Chữ e sau các hướng dẫn iso

Quy định cách thức soạn thảo, phê duyệt, phân phối và quản lý các thông tin được lập thành văn bản (dạng tài liệu và hồ sơ) thuộc hệ thống quản lý chất lượng của Sở nhằm đảm bảo:

+ Phê duyệt tài liệu đảm bảo đúng quy định pháp luật trước khi ban hành;

+ Xem xét, cập nhật khi cần và phê duyệt lại tài liệu;

+ Đảm bảo nhận biết các thay đổi và tình trạng sửa đổi hiện hành của tài liệu;

+ Đảm bảo các văn bản của tài liệu thích hợp sẵn có ở nơi sử dụng;

+ Đảm bảo tài liệu luôn rõ ràng, dễ nhận biết;

+ Đảm bảo các tài liệu có nguồn gốc bên ngoài được nhận biết và việc phân phối chúng được kiểm soát. Ngăn ngừa việc sử dụng các tài liệu lỗi thời và áp dụng các dấu hiệu nhận biết thích hợp nếu chúng được giữ lại với mục đích nào đó.

+ Sắp xếp, quản lý khoa học, thống nhất hồ sơ lưu.

2. PHẠM VI ÁP DỤNG

Hướng dẫn kiểm soát thông tin lập thành văn bản chỉ áp dụng để kiểm soát các tài liệu và hồ sơ thuộc hệ thống chất lượng bao gồm:

+ Chính sách, mục tiêu chất lượng

+ Các quy trình; quy định

+ Hướng dẫn công việc

+ Biểu mẫu

+ Kết quả công việc đã thực hiện

3. TÀI LIỆU VIỆN DẪN

Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 (điều 7.5)

Bản mô tả mô hình hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015.

4. ĐỊNH NGHĨA, TỪ VIẾT TẮT

Thông tin dạng văn bản: thông tin yêu cầu phải được kiểm soát và được duy trì bởi một tổ chức và phương tiện được trình bày hoặc lưu trữ (dưới bất kỳ định dạng và phương tiện nào và từ bất kỳ nguồn nào).

Tài liệu: là các thông tin dạng văn bản phục vụ cho việc hoạch định và kiểm soát Hệ thống quản lý chất lượng, bao gồm Chính sách, mục tiêu chất lượng, các quy trình, hướng dẫn, biểu mẫu và các tài liệu có nguồn gốc từ bên ngoài như các văn bản pháp luật, tài liệu kỹ thuật, các tài liệu do các tổ chức, nhà xuất bản ban hành được sử dụng để thực hiện các hoạt động trong hệ thống chất lượng.

Hồ sơ: là các thông tin dạng văn bản dùng để công bố các kết quả hay cung cấp bằng chứng về các hoạt động được thực hiện của Hệ thống quản lý chất lượng, bao gồm những văn bản hành chính, chuyên ngành, những văn bản, biểu mẫu đã ghi chép phát sinh trong thực hiện những quy định của hệ thống quản lý chất lượng hoặc bằng chứng cho việc thực hiện những quy định đã đề ra.

Chú thích:

+ Hồ sơ chất lượng có thể được sử dụng để lập tài liệu về xác định nguồn gốc và để cung cấp bằng chứng về kiểm tra xác nhận hoặc hành động khắc phục.

+ Hồ sơ không thuộc diện kiểm soát sửa đổi.

HTQLCL: Hệ thống quản lý chất lượng.

5. NỘI DUNG

5.1 Kiểm soát thông tin lập thành văn bản (dạng tài liệu)

TT

Hoạt động

Trách nhiệm

Thời gian

Biểu mẫu/Kết quả

A.

Tạo lập và cải tiến tài liệu Hệ thống quản lý chất lượng

1

Xác định tài liệu hệ thống cần tạo lập:

Căn cứ mô hình khung HTQLCL, văn bản pháp luật hiện hành, thủ tục hành chính có liên quan và thực tế công việc, ban chỉ đạo ISO xác định và thiết lập danh mục tài liệu HTQLCL, bao gồm:

+ Chính sách chất lượng

+ Mục tiêu chất lượng

+ Bản mô tả hệ thống và phạm vi áp dụng

+ Các quy trình, quy định, hướng dẫn dùng để vận hành và kiểm soát HTQLCL.

+ Các quy trình giải quyết thủ tục hành chính.

+ Các phụ lục, biểu mẫu.

