Cơ cấu xuất khẩu là gì

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả năm về đích với con số kỷ lục 668,5 tỷ USD. Ảnh minh họa
Thông tin mới nhất từ Tổng cục Thống kê [TCTK], trong tháng 12/2021, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 66,5 tỷ USD, tăng 6,4% so với tháng trước và tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước.

Riêng trong tháng cuối cùng của năm, ước tính kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 34,5 tỷ USD, tăng 8,3% so với tháng trước và tăng 24,8% so với cùng kỳ năm trước. Quý IV, kim ngạch xuất khẩu quý IV/2021 ước đạt 95,6 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước và tăng 16,4% so với quý III/2021.

Tính chung năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 336,25 tỷ USD, tăng 19% so với năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 88,71 tỷ USD, tăng 13,4%, chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài [kể cả dầu thô] đạt 247,54 tỷ USD, tăng 21,1%, chiếm 73,6%.

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu năm 2021, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 89,2%, tăng 0,6 điểm phần trăm so với năm trước; nhóm hàng nông sản, lâm sản chiếm 7,1%, giảm 0,2 điểm phần trăm; nhóm hàng thủy sản chiếm 2,6%, giảm 0,4 điểm phần trăm; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chiếm 1,1%, bằng năm trước.

Liên quan đến nhập khẩu, ước tính tháng 12/2021, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 32 tỷ USD, tăng 4,5% so với tháng trước và tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước.

Quý IV/2021, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 89,07 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước và tăng 6,2% so với quý III/2021. Tính chung năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 332,25 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 114,07 tỷ USD, tăng 21,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 218,18 tỷ USD, tăng 29,1%. Trong năm 2021 có 47 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỉ trọng 94,1% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Xuất siêu 4 tỷ USD

Cũng theo TCTK, tháng 12, ước tính xuất siêu 2,54 tỷ USD. Trước đó, cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng 11 xuất siêu 1,26 tỷ USD, 11 tháng xuất siêu 1,46 tỷ USD. Tính chung năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 4 tỷ USD [năm trước xuất siêu 19,94 tỷ USD]. Trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 25,36 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài [kể cả dầu thô] xuất siêu 29,36 tỷ USD.

Về thị trường, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 95,6 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 109,9 tỷ USD.

Bên cạnh đó, việc khai thác các hiệp định thương mại tự do đạt kết quả khả quan, đăc biệt là hiệp định thương mại tự do với EU, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, nhờ đó, xuất siêu sang EU lần đầu tiên đạt 23 tỷ USD, tăng 12,1% so với năm trước. Dù vậy, với đặc thù nhập khẩu nhiều để phục vụ xuất khẩu, nhập siêu từ một số thị trường chính như Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản tăng trong thời gian qua.

Kết thúc năm 2021, cả nước có 35 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, chiếm 93,8% tổng kim ngạch xuất khẩu [có 8 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 69,7%]./.

Minh Ngọc


Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài.

Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá ra nước ngoài, nó không phải là hành vi bán hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân.Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh dễ đem lại hiệu quả đột biến. Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập[1] khẩu và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ.

  • Khi các nhân tố liên quan đến chi phí sản xuất hàng xuất khẩu ở trong nước không thay đổi, giá trị xuất khẩu phụ thuộc vào thu nhập của nước ngoài vào tỷ giá hối đoái
    • Thu nhập của nước ngoài tăng [cũng có nghĩa là khi tăng trưởng kinh tế của nước ngoài tăng tốc], thì giá trị xuất khẩu có cơ hội tăng lên.
    • Tỷ giá hối đoái tăng [tức là tiền tệ trong nước mất giá so với ngoại tệ], thì giá trị xuất khẩu cũng có thể tăng nhờ giá hàng tính bằng ngoại tệ thu được và quy đổi về tiền trong nước trở nên cao hơn.

