Ôn tập giữa học kì 1 lớp 4 trang 97



  • Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

Với giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 Ôn tập giữa học kì 1 Tiết 3 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 4 trả lời các câu hỏi trong bài học trang 97 Tiếng Việt lớp 4 từ đó nắm được nội dung chính bài Ôn tập giữa học kì 1 Tiết 3.

Câu 2 [trang 97 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1] : Dựa vào nội dung các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: " Măng mọc thẳng" ghi lại những điều cần nhớ về tên bài, nội dung chính, nhân vật, giọng đọc

Trả lời:

Quảng cáo

1- a] Tên bài : Một người chính trực

b] Nội dung chính: Tô Hiến Thành, một người ngay thẳng chính trực đặt việc nước lên trên tình riêng

c] Nhân vật: Tô Hiến Thành, Đỗ Thái Hậu

d] Giọng đọc: Chậm rãi rõ ràng dứt khoát

2-a] Tên bài: Những hạt thóc giống

b] Nội dung chính: Sự trung thực dũng cảm của cậu bé Chôm được vua tin yêu và truyền cho ngôi báu

c] Nhân vật: Nhà vua, cậu bé Chôm

d] Giọng đọc: Chậm rãi, khoan thai như người ta đang kể chuyện. Lời của Chôm thật thà, ngay thẳng. Lời của vua ôn tồn, dõng dạc

Quảng cáo

3-a] Tên bài: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca

b] Nội dung chính: Nỗi ân hận, dằn vặt của An-đrây-ca về hành động mải chơi của mình, thể hiện sự nghiêm khắc đối với bản thân

c] Nhân vật: An-đrây-ca, người mẹ

d] Giọng đọc: Nhẹ nhàng, âm điệu buồn, xúc động

4-a] Tên bài : Chị em tôi

b] Nội dung chính: Hành động của cô em gái đã làm cho người chị hay nói dối ba để đi chơi thức tỉnh lại

c] Nhân vật: Người chị, cô em gái, người cha

d] Giọng đọc: Hóm hỉnh, nhẹ nhàng, cần thay đổi ngữ điệu đọc cho phù hợp với tính cách của nhân vật. Lời cha ôn tồn khuyên bảo, lời cô em gái hồn nhiên, hóm hỉnh, lời người chị lúc thì lễ phép, lúc thì bực tức

Quảng cáo

Tham khảo giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4:

  • Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Ôn tập học kì 1 tiết 3 Tuần 10 [trang 66]

Xem thêm các bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tuần 10 khác:

Trắc nghiệm Ôn tập Giữa học kì 1 phần Tập đọc [có đáp án]

Câu 1: Sắp xếp các bài tập đọc sau vào các chủ điểm tương ứng đã được học

Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca           Dế Mèn bênh vực kẻ yếu          Mẹ ốm         Truyện cổ nước mình           Gà Trống và Cáo           Thư thăm bạn          Người ăn xin            Một người chính trực             Tre Việt Nam           Những hạt thóc giống         Chị em tôi

Thương người như thể thương thân

Măng mọc thẳng

Hiển thị đáp án

Đáp án:

- Thương người như thể thương thân: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Mẹ ốm, Truyện cổ nước mình, Thư thăm bạn, Người ăn xin.

- Măng mọc thẳng: Một người chính trực, Tre Việt Nam, Những hạt thóc giống, Gà Trống và Cáo, Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca, Chị em tôi.

Câu 2:Sắp xếp các bài tập đọc trong chủ điểm 3 Trên đôi cánh ước mơ với các thể loại tương ứng.

Trung thu độc lập         Ở Vương quốc Tương Lai         Nếu chúng mình có phép lạ        Đôi giày ba ta màu xanh            Thưa chuyện với mẹ          Điều ước của vua Mi-đát

Văn xuôi

Kịch hoặc thơ

Hiển thị đáp án

Đáp án:

- Văn xuôi: Trung thu độc lập, Đôi giày ba ta màu xanh, Thưa chuyện với mẹ, Điều ước của vua Mi-đát

- Kịch hoặc thơ: Ở Vương quốc Tương Lai [kịch], Nếu chúng mình có phép lạ [thơ]

Câu 3: Đoạn thơ sau nằm trong bài tập đọc nào?

