Vì sao khi tiêm vắc xin

Sau tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19, đặc biệt từ ngày thứ 4, nếu xuất hiện các dấu hiệu liên quan đến biến chứng huyết khối - giảm tiểu cầu, cần phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc cơ sở y tế tiêm ngừa để được thăm khám, tham vấn và trị liệu. Thời gian theo dõi sau tiêm vắc-xin sẽ là 30 ngày.

Vào ngày 13/4/2021, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ [FDA] và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh [CDC Hoa Kỳ] đề nghị tạm dừng việc sử dụng vắc-xin AD26.COV2 S Johnson & Johnson [JJ] để cho phép điều tra một số trường hợp mắc bệnh nặng huyết khối với giảm tiểu cầu xảy ra sau khi tiêm chủng. Thông báo này được đưa ra sau các báo cáo ban đầu về các sự kiện tương tự ở những người nhận vắc-xin CHaDOx1 nCov-19 AstraZeneca [AZ] bên ngoài Hoa Kỳ. Các đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm của TTS gần đây đã được báo cáo. Hiện nay được CDC Hoa Kỳ và FDA gọi là huyết khối với hội chứng giảm tiểu cầu [TTS: Thrombotic with thrombocytopenia syndrome]. 

Biến chứng huyết khối sau khi tiêm vắc-xin phòng COVID-19 là hiếm gặp

Tỷ lệ huyết khối sau tiêm vắc-xin phòng COVID-19 là hiếm gặp, cụ thể với AstraZeneca là 4,6/1 triệu liều tiêm thứ nhất, vắc-xin Pfizer-BioNTech là 0,2/1 triệu liều tiêm thứ nhất. Huyết khối sau tiêm vắc-xin AstraZeneca chủ yếu gặp ở nữ. Tỷ lệ đông máu sau tiêm vắc-xin AstraZeneca ở người trẻ cao hơn so với người lớn tuổi, đặc biệt lứa tuổi 20-29 tuổi. Sau tiêm vắc-xin AstraZeneca tỷ lệ đông máu dường như ít xảy ra ở người trên 60 tuổi, chỉ khoảng 0,2/1 triệu liều tiêm đầu.

Biến chứng đông máu sau tiêm vắc-xin AstraZeneca phụ thuộc vào yếu tố di truyền, bệnh nền, lối sống, thuốc đang dùng, yếu tố V Leiden. Cơ chế bệnh sinh được cho là sự hình thành các kháng thể kháng yếu tố 4 tiểu cầu [PF4], gây tiêu thụ tiểu cầu dẫn đến số lượng tiểu cầu thấp và hình thành huyết khối.

Những dấu hiệu liên quan đến biến chứng huyết khối cần phải được theo dõi 

Sau khi tiêm vắc-xin từ 24-48 giờ, nếu người được tiêm có các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, nhức đầu hoặc đau cơ mức độ từ nhẹ đến trung bình thường không gợi ý đến biến chứng huyết khối với giảm tiểu cầu. Đây là những phản ứng thường gặp sau tiêm chủng.

Sau tiêm vắc-xin phòng COVID-19, bạn cần theo dõi tại nơi tiêm 30 phút và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe 30 ngày sau đó. Các dấu hiệu sớm liên quan đến biến chứng huyết khối - giảm tiểu cầu sau tiêm vắc-xin phòng COVID-19 bao gồm:

1. Thường xuất hiện từ ngày thứ 4 cho đến ngày thứ 30 sau tiêm vắc-xin. Khoảng thời gian cao điểm cho các triệu chứng ban đầu là ngày 6 đến ngày 14. 

2. Các triệu chứng biểu hiện ban đầu thường ở mức độ nặng, dai dẳng và tái diễn.

3. Các triệu chứng thường gặp:

- Huyết khối mạch máu não, nội tạng và phổi: Nhức đầu dữ dội; Đau bụng, đau lưng; Buồn nôn và nôn; Thay đổi thị lực; Thay đổi trạng thái tinh thần như cáu gắt, buồn rầu, hay giận vô cớ, ngủ gà và lơ mơ; Đau ngực và khó thở; Sưng chân và đau chân, tăng hơn khi vận động.

