Thêu sa hạt là gì

Với 7 phương pháp thêu tay như: thêu nối đầu, thêu vặn, thêu bó bạt, thêu đâm xô… mà bạn nắm vững sẽ giúp công việc trở nên thuận lợi hơn, phối hợp nhiều phương pháp, sự kết hợp hài hòa và hợp lý trên một mảng màu bằng nhiều lối đâm xô sẽ tạo nên tranh thêu thêm thẩm mỹ và nghệ thuật.

tranh thêu tay được lưu truyền từ đời này sang đời khác, dù ở mỗi vùng miền thì kỹ thuật thêu tay, cách triển khai sản phẩm thêu đều được gói gọn trong 7 phương pháp thêu từ dễ đến khó.

Hãy cùng Thêu Việt tìm hiểu về 7 phương pháp đơn giản ai cũng phải biết khi thêu tay truyền thống ngay sau đây.

1. Thêu nối đầu

Có 3 dạnh thêu nối đầu là: nối đầu uốn lượn, nối đầu đường thẳng và nối đầu cong vòng. Nguyên lý của cách thêu này là thêu mũi chỉ sau nối vào đầu mũi chỉ trước, cứ như thế lập lại nhiều lần tạo thành từng hàng thêu đầy nét vẽ. Nếu gặp mặt hình tiết cong hay uốn lượn buộc phải thêu ngắn mũi để đường thêu không bị gãy khúc. Thêu nối đầu dùng cho những cụ thể như thảm cỏ, lá trúc, lá tre…

2. Thêu lướt vặn [thêu thụt lùi]

Cách thêu thớt vặn bắt đầu bằng mũi thêu dài chừng 5mm, mũi thứ hai cắm sát vào nửa mũi trước tiên và mũi thêu thứ ba cắm tiếp vào đuôi đầu tiên. Cách thêu đơn giản này dùng thêu nhánh cây, sống và phần cuống lá, các đường viền, nét chữ, hay những hình tiết mây trời…

Trong trường hợp thêu những chi tiết uốn lượn phải thêu mũi chỉ ngắn nhằm bảo đảm đường nét thêu mềm mại thoải mái và tự nhiên

3. Thêu bó bạt

Cách thêu này giống thêu lướt vặn, tuy nét thêu to và rộng hơn, cách thêu từ phải chếch qua trái, từ trên chúc xuống dưới.

Thêu bó bạt cần phải giữ thật bằng chân chỉ theo nét vẽ, mũi chỉ đều sát và mặt chỉ bóng không bị răng cưa, có thể thêu 2 mặt chỉ. Có nhiều kiểu thêu bó bạt như: bó bạt cành mềm, bó bạt lượn cong tạo cho những đường viền lớn, những nét nhấn mạnh trong bố cục tranh hay thẳng ngang.

4. Thêu đâm xô [thêu trùm, thêu tràn]

Cách thêu đâm xô có khả năng tạo nền cho các mảng màu lớn, phối hợp màu sắc trong tranh với sắc độ đậm nhạt và các khoảng sáng tối chiều sâu hài hòa và hợp lý.

Cách canh chỉ, đường thêu sợi chỉ thêu đâm xô giống hệt như nét bút trong hội họa sơn dầu tô bóng đậm nhạt nổi hình khối canh chỉ phủ kín cùng chiều, mũi chỉ ngắn dài so le chen vào các khe trong những sợi chỉ thêu trước, tạo thành mảng thêu lớn được chuyển màu, sắc độ đậm nhạt thuần thục. Thêu đâm xô là phương pháp thêu chính, được tiến hành nhiều nhất trên mỗi bức tranh, có ít nhất 12 lối thêu đâm xô: thêu xô ngang, xô dọc, xô tỏa, xô vát, xô lượn, xô lượn tỏa, xô lượn xoay, xô tỉa lượn…

Người thợ có thể linh động thực hiện từng họa tiết đơn nhất như thêu đâm xô lá cỏ khác với đâm xô lá hồng, khó hơn là cách đâm xô ẩn mũi, đâm xô trốn mũi chỉ, trong các lối thêu bên trên thì việc pha màu, chồng màu, cách màu, chen màu đồi hỏi người thợ thêu chủ động sáng t