       “Rất công bằng, rất thông minh

  Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang

       Thị thơm thị giấu người thơm

  Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

       Đẽo cày theo ý người ta

  Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì”

A. Mẹ ốm

B. Truyện cổ nước mình

C. Nếu chúng mình có phép lạ

D. Tre Việt Nam

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Những câu thơ trên nằm trong bài tập đọc Truyện cổ nước mình của tác giả Lâm Thị Mĩ Dạ.

Đáp án đúng: B. Truyện cổ nước mình

Câu 4: Theo con giọng đọc trầm buồn, xúc động phù hợp khi nhắc tới bài tập đọc nào?

A. Một người chính trực

B. Những hạt thóc giống

C. Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca

D. Chị em tôi

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Giọng đọc trầm buồn, xúc động phù hợp khi nhắc tới bài tập đọc Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca. Bởi toàn bộ bài văn là sự day dứt, ân hận của An-đrây-ca vì luôn nghĩ rằng vì mình mà ông không thể sống lâu hơn một chút được

Đáp án đúng: C. Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca

Câu 5: Câu thơ sau đây trong bài Tre Việt Nam gợi lên phẩm chất gì của người Việt Nam?

Bão bùng thân bọc lấy thân

  Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm

      Thương nhau, tre chẳng ở riêng

  Lũy thành từ đó mà nên hỡi người

A. Cần cù

B. Đoàn kết

C. Ngay thẳng

D. Hi sinh

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Những câu thơ trên gợi lên phẩm chất đoàn kết của người Việt Nam.Những cây tre thường mọc thành cụm, thành khóm bao quanh nhau, bảo vệ nhau chính bởi vậy mà nắng mưa bão bùng dường như cũng không thể tác động quá nhiều đến tre. Giống như người Việt Nam ta từ ngàn đời này vẫn sáng ngời truyền thống đoàn kết, che chở và giúp đỡ lẫn nhau đặc biệt là trong những lúc khó khăn, nguy nan.

Đáp án đúng: B. Đoàn kết

Xem thêm các loạt bài để học tốt Tiếng Việt 4 hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 3-4-5 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn Tiếng Việt lớp 4 | Giải bài tập Tiếng Việt 4 | Để học tốt Tiếng Việt 4 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Tiếng Việt 4Để học tốt Tiếng Việt 4 và bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

on-tap-giua-hoc-ki-1-tuan-10.jsp



  • Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

Với giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 Ôn tập giữa học kì 1 Tiết 2 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 4 trả lời các câu hỏi trong bài học trang 97 Tiếng Việt lớp 4 từ đó nắm được nội dung chính bài Ôn tập giữa học kì 1 Tiết 2.

Câu 2 [trang 97 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1] : Dựa vào nội dung bài chính tả "Lời hứa" trả lời câu hỏi đã cho [SGK TV4, tập 1 trang 97]

Trả lời:

Quảng cáo

a] Em được giao nhiệm vụ gì trong trò chơi đánh trận giả?

- Đứng gác kho đạn.

b] Vì sao trời đã tối mà em không về?

- Em không về vì em đã hứa đứng gác cho tới khi có người đến thay.

c] Các dấu ngoặc kép trong bài được dùng để báo trước bộ phân sau:

- Các dấu ngoặc kép trong bài được dùng để báo trước bộ phận sau nó là lời của bạn em bé hay của em bé đứng giác

d] Có thể đưa những bộ phận trong dấu ngoặc kép xuống dòng đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng không? Vì sao?

- Không đưa bộ phận trong dấu ngoặc kép xuống dòng đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng được. Bởi vì những bộ phận ấy là lời em nhỏ thuật lại chứ không phải là lời đối thoại. Nhằm phân biệt với những lời đối thoại của em bé với vị khách.

Quảng cáo

Câu 3 [trang 97 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1] : Lập bảng tổng kết quy tắc viết tên riêng theo mẫu sau

Trả lời:

Các loại tên riêng Quy tắc viết Ví dụ
1- Tên người tên địa lí Việt Nam - Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ
2- Tên người tên địa lí nước ngoài

- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó, giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu ngang nối

- Tên riêng phiên âm Hán Việt viết như tên riêng của Việt Nam.

- Lép – Tôn – xtôi

- Công gô

- Khổng Tử

- Hi Mã Lạp Sơn

Quảng cáo

Tham khảo giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4:

  • Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Ôn tập học kì 1 tiết 2 Tuần 10 [trang 65]

Xem thêm các bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tuần 10 khác:

Trắc nghiệm Ôn tập Giữa học kì 1 phần Chính tả [có đáp án]

Câu 1: Con điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu chuyện sau:

giao cho        trận giả      lính gác          trung sĩ             ngẩng đầu         bụi cây

Lời hứa

Tôi rời công viên vào lúc phố đã lên đèn. Bỗng nghe sau______có tiếng một em bé khóc. Bước tới gần, tôi hỏi: 

- Sao em chưa về nhà?

