Chim hồng hạc ăn như thế nào

Nhắc đến chim hạc thường làm người ta liên tưởng đến tín ngưỡng tâm linh trong dân gian. Loài chim này đã thấm vào máu người Việt Nam từ thủa lọt lòng. Những câu chuyện cổ tích, câu ca dao, tục ngữ:

Bước lên đèo Cả
Thấy mả ông Cao Biền
Có đôi chim hạc đang chuyền nhành mai.

Hay:

Thân em như hạc đầu đình,

Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay.

Tuy nhiên, bài viết này Góc Tò Mò muốn cùng các bạn khám phá loài chim Hồng Hạc – được coi là biểu tượng quốc gia Bahamas ( đây là một quốc đảo với hơn 700 hòn đảo vẫn giữ được nét hoang sơ của tự nhiên).

Không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp kiêu sa mà hồng hạc còn được biết đến bởi khả năng đứng thăng bằng chỉ với 1 chân.
Màu hồng hay cam?
Màu sắc của chim hồng hạc, dù hồng, cam hay thậm chí trắng, phụ thuộc vào thức ăn của chúng. Chim hồng hạc ăn tảo xoắn và các loài động vật giáp xác như tôm, cua – những loài có chứa chất tạo màu gọi là carotenoid. Enzyme trong gan sẽ phân hóa các carotenoid này thành các phân tử mang sắc tố hồng và cam. Những phân tử này sẽ được hấp thụ vào chất béo tích tụ ở phần lông, mỏ, và chân chim.
Vì sao chim hay đứng một chân?
Các nhà nghiên cứu từ Hoa Kỳ phát hiện ra rằng hồng hạc có một cơ chế hoạt động đặc biệt ở chân khiến hai chân chạm khít vào nhau khi đứng thẳng. Một nghiên cứu của tiến sĩ Matthew Anderson, đến từ Đại học St Joseph ở Philadelphia, cho thấy rằng loài chim này áp dụng tư thế đứng một chân để tiết kiệm năng lượng, đồng thời phát hiện ra số lượng chim nghỉ trên một chân giảm xuống khi nhiệt độ tăng.
Nơi sinh sống
Chim hồng hạc sống ở những khu vực đầm lầy, lòng hồ cạn hoặc vùng nước nông. Thường tụ tập thành những đàn lớn, chúng tìm kiếm thức ăn bằng cách dùng chân xới bùn và dùng mỏ gắp cả bùn lẫn nước. Mỏ chim được cấu tạo với khả năng loại bỏ bùn và nước ra khỏi thức ăn. Điều này xảy ra khi chim ngửa đầu lên trời.

Chim hồng hạc ăn như thế nào
Chim hồng hạc ăn như thế nào
Chim hồng hạc ăn như thế nào
Chim hồng hạc ăn như thế nào
Chim hồng hạc ăn như thế nào

Chiều cao và cân nặng
Có tổng cộng 6 giống hồng hạc và chỉ những ai có con mắt tinh tường mới phân biệt được chúng. Chim hồng hạc trưởng thành có chiều cao từ 4-5 feet (tức khoảng 120-150cm), nhưng chỉ cân nặng khoảng từ 4-8 pound (tức khoảng 1,8-3,6 kg) với sự phân bổ trọng lượng vô cùng đặc biệt.
Quá trình nhân giống
Chim đực và chim cái sẽ cùng nhau xây tổ và cả hai cùng ngồi trên quả trứng trong quá trình ấp suốt một tháng. Khi trứng nở, chim bố và chim mẹ sẽ thay phiên nhau cho chim con ăn. Thức ăn đầu tiên của chim non là một chất lỏng đặc biệt được tạo ra từ diều của chim bố mẹ được gọi là “sữa diều”.

TPO - Chim hồng hạc cùng với bồ câu và chim cánh cụt hoàng đế là loài có thể tiết sữa nuôi con. Tuy nhiên, tại sao  sữa của chim hồng hạc có màu đỏ như máu.

