Thám hoa phan kính vì sao chết

Sử chép, Phan Kính [1715-1761] tự là Dĩ Trực, hiệu Tĩnh Trai, quê làng Vĩnh Gia, xã Lai Thạch, huyện La Sơn [Song Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh ngày nay]. Ông sinh ra trong một gia đình nghèo khó nhưng từ nhỏ nổi tiếng thông minh, tài giỏi. Hơn 3 tuổi đã thuộc nhiều ca dao, tục ngữ.

Thấy ông nhanh nhẹn, thông minh, bố Phan Kính cố gắng cho con đi học. Ông nhanh chóng thuộc nhiều sách sử đương thời. Vừa tròn 7 tuổi đã biết làm thơ phú.

Vào năm Nhâm Dần [1722], trong kỳ thi sát hạch ở xã Lai Thạch, bài văn của ông được xếp hạng nhất. Khi thi vào trường Quốc Tử Giám, ông tiếp tục là người đứng đầu.

Biết gia cảnh nghèo khó, Phan Kính không mải chơi như các bạn cùng trang lứa mà tập trung toàn bộ sức lực cho việc dùi mài kinh sử. Ông lấy giấy đã viết lộn mặt trái để viết tiếp, nhiều lần phải tập viết lên lá chuối tươi trong vườn nhà. Ngày lo phụ cha mẹ làm việc đồng áng, đêm về lại mượn ánh trăng để đọc sách.

Đến năm Quý Hợi [1743], Phan Kính ra Thăng Long dự thi với suy nghĩ “không thành đạt không trở về”. trong kỳ thi đó, ông đã vượt qua hơn 300 sĩ tử, đỗ hoa thám. Vì khoa thi này không lấy trạng nguyên và bảng nhãn, ông trở thành người đỗ cao nhất.

Phan Kính đã vượt qua đề thi chế sách gồm 10 mục, 100 câu hỏi do đích thân vua Lê Hiển Tông ra để. Quyển thi của Phan Kính được vua dùng bút son ngự phê: "Cho đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh".

Sau khi đỗ đạt, Phan Kính về quê vinh quy bái tổ, nghỉ ngơi 3 tháng, thu xếp việc nhà. Đến tháng 6/1744, ông thu dọn hành lý ra Thăng Long nhậm chức. Ban đầu, ông được vua sắc phong chức Hàn lâm viện đãi chế, chuyên việc cung phụng từ lệnh ở bên vua.

Phan Kính từng trải qua nhiều chức vụ quan trọng, để lại nhiều dấu ấn sâu sắc. Ông từng đảm nhận nhiều chức vụ như: Giám sinh ở Quốc Tử Giám, Đốc đồng trấn Sơn Tây, Đốc đồng xứ Thanh Hóa, Thư đốc thị Nghệ An, Đốc đồng xứ Tuyên Quang, Kinh lược sứ, Tham mưu nhung vụ đạo Hưng Hóa…

Và nhắc đến tham hoa Phan Kính thì không thể không nhắc đến tài ngoại giao. Ông là vị thám hoa nước Việt được triều đình nhà Thanh cực kỳ coi trọng. 

Sử chép, trong những năm 1758 - 1761, với cương vị Đốc đồng xứ Tuyên Quang kiêm tham mưu nhung vụ đạo Hưng Hóa [gồm các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu và một phần Sơn La ngày nay], phái bộ vua Lê đem quân lên trấn giữ vùng biên giới phía Bắc, Phan Kính đã nhiều lần thương thuyết với quan chức nhà Thanh, dựng lại cột mốc biên giới, tiêu diệt thổ phỉ, giữ cuộc sống yên bình cho người dân.

Áo Cẩm Bào vua Càn Long tặng Phan Kính

Đại Nam nhất thống chí có chép: Trong thời gian từ năm 1759 đến 1760, Phan Kính được triều đình cử đi sứ sang kinh đô Yên Kinh của nhà Thanh để ký kết văn kiện chính thức về biên giới. Với kiến thức uyên bác cùng tài ngoại giao khéo léo, Phan Kính đã có nhiều công lao giúp nhà Thanh và Đại Việt phân định và ổn định cương giới.

Phan Kính được vua Càn Long nể phục về tài trí hơn người. Vua Càn Long đã gia phong cho ông danh vị "Lưỡng quốc đình nguyên thám hoa", tặng chiếc áo cẩm bào và hai bức trướng, ghi hai dòng chữ: "Thiên triều đặc tứ Bắc Đẩu dĩ Nam nhất nhân nhi dĩ”. Nghĩa là "Thiên triều đặc cách, phía Nam Bắc Đẩu, chỉ một người thôi".

