Cách vẽ sơ đồ tiến hóa của loài người

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Mục a

Cách vẽ sơ đồ tiến hóa của loài người

Sơ đồ: Quá trình tiến hóa từ Vượn cổ => Người Tối cổ => Người hiện đại

  1. Loài vượn cổ

- Niên đại: khoảng 6 triệu năm trước đây.

- Đặc điểm: có thể đứng và đi bằng hai chân, dùng tay để cầm nắm, ăn hoa quả, củ, là và cả động vật nhỏ.

- Xương hóa thạch của chúng được tìm thấy ở Đông Phi, Tây Á, Việt Nam.

Mục b

  1. Người tối cổ

- Niên đại: khoảng 4 triệu năm trước đây.

- Di cốt Người tối cổ được tìm thấy ở Đông Phi, Gia-va (In-đô-nê-xi-a), Bắc Kinh (Trung Quốc),... Ở Thanh Hóa (Việt Nam), tuy chưa tìm thấy di cốt nhưng lại phát hiện được công cụ bằng đá của Người tối cổ.

- Đặc điểm:

+ Hầu như đã hoàn toàn đi, đứng bằng hai chân. Đôi tay được tự do để sử dụng công cụ, kiếm thức ăn.

+ Cơ thể đã có nhiều biến đổi; tuy trán còn thấp và bợt ra sau, u mày còn nổi cao, nhưng hộp sọ đã lớn hơn so với loài vượn cổ và đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.

\=> Tuy chưa loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình nhưng Người tối cổ đã là người. Đây là hình thức tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người, là thời kì đầu tiên của lịch sử loài người.

- Công cụ:

+ Bắt đầu biết chế tác công cụ: lấy những mảnh đá hay hòn cuội lớn, đem ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm (đồ đá cũ sơ kì).

Cách vẽ sơ đồ tiến hóa của loài người

Công cụ thời sơ kỳ đá cũ

+ Phát minh ra lửa: bằng cách ghè hai mảnh đá với nhau để tạo ra lửa. Nhờ nó, con người có thể sử dụng một thứ năng lượng quan trọng bậc nhất, cải thiện căn bản đời sống của mình.

Cách vẽ sơ đồ tiến hóa của loài người

Người tối cổ tạo ra lửa bằng cách ghè hai mảnh đá với nhau

\=> Con người cải biến, hoàn thiện mình từng bước nhờ lao động.

- Tổ chức xã hội:

+ Người tối cổ có quan hệ hợp quần xã hội, sống trong hang động, mái đá hay lều bằng cành cây, da thú; sống quây quần theo quan hệ ruột thịt gồm 5, 7 gia đình đó là bầy người nguyên thủy.

+ Bầy người nguyên thủy vẫn còn sống trong tình trạng “ăn lông ở lỗ” – một cuộc sống tự nhiên, bấp bênh, triền miên hàng triệu năm.

Vấn đề 1: Vẽ sơ đồ tiến hóa từ vượn thành người. Phân tích vai trò của lao động trong quá trình tiến hóa.

Động lực thúc đẩy quá trình tiến hóa từ vượn thành người đó là do đột biến và quá trình lao động trong đó lao động là yếu tố quan trọng thúc đẩy nhanh chóng qúa trình tiến hóa.

Ngay từ khi thoát khỏi loài vượn con người đã biết chế tạo công cụ sản xuất. Lao động bắt đầu với việc chế tạo công cụ. Đó là lao động sáng tạo của con người, nó khác hoàn toàn với bản năng của loài vật.

Bất cứ một con vượn nào cũng không thể làm ra được một công cụ sản xuất, dù chỉ là dùng đá thô sơ nhất. Nhưng chính là trong lao động sáng tạo cơ thể và tư duy của con người phát triển và ngày càng hoàn thiện.

-Hình thành khí quan lao động

Lao động thúc đẩy sự tiến hóa trong cơ thể vượn, tạo điều kiện cho những khí quan lao động hình thành, hai chi trước của loài vượn đã dần hình thành 2 tay của con người.

  • Hình thành ngôn ngữ

Lao động đã thay đổi cơ quan phát âm, đặt biệt là cổ họng , bộ não trong quá trình lao động xuất hiện nhu cầu giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm, trung khu? Ngôn ngữ đã hình thành ở noãn thùy trái và từ đó ngôn ngữ ra đời.

  • Phát triển tư duy bộ não

Trước là lao động, sau nữa vẫn là lao động và đồng thời và tiếng nói đã kích thích tư duy phát triển con người, biến bộ óc loài vượn thành bộ óc loài người. Cũng chính trong lao động, con người có nhu cầu trao đổi, liên kết với nhau làm nảy sinh quan hệ giữa người với người.

