Cách dạy trẻ 6 tuổi bướng bỉnh

Trẻ phản kháng, không nghe lời, thậm chí cãi lời bố mẹ…? Làm sao để trị con bướng giúp con trở nên ngoan hơn, chăm học hành hơn ở giai đoạn 7-12 tuổi? Bố mẹ hãy đăng kí ngay khóa học "Con bướng: Phải làm sao? [7-12 tuổi]" để có cách ứng phó và giáo dục con bướng đúng cách và hiệu quả nhất.

Nhiều bố mẹ cho biết lúc 2-3 tuổi con không ngang bướng như lúc 7 tuổi. Tại sao con càng lớn càng bướng khiến bố mẹ phát điên? Con bướng đến mức bố mẹ phạt úp mặt, cắt cơm cho nhịn nhưng con vẫn không biết sợ là gì. Nguyên nhân do đâu mà con bướng như vậy? Phải chăng là do cách dạy con của bố mẹ lúc nhỏ chưa đúng?

Theo các chuyên gia cho biết không phải tự nhiên một đứa trẻ tự nhiên bướng bỉnh? Mà tất cả đều có nguyên nhân của nó, có thể bắt nguồn từ sự khủng hoảng tâm lý ở các độ tuổi nhất định. Và giai đoạn 7-12 tuổi chính là thời kỳ tâm lý con đang có nhiều rối loạn nên sự bướng bỉnh không đáng lo ngại. Lúc này, bố mẹ chỉ cần chú ý đến cảm xúc của con, lắng nghe và trò chuyện, làm bạn với con nhiều hơn là được.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp con bướng do cách nuôi dạy của gia đình như bố mẹ, ông bà quá nuông chiều khiến con hình thành thói hư vòi vĩnh, ăn vạ và không nghe lời. Hay đơn giản là mâu thuẫn trong cách dạy con của bố mẹ, mỗi người một kiểu khiến con không biết nghe ai dẫn tới tự làm theo ý mình. Hoặc cha mẹ tạo áp lực cho con phải làm theo điều mình muốn khi con đang ở trong độ tuổi phát triển thì con càng lớn càng bướng. Và cha mẹ không là tấm gương tốt nên cha mẹ nói con sẽ không tin tưởng và không làm theo.

Chính vì thế, để con có thể ngoan ngoãn, chăm học và vâng lời người lớn thì trước hết hãy làm bạn với con, quan tâm và thấu hiểu con. Bởi tình yêu của cha mẹ là chìa khóa mở cửa tâm hồn trẻ giúp con trở nên an tâm và tin tưởng người lớn hơn, giúp con ngoan hơn.

Bên cạnh đó, tùy theo từng giai đoạn phát triển của trẻ mà có phương pháp giáo dục phù hợp giúp trẻ hoàn thiện tích cách và nhân phẩm tốt hơn. Và khóa học "Con bướng: Phải làm sao? [7-12 tuổi]" sẽ mang đến một hệ thống giải pháp giúp bố mẹ chấm dứt những hành vi tiêu cực của trẻ, giúp trẻ có cách cư xử tốt hơn. Đồng thời giúp trẻ kiểm soát hành vi, cảm xúc của mình, có kỷ luật hơn trong mọi việc làm mà trẻ thực hiện.

LỢI ÍCH KHÓA HỌC:

- Giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về tâm lý trẻ em theo từng lứa tuổi để có thể điều chỉnh hành vi, tính cách tốt nhất cho con

- Giúp bố mẹ nắm được nguyên nhân vì sao trẻ ương bướng để có phương pháp xử lý phù hợp mà không cần đòn roi hay mắng mỏ

- Giúp bố mẹ nhận ra được hậu quả của việc kỉ luật tiêu cực như trừng phạt trẻ bằng đòn roi…

- Khóa học cũng giúp bố mẹ kiềm chế được cơn tức giận, căng thẳng của mình khi thấy con ngang bướng, không chịu sai lời

- Đồng thời khóa học cũng chỉ dẫn cho bố mẹ những bí quyết xử lý mọi vấn đề của trẻ ở giai đoạn 7-12 một cách thấu đáo giúp trẻ nghe lời và làm theo dễ dàng.

