Chằm nón là gì

10/10/2011


Nếu chiếc áo dài xứ Huế đã từng làm xao động bao con tim thì chiếc nón lá cũng điểm thêm nét nhấn nhá vào dáng vẻ e ấp của người con gái Huế. Không chỉ là vật thiết thân che mưa nắng, nón Huế đã trở thành một sản phẩm mang đậm nét văn hóa, là cơ sở cho nghề chằm nón Huế phát triển trải qua chiều dài lịch sử hàng trăm năm.

 

Nón này che nắng che mưa, nón này để đội cho vừa lòng nhau…”

Huế có nhiều làng nghề chằm nón nổi tiếng một thời như Sịa, Đốc Sơ, Triều Tây, Kim Long, Dạ Lê, Phủ Cam… Tuy ngày nay nghề chằm nón không còn hưng vượng như xưa nhưng chỉ riêng thành phố Huế cũng còn đến 900 hộ theo nghề chằm nón với gần 2.000 lao động, trong đó có gần 50% tập trung ở các phường Xuân Phú, Phước Vĩnh, Phú Hiệp…, làm ra cả triệu chiếc nón lá mỗi năm đem về khoảng 5 tỷ đồng doanh thu cho người dân.

 

Làng nghề chằm nón Huế

Trong nghề chằm nón, đã có sự phân công lao động rất cụ thể với các khâu riêng rẽ như làm khung, chuốt vành, chằm nón… Khung được làm bằng gỗ nhẹ có mái cong đều với thời gian sử dụng lên đến hàng chục năm. Vành nón thường được làm bằng thân cây lồ ô hay cây mung có rất nhiều ở Huế, được người thợ chẻ, chuốt rất thanh thoát. Mỗi bộ vành thường có từ 15 – 16 vành từ lớn đến nhỏ quyết định độ khum, độ tròn và hình dáng, kích cỡ của chiếc nón, thường được ví như 16 vành trăng. Lá để lợp nón là loại lá nón bình thường, được tuyển lựa và xử lý qua nhiều công đoạn, từ hấp, sấy, phơi sương đến ủi cho mặt lá thật phẳng nhưng để đạt tiêu chuẩn làm nón, lá phải giữ được màu trắng xanh.

 

Trẻ em cũng có thể tham gia

Quan trọng nhất trong các công đoạn làm nón là lợp lá vào vành và chằm nón, đây là khâu đòi hỏi sự tỷ mẫn khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ, vì vậy thường do phụ nữ thực hiện. Ở chiếc nón bài thơ, ngoài việc lợp lá, người thợ còn phải đặt hoa văn hay biểu tượng vào giữa hai lớp lá sao cho cân đối hài hòa trong không gian chiếc nón. Các biểu tượng quen thuộc vẫn là cầu Trường Tiền, Ngọ môn, Phu Văn lâu, chùa Thiên Mụ, con đò trên sông Hương, cầu ngói Thanh Toàn… kèm theo một vài câu thơ nổi tiếng về Huế được cắt bằng giấy bóng ngũ sắc hay giấy báo nhuộm màu làm nổi bật giữa nền xanh trắng của lá nón. Nón sau khi hoàn thành sẽ được quét một lớp dầu bóng bằng nhựa thông pha cồn có tác dụng chống thấm nước, tăng độ bóng và tạo độ bền cho sản phẩm.

 

Đặt hoa văn cho nón Bài thơ

Nón Huế rất đẹp, giá lại rẻ nên thường được du khách chiếu cố mỗi khi có dịp đến Huế, chỉ cần bỏ ra từ 10.000 – 15.000đ là đã có thể chọn cho mình những chiếc nón ưng ý. Du khách có thể mua nón ở các chợ lớn như Đông Ba, An Cựu, Bến Ngự hay các chợ nhỏ như Sịa, Phò Trạch, đặc biệt chợ đầu mối Dạ Lê với truyền thống bán nón từ hàng trăm năm. Nhiều du khách nước ngoài thích tìm đến ngôi nhà nằm sâu trong hẻm 165 Trần Phú [Phủ Cam] để nhìn xem chị Thúy – một phụ nữ khuyết tật chằm nón và mua sản phẩm với tên “Thúy” lồng vào trong nón như một thương hiệu nổi tiếng. Nón “Thúy” đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt tháng 6-2004 chính chị Thúy đã có mặt tại Yokohama với tư cách là khách mời đại diện của nghề nón truyền thống Việt Nam trong Lễ hội văn hóa du lịch Việt Nam tại Nhật Bản.

 

Góc chợ quê

Nón lá Huế đặc biệt nón bài thơ được nhiều du khách ưa chuộng bởi sự thanh thoát nhẹ nhàng, không chỉ dừng lại ở chiếc nón lá đơn thuần mà đã thành một tác phẩm mỹ thuật thực sự ghi đậm dấu ấn tài năng và sự cần cù của người nghệ nhân xứ Huế…

Mai Kim Thành     

Ảnh: Hồ Tịnh Tâm – hotinhtam.vnweblogs.com

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Nón, nón tơi hoặc nón lá là một vật dụng dùng để che nắng, che mưa, và nón lá là một biểu tượng đặc trưng của người Việt.

Nón lá che nắng che mưa cho người lao động ngoài đồng ruộng.

Đối với các định nghĩa khác, xem Nón.

Nón lá được bày bán như là đồ lưu niệm tại Việt Nam.

Nón lá xuất hiện vào thế kỉ thứ XIII, thời nhà Trần.