 Lao động đã tạo ra con người và xã hội loài người

Vấn đề 2: Những chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp

nhà nước

 Chuyển biến về kinh tế

  • Sự xuất hiện của công cụ bằng kim loại: xuất hiện thiên niên kỉ 4 trước công nguyên TNK 3 TCN phát minh ra đồng thau Cuối TNK 2 đầu TNK 1 TCN phát minh ra đồ sắt không có một công cụ nào trước đó có thể so sánh đánh dấu 1 bước tiến nhảy vọt, nó dẫn đến cuộc phân công lao động sự phát triển kinh tế nông nghiệp.
  • Sự phát triển của sản xuất và các cuộc phân công lao động *Lần 1: trồng trọt và chăn nuôi tách rời nhau Trước kia con người vừa trồng trọt vừa chăn nuôi sống theo bầy đàn, thì bây giờ sống ở những nơi có điều kiện tự nhiên tốt , sống ở vùng đồng bằng ven theo các dòng sông, con người chỉ chuyên trồng trọt còn chăn nuôi họ tìm những nơi thuận lợi như cao nguyên và từ đó chăn nuôi và trồng trọt tách riêng hẳn ra *Lần 2: thủ công nghiệp tách rời nông nghiệp Nhờ có công cụ bằng sắt mà những người thợ thủ công dựa vào đó mà sinh sống, họ tách ra và kiếm sống bằng trình độ của mình => tầng lớp thợ thủ công *Lần 3 Sự xuất hiện của tầng lớp thương nhân và kinh tế thương nghiệp. Sự phân phối hàng hóa giữa hai hạng người sản xuất đó, đồng thời bóc lột cả 2 bên tầng lớp này không tham gia sản xuất  Chuyển biến về hôn nhân gia đình Sự phát triển từ chế độ quần hôn lên đối ngẫu hôn và hôn nhân 1 vợ 1 chồng Sự xuất hiện gia đình phụ hệ ( xuất hiện chế độ áp bức giữa người với người( chồng áp bức vợ)  Chuyển biến về xã hội Sự thay đổi trong quan hệ sản xuất, tư hữu xuất hiện đã có sự áp bức, bất công, công cụ kinh tế phát triển sinh ra của dư xuất hiện tầng lớp giàu nghèo tư hữu( mâu thuẫn nhau) Xuất hiện chế độ nô lệ Sự tan rã chế độ công xã thị tộc , sự xuất hiện của công xã nông thôn ( là một tổ chức xuất hiện vào cuối giai đoạn xã hội nguyên thủy, quá độ quan hệ đa vực, kinh tế liên kết với nhau làm nhà nước, thủy lợi => hình thành nên công xã nông thôn xây dựng thời kì quá độ hình thành nên nhà nước. Vấn đề 3: Cơ sở hình thành nhà nước phương đôngvà phương tây cổ đại làm rõ sự khác nhau cơ bản. Cơ sở hình thành nhà nước pđ và pt thời kì cổ đại đều tuân theo quy luật chung là do sự hình thành các mâu thuẫn giai cấp đối kháng không điều hòa được dẫn đến sự tan rã chế độ nguyên thủy và hình thành nhà nước  Xuất hiện đồ kim loại Tạo ra 1 bước chuyển biến lớn về công cụ, làm cơ sở tiền đề cho sự phát triển của nghề chăn nuôi công nghiệp , của thủ công nghiệp và thương nghiệp. Công cụ lao động kim loại, giúp con người tạo ra sản phẩm dư thừa, gia tăng sản xuất, từ đó kích thích chăn nuôi, nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển. Khi sản phẩm dư thừa việc trao đổi giữa các bộ lạc cũng hình thành phát triển  Sự chuyển biến từ chế độ công xã thị tộc sang chế độ công xã thị tộc phụ hệ

Thứ 2 mâu thuẫn xã hội khác nhau Ở phương Đông cổ đại là mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị với giai cấp nông dân công xã ( chủ ruộng đất >< nông dân công xã) Phương Tây mâu thuẫn giai cấp phát sinh là tầng lớp chủ nô và nô lệ, ngoài ra còn 1 giai cấp nữa là tầng lớp dân tự do nghèo  Cơ sở chính trị Do ở phương đông sự phát trienr nông nghiệp, lại gắn liền với điều kiện tự nhiên là gần các con sông mà nhu cầu trị thủy được đặt lên hàng đầu. Mà để thực hiện công tác này cần công sức nhiều người, phải cần 1 người đứng ra chỉ đạo tất cả => Từ đó hình thành chế độ tập quyền chuyên chế. Phương tây: đc hình thành muộn hơn nên tiếp thu được văn minh phương đông, đồng thời điều kiện tự nhiên bị chia cắt mà kinh tế thương nghiệp phát triển nên khầu hết kh cần 1 người đứng đầu ra chỉ huy tập trung, việc thương nghiệp phát triển cũng tạo nên tư tưởng sòng phẳng trong trao đổi hay các mối quan hệ. Do đó ở phương Tây hình thành chế độ dân chủ chủ nô  Cơ sở đặc thù Cơ sở quan trọng nhất dẫn đến sự hình thành phát triển nhà nước phương đông thời kì cổ đại là nhu cầu trị thủy và chống giặc ngoại xâm. ở phương đông đk tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp do hình thành trên lưu vực sông lớn, do đó yêu cầu trị thủy cao, do phụ thuộc vào thiên nhiên mà các tộc người có xu hướng tranh giành những vùng đất tốt => chiến tranh xâm lược nổ ra. Cả trị thủy và chiến tranh đều cần sức mạnh một tập hợp người đông đảo do đó vai trò thủ lĩnh vô cung quan trọng, biến người này trở thành người có quyền lực tối cao, áp đặt chúng lên mọi người , cộng them sức mạnh tư tưởng tôn giáo. Vua có quyền lực tối cao đặt ra một bộ máy nhà nước. Như vậy có thể thấy nhà nước phương đông ra đời từ những đòi hỏi của thuộc tính xã hội rồi sau đó tính giai cấp mới đc bộc lộ sâu sắc, rõ nét. Phương Tây đk tự nhiên thuận lợi cho chăn nuôi, thương nghiệp phát triển lưu thông hàng hóa và nền thương nghiệp đã thúc đẩy sự phân chia giai cấp trong xã hội ( 3 lần phân công lao động) hình thành nên giai cấp chủ nô và nô lệ , dẫn đến sự mâu thuẫn không thể điều hòa và từ dó hình thành nhà nước.

Vấn đề 4+5: Những đặc trung về: Qúa trình hình thành, đặc trưng

chính trị, kinh tế, xã hội của các quốc gia phương đông cổ đại và

phương tây

Quá trình phong kiến hoá diễn ra ở các nước Tây Âu từ thế kỉ V là quá trình thiết lập chế độ phong kiến. Quá trình này diễn ra ở hầu khắp các nước Tây Âu.

