Các loại bánh dành cho người suy thận

Những món ăn phù hợp với người bị suy thận.

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bảo tồn chức năng thận, kéo dài thời gian phải chạy thận, hạn chế biến chứng của bệnh. Hơn nữa, nó còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh, làm chậm diễn tiến đến suy thận mạn giai đoạn cuối.

Chế độ ăn cho người bị suy thận còn được gọi là chế độ ăn thấp protein. Đó là một chế độ ăn giúp hạn chế tăng urê máu, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

Tình trạng suy dinh dưỡng ở bệnh nhân bị suy thận

Theo một nghiên cứu cho biết, 40% bệnh nhân suy thận bị suy dinh dưỡng. Nguyên nhân chủ yếu là do ăn vào không đủ. Họ thường bị chán ăn, nôn ói, cộng với chế độ ăn kiêng khem, hạn chế quá nhiều protein… Một số nguyên nhân khác cũng gây suy dinh dưỡng là  rối loạn chuyển hóa, nhiễm độc urê, hội chứng viêm, rối loạn hormone như tăng cortisol, giảm hoạt tính insulin, giảm erythropoietin, các bệnh về tiêu hóa.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn

- Ít protein [0,6 - 0,8g/kg/ngày];

- Giàu năng lượng [35 - 40 kcalo/kg/ngày];

- Đủ vitamin, yếu tố vi lượng;

- Đảm bảo cân bằng nước, muối, ít toan, giàu canxi, ít phosphat.

Nhu cầu dinh dưỡng bệnh nhân suy thận chưa chạy thận [35-45kcal/kg/ngày]

Chất đạm: Nhu cầu về chất đạm tùy thuộc vào mức độ của bệnh, trung bình khoảng 0,8g/kg/ngày.

Việc giảm đạm trong khẩu phần góp phần giảm ứ đọng các sản phẩm thải  trong cơ thể, hạn chế biến chứng tăng urê máu, đồng thời làm chậm tiến triển đến suy thận mạn giai đoạn cuối.

Có thể xem xét bổ sung keto/aminoacid theo chỉ định của bác sĩ nếu khẩu phần ăn quá thấp chất đạm hoặc không đủ chất đạm có giá trị sinh học cao.

Chất béo: < 30% tổng năng lượng khẩu phần.

Chất bột đường:  55-60% tổng năng lượng khẩu phần. Nếu bệnh nhân bị kèm tiểu đường thì nên dùng đường phức, giàu xơ, thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.

Các vitamin và khoáng chất:

- Canxi [900-1.200mg/ngày];

- Phốt pho [300 - 600mg/ngày];

- Natri: 1.000-2.000mg/ngày [tương đương 2,5-5g muối ăn NaCl/ngày] tùy theo mức độ phù và tăng huyết áp;

- Kali: 2.000-3.000 mg/ngày, hạn chế dưới 1000mg khi có tăng kali máu, phù và tiểu ít;

- Sắt: Cần bổ sung khi chế độ ăn giảm đạm nhiều hay bệnh nhân ăn chay;

- Bổ sung vitamin tan trong nước như vitamin nhóm B [B1, B2], đặc biệt vitamin C. Không khuyên bổ sung vitamin tan trong chất béo [A, D, E, K], trừ khi bệnh nhân có biểu hiện của cường phó giáp hay loạn dưỡng xương, nên bổ sung vitamin D3.

Người bị suy thận nên ăn gì?

Người bị suy thận nên ăn các chất bột ít đạm như gạo xay trắng, bột sắn dây, miến, khoai lang, khoai sọ, bún, hủ tíu, phở,…

Những bệnh nhân suy thận kèm tiểu đường nên chọn thực phẩm có chỉ số đường thấp như khoai sọ, bún, bánh canh, bánh cuốn, khoai lang,…

Nên ăn đa dạng, chú ý các loại thực phẩm đạm có giá trị sinh học cao như thịt, cá, sữa, trứng. Nếu bị kèm rối loạn mỡ máu, bệnh nhân chỉ nên ăn 3 quả trứng/tuần, ăn cách ngày; ăn thịt bò 1-2 lần/tuần; ăn cá biển 2 lần/tuần. Người bệnh nên chọn các loại sữa ít đường. Bệnh nhân suy thận chưa chạy thận nhân tạo nên chọn dầu thực vật như dầu mè, đậu nành, ôliu,… mỡ cá để bổ sung chất béo.