Từ xa xưa do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nắng và mưa nhiều, tổ tiên ta đã biết sáng chế ra chiếc nón lá. Nó được lấy lá kết vào nhau để làm vật dụng đội lên đầu che nắng che mưa. Dần dần chiếc nón lá đã hiện diện như một vật dụng cần thiết trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón lá đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, thạp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500 – 3000 năm TCN.

Ở Việt Nam hiện nay có một số làng nghề làm nón truyền thống như làng Đồng Di [Phú Vang], Dạ Lê [Hương Thủy], Trường Giang [Nông Cống], đặc biệt là làng nón Phủ Cam [Huế], làng Chuông [Thanh Oai - Hà Nội].

Chiếc nón lá thường được đan bằng các loại lá khác nhau như lá cọ, lá buông, rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá dứa, lá du quy diệp dùng để làm nón v.v... nhưng chủ yếu làm bằng lá nón. Nón thường có dây đeo làm bằng vải mềm hoặc nhung, lụa để giữ trên cổ.

Nón thường có hình chóp nhọn, tuy nhiên còn có cả một số loại nón rộng bản và làm phẳng đỉnh. Lá nón được xếp trên một cái khung gồm các nan tre nhỏ uốn thành hình vòng cung, được ghim lại bằng sợi chỉ, hoặc các loại sợi tơ tằm, sợi cước. Nan nón được chuốt thành từng thanh tre mảnh, nhỏ và dẻo dai rồi uốn thành vòng tròn có đường kính to nhỏ khác nhau thành những cái vành nón. Tất cả được xếp tiếp nhau trên một cái khuôn hình chóp.

Để làm ra một chiếc nón lá người thợ thủ công lấy từng chiếc lá, làm cho phẳng rồi lấy kéo cắt chéo đầu trên, rồi lấy kim xâu chừng 24-35 chiếc lá lại với nhau cho một lượt sau đó xếp đều trên khuôn nón. Lá nón mỏng và cũng dễ hư khi gặp mưa nhiều nên các thợ thủ công đã tận dụng bẹ tre khô để làm lớp giữa hai lớp lá nón làm cho nón vừa cứng lại vừa bền.

Trong công đoạn tiếp theo, thợ thủ công lấy dây cột chặt lá nón đã trải đều trên khuôn với khung nón rồi họ mới bắt đầu khâu. Người thợ đặt lá lên sườn nón rồi dùng dây cước với kim khâu để chằm nón thành hình chóp. Nón sau khi thành hình được quét một lớp dầu bóng để tăng độ bền và có tính thẩm mĩ [có thể kể thêm trang trí mĩ thuật cho nón dùng trong nghệ thuật]. Ở giữa nan thứ 3 và thứ 4 người thợ dùng chỉ đôi kết đối xứng 2 bên để buộc quai. Quai thường được làm từ nhung, lụa mềm, có nhiều màu sắc.

 

Nữ sinh với áo dài và nón lá.

Nón lá có nhiều loại như nón ngựa hay nón Gò Găng [sản xuất ở Bình Định, làm bằng lá lụi, thường dùng khi đội đầu cưỡi ngựa], nón quai thao [người miền Bắc Việt Nam thường dùng khi đi lễ hội], nón bài thơ [ở Huế, là thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hoặc một vài câu thơ], nón dấu [nón có chóp nhọn của lính thú thời phong kiến]; nón rơm [nón làm bằng cọng rơm ép cứng]; nón cời [loại nón xé te tua ở viền nón]; nón gõ [nón làm bằng rơm, ghép cho lính thời phong kiến]; nón lá sen [còn gọi là nón liên diệp]; nón thúng [nón lá tròn bầu giống cái thúng, thành ngữ "nón thúng quai thao"]; nón khua [nón của người hầu các quan lại thời phong kiến]; nón chảo [nón mo tròn trên đầu như cái chảo úp, nay ở Thái Lan còn dùng],... nhưng thông dụng nhất vẫn là nón hình chóp.

 

Đan nón lá thủ công tại Huế.

Nón thường dùng để che nắng, che mưa, làm quạt khi nóng. Đôi khi có thể dùng để múc nước hoặc để đựng. Ngày nay nón lá cũng được xem là quà tặng đặc biệt cho du khách khi đến tham quan Việt Nam.

Muốn nón lá được bền lâu thì nên đội khi trời nắng, tránh đi mưa, tránh dùng mạnh tay làm méo nón. Sau khi dùng nên cất vào chỗ bóng râm, nếu phơi ngoài nắng sẽ làm cong vành, lá nón giòn và ố vàng làm mất tính thẩm mĩ và giảm thời hạn sử dụng của nón.Khi đội nón phải nhẹ nhàng, tránh làm hư quai nón, không sử dụng cần treo lên tránh những nơi ẩm ướt, lau khô khi bị ướt. Không ngồi lên, hay đè, nắn nón.

Trong nghệ thuật sân khấu, nón lá xuất hiện trong những tiết mục múa nón lá của các cô gái.[1]

  • Nón bài thơ
  • Ba tầm

  1. ^ “Nón lá trong nghệ thuật văn hóa”.

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Nón lá.
  • Nón trên Từ điển bách khoa Việt Nam
  • Nón bài thơ trên Từ điển bách khoa Việt Nam
  • Nón quai thao trên Từ điển bách khoa Việt Nam

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nón_lá&oldid=68303917”

Video liên quan

Chủ Đề