Em nhỏ ____nhìn tôi, đáp:

- Em không về được !

- Vì sao?

- Em là________

- Sao lại là lính gác?

- Có mấy bạn rủ em đánh __________. Một bạn lớn bảo: “Cậu là _________và ________em đứng gác kho đạn ở đây. Bạn ấy lại bảo: “Cậu hãy hứa là đứng gác cho đến khi có người tới thay.” Em đã trả lời: “Xin hứa.”

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Lời hứa

Tôi rời công viên vào lúc phố đã lên đèn. Bỗng nghe sau bụicây có tiếng một em bé khóc. Bước tới gần, tôi hỏi:

- Sao em chưa về nhà?

Em nhỏ ngẩng đầu nhìn tôi, đáp:

- Em không về được!

- Vì sao?

- Em là lính gác.

- Sao lại là lính gác?

- Có mấy bạn rủ em đánh trận giả. Một bạn lớn bảo: “Cậu là trung sĩ” và giao cho em đứng gác kho đạn ở đây. Bạn ấy lại bảo: “Cậu hãy hứa là đứng gác cho đến khi có người tới thay.” Em đã trả lời: “Xin hứa.”

Đáp án đúng:

Các từ cần điền vào chỗ trống theo thứ tự: bụi cây, ngẩng đầu, lính gác, trận giả, trung sĩ, giao cho

Câu 2: Con điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn văn sau:

hương sen          ngậm đòng             xô đuổi            vời vợi           thoang thoảng           nắng chiều             ao ước         tha thiết

Chiều trên quê hương

Đó là một buổi chiều mùa hạ có mây trắng _______nhau trên cao. Nền trời xanh _____. Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, ________đến nỗi khiến người ta phải ________giá mà mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là ________vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa _______hương lúa ______và_________

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Đó là một buổi chiều mùa hạ có mây trắng xô đuổi nhau trên cao. Nền trời xanh vời vợi. Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, tha thiết đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mà mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là nắng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang

thoảng hương lúa ngậm đòng và hương sen.

Đáp án đúng

Các từ cần điền vào chỗ trống theo thứ tự: xô đuổi, vời vợi,tha thiết, ao ước,nắng chiều, thoang thoảng, ngậm đòng, hương sen

Câu 3: Điền chữ cái thích hợp vào chỗ trống:

Ang          an           l          n

Trời nắng ch______chang, mẹ em________ội xuống ruộng gặt lúa.

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Trời nắng chang chang, mẹ em lội xuống ruộng gặt lúa.

Đáp án đúng

Cần điền vào chỗ trống: ang, l

Câu 4: Điền chữ cái thích hợp vào chỗ trống:

S         x          ăn          ăng

Khi mà con bé đã _______ẵn sàng cho một chuyến đi xa thì phát hiện ra xe hết x____.

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Khi mà con bé đã sẵn sàng cho một chuyến đi xa thì phát hiện ra xe hết xăng.

Cần điền vào các chỗ trống: s, ăng

Câu 5: Điền vào chỗ trống tiếng chứa vần iên/yên hay iêng để hoàn chỉnh đoạn thơ sau:

Cửa 

 đêm đêm

Rạng ngời đèn

Con tàu rời bến

còi thiết tha

Chào cảnh bình

Chào những người thợ

Đã thức vì tàu.

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Cửa biển đêm đêm

Rạng ngời đèn điện

Con tàu rời bến

Tiếng còi thiết tha

Chào cảnh bình yên

Chào những người thợ

Đã thức vì tàu

Đáp án đúng:

Các từ cần điền vào chỗ trống theo thứ tự:biển, điện, Tiếng, yên

Xem thêm các loạt bài để học tốt Tiếng Việt 4 hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 3-4-5 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn Tiếng Việt lớp 4 | Giải bài tập Tiếng Việt 4 | Để học tốt Tiếng Việt 4 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Tiếng Việt 4Để học tốt Tiếng Việt 4 và bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

on-tap-giua-hoc-ki-1-tuan-10.jsp

Video liên quan

Chủ Đề