Người bệnh có thể ăn đa dạng rau, trái cây có màu xanh, màu đỏ, màu vàng, tím ở giai đoạn bệnh còn nhẹ. Nếu bệnh nhân bị kèm tiểu đường nên chọn trái cây có chỉ số đường huyết thấp, trung bình như táo tây, cam, quýt, bưởi… với số lượng tùy mức kali máu.

Người bị suy thận không nên ăn gì?

- Các loại thực phẩm có thể làm tăng kali máu như nho khô, chuối khô, thanh long, bơ,…

- Các loại rau có lá màu xanh đậm [rau ngót, rau đay, dền, rau muống,…], nấm mèo, các loại đậu cũng không tốt cho người bị suy thận.

- Thực phẩm chứa nhiều cholesterol như lòng đỏ trứng, bơ, phô-mai, mỡ, gan, tim, dầu dừa,…

- Thực phẩm có nhiều phốt-pho như tôm khô, lòng đỏ trứng, lá lốt, nấm đông cô, đậu nành, hạt sen khô, thịt bò,…

- Thực phẩm có nhiều muối natri. Thói quen ăn mặn là một trong các nguyên nhân gây suy thận và một số bệnh nguy hiểm khác. Vì vậy, cần phải hạn chế những thực phẩm chưa nhiều muối như xúc xích, mắm, cá/tôm khô, trứng muối, bánh mì, mì ăn liền, khoai tây chiên,…

- Người bị suy thận không nên uống quá nhiều nước. Uống nhiều nước sẽ làm cho cơ thể người bệnh phù nhiều hơn, khó kiểm soát huyết áp. Nếu bệnh ở giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ tiểu nhiều hơn, đặc biệt là tiểu đêm gây khó ngủ. Lượng nước nên uống trong ngày là 300 - 500ml + lượng nước tiểu/24h.

Bên cạnh một chế độ ăn hợp lý, người bệnh nên có những bài thể dục nhẹ nhàng, duy trì lối sống lành mạnh để có được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Nguồn: thaythuocvietnam.vn [Hội Nội Khoa Việt Nam]

Do đó, cần chọn lựa thực phẩm phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân suy thận mạn chưa chạy thận.

Những thực phẩm nên chọn

- Chất bột đường: chất bột ít đạm như gạo xay trắng, miến, bột sắn dây, khoai lang, khoai sọ, bún, hủ tíu, phở…

Bệnh nhân suy thận mạn kèm bệnh đái tháo đường, chọn thực phẩm có chỉ số đường thấp, trung bình: khoai sọ, bún, bánh canh, bánh cuốn, khoai lang…

- Chất đạm: nên ăn đa dạng, chú ‎ý đạm giá trị sinh học cao [thịt, cá, sữa, trứng]. Nếu bệnh nhân kèm rối loạn mỡ máu nên ăn trứng 3 quả/tuần, cách ngày, thịt bò 1-2 lần/tuần, cá biến [cá hồi, trích, cá nục…] 2 lần/tuần…

Số lượng ăn tùy theo mức độ suy thận, suy thận giai đoạn 3b-4, lượng đạm ăn vào thường giảm một nửa so với khẩu phần đạm của người bình thường [100 – 120g thịt [cá]/ngày].

- Chất béo: chọn dầu thực vật [dầu mè, nành, ôliu…], mỡ cá .

- Rau, trái cây:

+ Giai đoạn bệnh thận mạn nhẹ [độ lọc cầu thận GFR ≥ 60] có thể ăn đa dạng rau, trái cây có màu xanh, màu đỏ, màu vàng, tím…

+ Bệnh nhân có kèm theo bệnh đái tháo đường nên chọn trái cây có chỉ số đường huyết thấp, trung bình: táo tây, cam, quít, bưởi… với số lượng tùy mức kali máu.

- Nước uống: Dựa vào cân bằng nước xuất, nhập, cần điều chỉnh khi có giảm lượng nước tiểu, có phù, suy tim.

