Có bầu an thịt chuột được không

Thực phẩm quá mặn vào thời kỳ cuối của thai kỳ làm cơ thể mẹ bầu tích nước, phù nề, chân sưng, khó đi lại. Cộng thêm, nếu thức ăn chứa mì chính [quá mức], sẽ làm mẹ bầu khó thở, chóng mặt, tim và gan phải hoạt động nặng hơn. Có thể là tác nhân dẫn đến huyết áp cao, dễ gây tiền sản giật và các biến chứng thai kỳ. 

Mẹ đã biết chưa?

2. Đồ ăn chưa nấu chín kỹ [hoặc các món gỏi, nộm, dưa chuột bao tử..]

Vào những tháng cuối của thai kỳ, bất luận là nấu theo kiểu gì, mẹ bầu đều không nên ăn đồ tái sống hoặc chưa chín kỹ. Hãy kiềm chế những đĩa nộm, gỏi hải sản, dưa muối, cà muối, dưa chuột bao tử hay sushi với cá hồi sống....

Những món chưa chín có thể dễ gây đi nngoài dạng lỏng, tiêu chảy, gián tiếp ảnh hưởng tới đường ruột hoặc làm rối loạn quá trình tiêu hóa. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng tới nguồn dinh dưỡng truyền tới con.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

3. Đồ ăn quá cay hoặc hăng, nồng

Ăn đồ quá cay hoặc hăng, nồng có thể làm mẹ bầu bị nóng trong, tổn thương đường ruột và sẽ cảm thấy râm ran nóng trước ngực. Về ảnh hưởng tới thai nhi, đồ ăn hay cực có hại cho sự hình thành các bộ phận và các chi của bé. Ăn đồ quá nóng có thể làm chậm quá trình phát triển của con cũng như lớp da của bé!

Gần đến ngày sinh, mẹ bầu cần kiêng những gì?

4. Thịt gia cầm hay gia súc chưa chín hẳn rất nguy hiểm cho bà bầu

Đối với các loại thịt gia súc, gia cầm, hầu như mẹ bầu có thể ăn bình thường và không phải kiêng tránh bất kỳ loại thịt nào. Tuy vậy, cách chế biến và độ chín của thịt cần hết sức lưu ý. Đồ chưa chín hẳn hoặc tái-tái-chín chín có thể là mầm mống cho các vi khuẩn đường ruột hoặc men đường ruột bị ảnh hưởng.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

5. Thức ăn nhiều dầu mỡ

Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như rán, chiên ngập dầu, đọng dầu mỡ nhiều sẽ làm dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, mẹ bầu thậm chí sẽ đầy bụng, khó tiêu, khó di chuyển.

Khám phá thêm:

6 cách chữa đầy bụng khó tiêu khi mang thai hiệu quả

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì để hệ tiêu hoá mau ổn định?

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Đặc biệt, mẹ bầu nên cố gắng kiểm soát cân nặng vào những tháng cuối. Nếu cơ thể mẹ bầu tăng cân quá nhanh hoặc quá mức khuyến cáo, sẽ dẫn đến rủi ro khi sinh, huyết áp tăng cao hoặc khó đẻ thường...

Mẹ bầu vẫn có thể ăn dứa nhưng nên ăn ít và hạn chế ép quả lấy nước và uống....thay nước! Dứa có tên trong danh sách các loại thực phẩm gây sảy thai cao vì trong dứa có chứa enzym mang tên bromelain. Nếu nạp vào với lượng lớn có thể làm cổ tử cung suy yếu, nguy cơ dẫn đến sinh non.

7.  Đồ uống có ga, thức uống có cồn như rượu bia

Chắc rượu bia, đồ uống có cồn, ai ai cũng biết sẽ có hại như thế nào đối với sức khỏe mẹ bầu và hệ thần kinh của con. Hãy tuyệt đối không "chạm tay" đến bia, rượu, rượu vang hay sâm-panh.... vì chúng chính là những thực phẩm có hại cho thai nhi. Ngoài ra mẹ bầu nên hạn chế uống nước đá, nước giải khát không rõ nguồn gốc hoặc bày bán vỉa hè. Nguồn nước, đá không sạch, không bảo đảm, thậm chí chưa được đun sôi có thể gây tiêu chảy và ảnh hưởng đến đường ruột của mẹ bầu và em bé.

Mới có thai nên kiêng ăn gì?