Ban chỉ đạo ISO

Thường xuyên

Danh mục tài liệu HTQLCL

(BM-HT-01-01)

2

Phân công trách nhiệm biên soạn, soát xét, phê duyệt

Tài liệu hệ thống sau khi được xác định, tiến hành tổ chức phân công soạn thảo, trong đó:

Trưởng ban chỉ đạo

Sau khi xác định tài liệu

TT

Loại tài liệu

Người viết

Kiểm tra

Phê duyệt

1

Chính sách chất lượng

Thư ký Ban chỉ đạo ISO

Phó Trưởng ban chỉ đạo ISO

Trưởng ban chỉ đạo ISO

2

Mục tiêu chất lượng

Cán bộ được phân công

Lãnh đạo phòng

Trưởng ban chỉ đạo ISO

3

Văn bản mô tả hệ thống và phạm vi áp dụng

Thư ký Ban chỉ đạo ISO

Phó Trưởng ban chỉ đạo ISO

Trưởng ban chỉ đạo ISO

4

Quy trình/hướng dẫn

Cán bộ được phân công

Phó Trưởng ban chỉ đạo ISO

Trưởng ban chỉ đạo ISO

4

Triển khai tạo lập và hoàn thiện tài liệu hệ thống quản lý chất lượng

Cán bộ được phân công

Lãnh đạo Sở

Theo thời gian được phân công

Thông tin lập văn bản (các thủ tục, quy trình, quy định, hướng dẫn)

4.1 Bố cục các tài liệu (Đối với Quy trình/ Quy định/ Hướng dẫn sẽ bao gồm các mục sau):

  1. MỤC ĐÍCH: nêu mục đích ra đời của tài liệu.
  2. PHẠM VI ÁP DỤNG: nêu đối tượng tác động hoặc bị tác động của tài liệu.
  3. ĐỊNH NGHĨA/ VIẾT TẮT: giải thích các từ, các từ viết tắt
  4. TÀI LIỆU VIỆN DẪN: nêu các tài liệu viện dẫn có liên quan để xây dựng tài liệu này.
  5. NỘI DUNG: mô tả chi tiết cách thức thực hiện hoặc quy định cần phải tuân thủ
  6. BIỂU MẪU: liệt kê các biểu mẫu liên quan đến tài liệu
  7. HỒ SƠ CẦN LƯU: quy định loại hồ sơ, thời gian và trách nhiệm lưu hồ sơ.

4.2 Mã số tài liệu được quy định:

Loại tài liệu

Ký hiệu

Quy trình

QT.XX.nn

Quy định

QĐ.XX.nn

Hướng dẫn

HD.XX.nn

Biểu mẫu

BM.XX.nn.mm

Trong đó:

  • nn là số thứ tự tài liệu được ban hành bởi các phòng soạn thảo tài liệu, bắt đầu từ 01, được đánh theo thứ tự liền nhau.
  • mm là ký hiệu của biểu mẫu trong một Quy trình.
  • XX là ký hiệu của các phòng soạn thảo tài liệu theo bảng dưới đây:

Bộ phận

Ký hiệu

Văn phòng Sở

VP

Thanh tra Sở

TTr

4.3 Phiên bản tài liệu:

Phiên bản tài liệu được quy ước: xx/yy. Trong đó xx là ký hiệu lần ban hành, yy là ký hiệu lần sửa đổi.

Ví dụ :

  • 01/00: lần ban hành là 01, ban hành lần đầu là 00.
  • 01/01: lần ban hành 01, lần sửa đổi 01.

Khi số lần sửa đổi đến 05 thì sẽ biên soạn lại và ban hành lần tiếp theo.

5

Phân phối tài liệu:

- Tài liệu kiểm soát thuộc hệ thống chất lượng do Ban ISO chịu trách nhiệm kiểm soát và phân phối có thể bằng bản giấy hoặc bằng bản mềm (file điện tử: word, excel hoặc pdf,…).

- Thư ký ban chỉ đạo thiết lập sổ theo dõi phân phối tài liệu (bằng văn bản giấy hoặc bằng bản mềm) để theo dõi.

- Các phòng chuyên môn tổ chức phổ biến thấu hiểu đến cán bộ, công chức

Thư ký ban chỉ đạo

Các phòng chuyên môn

Tài liệu sau hoàn thiện

Sổ theo dõi phân phối tài liệu HTQLCL

(BM-HT-01-02)

6

Viết mới và sửa đổi tài liệu

Trong quá trình sử dụng nếu thấy tài liệu cần viết mới hoặc sửa đổi thì thiết lập phiếu đề nghị, những nội dung sửa đổi phải được xem xét phê duyệt bởi các cấp trước đó như khi viết tài liệu ban đầu. Trình tự sửa đổi tài liệu được thực hiện theo 5 bước trên.

Nội dung thay đổi được ghi trong Bảng theo dõi thay đổi tài liệu, cập nhật ở trang thứ nhất của mỗi tài liệu. Phần nội dung thay đổi phải được in chữ nghiêng để dễ nhận biết.

Người quản lý tài liệu có trách nhiệm cập nhật tài liệu đã sửa đổi cho những người sử dụng, đồng thời phải thu hồi tài liệu cũ để tránh sử dụng nhầm lẫn. Loại tài liệu cần cập nhật là: các quy trình, hướng dẫn, biểu mẫu.

Tài liệu thu hồi sẽ được huỷ bỏ, bản gốc tài liệu cũ được giữ lại để tham khảo (nếu cần), các phòng gạch chéo hoặc đưa về file lưu, đánh nhãn “Tài liệu lỗi thời” để tránh sử dụng nhầm tài liệu lỗi thời.

