Tê bì chân tay là dấu hiệu bệnh gì

Tê bì chân tay là biểu hiện cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn, có thể đe dọa đến sức khỏe của người bệnh. Thời gian đầu, bệnh không có nhiều biểu hiện đáng chú ý, dễ khiến nhiều người chủ quan và bỏ lỡ thời điểm điều trị tốt nhất. Vậy, tê tay chân là bệnh gì? Chúng ta cần làm gì để nhận biết và điều trị bệnh ngay từ sớm? Theo dõi tiếp bài viết dưới đây nhé!

1. Tê bì chân tay là gì?

Tê bì tay chân là tình trạng mất cảm giác một phần hoặc toàn phần ở chân hoặc tay, do dây thần kinh gặp vấn đề khi truyền thông tin đến não.

Người bị tê tay chân sẽ gặp nhiều trở ngại trong sinh hoạt, nghiêm trọng hơn là nếu bị chấn thương hoặc nhiễm trùng thì sẽ khó phát hiện do không cảm nhận được sự đau nhức.

Hiện tượng tê bì bàn tay hoặc ngón tay có thể xảy ra sau khi lao động, làm việc quá sức hoặc ngồi yên một chỗ quá lâu.

2. Triệu chứng tê tay chân thường gặp

Người hay bị tê chân tay thường có những biểu hiện như:

  • Tê tay chân, cảm giác như kim đâm hay kiến bò.
  • Tay chân mất cảm giác.
  • Có cảm giác nóng ran, ngứa ở tay chân.
  • Đau mỏi vai gáy.
  • Tê bì tay chân có thể lan từ cánh tay xuống ngón tay, bàn chân đến cẳng chân.
  • Tay chân bị chuột rút.

3. Nguyên nhân gây tê bì tay chân

Bệnh tê bì chân tay có thể xuất phát từ yếu tố bệnh lý và sinh lý, cụ thể:

3.1. Nguyên nhân bệnh lý

Thoái hóa cột sống: Trước sự bào mòn của lớp sụn khớp, cơ thể sẽ tích tụ canxi tại đốt xương sống bị thoái hóa để khắc phục tình trạng này, nhưng lại vô tình gây nên gai xương chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức và tê ngứa ở tay chân.

Thoát vị đĩa đệm: Tương tự như gai xương, đĩa đệm khi trượt khỏi vị trí ban đầu cũng sẽ chèn ép vào các mô mềm và các dây thần kinh xung quanh, từ đó dẫn đến đau nhức, tê ngứa chân tay.

Thoái hóa khớp: Đây là tình trạng sụn khớp bị bào mòn, các đoạn xương có thể lệch khỏi vị trí vốn có do khớp mất khả năng kết nối, từ đó gây tổn thương các mô và rễ thần kinh xung quanh, làm cho tay chân bị tê.

Hẹp ống sống: Khi ống sống hẹp lại do bị đè nén, những dây thần kinh tại đây sẽ bị chèn ép, ảnh hưởng đến xúc cảm ở tay chân. Nếu tình trạng hẹp ống sống không sớm được can thiệp, nguy cơ tắc nghẽn lưu lượng máu đến tứ chi rất dễ xảy ra, gây tê mỏi chân tay.

Viêm đa khớp dạng thấp: Các khớp ở tay và chân khi bị viêm nhiễm, sưng tấy dễ dẫn đến bệnh tê bì chân tay, đặc biệt là những người hay ngồi hoặc đứng quá lâu.

Đa xơ cứng: Bệnh này là rối loạn tự miễn, có tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương, gây hại đến màng bọc Myelin và làm cho người bệnh bị tê tay chân.

Hội chứng ống cổ tay: Các dây thần kinh đi qua cổ tay bị chèn ép do các gân bị sưng lên, khiến cho cảm giác ở các ngón tay bị suy giảm và hạn chế các cử động, lâu dần dẫn đến tê bì tay.

Viêm đa rễ thần kinh: Đây là bệnh do tổn thương hệ thần kinh ngoại biên, gây nên rối loạn cảm giác và cản trở khả năng vận động của người bệnh. Theo thời gian, bệnh có thể gây ra tê bì tay chân.

Xơ vữa động mạch: Bệnh xơ vữa động mạch khiến cho lòng động mạch bị thu hẹp, dẫn đến dây thần kinh bị chèn ép và khiến người bệnh bị tê tay chân.

Tê mỏi chân tay còn xuất phát từ bệnh tiểu đường, khối u phát triển bất thường, động mạch ngoại biên làm nghẽn lưu thông máu ở người lớn tuổi.

3.2. Nguyên nhân sinh lý

Bên cạnh nguyên nhân bệnh lý, người bị tê tay chân còn có thể do các nguyên nhân khác như:

Chấn thương: Những tổn thương tay, chân, cột sống, hông, mắt cá do tai nạn giao thông, lao động hoặc do chơi thể thao đều khiến dây thần kinh bị chèn ép và làm cho tê bì chân tay.

Sai tư thế: Ngồi/đứng một chỗ quá lâu, nằm ngủ nghiêng một bên, khuân vác vật nặng, thói quen kê gối cao, mang giày cao gót,…có thể làm tổn thương mao mạch và rễ thần kinh, dẫn đến tê chân tay và giảm khả năng vận động thể chất.

Yếu tố lối sống: Mặc đồ quá bó, căng thẳng kéo dài, thời tiết thay đổi đột ngột…làm cho các tế bào thần kinh gần bề mặt da trở nên tê ngứa, dẫn đến bệnh tê bì chân tay.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Những tác dụng phụ trong các loại thuốc điều trị cũng có thể khiến tê tay chân, người bệnh cần hết sức lưu ý.