- Giảm tiểu cầu từ nhẹ đến nặng: Vết bầm tím ngoài da có đặc điểm: Dạng chấm, dạng mảng, dạng u máu; Màu đỏ tươi, tím bầm, màu vàng nhạt; Khi ấn hoặc đè vào vết bầm không biến mất; Không đau và xuất hiện tự nhiên. Chảy máu răng, miện tự nhiên hoặc sau chải răng. Chảy máu mũi, xuất huyết kết mạc mắt tự nhiên. Tiểu máu, đi cầu phân đen hoặc máu tươi. Kinh nguyệt bất thường và rong kinh kéo dài ở phụ nữ. Xuất huyết có thể biểu hiện cùng lúc dưới da, niêm mạc và nội tạng.

Khi có các dấu hiệu trên sau tiêm ngừa từ ngày thứ 4, cần phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc cơ sở y tế tiêm ngừa để được thăm khám, tham vấn và trị liệu.

Tại cơ sở y tế khi tiếp nhận người tiêm ngừa vắc-xin nghi ngờ có biến chứng, công việc ban đầu cần thăm khám đánh giá đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế và lưu ý lấy máu trước khi thực hiện bất kỳ can thiệp điều trị nào như IVIG, có khả năng gây nhiễu với các xét nghiệm chẩn đoán.

Tổ chức chiến dịch tiêm vắc-xin phòng COVID-19 đợt 4 cho người dân tại Quận 4 [Nguồn: Trung tâm Y tế Quận 4]

PGS.TS. Huỳnh Nghĩa - Phó Trưởng khoa Y, Đại học Y dược TP.HCM

Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ cho biết, mũi tiêm vắc xin COVID-19 thứ hai góp phần làm giảm đáng kể số người phải nhập viện hoặc mắc COVID-19 nặng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người không tiêm mũi thứ hai….

Các chuyên gia cho hay, liều thứ hai không chỉ xây dựng khả năng miễn dịch cho cộng đồng mà còn tăng cường khả năng bảo vệ người tiêm không mắc bệnh và không gặp biến chứng nghiêm trọng do COVID-19 gây ra. Theo TS. John Zaia, chuyên gia nghiên cứu vắc xin, xu hướng bỏ qua liều thứ hai sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng miễn dịch cộng đồng và cá nhân mỗi người.

Virus và các biến thể luôn tìm kiếm vật chủ. Với những biến thể của COVID-19 hiện nay, việc tiêm đầy đủ cả hai mũi vắc xin COVID-19 là cần thiết để tránh virus xâm nhập vào cơ thể. Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, tử vong do COVID-19 hoàn toàn có thể tránh được với hai mũi tiêm vắc xin COVID-19.

Một nghiên cứu tại Bệnh viện Houston Methodist đã đi sâu tìm hiểu khả năng mắc COVID-19, tử vong vì COVID-19 nếu được tiêm chủng đầy đủ và nguy cơ khi chỉ tiêm một mũi. Kết quả cho thấy, chỉ có chưa đến 1% số người đã được tiêm cả hai mũi phải nhập viện. Nhưng con số đó đã tăng lên hơn 3% đối với những người chỉ chọn một trong hai mũi tiêm.

Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy rằng tiêm hai lần có hiệu quả 98% trong việc ngăn ngừa tử vong do COVID-19, trong khi nếu chỉ tiêm một lần, hiệu quả ngăn ngừa tử vong giảm xuống còn 64%.

Tại sao mọi người bỏ qua liều thứ hai?

Mũi tiêm thứ hai của vắc-xin COVID-19 có thể được tiêm trong vòng 6 tuần sau mũi tiêm đầu tiên. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc có nhiều người bỏ lỡ mũi tiêm thứ hai: Nhiều người tin rằng, chỉ với một mũi tiêm vắc xin COVID-19 là đã đủ bảo vệ họ khỏi mắc bệnh hoặc tử vong vì COVID-19; sợ bị ốm khi tiêm mũi thứ hai; bận công việc, khó khăn trong việc lên lịch tiêm, hoặc họ quá mệt mỏi vì COVID-19…

Nguồn:  //suckhoequangninh.vn/tai-sao-tiem-vac-xin-covid-19-…/

Vắc xin hoạt động bằng cách bắt chước tác nhân truyền nhiễm - vi rút, vi khuẩn hoặc vi sinh vật khác có thể gây bệnh. Điều này "dạy" hệ thống miễn dịch của chúng ta phản ứng nhanh chóng và hiệu quả để chống lại nó.