Thế nhưng tiếc thay, cũng trong chuyến đi đó, do làm việc quá sức, trải qua nhiều gian lao vất vả, bị nhiễm chướng khí nơi biên ải mà thám hoa Phan Kính đột ngột qua đời tại nhiệm sở Hưng Hóa vào ngày 7/7/1761 [khi ấy mới 47 tuổi]. Biết tin thám hoa qua đời, vua Thanh vô cùng thương tiếc, ông đã lệnh cho đóng 18 quan tài, khâm liệm rồi đưa rước về nước.

Khi thi hài Phan Kính được đưa về Thăng Long, đông đảo các quan văn võ tại triều vô cùng thương tiếc đã đến phúng viếng, chia buồn cùng gia quyến. Vua Lê Hiển Tông và chúa Trịnh Doanh đã cấp lễ vật, tử tuất rất trọng hậu và tự tay đề bức trướng phúng viếng: "Lưỡng đồ văn hữu vũ / Vạn lý hiểm vy di", nghĩa là "Hai đường kiêm văn, võ / Vạn dặm hiểm lại bình".

Vua Lê Hiển Tông còn ban sắc truy phong cho ông chức Hữu thị lang Bộ hình, tước Quỳ dương bá, thụy Trung hiển, rồi giao cho Bộ Lễ cùng binh lính hộ tống cả 18 cỗ lĩnh cữu Phan Kính về quê nhà mai táng. Không ai biết, thi thể của ông nằm ở cỗ quan tài nào.

23 năm sau ngày Phan Kín mất, năm 1783, vua Lê Hiển Tông phong sắc tôn ông làm Thành hoang, gia phong là “Anh nghị đại vương”, cấp tiền bạc, cử thợ giỏi về địa phương xây dựng đền thờ, lăng tẩm ông tại thôn Vĩnh Gia, giao cho ba tổng Lai Thạch, Hòa Lâm, Bình Hồ thuộc huyện La Sơn thờ phụng.

Xem thêm: Chuyện 'Trạng Me đè trạng Ngọt' trong khoa thi kỳ lạ năm 1508: Ai mới là trạng nguyên thực sự?

Tháng Bảy 11, 2011 at 4:07 sáng

Sáng 8.7.2011 UBND huyện Can Lộc và con cháu họ Phan trên toàn quốc đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 250 năm ngày mất của Đình nguyên Thám hoa Phan Kính [1761 – 2011].

Phó Chủ tịch HĐND tỉnhThiều Đình Duy, Giáo sư Vũ Ngọc Khánh cùng các giáo sư, tiến sỹ chuyên ngành văn hóa dân gian và đông đảo con cháu trong Phan Tộc trên toàn quốc đã tới dự lễ. Trước đó, các đại biểu và con cháu đã đến thắp hương tại khu lăng mộ và nhà thờ Phan Kính tại xã Song Lộc.

Ảnh trên: Một tiết mục văn nghệ trong lễ kỷ niệm

Diễn văn buổi lễ đã ôn lại cuộc đời và sự nghiệp tài hoa của Thám hoa Phan Kính. Sinh năm 1715 tại làng Vĩnh Gia, xã Lai Thạch, huyện La Sơn [nay là xã Song Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh] trong một nhà nho nghèo, nhưng Phan Kính sớm có chí học tập. Ban đầu ông học  với cha, sau học với cậu, nổi tiếng thần đồng, 6 tuổi học thuộc và viết lại được quyền “Thiên gia thi”, 8 tuổi đỗ đầu kỳ sát hạch trường Tổng. Năm ất Mão 1735, Phan Kính đậu cử nhân tại Trường thi Nghệ An.Năm 1743, ông thi Hội đỗ Tiến sĩ và thi Đình đứng thứ nhất. Năm đó không lấy đỗ Trạng nguyên, Bảng nhãn nên ông được vua phê chuẩn: Đình nguyên Thám hoa. Năm 1745, ông được bổ nhiệm đi kinh lý Nghệ An với chức vụ Tuyên uý phó sứ. Năm 1748 ông lại được cử đi làm chức Hiệp đồng trấn Sơn Tây. Năm 1759, ông được chúa Trịnh Doanh cử lên làm Đốc đồng Tuyên Quang.Vào khoảng những năm 1759, 1760 vua nhà Thanh biết tài của Phan Kính, nên đã phong cho ông là “Lưỡng quốc đình nguyên Thám Hoa” ban tặng ông một áo gấm màu vàng [cẩm bào] và một bức trướng ghi dòng chữ: “Thiên triều đặc tứ, Bắc đầu dị nam, nhất nhân nhi dĩ” [Thiên triều đặc ban, phía nam bắc đầu, chỉ một người thôi]. Ngày 7 tháng 7 năm 1761, ông lâm bệnh nặng và qua đời tại quân doanh Hưng Hóa. Sau khi ông mất, để ghi nhớ công lao nội trị và ngoại giao của Thám hoa Phan Kính, năm Cảnh Hưng thứ 44 [1783] đời vua Lê Hiển Tông còn phong sắc cho ông là “Thành hoàng hiệu Anh Nghị Đại Vương” và lập đền thờ ở làng Lai Thạch, có ngựa đá, voi đá, sư tử đá, theo thể thức của một vương tướng, nay không còn. Về sau, con cháu trong dòng họ đã xây dựng lại đền thờ ông tại xã Song Lộc, huyện Can Lộc, đền thờ cũng đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1992.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Thiều Đình Duy nhấn mạnh những công lao to lớn của Đình nguyên Thám Hoa Phan Kính đối với lịch sử Hà Tĩnh. Ông mãi mãi là tấm gương sáng về tinh thần học tập, tinh thần vượt khó vươn lên và cống hiến tài năng của mình cho dân tộc. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh khẳng định, lễ kỷ niệm là một hoạt động có ý nghĩa trong việc ghi nhớ và tôn vinh một danh nhân văn hóa của quê hương đồng thời thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc, nâng cao niềm tự hào dân tộc. Để giữ gìn và phát huy những giá trị lịch sử mà Thám hoa Phan Kính để lại, ông Thiều Đình Duy đề nghị UBND huyện Can Lộc phối hợp với Sở VH – TT – DL, Sở KH&ĐT và con cháu dòng họ nỗ lực huy động các nguồn lực, đẩy mạnh đầu tư tu bổ, tôn tạo, xây dựng nhà thờ Phan Kính cho thật đúng tầm.

