Các nước có tốc độ đô thị hóa nhanh năm 2024

BNEWS Hiện tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam đạt khoảng 41%, tăng hơn 5,3% so với năm 2015 nhưng còn cách xa so với tỷ lệ bình quân của khu vực và thế giới.

Hiện tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam đạt khoảng 41%, tăng hơn 5,3% so với năm 2015 nhưng con số đạt được vẫn thấp hơn mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và còn khoảng cách khá xa so với tỷ lệ bình quân của khu vực và thế giới. (Tại các nước phát triển, tỷ lệ đô thị hóa thường có mức từ 80% trở lên - PV).

Đây là một trong những nội dung được Bộ Xây dựng thông tin khi đề cập về thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý đô thị của Việt Nam, nhất là ở các thành phố lớn tại báo cáo gửi đại biểu Quốc hội liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn và trả lời chất vấn thuộc lĩnh vực xây dựng tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

Theo Bộ Xây dựng, hiện cơ sở hạ tầng đô thị bước đầu đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân, chất lượng hạ tầng đô thị được cải thiện. Kiến trúc cảnh quan, diện mạo đô thị đã có nhiều thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại hơn. Việc nâng cấp, phân loại đô thị cũng có nhiều đổi mới theo hướng tập trung nâng cao chất lượng và tính đồng bộ của các đô thị... Công cụ quy hoạch và quản lý đô thị bằng chính sách, pháp luật đã được ban hành khá đồng bộ, tương đối kịp thời, bao quát trên nhiều lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, cơ bản phù hợp với các thông lệ quốc tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.

Tính đến tháng 10/2022, tỷ lệ phủ kín quy hoạch phân khu đô thị so với diện tích đất xây dựng tại các đô thị trên cả nước đạt khoảng 60%; trong đó, tại 2 đô thị đặc biệt (Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh) và các đô thị loại I đạt khoảng 80%; tại các loại đô thị loại II, III, IV đạt khoảng 40-50%. Tỷ lệ phủ kín quy hoạch chi tiết đô thị đạt khoảng 39% so với diện tích đất xây dựng. Số lượng Quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc được ban hành là 181 Quy chế; 250 đồ án thiết kế đô thị là 250 đồ án; tỷ lệ lập Quy hoạch xây dựng nông thôn mới đạt 99,8%. Các địa phương đã rà soát, điều chỉnh, bổ sung các loại quy hoạch xây dựng, xây dựng Chương trình phát triển đô thị. Đến tháng 10/2022 đã có 49/63 tỉnh, thành phố đã phê duyệt Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh; 96 đô thị lập Chương trình phát triển từng đô thị; có 17 tỉnh đã phê duyệt 62 khu vực phát triển đô thị và một số địa phương đã thành lập các Ban quản lý khu vực phát triển đô thị... tạo cơ sở thu hút đầu tư, tập trung nguồn lực phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật và tăng cường kiểm soát các dự án phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch. Cùng đó, khâu tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quản lý phát triển đô thị đã được các cấp, ngành quan tâm, ngày càng đi vào nề nếp. Việc lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện, điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị có nhiều chuyển biến tích cực, tạo điều kiện phát triển đô thị theo hướng hiện đại, văn minh. Nhiều địa phương chú trọng đẩy nhanh tốc độ lập quy hoạch đô thị; chương trình phát triển đô thị; rà soát, điều chỉnh quy hoạch đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Tổ chức thực hiện quy hoạch, công bố, công khai quy hoạch có nhiều tiến bộ.

Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cho rằng, vẫn còn những hạn chế, tồn tại trong lĩnh vực này. Cụ thể như một số quy hoạch đô thị thiếu tầm nhìn, nội dung thiếu khả thi, chưa tính toán đầy đủ và thiếu nguồn lực thực hiện; chưa đồng bộ, gắn kết giữa các cấp độ quy hoạch đô thị và giữa quy hoạch đô thị với các quy hoạch khác (quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hạ tầng…); chưa gắn kết giữa việc thực hiện quy hoạch, thực hiện dự án đầu tư với kế hoạch vốn đầu tư trung hạn và hàng năm.

Hiện nay, khoảng một nửa dân số của hành tinh là các thị dân và cứ sau mỗi ngày lại có thêm 180.000 người nhập cư vào các thành phố. Các đô thị ngày một phình to bởi những cuộc ‘đại di dân’.

Đô thị hoá đã và đang diễn ra trên khắp các châu lục. Lịch sử của quá trình này cho thấy nhân loại đang phải trả giá cho những sai lầm của mình và không ít quốc gia đi sau vẫn rơi vào những “cái bẫy” mà nhiều nước đi trước đã từng mắc phải.