Theo truyền thống, vắc-xin đã thực hiện điều này bằng cách đưa vào cơ thể một dạng tác nhân lây nhiễm đã làm suy yếu cho phép hệ thống miễn dịch của chúng ta ghi nhớ về nó. Bằng cách này, hệ thống miễn dịch của chúng ta có thể nhanh chóng nhận ra và chống lại nó trước khi nó khiến chúng ta bị bệnh. Đó là cách một số vắc xin COVID-19 đã được nghiên cứu và phát triển.

Các vắc-xin COVID-19 khác đã được phát triển bằng cách sử dụng các phương pháp tiếp cận mới, được gọi là vắc-xin RNA thông tin, hoặc mRNA,. Thay vì đưa vào cơ thể các kháng nguyên [một chất khiến hệ thống miễn dịch của bạn tạo ra kháng thể], vắc xin mRNA cung cấp cho cơ thể chúng ta mã di truyền cần thiết để cho phép hệ thống miễn dịch của chúng ta tự sản sinh ra kháng nguyên. Công nghệ vắc xin mRNA đã được nghiên cứu trong vài thập kỷ. Chúng không chứa vi rút sống và không can thiệp vào DNA của con người.

Để biết thêm thông tin về cách hoạt động của vắc xin, vui lòng truy cập WHO.

UNICEF Hãy tham gia cùng @Doctor Mike khi anh ấy thảo luận về cách hoạt động của vắc-xin COVID-19 ở bốn cấp độ mà trẻ em, phụ huynh, học sinh và chuyên gia vắc-xin có thể hiểu được.

Có, mặc dù vắc xin COVID-19 đã được phát triển nhanh nhất có thể, vắc xin ngừa COVID-19 phải trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt trong các thử nghiệm lâm sàng để chứng mình và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế đã được thống nhất về tính an toàn và hiệu quả. Chỉ khi đáp ứng các tiêu chuẩn này, vắc xin mới có thể nhận được chứng nhận từ WHO và các cơ quan quản lý quốc gia.

UNICEF sẽ chỉ mua sắm và cung cấp vắc xin COVID-19 đáp ứng các tiêu chí an toàn và hiệu quả đã được thiết lập của WHO và đã nhận được sự chấp thuận theo quy định.

>> Tìm hiểu thêm về những điều cần biết trước, trong khi và sau khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19.

Các nhà khoa học đã có thể phát triển vắc xin hiệu quả an toàn trong một khoảng thời gian tương đối ngắn do sự kết hợp của các yếu tố cho phép họ mở rộng quy mô nghiên cứu và sản xuất mà không ảnh hưởng đến độ an toàn:

  • Vì đại dịch lan rộng toàn cầu, nên chúng ta có mẫu bệnh phẩm khá lớn để nghiên cứu và có hàng chục nghìn tình nguyện viên tham gia  thử nghiệm lâm sàng
  • Những tiến bộ trong công nghệ [như vắc xin mRNA] đã được nhiều năm chế tạo
  • Chính phủ và các cơ quan khác đã hợp tác để tháo gỡ trở ngại về tài trợ cho nghiên cứu và phát triển
  • Việc sản xuất vắc-xin diễn ra song song với các thử nghiệm lâm sàng để tăng tốc độ sản xuất

Mặc dù được phát triển nhanh chóng, nhưng tất cả các vắc xin COVID-19 được WHO chấp thuận sử dụng đều an toàn và hiệu quả.

Loại vắc xin COVID-19 nào tốt nhất cho tôi?

Tất cả các loại vắc xin được WHO phê duyệt đã được chứng minh là có hiệu quả cao trong việc bảo vệ bạn khỏi bệnh nặng do COVID-19.

Loại vắc xin tốt nhất cho bạn là loại bạn được tiếp cận và sẵn có dành cho bạn!

WHO cho biết các loại vắc xin được phê duyệt cho đến nay ít nhiều có hiệu quả bảo vệ chống lại các biến thể mới.