Ví dụ: số lượng nước tiểu 1500ml/24giờ, không phù, không suy tim thì:

Nước uống vào = 1500 ml + 300ml = 1800ml/24giờ [gồm nước uống, sữa, nước canh …]

- Gia vị : Nên chọn thực phẩm ít muối, nên đọc nhãn thực phẩm trước khi mua.

1g muối ăn NaCl có khoảng 400mg natri [Na], tương đương 1,5 muỗng cà phê nước mắm hay nước tương;

1 muỗng cà phê lưng muối ăn = 5g NaCl = 2000mg Na.

Thực phẩm cần hạn chế

- Hạn chế thực phẩm nhiều kali [đối với bệnh nhân suy thận giai đoạn nặng có giảm lượng nước tiểu hay tăng kali/máu]: nho khô, chuối khô, thanh long, trái bơ…, rau lá xanh đậm [rau ngót, rau đay, giền, rau muống…], hạt sen khô, nấm mèo, các loại đậu.

- Bệnh nhân có bệnh đái tháo đường cần hạn chế thực phẩm có chỉ số đường huyết cao: bánh mì trắng, khoai tây, gạo đỏ huyết rồng, bánh bột ngô nướng, miến, bánh kẹo ngọt…]

- Hạn chế chất béo có hại: thực phẩm nhiều cholesterol, béo bão hòa: lòng đỏ trứng, bơ, phômai, mỡ, gan, tim…], dầu dừa.

- Hạn chế thực phẩm có nhiều phospho: tôm khô, lòng đỏ trứng, nấm đông cô, đậu nành, hạt sen khô, thịt bò…

- Hạn chế thực phẩm có nhiều muối natri: mắm, cá khô, tôm khô, hột vịt muối, bánh mì, mì ăn liền, khoai tây chiên…

Không nên uống quá nhiều nước, vì điều này sẽ làm cho cơ thể phù nhiều hơn, huyết áp khó kiểm soát; đồng thời nếu ở bệnh thận mạn giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ tiểu nhiều hơn đặc biệt là tiểu đêm gây khó ngủ.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Không có một chế độ ăn uống nào phù hợp với tất cả những người bị bệnh thận. Nhưng quan trọng là bạn phải thực hiện các thay đổi được đề nghị trong quá trình điều trị suy thận để duy trì sức khỏe tốt nhất. Hãy khám sức khỏe định kỳ và trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn sao cho phù hợp.

Người bị bệnh thận cần lưu ý gì trong chế độ ăn?

1. Chất đạm

Ăn quá nhiều protein sẽ khiến thận hoạt động khó khăn. Tuy nhiên, nếu không đủ protein thì cơ thể bạn cũng dễ mệt mỏi và có nhiều khả năng bị nhiễm trùng. Vì vậy, bạn cần kiểm soát lượng chất đạm hợp lý bằng cách:

- Hạn chế thức ăn giàu chất đạm, chỉ bổ sung khoảng 150g-200g mỗi ngày.

- Các loại thực phẩm giàu chất đạm bao gồm: thịt lợn, thịt gia cầm, hải sản, trứng; sữa và các sản phẩm sữa, đậu, các loại hạt, bánh mì, mì ống, ngũ cốc, rau.

Người bị bệnh thận cần hạn chế thức ăn giàu chất đạm

2. Natri

Để hạn chế natri trong chế độ ăn, bạn nên nhớ:

- Tránh các thực phẩm chứa nhiều muối, mì chính.

- Tránh các món ăn nhẹ như bánh quy, khoai tây chiên và bỏng ngô.

- Tránh thịt hun khói, thịt hộp.

Hạn chế tần suất ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh. Phần lớn lượng natri có mặt trong thực phẩm chế biến tại nhà hàng, đặc biệt là ở các tiệm ăn nhanh và ăn tối.

3. Nước

Bạn nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày? Hãy nhớ rằng, các món súp và thực phẩm có nước, như món tráng miệng bằng gelatin và kem cũng được tính là chất lỏng. Bên cạnh đó, lượng nước có trong trái cây và rau đóng hộp cũng là một phần trong khẩu phần ăn hàng ngày của bạn.