5. Thêu sa hạt

Bằng một sợi chỉ, quấn nhiều vòng trước đầu mũi kim đâm thẳng đứng xuống nền vải, giữ thắt chặt và cố định bằng phương pháp lên kim chia thành những hạt tròn nhỏ, cái khó trong cách thêu này là phải làm nút chỉ thật gọn tròn, đều nhau. Thêu sa hạt thường sử dụng thêu họa tiết áo như bên trên thân chim, đôi cánh bướm…

6. Thêu đột

Đây là kỹ thuật phối màu cùng một mũi chỉ, dùng 2 – 3 sợi màu chỉ không giống nhau xoắn xe chung thành một sợi để thêu chèn hay đè lên một phần hình tiết đã thêu để điểm xuyết hay bổ sung góp thêm phần năng động. Thêu đột thường giấu mũi chỉ thật ngắn, bé, cách khoảng và giấu phần nhiều mũi chỉ vào nền thêu, chia thành từng hạt nhụy hoa các chi tiết ẩn hiện từ xa của một mũi đất, khóm lau, lùm cây… Lối thêu này có các dạng như: thêu đột ngang, đột tỏa, đột cong lượn, đột dọc, đột cong khum, đột xoay.

Lối thêu đột để chỉnh lần cuối, kèm theo thêu lối bắt cầu tiếp cận và phủ kín các khiếm khuyết trong quá trình thêu, dằn lại những múi chỉ bị lỏng lộ trên vải… Ngoài ra, còn có thể thêu vờn và thêu bóc tách để nhấn mạnh một số cụ thể gia tăng độ sáng tối, gần xa.

7. Thêu khoán vảy

Thêu khoán vảy bao gồm: khoán vảy chìm và khoán vảy nổi dùng bộc lộ lông và vảy của các loài ngư điểu. Trên những họa tiết nhỏ hay phần thân chim bồ câu, gà… đã được thêu điểm xô pha màu dài mũi với sắc độ đậm nhạt thì phải khoán vảy chìm, riêng với các loài cá, rồng…

    Trên đây là 7 phương pháp thêu tay mà bất kỳ người thêu nào đều phải nắm được. Hi vọng bài viết mang lại cho các bạn những kiến thức hữu ích.

Nhớ lại ngày còn bé, muốn viết được một từ hoàn chỉnh, ta phải tập đọc và viết từng chữ cái “a, ă, â…” Sau khi học xong bảng chữ cái, ta dễ dàng viết bất kỳ chữ gì theo ý muốn.

Với thêu thùa cũng vậy, những họa tiết dù nhỏ hay lớn, dù trông đơn giản hay cầu kỳ phức tạp cũng đều bắt nguồn từ những mũi thêu cơ bản. Hướng dẫn chi tiết 8 mũi thêu được sử dụng thường xuyên dưới đây sẽ giúp bạn làm được tất cả mọi thứ mình muốn!

Mũi đột khít [Backstitch]

Mũi đột khít [còn được gọi là mũi đột mau] được sử dụng phổ biến trong thêu tay. Mũi thêu này dễ thực hiện và được áp dụng thêu viền khăn tay, thêu chữ…

Để thực hiện mũi đột khít [backstitch], bạn có thể tham khảo hình mẫu kèm với cách giải thích sau:

– Đưa kim từ mặt dưới vải lên tại điểm B rồi đâm kim về phía bên phải cách điểm B một khoảng 1 cm. [Khoảng cách được tùy chỉnh theo mục đích và kích thước họa tiết cần thêu]. Điểm đâm kim thứ hai gọi là A.

– Từ A đưa kim từ mặt dưới vải lên ngay tại điểm C sao cho B là trung điểm của AC.

– Tiếp tục lặp lại cho đến khi hoàn thành.

Mẹo hữu ích: Khi thực hiện mũi đột khít, bạn cần phải chú ý khoảng cách giữa các điểm đâm kim. Độ dài càng đều thì đường thêu sẽ càng đẹp. Bạn nhớ đừng kéo chỉ mạnh tay vì sẽ làm cho vải co dúm lại mất thẩm mỹ đấy!

