Có nên đút sữa bằng muỗng

Bé nhà mình có một giai đoạn cũng thế, ko thể nào cho con ăn đến 30ml í. về sau mình phát hiện ra là do bé buồn ngủ nên ko hợp tác. B thử cho ăn lúc vừa ngủ dậy xem sao (lúc ngủ ko đủ giấc mà dậy cũng ko ăn thua nhé, cứ cho chơi một lúc ngủ tiếp sau đó tỉnh dậy mới cho ăn). nhưng khi cho bé ăn đc bằng thìa thì rất khó để bé bú bình bạn nhé. Tốt hơn hết bạn nên để bé đói rồi cho ngậm ti mẹ, lúc nào bé buồn ngủ thì lại có thể ti mẹ đấy. Bé nhà m ko ti ngồi và ko ti lúc thức, chỉ lúc bắt đầu buồn ngủ mới rúc. Thế mới lạ kỳ, thế nên bạn cứ thử các thời điểm xem bé nhà m thích hợp với điều kiện, hoàn cảnh nào nhất. Nhưng đừng bao giờ để bụng bé lưng lửng mà thử các bp, ko ăn thua đâu, tốt nhất để lúc bé đói bạn ạ

Có những trẻ khi không có vú mẹ sẽ không bú bình là việc thường xảy ra. Nếu không chịu bú bình, em đút muỗng sẽ tốt hơn bú bình. Hiện nay theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới cũng khuyến cáo nếu bé không bú mẹ thì sẽ dùng ly và muỗng là phù hợp nhất và tốt nhất.

Khi trẻ hơn 6 tháng, ngoài các cử bú mẹ thì tập cho trẻ ăn bột, soup, cháo bằng muỗng hoặc bằng ly chén. Khuyến cáo không dùng bình và ống hút. Em cố gắng ban đầu khó khăn nhưng dần dần sẽ ổn định.

Mời em đến tham dự lớp “Hướng dẫn thực hành ăn dặm cho bé trên 6 tháng tuổi” vào 9h sáng thứ 4 hàng tuần tại phòng số 1, khu khám trẻ M1 tại 227 Cống Quỳnh Q1. 

Nếu có nhu cầu cần tư vấn, em đến phòng khám và tư vấn dinh dưỡng tại tầng trệt khu M. (Liên hệ đặt lịch hẹn qua số điện thoại: 08.540.28.29 – nội bộ 228 hoặc 606).

Khi bé đã quen bú vú mẹ thì bạn có thể tập cho bé bú bình khi bé được 3 tháng tuổi hoặc nếu bạn phải đi làm lúc con 2 tháng tuổi thì có thể tập khi bé được 1 tháng tuổi. Lúc này, bé đã có kỹ năng bú mẹ thành thạo nên việc bú bình không làm bé quên cách bú vú mẹ. Khi bạn ở nhà sẽ cho bé bú trực tiếp và khi bạn đi làm thì người nhà của bạn sẽ cho bé bú sữa mẹ vắt sẵn bằng bình sữa. Bú bình dù thuận tiện hơn cho ăn bằng muỗng hoặc uống bằng cốc nhưng việc vệ sinh bình sữa núm vú sẽ phức tạp hơn. Khi bé tập bú bình hoặc ăn bằng thìa, bạn nên để người sẽ chăm sóc bé tập cho bé và tạm tránh đi phòng khác. Em bé của bạn có khứu giác rất nhạy với mùi của mẹ, khi biết có mẹ đang ở gần bé sẽ không chịu tập cách ăn mới mà chỉ muốn được bú mẹ thôi!

3. Tìm sự hỗ trợ từ nơi làm việc
Bạn sẽ phải vắt sữa mỗi 3 giờ một lần, mỗi lần 20 phút. Hãy tìm sự ủng hộ và đồng cảm của đồng nghiệp và sếp của mình. Bạn có thể thương lượng với sếp cho phép bạn sắp xếp thời gian làm việc linh động để có khoảng thời gian vắt sữa cho con. Ví dụ bạn có thể dùng 60 phút được nghỉ mỗi ngày trong chế độ nuôi con đến 12 tháng tuổi để có 2 khoảng nghỉ vắt sữa ngoài giờ nghỉ trưa. Thuyết phục sếp rằng nếu con bạn được nuôi bằng sữa mẹ thì con bạn sẽ khoẻ mạnh hơn nên bạn sẽ ít phải nghỉ phép để chăm con ốm và công việc sẽ hiệu quả hơn.

