Công thức tính khấu hao tài sản cố định

Bài viết này EasyBooks sẽ hướng dẫn chi tiết cho anh chị về cách tính khấu hao tài sản cố định [TSCĐ] theo ba phương pháp đó là phương pháp đường thẳng, phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh, phương pháp theo số lượng – khối lượng sản phẩm. Mỗi phương pháp này sẽ phù hợp với những doanh nghiệp có đặc thù khác nhau, do đó anh chị cần lựa chọn phương pháp tính khấu hao TSCĐ phù hợp.

Khấu hao tài sản cố định là gì?

Khấu hao tài sản cố định là hoạt động định giá và thực hiện phân bổ có hệ thống của TSCĐ khi những tài sản đó bị giảm dần do tự nhiên hoặc là do sự phát triển của công nghệ sau một khoảng thời gian sử dụng.

Trước khi thực hiện tính khấu hao tài sản cố định, anh chị cần xác định chi tiết hai vấn đề đó là: tài  sản cố định đó được mua mới hay đã sử dụng và thời gian để thực hiện tính khấu hao tài sản cố định hay còn gọi là thời điểm chính thức doanh nghiệp đó đưa TSCĐ vào trong quá trình sản xuất.

Lưu ý doanh nghiệp có thể chủ động quyết định thời gian tính khấu hao tài sản cố định, tuy nhiên cần dựa trên khung thời gian trích khấu hao TSCĐ của Bộ Tài Chính và có thông báo về tình trạng/thời gian tính khấu hao TSCĐ đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Mỗi loại TSCĐ sẽ có khung thời gian tính khấu hao riêng, do đó anh chị hãy căn cứ vào Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ tài chính để có thể xác định thời gian tính khấu hao cho mỗi loại tài sản cố định một cách chính xác nhất.

03 Cách tính khấu hao tài sản cố định mới nhất

Tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp để anh chị có thể lựa chọn phương pháp tính khấu hao TSCĐ đúng quy định.

Phương pháp tính khấu hao TSCĐ theo đường thẳng

Đây là phương pháp khấu hao theo mức tính ổn định hàng năm trong suốt quá trình sử dụng tài sản cố định. Phương pháp tính này sẽ phù hợp với mọi lĩnh vực kinh doanh.

Công thức tính khấu hao TSCĐ theo đường thẳng được chia thành hàng tháng và hàng năm, cụ thể:

  • Hàng tháng: Mức trích khấu hao hàng tháng = mức trích khấu hao hàng năm/12
  • Hàng năm: Mức trích khấu hao hàng năm = Nguyên giá của TSCĐ/Thời gian trích khấu hao [trong đó thời gian trích khấu hao anh chị cần dựa vào khung thời gian theo Thông tư 45/2013/TT-BTC]

Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp mua TSCĐ về sử dụng ngay trong tháng thì sẽ tính theo công thức dưới đây:

Mức trích khấu hao theo tháng phát sinh = Mức trích khấu hao theo tháng/ tổng số ngày của tháng PS x số ngày sử dụng trong tháng

Trong đó: Số ngày sử dụng trong tháng = tổng số ngày của tháng phát sinh – ngày bắt đầu sử dụng + 1

Phương pháp tính khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Phương pháp này sẽ phù hợp với những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ có thay đổi nhanh chóng và phát triển và hoạt động có hiệu quả. Đồng thời, phải thỏa mãn 2 điều kiện sau:

  • Thứ nhất TSCĐ mới và chưa qua sử dụng
  • Thứ hai, TSCĐ là những loại máy móc hoặc thiết bị, dụng cụ để thực hiện công tác đo lường thí nghiệm.

Theo đó, công thức tính khấu hao hàng năm được xác định như sau: 

Mức trích khấu hao hàng năm = giá trị còn lại của TSCĐ X tỷ lệ khấu hao nhanh

Trong đó tỷ lệ khấu hao nhanh anh chị cần thực hiện xác định theo công thức dưới đây:

Tỷ lệ khấu hao nhanh [%] = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng x hệ số điều chỉnh 

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng [%] = 1/ Thời gian trích khấu hao của TSCĐ X 100

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao tài sản sẽ được quy định như sau:

– Thời gian trích khấu hao TSCĐ đến 4 năm hệ số điều chỉnh 1.5, trên 4 – 6 năm hệ số điều chỉnh 2, trên 6 năm hệ số điều chỉnh 2.5.

Đối với những năm cuối, khi mức khấu hao bằng hay thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại TSCĐ, trường hợp này kể từ những năm đó thì mức khấu hao sẽ được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ.

Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm 

Để có thể áp dụng phương pháp này, thì TSCĐ cần phải đảm bảo 3 điều kiện như sau:

  • Có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất sản phẩm 
  • Cần xác định được tổng khối lượng và số lượng sản phẩm được tạo ra bởi TSCĐ đó
  • Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm sẽ không được thấp hơn 100% công suất thiết kế.

Theo đó, cách tính khấu hao TSCĐ theo số lượng, khối lượng sản phẩm được xác định theo công thức sau:

Mức trích khấu hao hàng tháng/năm = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng năm x Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 đơn vị sản phẩm

Tại công thức này, anh chị cần xác định mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm = nguyên giá TSCĐ/ Số lượng theo công suất thiết kế. Nếu công suất hoặc nguyên giá của TSCĐ có thay đổi, anh chị cần xác định lại mức khấu hao của TSCĐ.

Trên là 03 cách tính khấu hao tài sản cố định theo 03 phương pháp, phần mềm kế toán EasyBooks hỗ trợ người dùng dễ dàng tính khấu hao một cách chính xác và nhanh chóng.

Phần mềm kế toán EasyBooks giúp anh chị thuận lợi hơn trong công việc kế toán tài chính tại doanh nghiệp.

  • EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC
  •  Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
  • Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
  • EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư.
  • Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.

—————–

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán 

Điện thoại: 0981 772 388 – 0919 510 089

Email:

Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks 

Group trao đổi: //www.facebook.com/groups/easybooks.vn

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Bạn đang quan tâm đến cách tính khấu hao tài sản cố định được quy định như thế nào? Đừng lo, hôm nay mình sẽ giới thiệu với các bạn cách tính khấu hao tài sản cố định đã được quy định trong Thông tư 45/2013 TT- BTC một cách cụ thể nhất.
Mình sẽ giới thiệu tới các bạn 3 phương pháp để tính khấu hao tài sản cố định

I. Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng

1. Khái niệm

Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng là cách tính khấu hao tài sản của doanh nghiệp theo tháng, năm cố định.

2. Công thức tính khấu hao tài sản cố định


Mô tả công tính tính khấu hao tài sản cố định. Hình 1

Tức là: Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

Lưu ý:

+ Trường hợp thời gian trích khấu hao TSCĐ thay đổi, khi đó doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ bằng cách: lấy giá trị còn lại có trong sổ chia cho thời gian trích khấu hao còn lại của TSCĐ
+ Mức trích khấu hao TSCĐ là hiệu số giữa giá trị TSCĐ và số khấu hao lũy kế được thực hiện đến trước năm cuối của TSCĐ.

3. Ví dụ tính khấu hao tài sản cố định

Ví dụ: Công ty A mua 1 TSCĐ [ mới 100%] với giá ghi trên hóa đơn là 300 triệu đồng, chiết khấu mua hàng là 15 triệu đồng, chi phí vận chuyển là 5 triệu đồng, chi phí lắp đặt, chạy thử là 3 triệu đồng.

a. Biết rằng tài sản cố định có tuổi thọ kỹ thuật là 10 năm, thời gian trích khấu hao của tài sản cố định doanh nghiệp dự kiến là 10 năm [phù hợp với quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT- BTC], tài sản được đưa vào sử dụng vào ngày 1/1/2013. Nguyên giá tài sản cố định = 300 triệu - 15 triệu + 5 triệu + 3 triệu = 293 triệu đồng Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 293 triệu : 10 năm = 29,3 triệu đồng/năm. Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 29,3 triệu đồng: 12 tháng = 2,4 triệu đồng/ tháng Hàng năm, doanh nghiệp trích 29,3 triệu đồng chi phí trích khấu hao tài sản cố định đó vào chi phí kinh doanh. b. Sau 5 năm sử dụng, doanh nghiệp nâng cấp tài sản cố định với tổng chi phí là 30 triệu đồng, thời gian sử dụng được đánh giá lại là 6 năm [tăng 1 năm so với thời gian sử dụng đã đăng ký ban đầu], ngày hoàn thành đưa vào sử dụng là 1/1/2018. Nguyên giá tài sản cố định = 293 triệu đồng + 30 triệu đồng = 323 triệu đồng Số khấu hao luỹ kế đã trích = 29,3 triệu đồng [x] 5 năm = 146,5 triệu đồng Giá trị còn lại trên sổ kế toán = 323 triệu đồng - 146,5 triệu đồng = 176,5 triệu đồng Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 176,5 triệu đồng : 6 năm = 29,41 triệu đồng/ năm Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 29.410.000 đồng : 12 tháng = 2.451.000 đồng/ tháng