Anh Hoài

[Theo Hà Tĩnh Oline

*

Kỷ niệm 250 năm ngày mất của Đình nguyên Thám hoa Phan Kính [7.7.1761-7.7.2011]:

HAI ĐƯỜNG KIÊM VĂN VÕ, VẠN DẶM HIỂM LẠI BÌNH

                                                             Phan Duy Kha

Sáng ngày 8.7.2011, UBND huyện Can Lộc và con cháu họ Phan đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 250 năm ngày mất của Đình nguyên Thám hoa Phan Kính [1761 – 2011]. Ông Thiều Đình Duy, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, nhiều GS, TS, các nhà nghiên cứu chuyên ngành Văn hóa và Lịch sử  cùng đông đảo bà con họ Phan đã về dự.

Phan Kính sinh năm 1715 tại làng Vĩnh Gia, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, trấn Nghệ An [nay là xã Song Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh]. Sinh trưởng trong một gia đình nhà nho ngheò, thuở nhỏ, Phan Kính đã phải trải qua một tuổi thơ đầy khó khăn, thiếu thốn. Sau này, trong văn bia từ đường tự kể chuyện đời mình, ông có viết: “Mười một tuổi đã thuộc văn thơ. Nhà ngèo, giấy bút, đồ dùng cái gì cũng thiếu , thường phải lộn mặt giấy cũ để làm văn, không có đèn học thì phải chờ ánh trăng hoặc đêm khuya thì ngồi cạnh khung dệt của mẹ để chung đèn mà đọc sách”. Ở một đoạn khác, ông lại viết  “ Nhà có mấy sào ruộng, là dân làm ruộng nên bao nhiêu nỗi vất vả của việc cày ruộng không có điều nào mà tôi không trải qua” [trích văn bia từ đường]

Tuy khó khăn thiếu thốn như vậy nhưng với bản tính cần cù, chịu khó, và trí thông minh trời phú, Phan Kính học hành ngày một tấn tới. Năm 1735, mới 20 tuổi, ông thi Hương và đỗ ngay Hương cống. Năm 1743, mới 28 tuổi, ông thi Hội đỗ Đình nguyên Thám hoa [năm đó không lấy Trạng nguyên, Bảng nhãn] .

 Xuất thân từ con đường khoa bảng, Phan Kính bước vào quan lộ giữa lúc xã hội nước ta ngập đầy biến động. Trải 18 năm liền làm quan và qua đời tại quân doanh Hưng Hóa vào năm 1761 [46 tuổi] , tuy là Văn quan, nhưng Phan Kính lại được triều đình cắt cử vào các trọng trách như một võ tướng. Nhiều năm liền, ông được cử làm Tham mưu Nhung vụ, chuyên bày mưu lập kế trong việc tiễu phỉ giữ gìn an ninh nơi biên giới. Cũng trong thời gian này, ông đã thay mặt triều đình, cùng các quan chức nhà Thanh hội khám, khảo sát xác định lại biên giới chung của hai nước, sửa lại các cột mốc hư hỏng, lập các đồn trú phòng ở các cửa khẩu để dân hai bên đi lại buôn bán được thuận tiện. Kỷ cương miền biên giới được khôi phục, dân chúng hai bên yên ổn làm ăn. Viết về ông, sách Đại Nam nhất thống chí [Quốc sử quán triều Nguyễn] nhận định : “Ông tính tình hào phóng, ngay thẳng, tài ba phong nhã, ít người sánh được. Lúc làm đốc đồng Tuyên Quang, giặc cướp phương Bắc tràn sang cướp phá biên cảnh nước ta, viên Tổng đốc Vân Nam đem quân sang bắt giặc. Phan Kính bèn đem quân hội đồng đánh dẹp. Về công việc biên giới, triều đình nương dựa nhiều, sau thăng Thừa chính sứ, khi chết tặng Tả thị lang Hình bộ” [Đại Nam nhất thống chí, t2, Nxb Khoa học Xã hội, 1970, tr.181].