4. Chuẩn bị dụng cụ trữ sữa và vận chuyển sữa
Bạn cần có túi mốp cách nhiệt và đá khô dạng gel đóng hộp để vận chuyển sữa từ nơi làm việc về nhà. Nếu dùng tủ lạnh tại nơi làm việc để trữ sữa thì bạn nên để sữa vào trong hộp nhựa rồi để vào ngăn đông để tránh nhiễm bẩn. Nếu nơi làm việc không có tủ lạnh thì sữa mẹ vắt ra có thể trữ an toàn 24 giờ trong một hộp giữ nhiệt có chứa nước đá sao cho nhiệt độ trong hộp là 15 độ C.

Có nên đút sữa bằng muỗng

Hình minh họa

5. Chuẩn bị vắt sữa từ khi nào?
Nếu từ lúc sinh đến giờ bạn cho bé bú mẹ trực tiếp thì bạn cần bắt đầu vắt sữa để trữ khoảng 4 tuần trước khi đi làm trở lại. Tuần đầu tiên, bạn chỉ cần vắt mỗi ngày 1 lần. Ba tuần kế tiếp, mỗi tuần bạn tăng thêm 1 cữ vắt sữa trong ngày. Hai tuần trước khi bắt đầu đi làm, bạn bắt đầu tập cho bé ăn sữa mẹ vắt sẵn. Sữa trữ đông có mùi vị khác sữa mẹ bú trực tiếp nên thoạt đầu bé có thể sẽ không thích. Bạn nhớ đừng lắc trộn túi sữa hoặc chai sữa sau khi rã đông mà xoay tròn nhẹ nhàng để hạn chế thay đổi mùi vị của sữa.

 6. Cách trữ sữa mẹ
Bạn có thể dùng túi chuyên dụng để trữ sữa hoặc chai sữa bằng thuỷ tinh để trữ sữa. Chai nhựa trữ sữa làm giảm đáng kể kháng thể IgA có trong sữa mẹ. Nếu dùng chai nhựa trữ sữa thì chỉ dùng loại nhựa BPA free để tránh tác hại của bisphenol A lên hệ nội tiết của trẻ. Nếu trữ sữa ở ngăn mát tủ lạnh, bạn cần đảm bảo nhiệt độ ổn định ở 4 độ C và không để sữa ở cánh cửa tủ lạnh. Sữa để ở ngăn mát có thể trữ được 4-8 ngày, tuỳ mức độ vệ sinh khi vắt sữa. Sữa có thể trữ được ở ngăn đông đến 3 tháng. Sữa trữ quá 3 tháng sẽ giảm chất lượng đi rất nhiều. Bạn nhớ ghi ngày tháng vắt sữa trên túi hoặc chai trữ sữa.

7. Cách rã đông sữa
Bạn đưa sữa đông lên ngăn mát qua đêm để rã đông chậm. Bạn có thể ngâm chai đựng sữa đã rã đông vào chén nước ấm 40 độ C trong 20 phút để làm ấm sữa trước khi cho bé bú hoặc có thể cho bé uống sữa mát, không cần ngâm nóng. Nghiên cứu cho thấy sữa được ngâm nóng đến 37 độ C bị mất chất béo do bám vào thành bình nhiều hơn là sữa 4 độ C.

8. Duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bà mẹ nuôi con bú
Khi đi làm, bạn sẽ dễ bị công việc làm quên đi việc uống nước đầy đủ, điều này sẽ ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ. Ngoài ra, chế độ ăn cần được duy trì cân đối và đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo sức khoẻ cho công việc và tạo sữa cho con. Tránh bỏ bữa sáng do vội vã hay ăn uống qua loa.

Có được sự chuẩn bị tốt thì bạn hoàn toàn có thể tiếp tục duy trì sữa mẹ cho con khi trở lại với công việc. Vắt sữa đều đặn sẽ giúp bạn giữ được sữa mẹ cho con đến khi con được 2 tuổi. Sữa mẹ sẽ giúp bảo vệ bé yêu của bạn tránh những bệnh tật đang chực chờ tấn công khi lượng kháng thể của mẹ truyền sang con qua nhau thai đã cạn dần. Hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và tình yêu của người mẹ sẽ giúp bạn thành công.

Phòng Công tác Xã hội - Bệnh viện Phụ sản TP. Cần Thơ Theo Bệnh viện Từ Dũ http://www.tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/nuoi-con-bang-sua-me/chuan-bi-di-lam-tro-lai-sau-thoi-gian-nam-o/