Bài I: Hành trình của những cuộc ‘đại di dân’

Theo báo cáo mới đây của Chương trình dân số của Liên Hợp Quốc thì năm 1800 mới chỉ có khoảng 2% dân số thế giới sinh sống tại các đô thị, tới năm 1950, tỷ lệ này đạt mức khoảng 30%. Hiện nay, khoảng một nửa dân số của hành tinh là các thị dân và cứ sau mỗi ngày lại có thêm 180.000 người nhập cư vào các thành phố. Đến năm 2050, số cư dân thành thị sẽ chiếm 2/3 trên tổng dân số toàn cầu và 80% GDP của toàn bộ nền kinh tế thế giới. Cũng theo bản báo cáo này thì hiện 20% dân số thế giới đang sinh sống và làm việc tại 600 thành phố lớn nhất hành tinh với 60% GDP toàn cầu.

Biểu đồ dưới đây cho thấy quá trình đô thị hoá như là xu hướng tất yếu của nhân loại cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Các nước có tốc độ đô thị hóa nhanh năm 2024
Nguồn : World Urbanization Prospects The 2014 Revision

Theo các chuyên gia, cả trước mắt và về lâu dài, tại các nước kém phát triển hơn thì tốc độ đô thị hoá lại mạnh hơn so với tại các nước phát triển.

Các nước có tốc độ đô thị hóa nhanh năm 2024
Nguồn : World Urbanization Prospects The 2014 Revision

Tại một số nước công nghiệp phát triển hàng đầu, tỷ lệ đô thị hoá đã khá cao, cụ thể như: Liên hiệp vương quốc Anh- 91%, Thuỵ Điển- 87%, LB Đức- 85%, Pháp- 78% , Mỹ- 77%, Canada- 76%, Australia- 89%, New Zealand- 85%, Israel- 89%, Nhật Bản- 78%. Khi nào tỷ lệ này đạt mức 70% thì tốc độ đô thị hoá sẽ chậm lại và gần như ngừng khi đã đạt ngưỡng 80%.

Tại Đông Nam Á, tỷ lệ đô thị hoá nói chung còn ở mức thấp và với sự chênh lệch khá lớn. Không kể Singapore được coi là quốc gia đô thị thì Malaysia đã đạt mức 75% tương đương với Hàn Quốc, Thái Lan và Indonesia đạt trên 50%, Philippines- 45% còn Campuchia chỉ là 20,7%.

Mặc dù Việt Nam là quốc gia có tốc độ đô thị hoá nhanh nhất trong khối ASEAN nhưng tỷ lệ đô thị hoá cũng mới chỉ ở mức 33,6%. Theo dự báo đến năm 2025, tỷ lệ này tại Việt Nam sẽ đạt ngưỡng 50%.

Đô thị hoá: Triển vọng và hệ luỵ

Trong lịch sử, đô thị xuất hiện đã trở thành nơi giao thương cho các vùng sản xuất nông sản quanh đó và sản xuất công nghiệp đã kéo người dân từ các vùng nông thôn đến làm việc, tạo điều kiện để các đô thị xuất hiện ngày một nhiều. Công nghiệp hoá, điện khí hoá đã kéo theo nó là xu hướng đô thị hoá. Nhờ có đô thị mà sản xuất công nghiệp, dịch vụ, văn hoá, khoa học… phát triển, thu nhập của người dân được nâng cao.

Như đã phân tích, tỷ lệ đô thị hoá cao chính là chỉ dấu sự cường thịnh của quốc gia. Có lẽ cũng chính vì lý do này mà ngay sau khi nhậm chức năm 2013, một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ của Thủ tướng Lý Khắc Cường là đến năm 2025 phải đưa được 450 triệu người dân nông thôn ra thành phố để đạt mức 900 triệu người là dân thành thị. Chính phủ Trung Quốc hy vọng rằng đây sẽ là động lực tiếp tục duy trì sự tăng trưởng kinh tế ở mức cao và thị trường tiêu thụ nội địa phát triển nhờ lực lượng các thị dân đông đảo này.

Tuy nhiên, lich sử đã cho thấy hệ luỵ từ các cuộc “đại di dân” cũng không hề nhỏ, nhất là đối với các quốc gia “phát triển nóng” như Trung Quốc và đôi khi phải sau nhiều chục năm mới “giật mình nhận ra”.

Theo Chương trình dân số của Liên Hợp Quốc, bất cập lớn nhất của quá trình đô thị hoá là tốc độ phát triển hạ tầng thường không theo kịp với tốc độ đô thị hoá. Và hệ luỵ của nó là nạn kẹt xe, tai nạn giao thông, môi trường bị ô nhiễm…

Không ít những “thị dân mới hôm qua còn là người nông thôn” vẫn không thể quen với nhịp sống đô thị, văn hoá giao thông… cũng là những bất cập của sự “phát triển nóng” .

Đã có rất nhiều những bất cập và bài học từ quá trình đô thị hoá, tuy nhiên trong phạm vi bài viết này sẽ chi tập trung khai thác vào khía cạnh quy hoạch hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng cho giao thông và tận dụng những thành tựu của thời đại số hoá từ kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới để tránh mắc phải những sai lầm, bất cập đã từng diễn ra trong quá khứ.