Từ năm 2018 trở đi, doanh nghiệp trích khấu hao vào chi phí kinh doanh mỗi tháng 2.451.000 đồng đối với tài sản cố định vừa được nâng cấp.

c. Xác định mức trích khấu hao đối với TSCĐ đưa vào sử dụng trước ngày 01/01/2013

+ Xác định mức trích khấu hao, có công thức  T= T2 [1 - t1/T2]  

Trong đó:


T : Thời gian trích khấu hao còn lại của tài sản cố định
T1 : Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC .
T2 : Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số .../2013/TT-BTC.
t1 : Thời gian thực tế đã trích khấu hao của tài sản cố định

+ Xác định mức khấu hao hàng năm có công thức:


Mô tả cách tính khấu hao tài sản cố định. Hình 2

Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng. +  Ví dụ tính và trích khấu hao tài sản cố định: Doanh nghiệp sử dụng một máy khai khoáng có nguyên giá 600 triệu đồng từ ngày 01/01/2011. Thời gian sử dụng xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC là 10 năm. Thời gian đã sử dụng của máy khai khoáng này tính đến hết ngày 31/12/2012 là 2 năm. Số khấu hao luỹ kế là 120 triệu đồng. - Giá trị còn lại trên sổ kế toán của máy khai khoáng là 480 triệu đồng. - Doanh nghiệp xác định thời gian trích khấu hao của máy khai khoáng là 15 năm theo Phụ lục I Thông tư số 45/2013/TT-BTC. - Xác định thời gian trích khấu hao còn lại của máy khai khoáng như sau: Thời gian trích khấu hao còn lại của TSCĐ: = 15 năm * [1- 2 năm / 10 năm] = 12 năm - Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 480 triệu đồng : 12 năm = 40 triệu đồng/ năm [theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC] Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 40 triệu đồng : 12 tháng = 3,333 triệu đồng/ tháng

Từ ngày 01/01/2013 đến hết ngày 31/12/2024, doanh nghiệp trích khấu hao đối với máy khai khoáng này vào chi phí kinh doanh mỗi tháng là 3,333 triệu đồng.

II. Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định theo số dư giảm dần có điều chỉnh

+ Công thức tính:


Mô tả cách tính khấu hao tài sản cố định. Hình 4

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của tài sản cố định quy định tại bảng dưới đây:


Mô tả cách tính khấu hao tài sản cố định. Hình 5

+ Ví dụ tính và trích khấu hao tài sản cố định: Ví dụ: Công ty A mua một thiết bị sản xuất các linh kiện điện tử mới với nguyên giá là 50 triệu đồng. Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 [ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC] là 5 năm. Xác định mức khấu hao hàng năm như sau: - Tỷ lệ khấu hao hàng năm của tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đường thẳng là 20%. - Tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư giảm dần bằng 20% x 2 [hệ số điều chỉnh] = 40%

- Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định trên được xác định cụ thể theo bảng dưới đây:


Mô tả cách tính khấu hao tài sản cố định. Hình 6

Trong đó: + Mức khấu hao tài sản cố định từ năm thứ nhất đến hết năm thứ 3 được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh [40%].

+ Từ năm thứ 4 trở đi, mức khấu hao hàng năm bằng giá trị còn lại của tài sản cố định [đầu năm thứ 4] chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định [10.800.000 : 2 = 5.400.000]. [Vì tại năm thứ 4: mức khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần [10.800.000 x 40%= 4.320.000] thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định [10.800.000 : 2 = 5.400.000]].

III. Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định theo số lượng, khối lượng sản phẩm

Công thức tính:


Công thức tính khấu hao tài sản cố địng theo số lượng, khối lượng sản phẩm. 

Trong đó: 

Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau:

Trên đây mình đã giới thiệu cho các bạn 3 phương pháp tính khấu hao tài sản cố định theo Thông tư 45/2013/TT-BTC. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu rõ hơn về cách định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cũng như lập báo cáo, lưu trữ giấy tờ và chuẩn bị cho kỳ kiểm toán một cách chính xác nhất với khóa học Kế toán online. Ngoài ra bạn cần trang bị thêm cho bản thân nhiều kiến thức về học Excel online để xây dựng nền tảng vững chắc trong việc học hòi và thực hành làm việc kế toán của mình. Cảm ơn các bạn đã đọc hết bài viết. 

>> Cách xác định thời gian khấu hao tài sản cố định

>> Cách hạch toán hàng bán bị trả lại mà người làm kinh doanh nên biết


Tags: Kế Toán

Video liên quan

Chủ Đề