Các chuyên gia trên khắp thế giới đang liên tục nghiên cứu cách các biến thể mới ảnh hưởng đến hành vi của vi rút, bao gồm bất kỳ tác động tiềm ẩn nào đến hiệu quả của vắc xin COVID-19.

Nếu bất kỳ loại vắc xin nào được chứng minh là kém hiệu quả hơn đối với một hoặc nhiều biến thể này, thì có thể thay đổi thành phần của vắc xin để bảo vệ chống lại chúng. Trong tương lai, những thay đổi đối với việc tiêm chủng như sử dụng các mũi tiêm nhắc lại và các cập nhật khác có thể là cần thiết.

Nhưng trong thời gian chờ đợi, điều quan trọng cần làm là tiêm phòng và tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng dịch - sẽ giúp giảm khả năng đột biến của vi rút - bao gồm giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, thông gió tốt, rửa tay thường xuyên và tìm kiếm sự chăm sóc y tế sớm nếu bạn có các triệu chứng mắc bệnh.

Ai nên tiêm phòng trước?

Do không có đủ năng lực sản xuất vào năm 2021 để đáp ứng tất cả nhu cầu toàn cầu, nên không phải ai cũng có thể tiêm vắc xin cùng một lúc. Các quốc gia phải xác định các nhóm ưu tiên, mà WHO khuyến nghị là nhân viên y tế tuyến đầu [để bảo vệ hệ thống y tế] và những người có nguy cơ tử vong cao nhất do COVID-19, chẳng hạn như người lớn tuổi và những người mắc bệnh nền. Những nhân viên thiết yếu khác, chẳng hạn như giáo viên và nhân viên xã hội, nên được ưu tiên, tiếp theo là các nhóm bổ sung khi có nhiều liều vắc-xin hơn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về việc bạn có nên tiêm vắc xin COVID-19 hay không, hãy tìm đến sự tư vấn của bác sỹ hoặc chuyên gia y tế mà bạn có thể tiếp cận. Hiện tại, những người có các tình trạng sức khỏe sau đây không nên tiêm vắc xin COVID-19 để tránh bất kỳ tác dụng phụ nào có thể xảy ra:

  • Nếu bạn có tiền sử phản ứng dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin COVID-19.
  • Nếu bạn hiện đang bị bệnh hoặc gặp các triệu chứng của COVID-19 [mặc dù bạn có thể tiêm vắc xin khi bạn đã bình phục và cho đến khi  bác sĩ của bạn đồng ý cho bạn tiêm].

Có, bạn nên tiêm phòng ngay cả khi trước đó bạn đã mắc COVID-19. Mặc dù những người hồi phục sau COVID-19 có thể phát triển một số khả năng miễn dịch tự nhiên đối với vi rút, nhưng chúng tôi vẫn chưa biết nó tồn tại trong bao lâu hoặc bạn được bảo vệ tốt như thế nào. Vắc xin cung cấp sự bảo vệ đáng tin cậy hơn.

Các nhà nghiên cứu hiện đang nghiên cứu việc tiêm vắc xin COVID-19 ở phụ nữ đang cho con bú, nhưng vẫn còn khá hạn chế thông tin  vào thời điểm này. WHO khuyên rằng nên tiêm phòng nếu phụ nữ đang cho con bú thuộc nhóm ưu tiên tiêm chủng, ví dụ như nếu bạn là nhân viên y tế. Việc cho con bú có thể tiếp tục sau khi tiêm chủng và vẫn là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ con bạn khỏi các bệnh tật và giúp chúng khỏe mạnh.

Thông tin thêm về việc cho con bú một cách an toàn trong thời kỳ đại dịch.

Mặc dù nguy cơ bị bệnh nặng do COVID-19 nói chung vẫn thấp, nhưng khi mang thai, bạn có nguy cơ bị bệnh nặng cao hơn so với những người không mang thai.