  • Thế kỉ III, đế quổc Rôma lâm vào tinh trạng suy thoái, xã hội rối ren. Đến cuối thế kỉ IV, người Giécman từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm Rôma.
  • Những việc làm của người Giécman :
  • Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nhiều vương quốc man tộc như : Vương quốc Phơrăng, Vương quốc Đông Gốt, Vưong quốc Tây Gốt.
  • Chiếm ruộng đất của chủ nô Rôma rồi chia cho nhau.
  • Các thủ lĩnh người Giécman tự xưng vương và phong tước vị như cống tước, ba tước, nam tước,ễ.. tạo nên hệ thống đẳng cấp quý tộc vũ sĩ.
  • Từ bỏ tôn giáo nguyên thuỷ, tiếp thu Kitô giáo, xây dựng nhà thờ.
  • Kết quả của những chính sách trên :
  • Tầng lớp quý tộc, tăng lữ được hình thành bên cạnh các quý tộc vũ sĩ, quan lại. Họ có đặc quyến, giàu có. Họ trở thành các lãnh chúa phong kiến.
  • Tầng lớp nỏ lệ, nông dán tự do bị tước đoạt ruộng đất và biến thành nông nô. Họ buộc phải nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và nộp tô thuế. Phương thức bóc lột địa tô hình thành.

Khi quan hệ bóc lột địa tô của lãnh chúa phong kiến đối với nông nô được xác lập thành quan hệ phong kiến hình thành. Đó chính là quá trình phong kiến hoá diễn ra ở các nưóc Tây Âu, mà điển hình là ở Vương quốc Phơrăng. Nội dung so sánh Các quốc gia cổ đại Phương Đông Các quốc gia cổ đại Phương Tây Điều kiện tự nhiên

  • Do hình thành trên lưu vực các con sông lớn nên các quốc gia này có điều kiện đồng bằng phù sa màu mỡ, tơi xốp, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp
  • Nguồn nước vô cùng dồi dào, tạo điều kiện quan trọng trong việc cung cấp nước cho hoạt động sản xuất và nước dùng trong sinh hoạt, đồng thời cung cấp nước cho nguồn thủy sản, và đây cũng là đường giao thông quan trọng của đất nước
  • Có đường bờ biển kéo dài, nhiều vũng vịnh sâu và kín gió, thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường biển.
  • Đất đai thích hợp để trồng các loại cây như nho, ôliu

Kinh tế Nền kinh tế nông nghiệp được chú trọng và rất phát triển , đồng thời gắn liền với công tác thủy lợi

  • Nền kinh tế công thương, mậu dịch hàng hải phát triển, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
  • Ngành nông nghiệp chỉ được xác định là thứ yếu

Quá trình hình thành quốc gia cổ đại phương Đông được bắt đầu từ quá trình liên kết thị tộc, liên minh bộ lạc xuất phát từ nhu cầu của việc trị thủy, tuy nhiên quốc gia cổ đại phương Đông vẫn bảo lưu dai dẳng những tàn dư của xã hội nguyên thủy. Cũng chính bởi vì nguyên nhân đó mà các quốc gia cổ đại Phương Đông đi theo chế độ là quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, mọi quyền lực sẽ đều được tập trung vào tay một người đứng đầu đất nước là vua, đây chính là người sở hữu quyền lực tối cao, quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và sẽ trực tiếp chỉ huy quân đội.

Xã hội của các quốc gia cổ đại Phương Đông đều sẽ được chia thành 3 tầng lớp chính đó là: Tầng lớp quý tộc, gồm có quý tộc tăng lữ và quý tộc quan lại là tầng lớp đứng đầu; Tầng lớp nông dân công xã chiếm đến trên 90% dân cư trong các quốc gia cổ đại phương Đông, đây được xác định là lực lượng sản xuất chính; Tầng lớp nô lệ, phục vụ trong các cung điện và quan lại giàu có, đây chính là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội.

Trong quá trình phát triển kinh tế của mình thì các quốc gia cổ đại phương Đông đều tập trung phát triển chính vào nền nông nghiệp, cụ thể có thể kể đến như thủ công nghiệp, chăn nuôi theo hình thức tự cung tự cấp. Việc tập trung phát triển nền nông nghiệp cũng nhờ vào điều kiện tự nhiên thuận lợi, mưa thuận gió hòa, lưu vực các dong sông lớn đem lại phù sa màu mỡ.

Phương Đông cổ đại là một nơi đã phát triển kinh tế từ rất sớm, phương Đông cổ đại cũng đã trải qua một quá trình thống nhất về chính trị và hưng thịnh về văn hóa rất sớm. Nền cổ đại phương Đông cũng là nơi đã xây dựng lên những kim tự tháp hay những đền đại, cung điện nguy nga, những bức trường thành vạn dặm và cũng chính là nơi đã phát sinh ra những tư tưởng triết học duy vật và vô thần sớm nhất. Ta thấy rằng, phương Đông cổ đại là nơi nảy sinh những tri thức đầu tiên của loài người về khoa học và kỹ thuật, về văn hóa và nghệ thuật. Các quốc gia cổ đại phương Tây có sự khác biệt khá lớn khi so sánh với các quốc gia cổ đại phương Đông, các quốc gia cổ đại phương Tây có sự ra đời khá là muộn so với các quốc gia cổ đại phương Đông đó là vào thế kỉ I TCN. Các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành dựa trên cơ sở trình độ sản xuất cao với cong cụ chủ yếu là sắt.

Các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành chủ yếu ở khu vực vùng ven biển địa Trung hải, đây là nơi có điều kiện đất đai khô cằn và tại đây cũng rất khó cho hoạt động canh tác, phát triển nông nghiệp, nhưng khu vực vùng ven biển địa Trung hải thì lại thuận lợi cho quá trình phát triển hải cảng, thương nghiệp.