Trong tính toán tổng cầu, xuất khẩu được coi là nhu cầu từ bên ngoài [ngoại nhu]. Mức độ phụ thuộc của một nền kinh tế vào xuất khẩu được đo bằng tỷ lệ giữa giá trị nhập khẩu và tổng thu nhập quốc dân. Đối với những nền kinh tế mà cầu nội địa yếu, thì xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Chính vì thế, nhiều nước đang phát triển theo đuổi chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu. Tuy nhiên, vì xuất khẩu phụ thuộc vào yếu tố nước ngoài, nên để đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững, IMF thường khuyến nghị các nước phải dựa nhiều hơn nữa vào cầu nội địa.

  • Nhập khẩu
  • Cán cân thương mại

  1. ^ “Khái niệm và vai trò của xuất khẩu”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2018.

  Bài viết chủ đề kinh tế học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Xuất_khẩu&oldid=65181628”

Việc làm Xuất - nhập khẩu

Cán cân xuất nhập khẩu nghe có vẻ khá phức tạp, tuy nhiên hiểu một cách đơn giản nhất thì đây là mức chệnh lệch của giá trị xuất khẩu và nhập khẩu. Cán cân xuất nhập khẩu ghi lại chi tiết về sự thay đổi của các ngành này trong một giai đoạn kinh tế nhất định, theo tháng, quý và năm. Và khi so sánh quan hệ giá trị giữa 2 ngành này, nếu giá trị của hàng hóa xuất khẩu lớn hơn sẽ được gọi là xuất siêu, ngược lại, nếu giá trị hàng hóa của nhập khẩu lớn hơn sẽ gọi là nhập siêu.

Cán cân xuất nhập khẩu là gì?

Đặc biệt, khi lấy các giá trị xuất khẩu trừ đi giá trị nhập khẩu sẽ cho ra một kết quả về nền kinh tế của vùng hay quốc gia. Nếu mức chênh lệch đó lớn hơn 0 thì cán cân sẽ thặng dư, còn nếu thấp hơn 0 sẽ là thâm hụt. Cán cân xuất nhập khẩu chỉ khi ở mức bằng 0 thì mới cân bằng và đạt trạng thái hiệu quả nhất cho nền kinh tế.

1.2. Những yếu tố có ảnh hưởng đến cán cân xuất nhập khẩu

Ảnh hưởng đến cán cân xuất nhập khẩu có 3 yếu tố cơ bản nhất là:

- Xuất khẩu – yếu tố làm thay đổi cán cân xuất nhập khẩu bởi nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng cũng như đối tượng tiêu thụ các mặt hàng đó ngày càng có sự thay đổi.

- Nhập khẩu – nhân tố có xu hướng tăng mạnh khi GDP tăng lên, thậm chí tốc độ tăng trưởng của các mặt hàng nhập khẩu còn có lúc tăng mạnh hơn cả GDP. Bên cạnh đó, nhập khẩu cũng thay đổi theo chiều hướng tăng lên khi giá cả của các mặt hàng sản xuất ở trong nước cũng như ra thế giới có sự thay đổi mạnh mẽ. Với trường hợp giá cả của sản xuất hàng hóa trong nước tăng lên mà giá cả trên thế giới vẫn không thay đổi hoặc chỉ biến động nhẹ thì kim ngạch nhập khẩu hay hạn ngạch nhập khẩu cũng vẫn sẽ tăng lên.

- Tỷ giá hối đoái là một nhân tố có tác động khá mạnh mẽ đến cán cân xuất nhập khẩu. Bởi khi tỷ giá của đồng nội tệ có dự biến động sẽ dẫn đến sự thay đổi của các hoạt động xuất hay nhập khẩu hàng hóa của vùng hay đất nước đó.

1.3. Cách tính cán cân xuất nhập khẩu

Cách tính cán cân xuất nhập khẩu

Như đã phân tích ở trên, cán cân xuất nhập khẩu được tính theo sự chệnh lệch của giá trị xuất khẩu và nhập khẩu. Do đó, công thức để tính cán cân xuất nhập khẩu như sau:

Cán cân xuất nhập khẩu = giá trị hàng xuất khẩu – giá trị hàng nhập khẩu.