- Đặc biệt, khóa học sẽ truyền kĩ năng giúp bố mẹ có thể lắng nghe, thấu hiểu con một cách tích cực hơn cũng như hiểu bản thân hơn từ đó sẽ sáng suốt trong việc giúp con ngoan, nghe lời hơn.

- Bên cạnh đó, khóa học còn giúp bố mẹ biết cách động viên, khích lệ trẻ đúng cách khi con làm được việc tốt, cũng như biết cách phê bình con đúng cách khi trẻ làm sai.

- Ngoài ra, tham gia khóa học bố mẹ sẽ biết cách làm thế nào để trẻ trở nên ngoan ngoãn học giỏi mà không cần tới hình phạt

- Đối với con thì giúp con không còn lười học, tập trung hơn trong việc học hành

- Giúp con không còn mải xem tivi luôn sẵn sàng đi học bất kỳ khi nào bố mẹ gọi

- Giúp con không còn ăn vạ, đòi hỏi mua đồ….

- Giúp con không còn bừa bộn, lúc nào cũng ngăn nắp gọn gàng

- Giúp con biết nhường nhìn anh chị em, bạn bè khi chơi cùng…

- Giúp con có ý thức hơn trong việc làm việc nhà mà không cần nhắc nhở.

Như vậy, chỉ cần tham gia 1 khóa học "Con bướng: Phải làm sao? [7-12 tuổi]" này, bố mẹ có thể dễ dàng điều chỉnh hành vi, tâm lý bướng bỉnh của con một cách hiệu quả.

Bé hay nhõng nhẽo, hay đòi theo mẹ. Những lúc như vậy tôi sẽ không bế bé ngay, mà để con chơi, chỉ con vào những đồ chơi xung quanh và nói với con về những đồ chơi đó. Chỉ một lúc sau, con tôi đã vui vẻ chơi với những đồ chơi đó mà không đòi mẹ bế nữa.

Đó là một số cách mà tôi đã làm và thấy hiệu quả và muốn chia sẻ với các bà mẹ khác. Vấn đề mà tôi quan tâm bây giờ là làm sao tập cho bé có tính tự giác, trong mọi hoạt động hằng ngày tôi luôn tập cho bé tính tự giác như: khi bé đòi đồ chơi ở xa, tôi không lấy cho bé mà đỡ bé đứng dậy, hoặc để bé bò ra lấy,… Nhưng để con luôn tự giác là điều không phải dễ dàng, tôi mong có nhiều ý kiến chia sẻ của các bà mẹ về vấn đề này.

Ý kiến của Thạc sĩ Tâm lý Phan Trịnh Hoàng Dạ Thy – Giảng viên ĐH Hoa Sen TP.HCM: “Khi thấy con mình bướng bỉnh, cha mẹ thường cho rằng như thế là không ổn và ngay lập tức muốn trẻ phải thay đổi, muốn con phải nghe theo bất cứ yêu cầu nào của mình. Tuy nhiên, có phải chính cha mẹ cũng muốn sau này lớn lên con cũng có chính kiến riêng của mình, biết bảo vệ ý kiến và không dễ bị bắt nạt, nghe theo lời người khác? Vì vậy, trong sự bướng bỉnh ấy của trẻ cũng có một phần rất tốt mà cha mẹ nên giữ lại, giúp con từ một đứa bé bướng bỉnh thành đứa bé biết quản lý cảm xúc, biết ra quyết định và biết tự giác làm việc.