Mũi đột thưa [Running Stitch]

Nếu ai từng một lần cầm kim chỉ trong đời, tôi tin rằng tất cả đều đã thêu mũi đột thưa này rồi! Bạn không cần phải mất quá nhiều thời gian nghiên cứu bởi mũi đột thưa tương đối đơn giản. Để hiểu rõ hơn, bạn có thể xem qua hình thêu mẫu dưới đây nhé.

Mũi đột thưa tạo ra các đường nét đứt sử dụng trong thêu viền; thêu đường bay của ong, bướm; thêu cầu vồng, thêu các họa tiết thổ cẩm… Ngoài ra bạn cũng có thể ứng dụng mũi đột thưa để tập luyện sashiko – một kỹ thuật thêu thùa truyền thống nổi tiếng của Nhật Bản.

Mẹo hữu ích: Điều chỉnh độ dài ngắn, đường cong thẳng… để tạo nên những mũi thêu độc đáo.

Đọc thêm bài viết mới nhất dưới đây nhé:

Những kiến thức cơ bản dành cho người mới nhập môn thêu thùa

Khám phá ưu – nhược điểm và mẹo hữu ích của 5 món đồ cần có khi thêu tay

Mũi lướt vặn [Stem Stitch]

Để thêu thân cây, dây leo, cành hoa hay những chi tiết có độ cong vừa phải thì mũi lướt vặn là sự lựa chọn không thể nào tuyệt vời hơn. Các bước thực hiện mũi thêu lướt vặn như sau:

– Đưa kim lên xuống với độ dài tùy ý.

– Tiếp tục đâm kim tại một điểm nằm giữa mũi thêu đầu tiên. Đâm đến một điểm bên trái tương ứng với độ dài tương ứng như trên. Chú ý chỉ thêu nằm ở một bên của mũi kim.

Mẹo hữu ích: Tốt nhất bạn nên vẽ họa tiết mình sẽ thêu để biết được vị trí đâm kim và lựa chọn độ dài mũi thêu sao cho hợp lý nhất. Đối với những chi tiết có độ cong sắc nét thì nên đâm kim ngắn để các đường cong trông mềm mại và tự nhiên hơn.

Mũi bó bạt [Satin Stitch]

Mũi bó bạt được sử dụng khá phổ biến trong thêu phong cảnh, thêu hoa lá hoặc thêu mã vạch Spotify. Hiểu một cách đơn giản, mũi thêu bó bạt thực chất là các đường thêu thẳng nằm sát nhau nhằm lấp đầy các khoảng trống.

Mẹo hữu ích: Bạn nên vẽ hình mẫu mình sẽ thêu để dễ dàng đâm kim hợp lý. Chú ý không để các mũi kim quá thưa, như thế sẽ để lộ ra khoảng trống. Sau khi thêu bó bạt, bạn có thể thêu viền [backstitch] cho họa tiết, đó cũng là một gợi ý thú vị.

Mũi này được áp dụng để thêu mã code Spotify – một kiểu thêu mới được nhiều người yêu thích. Bạn đọc thêm bài Hướng dẫn thêu mã vạch Spotify làm quà tặng – Spotify Embroidery nhé.

Mũi sa hạt [French Knot]

Mũi sa hạt gây thương nhớ nhờ tên gọi đáng yêu cùng từng mũi thêu xinh xắn, dễ thương. Đúng như người ta thường đùa vui rằng “mũi sa hạt nhỏ mà có vỏ”.

Trong hầu hết các mũi thêu, tôi đặc biệt yêu thích mũi sa hạt. Mặc dù chúng được coi là ác mộng với nhiều người mới tập thêu. Để thực hiện mũi thêu sa hạt, bạn có thể tham khảo cách thêu sau:

– Đâm kim từ mặt dưới vải lên.

– Quấn chỉ xung quanh kim từ 2 hoặc 3 vòng.

– Đâm kim xuống lại mặt dưới vải qua một điểm sát với nút chỉ vừa tạo ra, đồng thời giữ chặt những vòng chỉ được quấn quanh kim.