Về thể chế chính trị thì các quốc gia cổ đại phương Tây chủ yếu xây dựng theo nền dân chủ chủ nô hoặc công hòa quý tộc, đế chế. Xã hội của các quốc gia cổ đại phương Tây sẽ được chia ra làm 2 giai cấp chính đó là:

  • Thứ nhất: Chủ nô: đây là những chủ xưởng, chủ buôn,... và những đối tượng này sẽ nắm giữ rất nhiều của cải nên họ rất giàu có, có cuộc sống sung túc và chủ nô nắm trong tay nhiều quyền lực, họ bóc lột nô lệ rất nặng nề và các chủ nô cũng sở hữu nhiều nô lệ.
  • Thứ hai: Nô lệ: đây cũng là thành phần chiếm số đông trong xã hội các quốc gia cổ đại phương Tây, nô nệ chính là lực lượng lao động chính nhưng lại các đối tượng này lại không được hưởng bất cứ quyền lợi nào và họ sẽ phải chịu sự bóc lột nặng nề của chủ nô, hay còn được gọi là vật sở hữu của chủ nô.

Về kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Tây thì do địa hình tư nhiên không mấy thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp nên chỉ tập trung vào phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Vấn đề 6: Qúa trình phong kiến hóa ở vương quốc Phrang

Trong quá trình chinh phục xứ Gôlơ, người Frang đã chiếm được rất nhiều ruộng đất. Trên cơ sở ấy, vua Frăng giao một phần đất dai cho các thành viên của công xã thị tộc cũ để lập thành những công xã nông thôn, 1 phần ban cho các tướng thân cận và tặng các cơ sở của giáo hội Kitô giáo, việc ban cấp này không kèm theo điều kiện gì. Bản thân nhà vua cũng giữ lại cho mình những lãnh địa rộng lớn. Ngoài ra, 1 số quý tộc cũ ở đó vẫn giữ lại lãnh địa của mình. Tất cả những người đó (vua, quan lại, tướng lĩnh, quý tộc Rôma cũ, giáo chủ, viện trưởng tu viện...) lập thành giai cấp địa chủ mới. Cũng trong quá trình này, công xã nông thôn của người Frăng mà tiếng Giécmanh cổ gọi là Máccơ (Mark) đã được thành lập. Nhưng do ảnh hưởng của chế độ ruộng đất tư hữu nói trên, nên công xã nông thôn ko tồn tại lâu. Ngay khi công xã mới được tổ chức, ruộng đất tuy thuộc quyền sở hữu tập thể của toàn công xã, nhưng ruộng đất cày cấy chỉ chia 1 lần chứ không xáo trộn để chia lại nữa, nên nông dân có thể sử dụng phần đất của mình hết đời này sang đời khác. Đến cuối thế kỉ VI, công xã nông thôn dần tan rã, phần ruộng đất mà nông dân cày cấy biến thành ruộng đất thuộc quyền sở hữu của họ và được gọi là alơ (alleu) nghĩa là đất tự do. Nhung nông dân làm chủ mảnh đất của mình ko được lâu. Một mặt, do nông dân bị bần cùng buộc phải bán ruộng đất của mình, mặt khác do giai cấp địa chủ thế tục cũng như giáo hội tìm cách chiếm đoạt, nên ruộng đất ngày càng tập trung vào tay kẻ giàu. Đến thế kỉ VIII, trong chính sách ban cấp ruộng đất có sự thay đổi quan trọng. Sự thay đổi ấy gắn liền với việc tổ chức lại quân đội. Trước đó lượng vũ trang chủ yếu của vương quốc Frăng là bộ binh mà nguồn binh lính quan trọng nhất là nông dân tự do. Nay

Đến thời Sáclơmanhơ, các cuộc chiến tranh chinh phục khiến cương giới của vương quốc Frăng dần mở rộng, nên ông càng có nhiều đất đai để phân phong hào phóng cho những người thân tín. Những người này lại đem một phần thái ấp phong cho các chiến sĩ của mình. Người được phong ruộng đất vẫn phải thề trung thành với tôn chủ và phải làm nghĩa vụ quân sự. Khi có chiến tranh, các bồi thần phải chỉ huy các chiến sĩ của mình mà số lượng nhiều hay ít tuỳ theo thái ấp lớn hay nhỏ cùng với chiến mã và quân trang để đi chiến đấu. Đến nửa thế kỉ IX, tuy bồi thần vẫn phải làm nghĩa vụ quân sự, nhưng đất phong biến thành những lãnh địa có thể truyền cho con cháu, chỉ không được mua bán chuyển nhượng mà thôi. Những lãnh địa ấy được gọi là fief hoặc phêốt (feod). Với hình thức lãnh địa này, chế độ ruộng đất phong kiến ở Tây Âu đã được hình thành. Những người chủ của các lãnh địa ấy đều được gọi chung là lãnh chúa, là quý tộc, trong đó lãnh chúa lớn được gọi là Công tước, Hầu tước (vốn nghĩa là thủ lĩnh quân sự), Bá tước (vốn nghĩa là chiến hữu tức là thân binh của vua). Lãnh địa của Công tước thường rất lớn, lãnh địa của Hầu tước gồm mấy quận, còn lãnh địa của Bá tước là một quận. Tầng lớp thấp nhất nhưng đông đảo nhất trong giai cấp phong kiến là kị sĩ. Một khi lãnh địa trở thành tài sản có thể kế thừa, nếu lãnh chúa có nhiều con trai thì sau khi lãnh chúa chết, lãnh địa thường được chia đều cho các người con ấy. Về sau thì lãnh địa thường truyền cho người con cả. Nếu con trai của lãnh chúa chưa đến tuổi trưởng thành (dưới 15 tuổi), hoặc lãnh chúa chỉ có con gái thì lãnh địa cũng truyền cho con, nhưng phải có người bảo trợ. Đối với con trai còn nhỏ tuổi, người bảo trợ phải thực hiện mọi nghĩa vụ của bồi thần và được hưởng toàn bộ thu hoạch của lãnh địa. Thường người bảo trợ chính là tôn chủ. Đối với người con gái được thừa kế thì chồng cô ta là người bảo trợ. Nếu cô ta chưa kết hôn thì tôn chủ sẽ chọn cho cô 1 người chồng. Như vậy, chính sách phân phong ruộng đất từ Sáclơ Mácten cho đến Sáclơmanhơ đã làm bình thành giai cấp phong kiến đông đảo. Đây là giai cấp ít được học văn hoá nhưng lại có tinh thần