Trước hết, chính ba mẹ phải là một tấm gương cho trẻ về khả năng kiềm chế cảm xúc, giữ bình tĩnh trước những hành vi ương bướng của con hay những sự việc khác thay vì la hét, ném đồ đạc. Trẻ bướng bỉnh thường không thích bị người khác sai khiến, vì vậy cho trẻ thêm sự chọn lựa là giải pháp thích hợp. Dĩ nhiên những lựa chọn bạn đưa ra đều là những điều trẻ được phép.

Chúng ta cũng hoàn toàn có thể cho con tham gia góp ý kiến vào những quyết định nho nhỏ của gia đình. Đồng thời, tính tự giác ở trẻ không tự nhiên mà có, cha mẹ cần phải giúp trẻ lập nội quy sinh hoạt và lặp đi lặp lại những công việc ấy nhiều lần để hình thành thói quen.

Khi thói quen đã hình thành, bạn sẽ thấy ở trẻ một sự tự giác trong học tập cũng như sinh hoạt hằng ngày. Điều này cũng có nghĩa, cha mẹ đừng vội nóng lòng muốn tập cho con tính tự giác khi con mới chỉ biết bò, trườn hay đi chập chững. Khi con bắt đầu vào mầm non, những sự tác động của chúng ta giúp trẻ tự lập sẽ thích hợp và mang lại hiệu quả hơn nhiều bởi khi đó nhận thức của trẻ cũng đã phát triển hơn và vận động của trẻ cũng đã hoàn thiện.”

Anh Tuấn

Phương pháp dạy con trai bướng bỉnh không khó để áp dụng nếu như bạn hiểu rõ tâm lí của con mình. Khác với bé gái, các bé trai thường có xu hướng nổi loạn và không vâng lời từ sớm. Đây là một biểu hiện bình thường trong quá trình phát triển tâm lý của trẻ. Tuy nhiên vì không biết cách xử lý, nhiều gia đình lại khiến trẻ ngày một bướng bỉnh và khó dạy hơn.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm việc đó hiệu quả hơn, mời các bạn cùng theo dõi nhé!

  • Rất nhiều gia đình không biết cách dạy con trai bướng bỉnh
  • Cách dạy trẻ ngang bướng với 6 bước

Rất nhiều gia đình không biết cách dạy con trai bướng bỉnh

Ở từng độ tuổi, con trẻ sẽ có những sự phát triển tính cách và tâm lý khác nhau. Thông thường sẽ đến một giai đoạn, các cháu không còn dễ bảo, ngoan ngoãn như trước. Thay vào đó, trẻ trở nên nghịch ngợm, bướng bỉnh hơn. Nhiều bé luôn có xu hướng chống đối lại ý kiến của bố mẹ.

Với bé trai, tình trạng này xuất hiện sớm hơn và gay gắt hơn bé gái. Rất nhiều gia đình đều sẽ phải đối mặt với vấn đề này. Không ít ông bố bà mẹ bối rối và không biết cách xử trí với con. Muốn dạy con trai bướng bỉnh thì đầu tiên, bạn cần nắm được các nguyên nhân sâu xa của vấn đề này.

Khi trẻ phát triển đến một độ tuổi nhất định sẽ không còn nghe lời và trở nên bướng bỉnh [Ảnh: istockphoto]

Bạn có thể chưa biết:

Bố mẹ quá nuông chiều khiến con trai cưng trở nên bướng bỉnh

Tại sao trẻ lì không nghe lời? Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến các bé trai trở nên khó bảo. Việc bạn quá nuông chiều khiến trẻ có thói quen đòi hỏi và muốn được đáp ứng mọi yêu cầu. Bố mẹ vì quá thương con dễ dàng thỏa hiệp với bé, đáp ứng mọi yêu cầu dù vô lý của con. Dần dà, bé trở nên bướng bỉnh, ích kỷ và luôn muốn mọi thứ phải theo ý mình.