Nghiên cứu vẫn đang được tiến hành để tìm hiểu sự an toàn và tác dụng của việc tiêm vắc xin COVID-19 ở phụ nữ mang thai, nhưng không có lý do trì hoãn nào lớn hơn lợi ích của việc tiêm phòng cho phụ nữ mang thai. Vì lý do phụ nữ mang thai có nguy cơ lây nhiêm cao khi tiếp xúc với COVID-19 [ví dụ: nhân viên y tế] hoặc những người có vấn đề sức khỏe làm tăng nguy cơ biến chuyển nặng, có thể được tiêm chủng với sự tư vấn của bác sỹ và nhân viên ý tế.

Vắc xin COVID-19 có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

Không, bạn có thể đã thấy những tuyên bố sai sự thật trên mạng xã hội, nhưng không có bằng chứng cho thấy bất kỳ loại vắc xin nào, kể cả vắc xin COVID-19, có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở phụ nữ hoặc nam giới. Nếu bạn hiện đang cố gắng mang thai, bạn không cần phải tránh thai sau khi tiêm vắc xin COVID-19.

Hệ thống miễn dịch của trẻ em khác với hệ thống miễn dịch của người lớn và có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào độ tuổi của các em. Hiện tại, vắc xin COVID-19 được WHO phê duyệt không được khuyến cáo cho bất kỳ ai dưới 16-18 tuổi [tùy thuộc vào từng loại vắc xin], ngay cả khi các em thuộc nhóm nguy cơ cao. Trẻ em không được đưa vào các thử nghiệm ban đầu đối với vắc-xin COVID-19, do đó, hiện có rất nhiều hạn chế hoặc không có dữ liệu về tính an toàn hoặc hiệu quả của vắc-xin cho trẻ em dưới 16 tuổi. Cần có thêm nhiều nghiên cứu nữa và chúng tôi sẽ cập nhật các khuyến nghị khi các thử nghiệm được tiến hành và có thêm thông tin.

Tuy nhiên, điều quan trọng là phải đảm cho con bạn được tiếp tục tiêm chủng các loại vắc xin khác định kỳ đúng lịch tiêm. Đọc thêm cách duy trì tiêm chủng cho con bạn an toàn trong mùa dịch.

Khi nào sẽ có vắc xin COVID-19 ở quốc gia của tôi?

Việc phân phối vắc xin đang được tiến hành trên toàn cầu và sự sẵn có của vắc xin thay đổi theo quốc gia. Chúng tôi khuyên bạn nên kiểm tra với bộ y tế của bạn để nhận được thông tin mới nhất cho quốc gia của bạn.

Thay mặt Cơ sở COVAX, UNICEF đang mua sắm vắc xin COVID-19 và phân phối chúng trên khắp thế giới để đảm bảo không có quốc gia nào bị bỏ lại phía sau. Mục tiêu của chúng tôi là cung cấp 2 tỷ liều thuốc có sẵn để phân phối vào cuối năm 2021. Liều lượng đang được phân bổ cho các quốc gia tham gia Cơ chế COVAX bằng cách sử dụng công thức phân bổ tỷ lệ với tổng quy mô dân số từng quốc gia.

When will a COVID-19 vaccine be available in Viet Nam?

Để phát triển vắc-xin an toàn và hiệu quả đòi hỏi nhiều thời gian. Song, nhờ nỗ lực đầu tư cho nghiên cứu, phát triển vắc-xin và hợp tác toàn cầu ở quy mô lớn chưa từng thấy, các nhà khoa học đã phát triển được vắc-xin ngừa COVID-19 trong thời gian kỷ lục mà vẫn đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt và quy định khắt khe trên cơ sở thực chứng.

Kể từ tháng 12 năm 2020, vắc-xin COVID-19 đã bắt đầu được phân phát và sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam sẽ nhận được ít nhất 4,1 triệu liều vắc-xin COVID-19 của Oxford-AstraZeneca trong khuôn khổ Chương trình COVAX [COVAX Facility]. Theo kế hoạch, 1,2 triệu liều vắc-xin sẽ đến Việt Nam trong Quý I năm 2021 và hơn 2,9 triệu liều vắc-xin trong Quý II.

Trong tương lai gần, Chính phủ Việt Nam có thể sẽ mua thêm các loại vắc-xin an toàn và hiệu quả mới đã được kiểm duyệt ở những quốc gia khác. Đồng thời, chính Việt Nam cũng đang nghiên cứu thêm một số loại vắc-xin COVID-19 để kiểm tra mức độ an toàn và hiệu quả. Điều này có thể giúp đẩy nhanh tốc độ triển khai tiêm chủng gần như toàn dân trong tương lai.