Mẹ mới mang thai cần tránh xa các thực phẩm này:

Khoai tây mầm: Khoai tây mầm có chứa độc tố gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt là solanin trong khoai tây mọc mầm còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, khiến bà bầu bị phá thai. Vì vậy, mẹ cần tránh xa tuyệt đối loại thực phẩm này.

Các loại rau mầm sống: Phụ nữ mang thai nên tránh ăn rau mầm sống bởi trong rau mầm có thể chứa nhiều loại vi khuẩn có thể gây độc cho phụ nữ mang thai như Listeria, Salmonella và E. coli... Tuy nhiên, với rau mầm, nếu bạn chỉ sơ chế thì nhiệt độ thấp sẽ không thể tiêu diệt những loại vi khuẩn này.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Thịt nguội, xúc xích và nem chua: Những thực phẩm này là một trong những lời giải đáp cho câu mới có thai không nên ăn gì. Nếu có ý định ăn những món này thì bạn cần nấu chín chúng cẩn thận. Tất cả các loại thịt chế biến này đều làm từ nguyên liệu tươi sống và có thể chứa các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm

Trên đây là danh sách các thực phẩm nguy hiểm cho bà bầu. Mẹ hãy nhớ chú ý về dinh dưỡng thai kỳ để bảo vệ sức khỏe bản thân và thai nhi thật tốt.

Nguồn: TheAsianparent Thailand và tạp chí momjunction

Xem thêm:

5 loại thực phẩm nguy hiểm: Mẹ bầu ăn có thể dẫn đến lưu thai

Dừng ngay 5 điều này nếu không muốn trẻ bị khuyết tật bẩm sinh

Bí quyết ăn uống để con xinh đẹp thông minh từ trong bụng mẹ

4 QUAN ĐIỂM “SAI" TRONG ĂN UỐNG KHI MANG BẦU

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Trong thai kỳ, có rất nhiều loại thực phẩm bà bầu nên ăn và không nên ăn. Mỗi loại thực phẩm có ưu điểm, nhược điểm và cần lưu ý cách sử dụng.

Cá là một loại thực phẩm rất tốt cho mẹ bầu trong thai kỳ. Tuy nhiên, không phải loại cá nào cũng thích hợp với phụ nữ đang mang thai.

Các loại cá mẹ bầu không nên ăn bao gồm:

  • Cá thu;
  • Cá ngừ;
  • Cá nóc;
  • Cá kiếm
  • Cá mập

Các loại cá này chứa hàm lượng thủy ngân cao là cực độc đối với sự phát triển của thai nhi.

Phụ nữ mang thai nên ăn cá nào và ăn như thế nào?

  • Mẹ có thể ăn các loại cá nước ngọt như cá chép, cá trắm, cá chuối…
  • Chú ý cần nấu chín, không ăn sống. Mẹ hãy tạm thời nhịn cơn thèm các món sushi để bảo vệ con nhé;
  • Mua cá có nguồn gốc rõ ràng, tươi, tránh cá bị ươn, cá không rõ xuất xứ có thể được nuôi hoặc lớn lên trong vùng nước bẩn, nước độc cũng có hại;
  • Ăn số lượng vừa phải trong mỗi bữa và phân bổ đều theo các ngày trong tuần, không ăn nhiều cùng một lúc.

Bà bầu không nên ăn các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao

Bà bầu có nên ăn thịt chó không?

Thịt chó có làm lượng dinh dưỡng bao gồm vitamin [A, B, C], protein, chất béo, canxi và sắt khá cao. Nhìn chung, chúng tương đối có lợi cho bà bầu. Tuy nhiên, những lý do dưới đây sẽ thuyết phục mẹ hạn chế tối đa việc ăn thịt chó khi mang thai:

  • Đầy bụng khó tiêu bởi thành phần đạm quá lớn, gây dư thừa sẽ hại cho hệ tiêu hóa;
  • Đạm và chất béo là nguyên nhân phát sinh axit uric – thành phần xúc tác tạo ion muối có thể dẫn đến nguy cơ tiền sản giật;
  • Nhiễm khuẩn từ thịt, từ rau sống ăn kèm, nước chấm đặc biệt là mắm tôm;
  • Chó là loại động vật thông minh, gần gũi với con người, hiện đã được trình lên chính phủ đề nghị cấm thịt chó. Cho nên, mẹ hạn chế dùng dù là khi mang thai hay không.

Bà bầu có nên ăn ếch không?

