Đại diện chủ đầu tư là gì

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Ngày hỏi:05/11/2020

Hiện tôi là đại diện chủ đầu tư trong công ty TIMOS. Nay muốn ký kết hợp đồng xây dựng đối với bên thầu, dự án quy mô lớn. Nên tôi muốn biết đại diện chủ đầu tư như tôi có thể được làm với tư cách bên giao thầu không?

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Căn cứ Khoản 2 Điều 2 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định như sau:

    1. Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

    2. Bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính.

    Như vậy, có thể thấy với tư cách là đại diện của chủ đầu tư vẫn có thể làm bên giao thầu theo quy định trên.

    Trân trọng!


Theo quy định của pháp luật thì mỗi một công ty, doanh nghiệp được thành lập thì đều phải có người là chủ sở hữu có thể là người thành lập cũng có thể là được bổ nhiệm. Tuy nhiên, đối với doanh  nghiệp có vốn đầu tư nhà nước thì phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện cần và phải được cơ quan nhà nước có thể Chính phủ, Thủ tướng chính phủ đồng ý giao trách nhiệm và quyền thực hiện.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Điều kiện bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước?

Căn cứ theo Điều 28 của Nghị định số 159/2020/NĐ-CP quy định cụ thể về điều kiện bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước gồm:

– Thứ nhất, bảo đảm tiêu chuẩn chung theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể của chức danh bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền bao gồm một số yếu tố như có đủ năng lực hành vi dân sự, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong việc quản lý doanh nghiệp.

Ngoài ra còn phải đáp ứng điều kiện khác đó là không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý doanh nghiệp hoặc người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước khi thành lập, chưa từng bị cách chức tại công ty hoặc doanh nghiệp nhà nước khác,….

– Thứ hai, đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp được quy hoạch vào chức danh bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch vào chức danh tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác. Nếu xảy ra trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

– Thứ ba, đối với bổ nhiệm người đại diện cho doanh nghiệp nhà nước thì phải có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định để chứng minh năng lực bản thân, chứng minh các điều kiện cần có để được bổ nhiệm.

– Thứ tư là về tuổi được bổ nhiệm:

Một trong các điều kiện cần có khi bổ nhiệm đó chính là phải đủ tuổi để công tác trọn một nhiệm kỳ của chức danh quản lý, tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Trong trường hợp do nhu cầu công tác mà được giao giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo nhiệm kỳ như trong nội dung quy định.

– Thứ năm, đáp ứng đủ điều kiện về sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao trong nhiệm kỳ đảm nhiệm nhiệm vụ.

– Thứ sáu: Không nằm trong các trường hợp bị pháp luật quy định là cấm đảm nhiệm chức vụ.

– Thứ bảy, không nằm trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang bị điều tra, truy tố, xét xử. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra thì cấp có thẩm quyền trao đổi với cơ quan thanh tra, kiểm tra về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm trước khi ra quyết định.

Về thời hạn giữ chức vụ, thời hạn giữ chức vụ cho mỗi nhiệm kỳ bổ nhiệm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên là 05 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực. Trường hợp thời hạn giữ chức vụ dưới 05 năm thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương chức vụ cũ trở lên thì thời hạn giữ chức vụ được tính từ ngày quyết định điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới có hiệu lực thi hành.

Trường hợp thay đổi chức danh quản lý do thay đổi tên gọi doanh nghiệp thì thời hạn giữ chức vụ được tính từ ngày quyết định bổ nhiệm theo chức vụ cũ theo tên gọi cũ của doanh nghiệp.

Như vậy, để đảm được đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp Nhà nước phải đảm bảo đúng theo các điều kiện được pháp luật quy định về cơ bản đó là đáp ứng về độ tuổi giữ chứ vụ, sức khỏe trong thời hạn thực hiện và các điều kiện chung như trình độ, năng lực công việc cũng như năng lực chịu trách nhiệm của mình và còn một yếu tố đó là không thuộc trong trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ.

2. Quy định về đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp?

Căn cứ pháp lý tại Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 có quy định “Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm vào Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp.”

2.1. Đại diện chủ sở hữu nhà nước?

Đại diện chủ sở hữu Nhà nước được pháp luật quy định tại Điều 3 Nghị định 10/2019/NĐ-CP về thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, có hiệu lực từ 15/03/2019, theo đó đại diện chủ sở hữu Nhà nước gồm:

– Thứ nhất, Chính phủ thống nhất việc giao nhiệm vụ thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước trong việc đầu tư vốnhà nước vào doanh nghiệp và quản lý vốn nhà nước tái doanh nghiệp theo quy định của Luật quản lýsử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh ti doanh nghiệp và quy định khác tại văn bản pháp luật có liên quan đến đại diện sở hữu doanh nghiệp nhà nước.

Có thể thấy Chính phủ thực hiện ngay trong việc  Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập điều lệ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thể là chấp thuận việc ban hành, sửa đổi hoặc là bổ sung được trình lên thông qua Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp,…ngoài ra còn thực hiện trách nhiệm với một số Bộ, cơ quan khác.

– Thứ hai, Thủ tướng Chính phủ là người trực tiếp  thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định của các văn bản pháp luật có liên quan.

Có thể thấy trong việc Thủ tướng chính phủ phê duyệt và ra quyết định thành lập doanh nghiệp thông qua hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp, bao gồm Đề án thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và các tài liệu khác theo quy định của pháp luật.

2.2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước?

Căn cứ theo quy định pháp luật cụ thể tại khoản 1 Điều 3 đã đưa ra khái niệm về “Cơ quan đại diện chủ sở hữu là cơ quan, tổ chức được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý và thực hiện quyền, trách nhiệm đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.”. Như vậy, từ nội dung này có thể nhận định được rằng để cơ quan, tổ chức nắm giữ quyền đại diện sở hữu doanh nghiệp Nhà nước thì phải do Chính phủ quyết định đồng ý giao trách nhiệm quyền và nghĩa vụ.

Tại Điều 4 Nghị định 10/2019/NĐ-CP về thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, có hiệu lực từ 15/03/2019, có quy định về các cơ quan đại diện chủ sở hữu được Chính phủ giao quyền và trách nhiệm thực hiện như sau:

– Thứ nhất là cơ quan Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp: đây là cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.

– Thứ hai là Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trên thực tế trong khi giao dịch thì thường đường gọi chung là Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: đây là các cơ quan đại diện chủ sở hữu nhưng là đại diện chủ sở hữu đối với các đối tượng sau đây:

+ Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp do Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc được giao quản lý và không thuộc đối tượng chuyển giao về Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước theo quy định của pháp luật;

+ Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp thuộc đối tượng chuyển giao về Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước trong thời gian chưa chuyển giao.

– Thứ ổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp được chuyển giao từ các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.

Như vậy, từ những nội dung trên có thể thấy được pháp luật đã quy định về đại diện sở hữu vốn đầu tư doanh nghiệp nhà nước ở đây có thể là người đại diện, cơ quan đại diện,… Thủ tướng chính phủ là người thực hiện giao quyền, trách nhiệm thực hiện quản lý đại diện vốn sở hữu cho những Bộ, cơ quan đáp ứng điều kiện giữ chức vụ đại diện.

Video liên quan

Chủ Đề