Do nhiều năm hoạt động ở vùng biên giới rừng thiêng nước độc, lại đảm nhận nhiều trọng trách, cả về văn lẫn võ, Phan Kính đã lâm trọng bệnh rồi qua đời tại quân doanh Hưng Hóa vào ngày 8.6 năm Tân Tỵ [tức 7.7.1761] hưởng thọ 46 tuổi [tuổi ta tính 47 tuổi]. Thi hài ông được đưa về Kinh đô Thăng Long. Vua Lê, chúa Trịnh cùng văn vó bá quan đến phúng viếng trọng thể.  Chúa Trịnh Doanh tự tay đề bức trướng phúng viếng :

“ Lưỡng đồ văn hựu vũ

Vạn lý hiểm vi di”

[ Hai đường kiêm văn võ

Vạn dặm hiểm lại bình]

Triều đình giao cho bộ Lễ cử binh lính hộ tống đưa linh cữu ông về an táng tại quê nhà. Năm 1783, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 44, vua Lê Hiển Tông đã phong sắc cho Phan Kính là Thành Hoàng , gia phong Anh Nghị Đại Vương, cấp tiền, cử thợ về quê xây đền thờ, lăng tẩm , giao cho địa phương đời đời thờ phụng. Lời văn trong Sắc phong khẳng định tài năng , công lao , cống hiến của Phan Kính như sau: “Tướng công văn tài đứng hàng đầu nho sĩ, võ lược xếp vào loại tướng giỏi, được trong triều ngoài quận kính trọng, là người có danh vọng cao như sao Bắc Đẩu trong các bậc sĩ phu ở trời Nam. Chốn miếu đường cũng như nơi chiến địa đều lẫy lừng tiếng thơm, một miền biên thùy phía Bắc đều khen tài lạ. Sống vẻ vang, chết cũng vẻ vang, nên cho được hưởng lộc đời đời” [ trích Sắc phong]

Đình nguyên Thám hoa Phan Kính là niềm tự hào không chỉ của con cháu họ Phan mà của toàn thể người dân quê hương ông.

*

Cảm phục trước tài năng và công lao sự nghiệp của một bậc danh nhân của quê hương, kẻ hậu học là  Phan Duy Kha có làm bài thơ ca ngợi như sau:

ĐÌNH NGUYÊN THÁM HOA PHAN KÍNH

1

Qúy Hợi vinh quy , rạng biển cờ [1]

Chí lớn công thành thỏa ước mơ.

“Trà Sạc thiên thu chung tú khí,

Lam Hồng vạn cổ tráng long cơ”. [2]

Voi Mẹp nắng mưa, bền dấu tích,[3]

Từ đường bằng sắc chẳng phai mờ

Bảng vàng , bia đá , ngời tên tuổi

“Tinh Lạc” còn truyền chuyện thuở xưa.[4]

2

Ông thuở làm quan trải gian truân,

Tuyên Quang, Hưng Hóa chẳng dừng chân.

Phất cờ tiễu phỉ, yên biên giới,

Vun gốc nhân hòa, giữ lòng dân.

Chính trị  – Tâm công nêu đức lớn,

Ngoại giao –  Lưỡng quốc rạng công huân.

Một giải bên thùy im tiếng súng

Bình yên chim hót, tiếng ca ngân .

Phan Duy Kha

Chú thích : 1. Phan Kính đỗ khoa Quý Hợi [1743]

2. Đôi câu đối ở từ đường Song Lộc, nghĩa là: Trà Sơn, Sạc Lĩnh nghìn năm chung đúc khí tốt, Sông Lam núi Hồng vạn cổ cơ đồ hưng thịnh

3. Voi Mẹp: Trước đền thờ có 2 con voi phục, tiếng địa phương gọi là voi mẹp

4.Tinh lạc: Dân địa phương truyền rằng vào ngày giỗ Phan Kính thường có  luồng ánh sáng bay về đậu trên đền thờ, gọi là Tinh lạc.

Ảnh: Bằng sắc vua ban cho Đình nguyên Thám hoa Phan Kính

 và nhà bia.

Entry filed under: Uncategorized.

Video liên quan

Chủ Đề