Dinh dưỡng trong thịt ếch:

  • Thịt ếch có chứa hàm lượng protein dồi dào, giàu canxi, vitamin B, phốt pho và năng lượng cơ thể của mẹ bầu cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi.
  • Ăn ếch giúp mẹ giảm cảm giác đầy hơi khó chịu, chướng bụng;
  • Thịt ếch không gây béo nên mẹ bầu có thể thoái mái ăn mà không lo béo phì.

Bà bầu ăn thịt ếch đúng cách:

  • Cần làm thịt sạch, nấu chín kỹ để không nhiễm ký sinh trùng vì ếch sống trong môi trường ẩm thấp nhiều ký sinh trùng;
  • Ếch có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon cho mẹ bầu: ruốc, hấp, rang muối, cháo, …; nhưng mẹ hạn chế ăn lẩu ếch. Trong lẩu ếch có nhiều măng không tốt cho mẹ và sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, lẩu ếch thường nhiều ớt cay có hại cho dạ dày cũng như tiêu hóa của mẹ bầu.

Bà bầu có nên ăn ốc không?

Nhiều người khuyên bà bầu không nên ăn ốc nếu không muốn con sinh ra nhiều dớt rãi. Nhưng trên thực tế, quan điểm này là hoàn toàn sai lầm bởi vì ốc có chứa thành phần dinh dưỡng cao, ốc rất tốt cho bà bầu:

  • Magie trong ốc giúp thai nhi phát triển xương, răng, hấp thu cân bằng các khoáng chất, chuyển hóa năng lượng;
  • Selen trong ốc làm giảm nguy cơ viêm nhiễm;
  • Vitamin giúp tăng sức đề kháng. Đặc biệt vitamin E giúp ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ, bảo vệ tế bào;
  • Phốt pho hỗ trợ chuyển hóa năng lượng, phát triển hệ thống xương;

Mẹ bầu ăn ốc cần lưu ý:

  • Cần rửa sạch, luộc kỹ tránh ăn phải ốc sống chứa nhiều ký sinh trùng gây hại cho mẹ và thai nhi một khi nhiễm phải.
  • Chỉ nên ăn ốc vào ban ngày, ăn buổi tối dễ đầy bụng, nếu không may gặp vấn đề gì về tiêu hóa thì khó có thể cấp cứu kịp thời;
  • Không nên ăn nhiều. Mỗi tuần chỉ nên ăn 1-2 bữa ốc và ăn vui chơi không ăn no một bụng ốc.
  • Nên ngâm ốc trước khi luộc bằng nước vo gạo, nước giấm hoặc thêm ớt để ốc sạch hơn.

Bà bầu nên ăn thịt gì?

Thịt lợn chứa rất nhiều vitamin và các loại axit amin cần thiết trong thai kỳ

Thịt bò là thực phẩm vàng chứa nhiều sắt, phù hợp với phụ nữ mang thai nhất là trong ba tháng đầu. Ngoài ra, thịt bò cũng có hàm lượng đạm, vitamin B, kẽm, magie, kali tốt cho sự phát triển của thai nhi;

Thịt gà có lợi cho sự phát triển của thai nhi nhiều hơn các loại thịt khá nhờ các thành phần dinh dưỡng như: Sắt, canxi, phốt pho, vitamin [A, D, E, B] và axit nicotic…

Thịt vịt hoặc thịt chim có thành phần sắt, vitamin  [A, E, D, B], canxi, phốt pho, protein tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.

Thịt dê là loại thịt giàu dinh dưỡng với vtamin [A,B,E], khoáng chất [phốt pho, kali, natri, sắt, magie…] tốt cho cả hai mẹ con trong thai kỳ. Tuy nhiên, thịt dê cũng có hàm lượng chất béo cao nên ăn ít không ăn nhiều.

Thịt bò rất giàu dưỡng chất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé

Bà bầu có nên ăn trứng gà không?

Trứng gà là một trong những siêu thực phẩm rất tốt cho mọi người đặc biệt, trứng rất tốt cho bà bầu và thai nhi.

  • Protein trong trứng giúp thai nhi phát triển hoàn thiện;
  • Hàm lượng calo cao giúp tăng năng lượng cho mẹ;
  • Kẽm, cholin, omega-3 cần thiết cho sự phát triển của thai nhi đồng thời cùng với folate ngăn ngừa dị tật thai nhi;
  • Vitamin D giúp mé phát triển hệ thống xương;
  • Giúp mẹ kiểm soát cân nặng hợp lý trong thai kỳ;

Mẹ bầu nên ăn trứng gà như thế nào mới tốt?