COVAX là gì?

Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với COVID-19” [ACT] là chương trình hợp tác toàn cầu nhằm thúc đẩy việc phát triển, sản xuất và tiếp cận công bằng với dịch vụ xét nghiệm, điều trị và vắc-xin COVID-19. Mục đích của COVAX – hợp phần trụ cột về vắc-xin trong chương trình ACT là đẩy nhanh quá trình phát trình phát triển và sản xuất các loại vắc-xin COVID-19, đồng thời đảm bảo tiếp cận vắc-xin COVID-19 công bằng và bình đẳng cho tất cả các quốc gia trên thế giới.

Nhiệm vụ của COVAX là liên tục theo dõi quá trình phát triển của các loại vắc-xin COVID-19 để nhận diện những vắc-xin đáp ứng tốt nhất yêu cầu. COVAX hợp tác, khuyến khích các nhà sản xuất vắc-xin mở rộng quy mô sản xuất trước khi vắc-xin được phê duyệt.

Lý do là bởi thông thường, các nhà sản xuất có xu hướng ngần ngại đầu tư mạnh tay vào việc mở rộng cơ sở sản xuất vắc-xin trước khi vắc-xin được phê duyệt. Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch hiện nay, sự chần chừ này sẽ dẫn đến chậm trễ cung ứng và thiếu hụt vắc-xin sau khi được cấp phép.

tìm hiểu thêm về COVAX.

Đáng buồn là có rất nhiều thông tin không chính xác trên mạng về vi-rút COVID-19 và vắc-xin. Thông tin sai lệch trong một cuộc khủng hoảng sức khỏe có thể gây hoang mang, sợ hãi và kỳ thị. Nó cũng có thể dẫn đến việc mọi người không được bảo vệ hoặc dễ bị vi-rút tấn công hơn. Nhận thông tin thực tế và lời khuyên từ các nguồn đáng tin cậy như kênh thông tin của Bộ Y tế, UN, UNICEF, WHO.

Nếu bạn thấy nội dung trực tuyến mà bạn cho là sai hoặc gây hiểu lầm, bạn có thể giúp ngăn chặn nội dung đó lan truyền bằng cách báo cáo nội dung đó lên nền tảng truyền thông xã hội tại đây.

Vắc xin COVID-19 có thể ảnh hưởng đến DNA của bạn không?

Không, không có vắc xin COVID-19 nào ảnh hưởng hoặc tương tác với DNA của bạn theo bất kỳ cách nào. Messenger RNA, hoặc mRNA, vắc-xin dạy các tế bào cách tạo ra một loại protein kích hoạt phản ứng miễn dịch bên trong cơ thể. Phản ứng này tạo ra các kháng thể giúp bạn được bảo vệ chống lại vi rút. mRNA khác với DNA và chỉ ở bên trong tế bào khoảng 72 giờ trước khi phân hủy. Tuy nhiên, nó không bao giờ đi vào nhân tế bào, nơi DNA được lưu giữ.

Vắc xin COVID-19 có chứa bất kỳ sản phẩm động vật nào trong đó không?

Không, không có vắc xin COVID-19 nào được WHO phê duyệt có chứa các sản phẩm động vật.

Làm cách nào để tôi có thể bảo vệ gia đình mình cho đến khi tất cả chúng ta đều được tiêm vắc-xin COVID-19?

Vắc xin an toàn và hiệu quả là nhân tố thay đổi cuộc chơi, nhưng vẫn chưa rõ mức độ hiệu quả mà chúng có thể bảo vệ chúng ta khỏi lây nhiễm COVID-19. Hiện tại, dù đã tiêm phòng một lần, chúng ta vẫn cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng dịch để bảo vệ chính mình và những người khác.

Bài viết này được xuất bản vào ngày 28 tháng 10 năm 2020. Nó được cập nhật lần cuối vào ngày 10 tháng 12 năm 2021.

Bài viết này sẽ tiếp tục được cập nhật để phản ánh những thông tin mới nhất.

Video liên quan

Chủ Đề