Mỏ hồng hạc có cấu tạo độc nhất trong thế giới loài chim, không bao gồm mỏ dưới nhỏ cử động theo mỏ trên lớn hơn. Thay vào đó, mỏ trên mới là bộ phận có thể cử động và cũng nhỏ hơn mỏ dưới rất nhiều. Đây là cách để chim hồng hạc thích nghi với phương thức ăn đặc biệt khi dùng chiếc mỏ theo một cách ngược đời.

Lý do là thay vì chủ động đi săn như các loài thủy cầm khác, chúng là loài ăn lọc, tựa nhự cá voi sừng tấm. Để làm điều này, đầu tiên hồng hạc hút nước vào cổ họng bằng cách rút lưỡi của chúng ngược vào trong. Sau đó, chúng đóng miệng và dùng lưỡi đẩy nước ra ngoài qua một cấu trúc giống như tổ ong ở mỏ trên.

Hồng hạc có thể lặp lại quá trình này đến 4 lần/giây, lọc ra mọi thứ trong nước mà chúng khuấy lên bằng chân, chủ yếu là tảo và các loài giáp xác nhỏ. Những thức ăn này cũng là nguyên nhân khiến hồng hạc có màu hồng do chứa sắc tố carotenoid.

Sáu tố đỏ phổ biến trong tự nhiên và cũng là lí do cà chua, cà rốt có màu đỏ. Qua nhiều năm tháng, sắc tố này tích tụ trong cơ thể hồng hạc từ từ biến bộ lông vũ màu trắng hoặc xám của chúng thành màu đỏ hoặc hồng.

Khoảng 2 tháng sau khi trứng nở, trong khi chờ mỏ của chim non phát triển, chúng được bố mẹ cho ăn. Chất lỏng giàu chất béo và protein được tiết ra từ một tuyến đặc biệt lót ở toàn bộ phần trên của bộ máy tiêu hóa. Sự tiết sữa diều được tạo ra bởi prolactin, protein kích thích sản xuất sữa ở động vật có vú. Ở loài hồng hạc, cả chim cái và chim đực đều tiết ra chúng.

Về mặt thành phần dinh dưỡng, sữa hồng hạc khá giống sữa thật nhưng có một khác biệt lớn. Sữa hồng hạc chứa đầy tế bào máu đỏ và sắc tố nên có màu đỏ thẫm.

Tại sao hồng hạc đứng mãi bằng một chân mà không mỏi?

Cũng giống như ngựa luôn ngủ đứng hay dơi ngủ ở tư thế treo ngược, cơ thể hồng hạc tiến hóa tự "cố định" chân để giúp tiết kiệm được năng lượng.

Để lý giải cho chuyện này, các chuyên gia cho rằng điểm mấu chốt nằm ở bộ khớp chân đặc biệt của hồng hạc. Khi chân đặt đúng vị trí, các khớp chân gần như tự động cố định, bất kể ống chân dịch chuyển như thế nào. Ngay cả trên xác của hồng hạc, cơ chế này vẫn hoạt động như vậy.

"Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động cơ bắp khi đứng bằng một chân của loài hồng hạc thực sự thấp hơn so với khi đứng bằng hai chân", các chuyên gia nói.

Các nhà nghiên cứu ở Mỹ đã khám phá ra sự thật rằng chân của loài hồng hạc có kết cấu hỗ trợ tư thế một cách chuẩn xác và phù hợp để chân chúng được giữ thẳng cố định một cách yên vị. Hay nói cách khác, chúng gần như không tiêu tốn sức mạnh cơ bắp nhiều khi duy trì dáng đứng đó.

Điều này nghe có vẻ hơi khó hiểu vì thông thường, con người chúng ta sẽ nghĩ rằng đứng trên 1 chân thực sự khó và tốn sức hơn nhiều so với 2 chân. Nhưng thiên nhiên là vậy, luôn chứa đầy những điều bất ngờ và không thể đoán trước được.