thượng võ cao. Họ lấy việc chiến đấu làm nghề nghiệp, lấy săn bắn thi võ làm tiêu khiển, lấy đấu kiếm là cách giải quyết mâu thuẫn. Chính giai cấp phong kiến ấy là cơ sở của chính quyền nhà vua để bên trong thì đàn áp các thế lực chống đối, bên ngoài thì xâm lược mở rộng lãnh thổ. Nhưng chính sách phong cấp ruộng đất ấy cũng có một tác dụng ngược lại là chẳng bao lâu thế lực của các lãnh chúa lớn mạnh trở thành những ông vua con ở địa phương không phục tùng chính quyền trung ương nữa, do đó tình trạng chia cắt đất nước đã diễn ra phổ biến ở Tây Âu và kéo dài trong nhiều thế kỉ Quá trình nông nô hoá nông dân Khi mới chinh phục xứ Gôlơ, tầng lớp cư dân đông đảo nhất là những người Frăng tự do. Là những thành viên công xã Máccơ, họ được chia một phần đất cày cấy và được truyền từ đời này sang đời khác. Tuy vậy, nông dân ko có quyền bán phần đất ấy, ko được truyền cho con gái. Nếu nông dân chết mà không có người thừa kế thì ruộng đất phải giao lại cho công xã. Bên cạnh đất canh tác, nông dân còn có mảnh vườn xung quanh nhà mà chỉ với mảnh đất này nông dân mới có quyền sở hữu. Ngoài ra, nông dân còn được dùng chung rừng núi, đất hoang, bãi cỏ, ao hồ, sông ngòi... Ruộng đất cày cấy khi dang canh tác, khi có hoa màu và có hàng rào bảo vệ là thuộc quyền quản lí của từng nông dân, nhưng sau khi thu hoạch, hàng rào phải phá đi để biến thành bãi chăn nuôi chung của mọi người trong công xã. Đến đầu thế kỉ VII, công xã Máccơ tan rã, phần lớn thành viên công xã biến thành những người nông dân tự do có mảnh ruộng đất riêng của mình. Ngoài những người nông dân Frăng tự do ra, lúc bấy giờ còn có những người lao động nông nghiệp làm việc trong các trang viên của các địa chủ người Frang cũng như các địa chủ Rôma cũ. Về thân phận, họ không thuần nhất mà bao gồm nhiều loại như lệ nông, nông dân nửa tự do, nô lệ. Trong 3 loại này, lệ nông là tầng lớp đông đảo nhất. Được nhận một phần đất do chủ giạo cho, họ có nghĩa vụ phải nộp tô, nộp thuế thân, phải làm lao dịch và không được rời ruộng đất. Nô lệ làm việc trong trang viên chia làm hai loại : Loại thứ nhất gồm những đầy tớ làm các công việc hầu hạ trong nhà

Nông nô là tầng lớp ở địa vị trung gian giữa dân tự do và nô lệ. Về mặt kinh tế, họ được chủ giao cho một mảnh đất để cày cấy. Diện tích phần đất này thay đổi tuỳ theo từng nơi và từng thời kì, nhưng thường là từ 10 đến 15 ha. Sở dĩ phần đất của họ nhiều như vậy là vì lúc bấy giờ đất rộng người thưa và kĩ thuật sản xuất còn lạc hậu, phương thức canh tác được áp dụng phổ biến là chế độ luân canh hai mảnh hoặc ba mảnh, do đó hàng năm người nông dân chỉ cày cấy một nửa hoặc nhiều lắm là 2/3 số ruộng đất ấy. Do cày cấy ruộng đất của lãnh chúa, nông nô phải nộp địa tô cho chủ. Trong thời kì hình thành chế độ phong kiến, hình thức địa tô được áp dụng phổ biến nhất là tô lao dịch. Với loại địa tô này, mỗi tuần lễ, mỗi hộ nông nô phải cử một người khoẻ mạnh đem theo nông cụ và súc vật kéo, đến làm việc trên ruộng đất của lãnh chúa 3 hoặc 4 ngày. Thời gian còn lại, nông nô làm việc trên phần đất của mình. Khi mùa màng bận rộn, mỗi gia đình nông nô, ngoài bà chủ và các cô gái đã đến tuổi lấy chồng ra, tất cả những người có thể lao động được đều phải đến làm việc trên ruộng đất của chủ. Ngoài địa tô lao dịch, nông nô còn phải làm các việc khác cho lãnh chúa như vận chuyển, chữa nhà, chữa hàng rào, làm đường, bắc cầu v... Bên cạnh những nghĩa vụ lao dịch đó, trong nhữngngày lễ ngày tết, nông nô còn phải nộp cho chủ một số sản phẩm như gia cầm, trứng gà, rượu... có khi còn phải nộp một ít tiền. Ngoài ra, nông nô còn phải nộp nhiều thứ thuế khác như thuế xay bột, thuế nướng bánh mì, phải nộp tiền khi qua cầu, qua đò, kiếm củi, chăn gia súc. Đối với giáo hội Thiên chúa, vì là tín đồ, nông nô phải nộp thuế 1/10 và nhiều khoản bất thường khác. Về mặt chính trị, tuy nông nô chưa hoàn toàn mất tự do, tức là họ có gia đình riêng và một ít tài sản riêng, chủ không có quyền giết họ, nhưng họ bị lệ thuộc vào lãnh chúa về mặt thân thể. Họ không được tự tiện rời bỏ ruộng đất mà chủ giao cho, hơn nữa con cháu họ cũng phải kế thừa mảnh đất ấy và phải làm nông nô cho lãnh chúa. Nông nô ko có quyền tự do kết hôn. Hôn nhân của họ phải được lãnh chúa đồng ý nếu không sẽ bị xử phạt nặng. Nếu nữ nông nô lấy chồng là nông nô thuộc lãnh chúa khác thì phải nộp một khoản tiền phạt gọi là "tiền ngoại hôn". Sau đó,

con cái của họ sinh ra phải chia cho cả 2 lãnh chúa 6. Lãnh chúa còn có quyền hành hạ đánh đập nông nô miễn là không nguy hại đến tính mạng hoặc cơ thể là được. Như vậy, tuy nông nô không hoàn toàn mất tự do, không hoàn toàn bị lệ thuộc vào chủ nhưng thực tế thì đời sống, địa vị của họ không hơn nô lệ bao nhiêu. 3. Trang viên phong kiến Khi vương quốc Frăng mới thành lập, trên đất đai của nhà vua, của các thân binh, của giáo hội yà của địa chủ Rôma cũ, trang viên đã xuất hiện rồi. Tuy vậy lúc bấy giờ, bên cạnh các trang viên của giai cấp địa chủ còn có các công xã Máccơ. Đến thời Carôlanhgiêng, cùng với quá trình tập trung hầu hết ruộng đất trong xã hội vào tay giai cấp lãnh chúa và biến nông dân tự do thành nông nô, trang viên mới được thành lập phổ biến trong cả nước. Khi thành lập trang viên, các lãnh chúa thường dựa vào các cơ sở có sẵn như các điền trang của chủ nô Rôma trước kia, các công xã nông thôn của người Frăng. Chỉ những nơi không có các cơ sở cũ ấy thì họ mới lập những trang viên hoàn toàn mới. Tuỳ nơi, diện tích của trang viên lớn bé khác nhau. Có trang viên gồm mấy làng, ngược lại có khi một làng lớn lại gồm mấy trang viên. Lực lượng lao động chính trong các trang viên là nông nô. Những trang viên nhỏ thì chỉ có vài ba chục hộ, thường thì có 100 hộ. Trong trang viên thường có lâu đài, kho tàng, cối xay bột, lò bánh mì, xưởng ép dầu, lò rèn... của lãnh chúa, nhà thờ và khu vực nhà chung của các tu sĩ, và những túp lều của nông nô. Đất đai của trang viên bao gồm ruộng đất canh tác, bãi cỏ, rừng, ao hồ, đầm lầy... Ruộng đất cày cấy chia làm hai phần : phần đất tự sử dụng của lãnh chúa và phần đất chia cho nông nô cày cấy. Phần đất tự sử dụng của lãnh chúa do nông nô dùng công cụ và gia súc của mình để canh tác Toàn bộ thu hoạch trên phần ruộng đất này thuộc về lãnh chúa, ở đây, ngoài ruộng đất trồng cây lương thực còn có vườn nho, vườn quả, vườn rau. Những người lao động trên các vườn cây ấy thường là tôi tớ của chủ. Phần đất của nông dân thì chia thành từng mảnh dài để chia cho từng hộ nông nô. Ngoài phần ruộng ra, mỗi gia đình nông nô còn có một mảnh vườn nhỏ để trồng rau quả ở cạnh nhà. Toàn bộ thu hoạch trên phần đất thứ hai này là của

còn có những viên Quản lí trông coi các trang viên của nhà vua. Chức vụ của viên quan này ngang hàng với Bá tước. Đứng đầu các viên Quản lí này là quan Quản lí cung đình tức là Tể tướng trong "thời kì vua lười". Tể tướng là kẻ cầm quyền ở 3 xứ Nơxtơradi, Ôxtơradi và Buốcgôngđơ, về sau là ở toàn vương quốc. Đến thời Carôlanhgiêng mà nhất là dưới thời Sáclơmanhơ, bộ máy nhà nước của vương quốc Frăng ngày càng hoàn chỉnh hơn. Đứng đầu bộ máy quan lại dưới vua là các chức Thừa tướng, Tổng giám mục và Đại thần cung đình. Thừa tướng giữ chức vụ Bí thư và Chưởng ấn của nhà vua. Tổng giám mục quản lí các giáo sĩ trong cả nước, còn Đại thần cung đình thì gần giống như Tể tướng trước kia, quản lí các công việc hành chính ở triều đình. Chức Tể tướng trước kia đến thời kì này thì bãi bỏ. Dưới các quan đầu triều này là các quan Thống chế, quan Chánh án, quan Coi quốc khố, quan Quản lí kho rượu v... Cả nước chia thành nhiều đơn vị hành chính địa phương do quan Bá tước đứng đầu nên gọi là "Khu quản hạt Bá tước". Đến đầu thế kỉ IX, toàn vương quốc chia thành 98 khu quản bạt Bá tước như vậy. Các bá tước này có toàn quyền về hành chính, tư pháp, tài chính và quân sự trong địa hạt của mình. Họ được nhà vua ban cho 1 số ruộng đất và được giữ lại 1/ tiền án phí. Từ thời Sáclơmanhơ về sau, quan hệ giữa vua và các bá tước đứng đầu các địa phương trở thành quan hệ giữa tôn chủ và bồi thần, dần dần chức vụ này biến thành cha truyền con nối. Ớ các vùng biên giới, triều Carôlanhgiêng thành lập những đơn vị hành chính đặc biệt gọi là biên trấn. Đứng đầu mỗi biên trấn là 1 Bá tước hoặc Hầu tước hoặc Cồng tước. Tại các biên trấn này, nhà nước xây dựng những pháo đài kiên cố để phòng ngự và làm căn cứ xâm lược bên ngoài. Để quản lí chặt chẽ các địa phương, nhà vua thường cử những đoàn khâm sai, mỗi đoàn thường gồm 2 người về các nơi để kiểm tra việc thực hiện sắc lệnh của vua, xử lí các hành vi lạm dụng quyền hành của các quan địa phương và giải quyết những vụ khiếu tố của nhân dân trong vùng đối với bá tước hoặc giáo chủ ở địa phương, nên chế độ này ko còn có tác dụng nữa.