Cha mẹ quá hà khắc, tạo áp lực cho trẻ

Cha mẹ quá nghiêm khắc, gia trưởng cũng khiến trẻ dễ sinh tính bướng bỉnh. Khác với bé gái, bé trai thường mạnh mẽ và có sự phản kháng lớn hơn. Khi bị áp đặt quá nặng nề bởi những phụ huynh hà khắc, bé sẽ nảy sinh phản xạ chống đối, trẻ nghịch ngợm không nghe lời.

Cách dạy con ở gia đình thiếu sự nhất quán

Đây là vấn đề thường xảy ra ở những bé sống cùng bố mẹ và ông bà. Thông thường ông bà sẽ đối xử với cháu theo những phương pháp cổ điển. Ngược lại cha mẹ lại chọn các cách dạy con khác hiện đại hoặc lạ lẫm hơn. Sự khác biệt này khiến bé trai không biết nghe theo ai. Tuy nhiên dần dần trẻ sẽ tận dụng những mâu thuẫn này và đòi hỏi những điều có lợi cho mình từ cả 2 phía. Bé học được cách làm nũng tốt hơn và cũng bướng bỉnh, khó nghe lời hơn.

Bạn có thể chưa biết:

Cách dạy trẻ ngang bướng với 6 bước

Theo dõi và phân tích hành vi, tính cách của trẻ

Trước khi áp dụng những cách dạy con trai bướng bỉnh, bố mẹ trước hết cần hiểu rõ vấn đề của trẻ. Hãy khoan áp dụng bất kỳ biện pháp nào. Thay vào đó, bạn và chồng nên dành thời gian để quan sát trẻ nhiều hơn.

Hãy chú ý vào các hành vi phản kháng cũng như mức độ bướng bỉnh của trẻ. Từ đó, cả hai tập trung phân tích nguyên nhân khiến trẻ bướng bỉnh. Nắm được vấn đề, bạn mới có thể xây dựng được cách dạy trẻ bướng bỉnh phù hợp.

Ba mẹ có thể theo dõi và phân tích hành vi của trẻ từ đó có thể đưa ra hướng xử lý thích hợp [Ảnh: istockphoto]

Bình tĩnh khi con trai đang “nổi loạn”

Thật khó để không nổi giận trước một đứa trẻ bướng bỉnh và thích nổi loạn. Tuy nhiên để giúp con trai phá bỏ tính cách này, bố mẹ cần giữ tinh thần thoải mái và bình tĩnh. Những phản ứng cáu gắt, la hét, trách phạt chỉ khiến tình hình tệ hơn. Thay vào đó, bạn có thể phớt lờ trong khi trẻ đang nổi loạn.

Nếu con muốn làm điều không đúng như đập phá đồ vật, chạy nhảy la hét… bạn hãy nhẹ nhàng đưa trẻ sang một nơi khác không thuận lợi để thực hiện các hành vi trên. Trong trường hợp này, phòng ngủ trống là một lựa chọn phù hợp.

Dạy điều đúng từ chính lỗi sai của con

Bé trai có tính cách độc lập lớn hơn bé gái. Thế nên bạn đôi khi không thể dạy con theo cách thông thường là mẹ nói, con nghe và làm theo. Khi đó, bạn cần để cho trẻ tự trải nghiệm lỗi lầm, tự nhân ra cái sai của mình rồi mới dần giải thích cho trẻ.

Tất nhiên, cách dạy trẻ ngang bướng này chỉ có thể áp dụng ở các vấn đề không nguy hại cho sức khỏe của trẻ. Với những đòi hỏi nguy hiểm, bố mẹ hãy cho trẻ xem hậu quả từ các câu chuyện hoặc hình ảnh tương tự. Hãy kiên trì giải thích cặn kẽ để trẻ hiểu và biết đó là điều sai lầm và nguy hiểm cho chính trẻ.