Thư ký ban chỉ đạo

Các phòng chuyên môn

Khi có nhu cầu viết mới hoặc sửa đổi tài liệu HTQLCL

Phiếu đề nghị viết/sửa đổi tài liệu HTQLCL

(BM-HT-01-03)

B.

Quản lý các tài liệu có nguồn gốc bên ngoài

7

Các phòng xác định tài liệu bên ngoài liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng của Sở bao gồm: các văn bản pháp luật hiện hành, các tài liệu tham khảo:

- Đối với các tài liệu tiếp nhận theo đường văn thư: kiểm soát theo quy định về quản lý công tác văn thư hiện hành.

- Đối với các tài liệu download từ internet về thì các phòng chịu trách nhiệm kiểm soát nội dung, cập nhật vào danh mục tài liệu, và sắp xếp theo thứ tự.

- Đối với các tài liệu download từ internet về máy, các phòng khởi tạo các Forder và sắp xếp khoa học.

Ghi chú:

- Các phòng phải tổng hợp danh mục tài liệu có nguồn gốc bên ngoài hiện hành theo BM-HT-01-04 (nhằm phổ biến và sử dụng triệt để có hiệu quả các nguồn tài liệu tham khảo).

- Lưu danh mục dạng văn bản giấy hoặc dạng dữ liệu.

Tất cả các phòng chuyên môn

Thường xuyên

Danh mục tài liệu có nguồn gốc bên ngoài hiện hành

(BM-HT-01-04)

C.

Soạn thảo văn bản và quản lý văn bản đi, đến

8

Công tác tổ chức soạn thảo và phát hành văn bản tuân thủ thể thức trình bày theo quy định (Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ nội vụ về việc hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính).

Văn thư, các phòng chuyên môn tổ chức quản lý văn bản đi đến theo đúng quy định nghiệp vụ văn thư lưu trữ (có đầy đủ sổ theo dõi công văn đi, sổ theo dõi công văn đến hoặc qua các phần mềm xử lý văn bản, lưu trữ đầy đủ các thông tin ...).

Các phòng chuyên môn, Văn thư

Thường xuyên

5.2 Kiểm soát thông tin lập thành văn bản (dạng hồ sơ)

TT

Hoạt động

Trách nhiệm

Thời gian

Biểu mẫu/Kết quả

1

Phân loại hồ sơ:

Các phòng có trách nhiệm phân loại toàn bộ hồ sơ:

+ Hồ sơ đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng.

+ Hồ sơ về xem xét của lãnh đạo.

+ Hồ sơ về việc giải quyết rủi ro và cơ hội.

+ Hồ sơ liên quan đến việc giải quyết các thủ tục hành chính.

+ Hồ sơ liên quan đến các hoạt động khắc phục, cải tiến.

+ Hồ sơ liên quan đến đào tạo, năng lực.

+ Hồ sơ về quản lý tài sản, trang thiết bị.

+ Hồ sơ về giải quyết đầu ra không phù hợp.

+ Hồ sơ về giải quyết các khiếu nại, tố cáo.

+ Hồ sơ chuyên môn cho các lĩnh vực.

Hồ sơ HTQLCL được các phòng nhận biết và kiểm soát bằng danh mục hồ sơ theo BM-01-05.

Tất cả các phòng chuyên môn

Thường xuyên

Danh mục hồ sơ

(BM-HT-01-05)

2

Sắp xếp hồ sơ:

Phương pháp sắp xếp và quản lý hồ sơ tuân thủ theo các yêu cầu tại các văn bản pháp luật hiện hành, trong đó:

+ Hồ sơ sắp xếp phải đảm bảo tính khoa học dễ thấy, dễ lấy, dễ tìm.

+ Hồ sơ phải đảm bảo tính đồng nhất về phương pháp sắp xếp, nhãn mác cặp, file, túi, bìa sơ mi, phân định rõ loại hồ sơ, bộ phận quản lý.

Ghi chú: Trường hợp lưu trữ hồ sơ dạng file số dữ liệu phải thực hiện theo đúng quy định và tuân thủ ứng dụng CNTT.

Tất cả các phòng chuyên môn

Thường xuyên

3

Sử dụng hồ sơ

- Các phòng liên tục cập nhật vào danh mục khi có hồ sơ mới phát sinh, lập cặp hồ sơ mới. Khi sử dụng xong hồ sơ phải sắp xếp vào đúng vị trí đã lấy ra sử dụng, theo thứ tự.

- Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tra cứu hồ sơ, khi đề xuất phải có sự phê duyệt của Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) đồng ý. Người quản lý hồ sơ cung cấp đúng và đủ cho người đến nghiên cứu hồ sơ đã được duyệt; kiểm tra tình trạng hồ sơ khi trả phải đảm bảo đúng như khi cho mượn.

Tất cả các phòng chuyên môn

Thường xuyên

4

Hủy bỏ hồ sơ

- Hồ sơ sau khi hết hạn lưu phải được hủy hoặc chuyển về kho lưu trữ. Trình tự hủy hồ sơ phải theo các quy định hiện hành.