4. Tê chân tay có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bệnh tê bì chân tay nếu chỉ xuất hiện thoáng qua, không kéo dài quá lâu thì sẽ không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu người bệnh vừa tê bì chân tay vừa có thêm các triệu chứng sau thì nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có hướng chữa trị thích hợp:

  • Thời gian tê chân tay diễn ra liên tục hơn 4 tuần.
  • Có sự thay đổi về màu sắc, hình dạng, nhiệt độ của chân và tay.
  • Đi cùng với bất kỳ dấu hiệu mãn tính nào.
  • Chóng mặt, đau đầu, hay quên, khó thở, co giật.
  • Không kiểm soát được bàng quang, ruột.
  • Khó khăn trong đi lại, sinh hoạt.

Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng trên, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi!

5. Chẩn đoán bệnh tê bì chân tay

Để chẩn đoán đúng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ thường sẽ làm theo quy trình sau:

Tìm hiểu bệnh sử: Bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về các triệu chứng gặp phải, thời gian bị tê mỏi tay chân và có gặp phải chấn thương hay bệnh lý nào không.

Khám tổng quát: Sau đó bác sĩ tiến hành kiểm tra chức năng thần kinh, gồm kiểm tra phản xạ, sức mạnh cơ bắp, chức năng cảm giác để xác định mức độ tê bì tay chân và vị trí bị tê bì.

Chẩn đoán lâm sàng: Để chẩn đoán chính xác hơn, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm cần thiết như chụp MRI, chụp CT và xét nghiệm máu.

6. Điều trị tê bì chân tay như thế nào?

Tay chân bị tê có thể được điều trị bằng những phương pháp sau:

6.1. Trường hợp bệnh nhẹ

Bác sĩ có thể cho người bệnh dùng thuốc giảm đau như thuốc corticoid, thuốc gabapentin và pregabalin để giảm viêm và tê bì.

Ngoài ra, người bệnh còn áp dụng cách điều trị tại nhà như chườm nóng/lạnh, nghỉ ngơi, tránh đứng/ngồi lâu, kiểm soát căng thẳng, ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, tập thể dục… Bằng các phương pháp trên, chỉ sau một thời gian ngắn thì triệu chứng tê bì chân tay sẽ giảm dần.

Chúng ta có thể điều trị triệu chứng tê tay chân ở nhà nếu ở mức độ nhẹ và không xuất phát từ bệnh lý nguy hiểm.

6.2. Trường hợp tê chân tay do bệnh lý

Người bệnh cần được điều trị bằng phương pháp đặc hiệu để giải quyết nguyên nhân gốc rễ, tránh phát sinh biến chứng:

  • Bệnh tiểu đường: Kiểm soát đường huyết.
  • Thiếu vitamin: Cung cấp thêm vitamin.
  • Nhiễm độc: Chữa trị nhiễm độc.
  • Rối loạn chuyển hóa lipid máu: Điều chỉnh lipid máu ở mức an toàn.

6.3. Trường hợp tay chân bị tê do bệnh lý cơ xương khớp

Nhìn chung, nguyên nhân khiến tay chân bị tê đến từ tình trạng dây thần kinh bị chèn ép bởi các cấu trúc xương khớp – đốt sống không nằm đúng vị trí, hoặc do đĩa đệm bị phồng lồi, chén ép vào dây thần kinh.

Để giải quyết tình trạng này một cách tối ưu thì phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống [Chiropractic] chính là sự lựa chọn của khá nhiều người bệnh. Với đặc điểm điều trị KHÔNG DÙNG THUỐC – KHÔNG PHẪU THUẬT, Chiropractic đã trở thành một trong những giải pháp an toàn và hiệu quả nhất để đối phó với bệnh tê bì chân tay.

Hiện tại, phương pháp này đã có mặt trên nhiều quốc gia, trong đó có cả Việt Nam. Phòng khám ACC tự hào là đơn vị tiên phong ứng dụng Chiropractic trong điều trị tê chân tay do bệnh lý cơ xương khớp. Nhờ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao cùng thiết bị hiện đại mà người bệnh sẽ được chăm sóc thật tốt để sớm hồi phục sức khỏe.

Tùy từng tình trạng bệnh mà các bác sĩ ACC sẽ có những cách điều trị khác nhau, kết hợp thêm Vật lý trị liệu & Phục hồi chức năng để thúc đẩy khả năng hồi phục, nâng cao hiệu quả và cải thiện sức khỏe nhanh chóng cho người bị tê tay chân.

7. Biện pháp phòng ngừa tê bì chân tay

Nhằm phòng ngừa hiện tượng tê chân tay, bạn nên làm những điều sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, vi chất,…
  • Tập thể dục thể thao đều đặn để lưu thông khí huyết, cơ thể dẻo dai, linh hoạt.
  • Sinh hoạt lành mạnh, hạn chế thức khuya, căng thẳng, ngủ đủ giấc, ngồi đúng tư thế,…
  • Giữ cân nặng ở mức ổn định vì nếu thừa cân quá mức sẽ làm dây thần kinh bị chèn ép và làm tay chân tê bì.
  • Hạn chế uống bia rượu, hút thuốc lá, ăn đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ,…
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý.

Bản chất tê bì chân tay không quá nguy hiểm, nhưng đôi khi nó lại là dấu hiệu cảnh báo về một hoặc nhiều vấn đề sức khỏe phức tạp hơn. Nếu bạn hoặc người thân cảm thấy tê bì chân tay bất thường, hãy theo dõi trong một thời gian, nếu triệu chứng ngày càng nặng hơn thì hãy đi khám để được tư vấn và chữa trị sớm nhé!

Video liên quan

Chủ Đề