Trong đó, giá trị hàng xuất khẩu được hiểu đơn giản là những giá trị hàng hóa, dịch vụ đã xuất bán ra nước ngoài. Còn giá trị nhập khẩu là những giá trị hàng hóa, dịch vụ được nhập về từ nước ngoài để kinh doanh, buôn bán và đem lại lợi nhuận cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

Xem thêm: Giải mã vấn đề xoay quanh Công ty xuất nhập khẩu tiếng Anh là gì

Việc làm Nông - Lâm - Ngư - Nghiệp

2. Cơ cấu xuất nhập khẩu tại Việt Nam

2.1. Cơ cấu xuất nhập khẩu là gì?

Cơ cấu xuất nhập khẩu là tổng thể những bộ phận giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu và hợp thành tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các vùng, các quôc gia cùng những mối quan hệ ổn định, phát triển mạnh mẽ giữa các bộ phận đó dựa theo điều kiện về kinh tế - xã hội nhất định trong thời kỳ nào đó. Đây là kết quả của quá trình lao động, sáng tạo ra các giá trị vật chất và các dịch vụ của nền kinh tế thương mại với mức độ cũng như trình độ nhất định của các đối tượng khi tham gia vào sự phân công lao động quốc tế. Nền kinh tế của một quốc gia phát triển như thế nào thì cơ cấu xuất nhập khẩu cũng sẽ thay đổi tương ứng, phản ảnh rõ nét trình độ phát triển của một quốc gia. Do đó, cơ cấu xuất nhập khẩu cũng có đầy đủ những đặc trưng cơ bản sau:

- Cơ cấu xuất nhập khẩu luôn mang tính khách quan.

- Cơ cấu xuất nhập khẩu thể hiện qua số lượng và chất lượng.

- Cơ cấu xuất nhập khẩu có tính lịch sử, bắt đầu từ một cơ sở cơ cấu nào đó, kế thừa và phát triển.

- Cơ cấu xuất nhập khẩu luôn phải đảm bảo được tính hiệu quả cho nền kinh tế của mỗi quốc gia.

- Cơ cấu xuất nhập khẩu luôn có mục tiêu định trước, có tính hướng dịch.

- Cơ cấu xuất nhập khẩu luôn ở trạng thái phát triển từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

Cơ cấu xuất nhập khẩu là gì?

Cơ cấu xuất nhập khẩu thường được tiếp cận theo 2 hướng là giá trị xuất nhập khẩu đã được thực hiện ở thị trường nào và giá trị xuất nhập khẩu bao gồm mặt hàng hay nhóm hàng gì. Như vậy, cơ cấu xuất nhập khẩu bảo gồm 2 loại phổ biến nhất:

- Cơ cấu về thị trường xuất nhập khẩu được hiểu là sự phân bổ rõ ràng, cụ thể các giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu theo nền kinh thế của từng quốc gia, lãnh thổ trên thế giới và có tư cách là thị trường để tiêu thụ hàng hóa. Cơ cấu này phản ánh rõ nét sự mở rộng các mối quan hệ kinh doanh, buôn bán giữa các vùng, các quốc gai với nhau cũng như mức độ tham gia vào quá trình phân công lao động thế giới. Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu về bản chất được hiểu chính là tổng hợp của rất nhiều các yếu tố khác nhau như chính trị, kinh tế, khoa học, công nghệ, các chính sách, chủ trương,...

- Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu là sự tương quan giữa các mặt hàng, các ngành hay tỷ lệ tương quan giữa các thị trường xuất nhập khẩu. Và thương mại là một lĩnh vực về trao đổi, buôn bán hàng hóa trong nền kinh tế của thị trường. Đây được xem là một ngành kinh tế kỹ thuật với chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là trao đổi hàng hóa qua mua bán tự động trên cơ sở giá cả của thị trường hoặc là qua tiền tệ. Cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu chính là một phần của cơ cấu thương mại và là tổng thể của tất cả các mối quan hệ trong kinh tế và các bộ phận lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất.