  • Mẹ nên ăn chủ yếu vào bữa sáng để dễ hấp thu, hấp thu tốt thành phần dinh dưỡng trong trứng gà;
  • Trứng càng tươi càng ngon, càng giàu dinh dưỡng;
  • Không nên ăn trứng sống. Không có bằng chứng khoa học cho thấy ăn trứng sống giúp con trắng trẻo mà chỉ làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn và khó hấp thu;
  • Không nên ăn quá 3-4 quả/tuần. Nếu mẹ có hàm lượng cholesterol cao thì chỉ nên ăn lòng trắng trứng;
  • Khi ăn trứng xong, không nên uống trà sẽ có hại cho tiêu hóa.

Bà bầu ăn trứng ngỗng con có thông minh không?

Trứng ngỗng có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, tương đương và một số chất nhiều hơn trứng gà. Mẹ bầu có thể ăn trứng gà hoặc trứng ngỗng đều có nhiều lợi ích đối với sự phát triển của thai nhi và mẹ.

Tuy nhiên, cần lưu :

  • Trọng lượng một quả trứng ngỗng lớn gấp 3 lần một quả trứng gà cho nên mẹ chỉ ăn tối đa 2 quả/tuần mà thôi;
  • Các lưu ý khác khi ăn trứng ngỗng tương tự như đối với trứng gà…

Bà bầu ăn trứng vịt lộn có tốt không?

Trứng vịt lộn cũng là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và rất tốt cho bà bầu:

  • Hàm lượng sắt cao hơn trứng gà giúp mẹ ngăn ngừa thiếu máu, giảm tình trạng chóng mặt, hoa mắt do thiếu máu;
  • Vitamin A, B, C và các khoáng chất thiết yếu giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng, tốt cho sự cấu tạo cơ thể của bé như mắt, nội tạng, hệ thần kinh;
  • Canxi dồi dào giúp mẹ chắc xương, thai nhi hoàn thiện hệ thống xương tốt…
  • Trứng gà từ ngàn xưa đã được lưu truyền là món ăn dưỡng huyết, ích khí, bồi bổ cơ thể, phù hợp với phụ nữ mang thai…

Bà bầu cần ăn trứng gà đúng cách:

  • Trứng gà giàu đạm, mẹ nên ăn hạn chế chỉ tối đa 3 quả/tuần;
  • Không nên ăn buổi chiều, tối gây khó tiêu;
  • Mẹ đang mang thai không nên ăn trứng vịt lộn với rau dăm vì khó tiêu, loại rau này cũng có tính hàn, tác dụng kích thích co bóp tử cung dẫn đến nguy cơ sảy thai, sinh non;
  • Mẹ ăn trứng vịt lộn thường xuyên không cần bổ sung thêm vitamin A hoặc sắt, trừ khi mẹ đi xét nghiệm và được đánh giá là thiếu các chất đó;
  • Trứng cần được làm sạch, luộc chín kỹ và nên ăn khi còn nóng;
  • Những mẹ bầu bị cholesterol cao, tiểu đường, bệnh liên quan đến tim mạch hay huyết áp thì hạn chế ăn vì có thể làm tăng nguy cơ…

Các loại trứng đều có rất nhiều lợi ích đối với bà bầu

Bà bầu ăn sữa chua có tốt không?

Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua rất có lợi cho phụ nữ mang thai:

  • Giúp giảm thiểu nguy cơ béo phì, tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai;
  • Giúp ổn định huyết áp nhất là với những mẹ có nguy cơ huyết áp cao;
  • Cung cấp canxi và khoáng chất giúp bé phát triển tốt;
  • Vi khuẩn tốt đường ruột giúp mẹ tiêu hóa tốt, ăn uống ngon miệng và tăng sức đề kháng.

Bà bầu nên ăn sữa chua như thế nào mới tốt?

  • Mẹ có thể ăn tối đa 3 hộp sữa chua/ngày;
  • Nên ăn sữa chua sau bữa chính mà tốt nhất là sau bữa trưa 30 phút – 2 giờ đồng hồ.
  • Ăn sữa chua càng xa hạn dùng càng tốt;
  • Không nên ăn sữa chua khi đói, sữa chua quá hạn sử dụng, sữa chua có màu và mùi bất thường…và cũng không nên ăn quá nhiều [nhiều hơn 3 hũ/ngày]
  • Có thể kết hợp sữa chua với các loại trái cây tươi để tăng thêm hương vị đồng thời cung cấp vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể.

Bà bầu ăn chè đậu đen có tốt không?