Về tư pháp, ở trung ương có toà án của nhà vua. Các pháp quan từ Chánh án đến Bồi thẩm đều do vua chỉ định. Ở các địa phương, khi nhà nước Frăng mới thành lập, do tàn dư của xã hội thị tộc còn tồn tại, nhân dân được tham gia bồi thẩm và được cử những đại biểu của mình làm thẩm phán. Nhưng chẳng bao lâu, các hình thức ấy đều bị bãi bỏ, quyền tư pháp thuộc về Bá tước. Ngoài ra, các đoàn khâm sai do vua phái về các địa phương cũng có quyền mở phiên toà tại chỗ để xét xử. Để bảo vệ an ninh trong nước, đàn áp phản kháng của nhân dân, nhất là để gây chiến tranh chinh phục bên ngoài, vương quốc Frăng luôn chú ý xây dựng đội thân binh của nhà vua, mỗi khi có chiến tranh, tất cả mọi người Frăng tự do đều là chiến sĩ. Nhưng dần vể sau, do đời sống nông nghiệp, định cư, đa số nông dân không muốn xa rời ruộng đất, gia đình để đi làm nghề chinh chiến nữa. Thậm chí có nhiều nông dân đã hiến ruộng đất cho lãnh chúa thế tục hoặc giáo hội để trở thành nông dân lệ thuộc để khỏi phải thực hiện nghĩa vụ binh dịch đối với nhà nước. Vì vậy, giờ đây đội thân binh của nhà vua trở thành lực lượng quân sự chủ yếu. Sau cải cách của Sáclơ Mácten và nhất là đến thời Sáclơmanhơ, đại đa số nông dân đã mất ruộng đất và bị biến thành dân lệ thuộc, nên nhà nước không thể bắt họ đi lính được nữa. Vì vậy tầng lớp khá giả bao gồm địa chủ lớp dưới và một số ít nông dân giàu có là lực lượng cơ bản trong quân đội. Thời Carôlanhgiêng, lực lượng quân sự của vương quốc Frăng chia làm 2 bộ phận : bộ phận 1 là một đội quân chuyên nghiệp, họ thường xuyên có mặt trong doanh trại nhất là ở các biên trấn ; bộ phận 2 là các bồi thần được phong đất cùng với đội kị binh của họ, chỉ tập hợp lại mỗi khi có chiến tranh. Như vậy, đến thời Carôlanhgiêng, bộ máy nhà nước của vương quốc Frăng bao gồm chính quyền, toà án và quân đội là rất hoàn bị. Bằng các biện pháp như tập trung mọi quyền hành về hành chính, tư pháp, tài chính, quân sự... vào tay mình và việc bản thân mình được tôn làm Hoàng đế, Sáclơmanhơ đã xây dựng Frăng thành một nước quân chủ tập quyền trung ương. Song sự thống nhất của quốc gia này không duy trì được lâu. Do chính sách phân

phải trải qua thời kì học việc và mấy năm làm thợ bạn. Đến khi tay nghề thạo, được phường hội thừa nhận, thợ bạn mới có thể tách ra lập xưởng riêng do mình làm thợ cả và mới có thể gia nhập phường hội. Phường hội có tổ chức và quy chế chặt chẽ. Mỗi phường hội có 1 người cầm đầu gọi là Trùm phường do đại hội các thành viên bầu ra. Trùm phường có nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện quy chế của phường hội, xử lí những vụ vi phạm, giải quyết xích mích giữa các thành viên v...

Quy chế của phường hội do đại hội các chủ xưởng thảo ra, gồm những quy định chặt chẽ và chi tiết về các mặt :  Quy mô sản xuất, bao gồm các khâu như số lượng công cụ lao động, số lượng thợ bạn và thợ học việc, thời gian lao động hàng ngày.  Điều kiện để nhận thợ học việc, thời gian học việc và thời gian làm thợ bạn, chế độ thù lao đối với thợ học việc và thợ bạn.  Chất lượng và quy cách sản phẩm, giá bán sản phẩm v...

Phường hội là tổ chức nghề nghiệp của thợ thủ công mang tính phong kiến. Biểu hiện chủ yếu của nền sản xuất thủ công nghiệp của phường hội là sản xuất nhỏ, người thợ thủ công gắn liền với tư liệu sản xuất như "con ốc ko thể rời vỏ của nó". Đồng thời, mục đích của việc sản xuất chủ yếu là để kiếm tư liệu sinh hoạt chứ ko mưu cầu lợi nhuận. Tuy vậy, trong thời kì đầu, phường hội đã đóng vai trò quan trọng trong sản xuất thủ công nghiệp cũng như với các mặt trong đời sống xã hội của thợ thủ công. Trong điều kiện nền thủ công nghiệp ở các thành thị còn yếu, tổ chức phường hội đã bảo đảm cho sản xuất được thuận lợi, đồng thời có tác dụng rất lớn trong việc duy trì, trau dồi và lưu truyền kĩ thuật sản xuất, do đó đã thúc đẩy sự phát triển của các nghề thủ công trong một thời gian nhất định. Về mặt xã hội, phường hội trước hết là tổ chức đoàn kết tương trợ của thợ thủ công để đấu tranh chống lãnh chúa phong kiến, quý tộc thành thị và để giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi gặp khó khan hoạn nạn. Phường hội thường dùng quỹ của mình thu được bàng các khoản như hội phí, tiền phạt v... dể trợ cấp cho những thợ thủ công ốm đau và gia đình của thợ thủ công bị chết. Phường hội còn là tổ chức có tính chất quân sự và tôn giáo. Mỗi phường hội có một đội dân binh có nhiệm vụ tuần tra canh gác để bảo vệ TP và khi có chiến sự xảy ra thì lực lượng dân binh ấy là một đơn vị tác chiến độc lập. Mỗi phường hội lại có nhà thờ riêng và những ngày lễ, ngày hội riêng của mình. Đến thế kỉ XIV-XV, phường hội bắt đầu tan rã. Trước hết, những quy chế chặt chẽ của phường hội ngày càng ko dung hoà được với yêu cầu phát triển không ngừng của nền sản xuất thủ công nghiệp. Quy chế của phường hội ko cho phép mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến công cụ để nâng cao hơn nữa năng suất lao động. Vào thế kỉ XV, ở Côlônhơ (Đức) có người đề nghị dùng guồng để kéo và xe sợi tơ, nhưng sau khi nghiên cứu, người ta quyết định là trước mắt và tương lai ko dùng cái guồng ấy vì nếu dùng guồng thì những người thợ sống bằng nghề này sẽ chết. Trước tình hình ấy, một số chủ xưởng bất chấp quy chế đã tự mở rộng quy mô sản xuất, tang thêm số lượng thợ bạn và thợ việc, kéo dài thời gian lao động trong ngày, cải tiến kĩ thuật... do đó đã dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo giữa các thành viên của phường hội. Một số phường hội thì biến thành những tổ chức lũng đoạn của các chủ xưởng để bóc lột thợ bạn và thợ học việc. Ở đây, địa vị của thợ cả hầu như cha truyền con nối, vì vậy thợ bạn rất khó có điều kiện để trở thành thợ cả nên buộc phải làm thuê suốt đời cho chủ xưởng.