Và hiện nay, cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu tại Việt Nam vô cùng đa dạng, phong phú với nhiều hình thức khac nhau như:

+ Các mặt hàng xuất nhập khẩu xét theo công dụng, chức năng của sản phẩm, hàng hóa. Tức là coi các sản phẩm xuất nhập khẩu nằm trong nhóm tư liệu để sản xuất hoặc tiêu dùng. Trong đó, tư liệu sản xuất lại bao gồm có tư liệu đầu vào, các loại máy móc, thiết bị,...

+ Phân chia các mặt hàng xuất nhập khẩu còn dựa trên tính chất chuyên môn hóa việc sản xuất theo ngành. Nghĩa là phân chia thành các sản phẩm công nghiệp nặng và khoáng sản, ngành công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp, ngành nông – lâm – ngư nghiệp,... Đây cũng là 3 phương thức hoạt động chính của Việt Nam hiện nay.

+ Các mặt hàng xuất nhập khẩu dựa trên trình độ kỹ thuật của chính các sản phẩm đó như là các sản phẩm thô, sơ chế hay chế biến.

+ Bên cạnh đó, mặt hàng xuất nhập khẩu còn tùy theo hàm lượng của các yếu tố sản xuất để cấu thành giá trị của sản phẩm.

Xem thêm: Custom clearance là gì? Bí quyết chuyển hàng qua hải quan thuận lợi

2.3. Sự cần thiết phải thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu Việt Nam

Sự cần thiết phải thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu tại Việt Nam

Hiện nay, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội thì yêu cầu về việc thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam là tất yếu và cần thiết để đẩy mạnh đất nước. Cụ thể là:

- Việc thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu có tác động khá lớn đến mối quan hệ với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như hội nhập kinh tế thế giới. Tuy nhiên để có thể đánh giá được một cách khách quan, chính xác thực trạng cơ cấu xuất nhập khẩu tại Việt Nam trong giai đoạn qua cũng như đưa ra được những giải pháp, định hướng cho thời gian tới thì còn cần phải dựa vào quan điểm cụ thể của phương án công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước. Và các mục tiêu, quan điểm chỉ đạo này được thể hiện rõ nét thông qua sự chuyển khẩu, chuyển dịch về cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt hướng về vấn đề xuất nhập khẩu và hội nhập.

- Cơ cấu xuất nhập khẩu thay đổi để có thể tạo ra được nhiều xu hướng mới, bởi thực tế hiện nay, cơ cấu xuất nhập khẩu tại Việt Nam đang đứng trước nhiều vấn đề:

+ Tốc độ tăng trưởng các mặt hàng, dịch vụ vô hình nhanh hơn rất nhiều so với các mặt hàng hữu hình.

+ Các mặt hàng về lương thực, thực phẩm giảm tỷ trọng đáng kể, các mặt hàng về nguyên liệu giảm mạnh, trong khi đó thì tỷ trọng của  ngành công nghiệp – khoáng sản, công nghiệp – chế biến lại tăng nhanh.

Chính vì những lý do trên mà việc thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu cần phải có sự thay đổi nhanh chóng, kịp thời.

- Chỉ khi thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu thì Việt Nam mới có thể phát huy được những lợi thế về nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên cũng như vị trí địa lý thuận lợi và khắc phục đươc những vấn đề yếu kém còn tồn đọng khác.

- Thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu sẽ giúp tăng cường sức cạnh tranh về hàng hóa của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

- Thực tế hiện nay, sự phát triển của ngành thương mại quốc tế đang ngàu càng mạnh mẽ với sự cạnh tranh lớn. Do đó, đòi hỏi không chỉ ở Việt Nam mà ở tất cả các nước trên thế giới đều cần phải thay đổi cơ xấu xuất nhập khẩu.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của timviec365.vn, các bạn sẽ hiểu và nắm rõ được những thông tin về cán cân xuất nhập khẩu, cách tính cân xuất nhập khẩu cũng như cơ cấu xuất nhập khẩu tại Việt Nam hiện nay. Đặc biệt với các bạn theo đuổi ngành kinh tế thì đây là vấn đề khá quan trọng cần phải quan tâm.

Bài viết tham khảo: Giải đáp đại lý hải quan là gì? Tại sao cần đại lý hải quan?

Bài viết liên quan

Video liên quan

Chủ Đề