Chè đậu đen mang đến những công dụng tuyệt vời cho bà bầu và thai nhi:

  • Giảm cholesterol, tốt cho tim mạch nhất là tốt cho mẹ bầu tiền sử tưng huyết áp hay các bệnh liên quan đến tim mạch.
  • Chè đậu đen giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ;
  • Tăng cường hệ miễn dịch, chống cảm cúm một cách an toàn;
  • Các chất chống oxy hóa giúp mẹ khỏe hơn và ngăn ngừa ung thư cũng như các bệnh tật có thể gặp phải trong thời kỳ mang thai;
  • Hàm lượng axit folic và omega-3 cao giúp ngăn ngừa dị tật, tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi;
  • Khoáng chất canxi, phốt pho, magie tốt cho sự hoàn thiện hệ thống xương của em bé;
  • Vitamin E, isoflavond giúp da mẹ đẹp hơn…

Mẹ bầu ăn chè đỗ đen như thế nào?

  • Một chai nước chè đỗ đen không đường sau bữa sáng hoặc đầu giờ chiều rất tốt cho mẹ;
  • Một ly chè đỗ đen ít đường giúp mẹ nhiều thêm năng lượng cho các hoạt động buổi chiều;
  • Mẹ không nên ăn quá nhiều đỗ đen dễ gây đầy hơi, khó chịu. Chỉ một ly/ngày và khoảng 3-4 ly/tuần thôi nhé;
  • Không ăn đỗ đen với nhiều đường ngược lại có thể tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ;
  • Đặc biệt, trong ba tháng đầu thai kỳ nên ăn rất ít vì nó có thể làm hạ huyết áp nhất là với những mẹ thường xuyên ốm nghén và bị hạ huyết áp.

Gợi ý những món ăn vặt, đủ dinh dưỡng cho bà bầu

  • Trái cây và các loại hạt sấy khô: hạnh nhân, việt quất, hạt dẻ, hạt điều, óc chó…
  • Bắp rang bơ ít đường;
  • Ngũ cốc nguyên hạt và sữa tách béo;
  • Sữa chua và trái cây tươi;
  • Một chút chocolate kết hợp trái cây;
  • Sinh tố trái cây ít đường;
  • Nước ép trái cây tươi ít đường hoặc mix các vị

Trái cây giàu vitamin rất tốt cho bà bầu

Muối: tuy là chất dinh dưỡng cần thiết song nó khiến phụ nữ mang thai đối mặt với tình trạng phù nề. Ăn nhiều muối cũng không có lợi cho hệ bài tiết cũng như tim mạch.

Đường: Đường là rất cần thiết song đối với mẹ bầu thì đường là con dao hai lưỡi. Ăn quá nhiều đường sẽ khiến mẹ có nguy cơ tiểu đường thai kỳ dẫn đến những hậu quả khôn lường trong quá trình sinh con.. Mẹ nên hạn chế đường nhất là đường tinh luyện.

Caffein: Đây là một chất kích thích giúp cho hệ thần kinh tạm thời tỉnh táo. Caffe in có trong cà phê, trà, soda, chocolate. Khi mang thai, mẹ nên hạn chế caffein bởi vì nó có thể gây bất lợi cho sự phát triển của bé, làm giảm trọng lượng thai nhi, tăng nguy cơ sảy, gián đoạn tăng trưởng. Còn mẹ thì có nguy cơ tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc tiêu hóa kém. Mẹ chỉ nên sử dụng một ít chocolate kết hợp trái cây chứ tuyệt không nên sử dụng cà phê. Trà cũng nên hạn chế nhất là trà đặc.

Đồ uống chứa cồn: rượu, bia làm tăng nguy cơ sảy thai, gây dị tật thai nhi, kém phát triển về thể chất hoặc não bộ. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến chất lượng sữa của mẹ sau khi sinh. Cho nên phụ nữ mang thai tuyệt đối tránh xa đồ uống có cồn.

Thuốc lá: Thuốc là và ngay cả khói thuốc lá đã được chứng minh là có tác hại như nhau và gây ra nhiều tác động xấu đối với mẹ bầu và thai nhi: tăng khả năng sinh non, sảy thai, chết lưu, dị dạng thai nhi; nguy cơ mang thai ngoài tử cung; nguy cơ khác trong thời kỳ mang thai như bong nhau, nhau tiền đạo; nguy cơ cho em bé bị dị tật, trí tuệ kém, thể chất kém, nhẹ cân, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh…..vì vậy, mẹ bầu tuyệt đối tránh xa thuốc lá và khói thuốc khi mang thai./.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề