Cách vẽ bảng biến thiên lớp 12

1. Các bước khảo sát và vẽ đồ thị hàm số y = f[x]

i] Tìm tập xác định của hàm số.

ii] Sự biến thiên 

+ Xét sự biến thiên của hàm số

 - Tìm đạo hàm bậc nhất \[y'\] ;

 - Tìm các điểm tại đó \[y'\] bằng 0 hoặc không xác định ;

 - Xét dấu \[y'\] và suy ra chiều biến thiên của hàm số.

+ Tìm cực trị.

+ Tìm các giới hạn tại vô cực, các giới hạn vô cực và tìm các tiệm cận [nếu có].

+ Lập bảng biến thiên tổng kết các bước trên để hình dung ra dáng điệu của đồ thị

iii] Vẽ đồ thị [thể hiện các cực trị, tiệm cận, giao của đồ thị với các trục, . . .]

2. Bảng tóm tắt một số dạng đồ thị thường gặp

3. Tương giao của các đồ thị

Cho hai đồ thị \[[C_{1}]:y=f[x];\] và \[[C_{2}]:y=g[x].\]

Phương trình xác định hoành độ giao điểm của \[[C_{1}]\] và \[[C_{2}]\] là: \[f[x]=g[x].\] [1]

- Nếu [1] vô nghiệm thì \[[C_{1}]\] và \[[C_{2}]\] không có điểm chung [không cắt nhau và không tiếp xúc với nhau].

- Nếu [1] có \[n\] nghiệm phân biệt thì \[[C_{1}]\] và \[[C_{2}]\] giao nhau tại \[n\] điểm phân biệt. Nghiệm của [1] chính là hoành độ các giao điểm.

Chú ý

a]  \[[C_{1}]\] tiếp xúc với \[[C_{2}]\] \[\Leftrightarrow\] hệ \[\left\{ \begin{matrix} f[x] =g[x]& \\ f'[x]=g'[x] & \end{matrix}\right.\] có nghiệm. Nghiệm của hệ là hoành độ tiếp điểm của hai đồ thị đó.

b] Đường thẳng [d]: y: mx+n tiếp xúc với parabol \[y = a{x^2} + bx + c\] [\[a\ne 0\]]

\[\Leftrightarrow\] hệ \[\left\{ \begin{matrix} ax^{2}+bx+c=mx+n \\ 2ax+b=m  \end{matrix}\right.\] có nghiệm 

\[\Leftrightarrow\] phương trình \[ax^{2}+bx+c=mx+n\] có nghiệm kép.

Dành cho chương trình nâng cao

1. Chứng minh \[[x_{0};y_{0}]\] là tâm đối xứng của đồ thị [C] của hàm số y=f[x]

Đồ thị hàm số lẻ luôn nhận gốc tọa độ là tâm đối xứng.

Vậy để chứng minh \[I[x_{0};y_{0}]\] là tâm đối xứng, ta dùng công thức đổi trục: \[\left\{\begin{matrix} x=x_{0}+X & \\ y=y_{0}+Y & \end{matrix}\right.\] để đưa hệ trục \[Oxy\] về hệ trục \[IXY\] [gốc \[I\]] và chứng minh: trong hệ trục \[IXY\], hàm số đã cho có dạng \[Y=g[X]\] là hàm số lẻ.

Chú ý: \[M[x,y]\in [C]\Leftrightarrow y=f[x]\]

\[\Leftrightarrow Y+y_{0}=f[X+x_{0}]\Leftrightarrow Y=g[X]\]

2. Chứng minh đường thẳng \[\Delta : x=x_{0}\] là trục đối xứng của đồ thị [C] của hàm số y=f[x]

Đồ thị của hàm số chẵn luôn nhận trục tung là trục đối xứng. Vậy để chứng minh đường thẳng \[\Delta : x=x_{0}\] là trục đối xứng, ta dùng công thức đổi trục \[\left\{\begin{matrix} x=x_{0}+X & \\ y=Y & \end{matrix}\right.\] để đưa hệ số \[Oxy\] về hệ trục \[IXY\] [\[\Delta\] là trục tung] và chứng minh: trong hệ trục \[IXY\], hàm số đã cho có dạng \[Y=g[X]\] là hàm số chẵn.

Loigiaihay.com

Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số

I. Sơ đồ khảo sát hàm số [tổng quát]

1. Tập xác định.

  Tìm tập xác định của hàm số

2. Sự biến thiên.

- Xét chiều biến thiên của hàm số

   + Tính đạo hàm y'

   + Tìm các điểm tại đó y' bằng 0 hoặc không xác định

   + Xét dấu đạo hàm y' và suy ra chiều biến thiên của hàm số y

- Tìm cực trị

- Tìm các giới hạn tại vô cực, các giới hạn vô cực và tìm tiệm cận [nếu có]

- Lập bảng biến thiên [Ghi các kết quả tìm được vào bảng biến thiên].

3. Đồ thị.

Dựa vào bảng biến thiên, các yếu tố xác định ở trên để vẽ đồ thị. Có thể khảo sát thêm các yếu tố sau để có đồ thị chính xác hơn:

• Tương giao với các trục.

• Tính đối xứng [nếu có].

• Điểm đặc biệt [nếu cần].

• Điểm uốn. 

 Định nghĩa : Điểm U [\[x_0;f\left[x_0\right]\]] được gọi là điểm uốn của đồ thị hàm số \[y=f\left[x\right]\] nếu tồn tại một khoảng [a; b] chứa điểm \[x_0\] sao cho trên một trong hai khoảng [\[a;x_0\]] và [\[x_0;b\]] tiếp tuyến của đồ thị tại điểm U nằm phía trên đồ thị còn trên khoảng kia tiếp tuyến nằm phía dưới đồ thị.

Mệnh đề  [Cách tìm điểm uốn]: Nếu hàm số \[y=f\left[x\right]\] có đạo hàm cấp hai trên một khoảng chứa \[x_0\], \[f"\left[x_0\right]\]\[f"\left[x\right]\] đổi dấu khi qua điểm \[x_0\] thì U [\[x_0;f\left[x_0\right]\]] là một điểm uốn của đồ thị hàm số \[y=f\left[x\right]\].

II. Các Dạng Đồ Thị Khảo Sát

III. Ví dụ minh họa 

Ví dụ 1 : Cho hàm số \[y=x^3+3x^2-4\]

a. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị  hàm số 

b. Biện luận theo tham số m số nghiệm của phương trình \[\left[x+2\right]^2=\frac{m}{\left|x-1\right|}\]

Bài giải :

a. Tập xác định : D = R

Sự biến thiên :

* Chiều biến thiên : Ta có \[y'=3x^2+6x\]

                                        \[y'=0\Leftrightarrow\left[\begin{array}{nghiempt}x=0\\x=-2\end{array}\right.\]

                                        \[y'< 0\Leftrightarrow-2< x< 0\]

                                 và  \[y'>0\Leftrightarrow\left[\begin{array}{nghiempt}x< -2\\x>0\end{array}\right.\]

Suy ra hàm số đồng biên trên mỗi khoảng \[\left[-\infty;-2\right]\] và \[\left[0;+\infty\right]\]; Hàm nghịch biến trên \[\left[-2;0\right]\]

* Cực trị : Hàm số đạt cực đại tại \[x=-2,y_{CD}=0\]

                                đạt cực tiểu tại \[x=0,y_{CT}=-4\]

* Giới hạn\[\lim\limits_{x\rightarrow+\infty}y=+\infty;\lim\limits_{x\rightarrow-\infty}y=-\infty\]

* Bảng biến thiên : 

x y' y - 8 -2 0 + 8 + - + 0 0 0 -4 - 8 + 8

* Đồ thị : Đồ thị [C] của hàm số cắt trục hoành tại A[1;0]

b. Ta có \[\left[x+2\right]^2=\frac{m}{\left|x-\right|}\Leftrightarrow\left|x-1\right|\left[x^2+4x+4\right]=m,x\ne1\]

Xét hàm số  \[f\left[x\right]=\left|x-1\right|\left[x^2+4x+4\right]=\begin{cases}x^3+3x^2-4;x>1\\-\left[x^3+3x^2-4\right];x< 1\end{cases}\]

Suy ra đồ thị hàm số \[y=f\left[x\right]\] gồm phần đồ thị  [C] với x > 1 và đối xứng phần đồ thị [C] với x < 1 qua Ox

Dựa  vào đồ thị suy ra :

* m < 0 phương trình vô nghiệm

* m = 0 phương trình có 1 nghiệm

* 0 < m < 4 phương trình có 4 nghiệm

* m = 4 phương trình có 3 nghiệm

* m > 4 phương trình có 2 nghiệm 

Ví dụ 2 : Cho hàm số \[y=x^4-2x^2-1\]

a. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị [C]

b. Tìm m để phương trình \[\left|x^4-2x^2-1\right|=2m\] có 6 nghiệm phân biệt

Bài giải :

a. Tập xác định : D = R

Ta có \[y'=4x\left[x^2-1\right]\Rightarrow y'=0\Leftrightarrow\left[\begin{array}{nghiempt}x=0\Rightarrow y=-1\\x=\pm1\Rightarrow y=-2\end{array}\right.\]