Mẹo hữu ích: Trông có vẻ dễ làm, tuy nhiên sự tinh tế của mũi sa hạt nằm ở chỗ làm sao cho 10 mũi thêu đều trông giống như nhau về kích thước. Do vậy bạn chú ý đừng siết chỉ quá chặt, cũng đừng để chỉ quá lỏng lẻo. Kích thước hạt to hay nhỏ phụ thuộc vào số lượng chỉ thêu, số lượng vòng quấn quanh kim.

Mũi móc xích [Chain Stitch]

Ngày còn tiểu học, có lẽ bạn và tôi đã từng tiếp xúc với mũi thêu móc xích thông qua môn Kỹ thuật. Mũi thêu cơ bản đó ngày nay vẫn được dùng nhiều trong thêu tay để tạo ra các tác phẩm handmade táo bạo và đầy phóng khoáng.

– Đưa kim lên và xuống tại một điểm [không kéo chỉ qua].

– Đâm kim lên tại một điểm có độ dài tùy ý sao cho mũi kim nằm trong vòng sợi chỉ.

– Kéo kim để tạo thành móc xích bằng hạt gạo. Sau đó tiếp tục đưa kim xuống tại điểm chỉ vừa rút lên. Cứ lặp lại cho đến khi kết thúc.

Mẹo hữu ích: Căn chỉnh độ dài các móc xích sao cho bằng nhau để đường thêu cân đối. Việc rút chỉ không quá mạnh tay cũng sẽ làm mũi thêu lộn xộn và bị xê dịch đấy.

Xem album ảnh thêu tay mới nhất tại Demicdd House.

Mũi lazy daisy

Mũi lazy daisy hầu như được sử dụng nhiều trong thêu hoa cúc, hướng dương, hạt mưa, cánh ong… Như tên gọi của nó, lazy daisy [hay còn gọi Detached Chain Stitch] khá thú vị nhờ cách thêu đơn giản có phần lười biếng.

– Đâm kim lên và xuống tại một điểm [điểm đó chính là nhụy hoa]. Ở bước này bạn nhớ đừng kéo chỉ nhé.

– Đưa kim lên tại một điểm sao cho mũi kim nằm trong vòng chỉ. Độ dài cánh hoa tương ứng với độ dài từ nhụy hoa đến điểm bạn vừa đâm kim lên. Kéo chỉ dần dần để tạo thành cánh hoa như mong muốn.

– Tiếp tục đâm kim xuống tại điểm vừa đâm lên để cố định cánh hoa.

Mẹo hữu ích: Bạn nên kéo chỉ vừa phải không quá chặt, như vậy cánh hoa sẽ có độ cong tự nhiên hơn. Đối với những loại vải quá thưa hoặc mỏng, khi thực hiện bước 1 và 3, bạn có thể chọn điểm đâm kim gần sát với điểm đâm kim đầu tiên. Như vậy lỗ kim tạo ra sẽ không quá to, vừa vặn thẩm mỹ.

Mũi đâm xô [Long and Short Stitch]

Sau khi thực hành mũi đâm xô trong thêu khăn tay lá phong, tôi cho rằng đây là mũi thêu phức tạp nhất trong thêu tay. Nó đòi hỏi người thợ phải đủ sự kiên nhẫn, tỉ mỉ và khéo léo.

Mặc dù cách thêu trông khá đơn giản, chỉ là những mũi kim đâm dài ngắn khác nhau. Tuy nhiên làm sao cho đường kim trông mềm mại uyển chuyển, màu sắc tự nhiên chuyển tiếp hài hòa mới là khó nhất.

Mẹo hữu ích: Trước khi đâm xô, nên vẽ phác thảo họa tiết cần thêu. Dùng sợi chỉ đơn, đâm những mũi thêu so le chen giữa nhau. Đừng quên chọn màu chỉ phù hợp nhé. Cho dù bạn thêu đẹp đến đâu nhưng nếu phối màu chỉ lạc quẻ thì tác phẩm sẽ mất vẻ đẹp tự nhiên đấy.

Mỗi mũi thêu đều mang một dáng vẻ, đẹp và độc theo một cách rất riêng!  Mong rằng trong thế giới của mình, bạn cùng tác phẩm thêu của mình cũng sẽ tỏa sáng như thế!

Video liên quan

Chủ Đề