo điều kiện cho Công ty giảm bớt khó khăn, tính đúng, tính đủ chi phí, Tổng cục Thuế đề nghị Công ty tại TP. Hồ Chí Minh và Nhà máy tại Đà Nẵng liên hệ với cơ quan thuế TP. Hồ Chí Minh và Tp. Đà Nẵng để được xem xét giải quyết theo hướng sau:

- Đề nghị Cục thuế TP. Hồ Chí Minh kiểm tra hợp đồng vay vốn và hạch toán tiền lãi vay ngân hàng của số vốn của Công ty Song Châu để có xác nhận về số vốn vay để phục vụ đầu tư xây dựng và hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy Song Châu tại Đà Nẵng hay đầu tư xây dựng tại Công ty ở TP. Hồ Chí Minh cũng như khoản chi trả lãi vay số vốn này đã tính hay không tính vào chi phí hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN của Công ty Song Châu tại TP. Hồ Chí Minh.

- Căn cứ công văn xác nhận của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh, nếu số tiền vốn vay đầu tư được sử dụng để phục vụ hoạt động sản xuất của Nhà máy tại Đà Nẵng và tiền lãi vay vốn chưa hạch toán vào chi phí của Công ty tại TP. Hồ Chí Minh thì Cục thuế Đà Nẵng giải quyết cho Nhà máy Song Châu được hạch toán lãi tiền vay vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN của Nhà máy.

- Từ năm 2006, đề nghị Công ty Song Châu liên hệ với ngân hàng cho vay vốn để chuyển khế ước vay vốn cho Nhà máy Song Châu. Trường hợp không chuyển được khế ước vay thì Công ty Song Châu và Nhà máy Song Châu phải có văn bản thỏa thuận về việc sử dụng vốn vay ngân hàng với nội dung Công ty Song Châu cho Nhà máy Song Châu vay lại toàn bộ số tiền mà Công ty Song Châu đã vay ngân hàng với lãi suất đúng bằng lãi suất vay ngân hàng. Nhà máy Song Châu hàng tháng phải trả tiền lãi vay cho Công ty Song Châu. Khi nhận tiền lãi vay của Nhà máy Song Châu, Công ty Song Châu xuất hóa đơn GTGT trên hóa đơn ghi nội dung thu lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh, dòng thuế suất thuế GTGT và tiền thuế gạch chéo không ghi. Hóa đơn GTGT cùng khế ước vay ngân hàng, văn bản thỏa thuận có liên quan là căn cứ để Nhà máy Song Châu hạch toán vào chi phí hợp lệ, Công ty Song Châu hạch toán vào thu nhập (hoặc bù trừ vào chi phí trả lãi ngân hàng theo hợp đồng).

Trả lời công văn số 02/2018/CV-Mcredit đề ngày 08/5/2018 của Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (sau đây gọi là Công ty) hỏi về hóa đơn, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

- Căn cứ Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định như sau:

+ Tại Khoản 3 Điều 1 quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:

“a) Dịch vụ cấp tín dụng gồm các hình thức:

- Cho vay;

- Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác;

- Bảo lãnh ngân hàng;

- Cho thuê tài chính;

- Phát hành thẻ tín dụng.

Trường hợp tổ chức tín dụng thu các loại phí liên quan đến phát hành thẻ tín dụng thì các khoản phí thu từ khách hàng thuộc quy trình dịch vụ cấp tín dụng (phí phát hành thẻ) theo quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng như phí trả nợ trước hạn, phạt chậm trả nợ, cơ cấu lại nợ, quản lý khoản vay và các khoản phí khác thuộc quy trình cấp tín dụng thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT).

…”

+ Tại Khoản 7, Điều 3 quy định về lập hóa đơn như sau:

“... Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).

“b) Tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”, “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua”

Người bán phải ghi đúng tiêu thức “mã số thuế” của người mua và người bán.

Tiêu thức “tên, địa chỉ” của người bán, người mua phải viết đầy đủ, trường hợp viết tắt thì phải đảm bảo xác định đúng người mua, người bán.

... Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”. Riêng đối với các đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu người mua không yêu cầu lấy hóa đơn, cuối ngày đơn vị phải lập chung một hóa đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hóa đơn phát sinh trong ngày”.

- Căn cứ Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:

+ Tại Khoản 2 Điều 16 quy định như sau:

“2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn

  1. Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn

Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

  1. Tiêu thức “Số thứ tự, tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền”: ghi theo thứ tự tên hàng hóa, dịch vụ bán ra; gạch chéo phần bỏ trống (nếu có). Trường hợp hóa đơn tự in hoặc hóa đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hóa đơn thì không phải gạch chéo.”

+ Tại Điều 18 quy định như sau:

“Điều 18. Bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn

  1. Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.

2. Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. ...

3. Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.

+ Tại Điểm 2.1 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn như sau:

“2.1. Tổ chức nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, đối tượng được miễn thuế GTGT thì sử dụng hóa đơn GTGT, trên hóa đơn GTGT chỉ ghi dòng giá bán là giá thanh toán, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ.

…”

Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty là đơn vị kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ cấp tín dụng (cho vay) thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT thì:

- Khi thu tiền lãi vay Công ty phải lập hóa đơn theo quy định để giao cho người vay. Trên hóa đơn tiêu thức “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua” phải ghi đủ các chỉ tiêu (nếu có); tiêu thức tên hàng hóa ghi “Thu tiền lãi vay”, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ.

- Trường hợp thu tiền lãi vay từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người vay không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người vay không lấy hóa đơn” hoặc “người vay không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.

- Trường hợp khoản thu tiền lãi vay dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người vay có yêu cầu lập và giao hóa đơn. Đối với trường hợp khoản thu lãi vay dưới 200.000 đồng mỗi lần mà người vay không lấy hóa đơn thì Công ty phải lập bảng kê và cuối mỗi ngày, Công ty lập một hóa đơn ghi số tiền lãi vay thu được trong ngày và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn” theo hướng dẫn tại Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính nêu trên.