Giới hạn : \[\lim\limits_{x\rightarrow\pm\infty}y=+\infty\]

Bảng biến thiên 

Hàm đồng biến trên \[\left[-1;0\right]\] và \[\left[1;+\infty\right]\]; nghịch biến trên \[\left[-\infty;-1\right]\] và \[\left[0;1\right]\]

Hàm số đạt cực đại tại \[x=0;y_{CD}=-1\]

Hàm số đạt cực tiểu tại \[x=\pm1;y_{ct}=-2\]

Đồ thị :

Do hàm số \[y=x^{ }-2x^2-1\] là hàm số chẵn nên [C] nhận Oy làm trục đối xứng 

b. Số nghiệm của phương trình đã cho là số giao điểm của 2 đồ thị \[\begin{cases}\left[C'\right]:y=\left|x^4-2x^2-1\right|\\\Delta:y=2m;\Delta\backslash\backslash Ox\end{cases}\]

Ta có đồ thị : 

Dựa vào [C'], suy ra phương trình đã cho có  6 nghiệm phân biệt khi và chỉ khi :

\[1< 2m< 2\Leftrightarrow\frac{1}{2}< m< 1\]

Ví dụ 3 : Cho hàm số \[y=\frac{-x+1}{x-2}\]

a. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số

b. Biện luận theo m số nghiệm của phương trình \[\left|\left|x\right|-1\right|=m\left|\left|x\right|-2\right|\]

Bài giải :

a. Tập xác định : \[D=R\backslash\left\{2\right\}\]

Sự biến thiên :

* Chiều biến thiên : Ta có \[y'=\frac{1}{\left[x-2\right]^2}>0;x\ne2\] suy ra hàm số  đồng biến trên các khoảng \[\left[-\infty;2\right]\] và \[\left[2;+\infty\right]\]

* Giới hạn : \[\lim\limits_{x\rightarrow+\infty}y=\lim\limits_{x\rightarrow+\infty}\frac{-x+1}{x-2}=-1\] 

               và \[\lim\limits_{x\rightarrow-\infty}y=\lim\limits_{x\rightarrow-\infty}\frac{-x+1}{x-2}=-1\]

                      \[\lim\limits_{x\rightarrow2^-}y=\lim\limits_{x\rightarrow2^-}\frac{-x+1}{x-2}=+\infty\]

               và \[\lim\limits_{x\rightarrow2^+}y=\lim\limits_{x\rightarrow2^+}\frac{-x+1}{x-2}=-\infty\]

* Tiệm cận : Đồ thị có đường tiệm cận ngang là \[y=-1\]; đường tiệm cận đứng là \[x=2\]

* Bảng biến thiên :

 

* Đồ thị :

Đồ thị hàm số cắt trục hoành tại [0;1]; cắt trục tung tại \[\left[0;-\frac{1}{2}\right]\] và nhận giao điểm I[2;-1] của hai tiệm cận làm tâm đối xứng 

b. Ta có \[x=\pm2\] không là nghiệm của phương trình nên : 

                \[\left|\left|x\right|-1\right|=m\left|\left|x\right|-2\right|\Leftrightarrow m=\frac{\left|1-\left|x\right|\right|}{\left|\left|x\right|-1\right|}\]

Xét hàm số \[\frac{\left|1-\left|x\right|\right|}{\left|\left|x\right|-1\right|}=y\] có đồ thị [C]

Khi đó đồ thị \[\left[C_1\right]\] gồm :

- Phần bên trên trục hoành và bên phải trục tung của đồ thị [C]

- Phần ở phía dưới trục hoành, bên phải trục tung của đồ thị [C] lấy đối xứng qua trục hoành

- Phần bên trên trục hoành và bên trái trục tung của đồ thị [C]

- Phần ở phía dưới trục hoành, bên trái trục tung của đồ thị [C] lấy đối xứng qua trục hoành

Từ đồ thị ta có 

* Với \[0< m< \frac{1}{2}\] và \[m>\frac{1}{2}\] thì phương trình có 4 nghiệm riêng biệt

* Với m = 0 thì phương trình có 2 nghiệm phân biệt

* Với \[m=\frac{1}{2}\] thì phương trình  có 3 nghiệm phân biệt

* Với m < 0 thì phương trình vô nghiệm

IV. Tài liệu đọc thêm:

Các bước khảo sát và vẽ đồ thị hàm số

Các dạng toán về khảo sát và vẽ đồ thị hàm số

Video liên quan

Chủ Đề