4. Kali

Nếu bạn cần hạn chế kali:

- Hãy chọn trái cây chứa lượng kali thấp như quả việt quất và quả mâm xôi.

- Chọn các loại rau có hàm lượng kali thấp như dưa chuột và củ cải.

5. Phốt pho

Khi cần hạn chế phốt pho:

- Bạn hãy lên kế hoạch ăn uống cũng như lượng sữa cần uống mỗi ngày sao cho hợp lý.  

- Hạn chế các loại hạt, bơ đậu phộng, đậu lăng, đậu phụ và cá mòi; hạn chế các loại thịt đã được bảo quản như xúc xích và hot dog.

- Tránh đồ uống có gas.

- Tránh bánh mì và ngũ cốc.

Lưu ý: Những lời khuyên về chế độ ăn kiêng không dành cho người đang chạy thận hoặc đã ghép thận. Vì lúc này, họ cần phải thực hiện theo chế độ ăn uống đặc biệt mà bác sĩ yêu cầu.

Cải thiện bệnh thận nhờ chế độ ăn khoa học và ưu tiên dùng sản phẩm thảo dược

Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bạn nên bổ sung sản phẩm thảo dược giúp bảo vệ và tăng cường chức năng thận.

Hiện nay, tại Việt Nam, các bác sĩ thường khuyên người bệnh lựa chọn sản phẩm có thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành, kết hợp với các vị thuốc quý khác như đan sâm, hoàng kỳ... Sản phẩm này có tác dụng chống oxy hóa, lợi tiểu, giúp bảo vệ thận; hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng và biến chứng của suy thận như: phù, đi tiểu thường xuyên, tăng creatinin huyết hoặc protein niệu; làm chậm tiến trình suy thận, từ đó giảm nguy cơ tử vong ở bệnh nhân suy thận.

Sản phẩm thảo dược giúp ngăn ngừa suy thận

Trên thực tế, nhiều người đã sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính từ cây dành dành để hỗ trợ điều trị suy thận và giảm nỗi lo chạy thận, điển hình như ông Lê Bá Long [TPHCM]. Để hiểu rõ hơn về kinh nghiệm “chiến đấu” với bệnh suy thận của ông Long, mời bạn xem TẠI ĐÂY.

Hãy thực hiện chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng lành mạnh, đúng và đủ để đối phó với bệnh thận. Đặc biệt, dùng sản phẩm có thành phần chính là cây dành dành vừa có tác dụng phòng ngừa suy thận, hỗ trợ điều trị, vừa làm giảm nỗi lo chạy thận bạn nhé!

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương – Sản phẩm cho bệnh nhân suy thận, chạy thận

Hiện nay, xu hướng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, ít tốn kém chi phí đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Trong đó, sản phẩm điển hình cho xu hướng này có bán tại các nhà thuốc là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương. 

Sản phẩm Ích Thận Vương có thành phần chính từ cây dành dành, kết hợp cùng các thảo dược quý như: đan sâm, hoàng kỳ, linh chi đỏ, trầm hương, bạch phục linh, râu mèo, mã đề; coenzym Q10, L-carnitin. Sản phẩm có tác dụng chống oxy hóa, lợi tiểu, giúp bảo vệ thận; hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng và biến chứng của suy thận như: phù, đi tiểu thường xuyên, tăng creatinin huyết hoặc protein niệu.

Từ khi xuất hiện tại các nhà thuốc trên toàn quốc, Ích Thận Vương đã mang đến niềm vui cho rất nhiều bệnh nhân đã bị suy thận, hoặc mắc các bệnh có nguy cơ cao dẫn đến suy thận như: đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, sỏi thận, lupus ban đỏ,... để phòng ngừa dẫn đến suy thận.

Phân tích về thành phần và công dụng của sản phẩm Ích Thận Vương, các chuyên gia sẽ có những chia sẻ thú vị cho bạn đọc TẠI ĐÂY

Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ số điện thoại tư vấn: 0975.284.017 – 0917.214.851

Sản phẩm không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh.

Thông tin doanh nghiệp

Video liên quan

Chủ Đề