Giải thích sai lầm của con khi phù hợp là cách dạy trẻ bướng bỉnh ba mẹ cần nhớ

Những bé trai bướng bỉnh thường có cá tính rất mạnh. Một số trẻ không thể chấp nhận lời dạy của bố mẹ trong cơn kích động. Do đó, phương pháp dạy con trai bướng bỉnh là hãy chọn một thời điểm khác để dạy con điều đúng đắn. Khi trẻ đang vui vẻ, thoải mái và cởi mở là lúc bạn nên bắt đầu trò chuyện với con.

Dạy cho con về giá trị của sự sẻ chia và những điều tử tế

Trẻ em bướng bỉnh nói chung và bé trai nói riêng thường ích kỷ, thiếu quan tâm đến người khác. Do vậy, một trong những phương pháp dạy con trai bướng bỉnh là giúp bé nhận ra giá trị của sự sẻ chia. Hãy kể cho bé nghe những câu chuyện hay về những điều tử tế, những tấm gương quan tâm đến mọi người. Từ đó, bạn sẽ dần nuôi dưỡng những tính cách tốt đẹp và đẩy lùi tính xấu ở con trai cưng.

Phớt lờ những đòi hỏi không thỏa đáng của con

Trẻ con trở nên bướng bỉnh, khó bảo đôi khi chính là kết quả của việc con đòi bất cứ gì ba mẹ cũng nhanh chóng đáp ứng. Khi việc này đòi hỏi và đáp lại này diễn ra thường xuyên, sẽ vô tình làm cho trẻ nhận thức rằng ba mẹ rất dễ dàng, luôn thuận theo mong muốn của con. Nên bỗng nhiên trẻ không còn nhận được sự chiều chuộng ấy nữa, chúng sẽ cảm thấy khó chịu, bực tức và la hét. Chính vì vậy, ba mẹ hãy học cách phớt lờ những đòi hỏi không thỏa đáng của trẻ cũng là một trong những cách hay để trị dứt điểm sự bướng bỉnh và cứng đầu của con, đặc biệt là những bé trai.

Việc phớt lờ các yêu cầu của con sẽ giúp trẻ nhận ra được mình đang sai ở đâu [Ảnh: istockphoto]

Không để trẻ có điều kiện và cơ hội nuôi dưỡng tính bướng bỉnh

Đây là bước cuối cùng trong cách dạy con trai bướng bỉnh trở nên ngoan ngoãn. Bạn cần bỏ đi các thói quen xấu của mình và gia đình khi dạy trẻ. Nhiều trẻ bướng bỉnh để lôi kéo sự chú ý, quan tâm của bố mẹ. Do đó, bạn nên học cách “làm ngơ” khi trẻ kích động. Điều này khiến trẻ cảm thấy việc nổi loạn không còn tác dụng để làm nũng. Từ đó, bé trai cũng không thể nuôi dưỡng tính cách bướng bỉnh và nổi loạn của mình.

Tạm kết

Đôi khi bố mẹ có thể cảm thấy vất vả hay khó khăn khi nuôi dạy con trai bướng bỉnh. Nhưng bố mẹ đừng quá buồn hay trách móc con trai bé bỏng nhé. Vì theo một số nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ không vâng lời, bướng bỉnh ngay từ nhỏ thường là những đứa trẻ mạnh mẽ, độc lập. Khi trưởng thành có nhiều khả năng sẽ kiếm được nhiều tiền hơn và cũng có thể trở thành một doanh nhân thành đạt. Những đứa trẻ càng thông minh sẽ biết phản đối quyền hay trẻ sẽ có suy nghĩ sáng tạo hơn, đôi khi vượt qua lối suy nghĩ thông thường.

Trong suốt quá trình nói chuyện, hãy cố gắng quan sát và tìm ra nguyên nhân khiến trẻ khó chịu rồi từ từ làm dịu cơn “nổi loạn” của con. Hãy nhớ kiên nhẫn chính là chìa khóa tốt nhất để kiểm soát tình hình.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Video liên quan

Chủ Đề