Sự xâm nhập của CNTB càng thúc đẩy nhanh chóng quá trình tan rã của phường hội. Một số chủ xưởng giàu có đã thoát li sản xuất biến thành những lái buôn bao mua. Họ đem nguyên liệu đến đặt hàng cho những chủ xưởng nghèo túng để thu về thành phẩm hoặc nửa thành phẩm, như vậy họ đã biến những người này thành những người làm thuê cho họ.

Để trao đổi các sản phẩm của các nước châu Âu và các thứ hàng quý hiếm chở từ phương Đông tới như tơ lụa, đổ trang sức, các loại hương liệu (hồ tiêu, quế, đinh hương, gừng...), ở nhiều nước Tây Âu đã tổ chức hội chợ. Hội chợ lúc đầu họp mỗi năm một lần và kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Đầu thế kỉ XII, các hội chợ Linlơ, Iprơ... ở Flăngđrơ đã tương đối nổi tiếng. Muộn hơn một ít, nhất là vào thế kỉ XIII, nổi tiếng nhất lại là các hội chợ ở Sămpanhơ, (Tơroay, Prôvanh, Ba, Lanhi. Do vậy, hội chợ hầu như được tổ chức quanh năm. Ngoài lái buôn Pháp, các nhà buôn nhiều nước châu Âu khác như Anh, Đức, Italia, Tiệp Khắc, Hunggari... đã chở các sản phẩm nổi tiếng của mình và phương Đông đến để trao đổi. Đến thế kỉ XIV, các hội chợ ở Sămpanhơ bị suy thoái và thay thế cho vị trí của nó là hội chợ Bruygiơ (Bruges) ở Flăngđrơ.

Trong khi đó, do việc buôn bán với phương Đông và ở các nước phía Bắc, ở châu Âu đã hình thành 2 khu vực mậu dịch : 1 là khu vực Địa Trung Hải gồm các thành phố Giênôva, Vênêxia (Italia), Mácxây (Pháp) và Bácxêlôna (Tây Ban Nha), 2 là khu vực Bắc Hải và biển Ban Tích gồm các thành thị ở Bắc Đức, Đan Mạch, bán đảo Xcăngđinavi v... Đến thế kỉ XIII, các TP ở Bắc Đức đã lập 1 liên minh thương nghiệp gọi là đồng minh Hanxơ. Sang thế kỉ XIV, đồng minh này càng phát triển, gồm hơn 70 thành phố, trong đó Luybếch (Lübeck) là trung tâm của đồng minh. Đồng minh có đại lí đóng tại nhiều TP của các nước như Nốpgôrốt (Nga), Bruygiơ, Luân Đôn. Thuyền buôn của đồng minh đã đến tận các hải cảng của Pháp ở Đại Tây Dương để mua rượu vang và muối. Đến thế kỉ XVI, đồng minh Hanxơ bị suy sụp và 1 mặt do sự phát triển ngoại thương của Anh và Nêđéclan, đồng thời do các cuộc phát kiến địa lí, trung tâm thương nghiệp của Tây Âu đã chuyển sang vùng ven bờ Đại Tây Dương. Sự phát triển của mậu dịch quốc tế đã dẫn đến sự ra đời của ngân hàng. Ngân hàng bắt nguồn từ nghề đổi tiền.

Do tiền tệ ở các nơi khác nhau nên muốn mua bán ở các hội chợ thì phải đổi lấy loại tiền được lưu hành ở địa phương đó. Dần dần những người kinh doanh nghề đổi tiền đã cử những nhân viên của mình đến nhiều nơi ở châu Âu. Các lái buôn ko cần mang tiền trong khi đi đường, vừa cồng kềnh vừa nguy hiểm mà chỉ cần đem tiền đến nộp cho người đổi tiền ở TP mình để nhận một giấy chuyển tiền rồi khi đến hội chợ sẽ nhận lại một số tiền tương ứng. Về sau, hoạt động của ngân hàng mở rộng kiêm cả việc nhận tiền gửi cho vay nợ v... Lúc đầu, kinh doanh nghề đổi tiền phần lớn là người Italia, vì vậy trong ngôn ngữ các nước phương Tây, chữ ngân hàng (bank) bắt nguồn từ chữ Banca trong tiếng Italia có nghĩa là cái bàn của người đổi tiền.

Vấn đề 8: ảnh hưởng của đô thị đối với chế độ phong kiến tây âu

Sự ra đời thành thị là một biểu hiện của của sự phát triển của chế độ phong kiến ở châu Âu. Song, thành thị cùng với sự phát triển của nền kinh tế hang hóa cũng đã phá hoại ngầm chế độ phong kiến.