Caấu trúc biệt hóa thành tuyến tùng ở phôi năm 2024

Tế bào gốc phôi là loại tế bào có khả năng tạo ra và tái tạo bất kỳ mô nào trong cơ thể trong môi trường nuôi cấy. Chúng có tiềm năng trong việc nghiên cứu và ứng dụng rất lớn trong y học nhưng lại vấp phải nhiều tranh cãi về mặt đạo đức. Vậy tế bào từ gốc phôi là gì? Đặc tính, công dụng và tiềm năng trong ứng dụng y khoa như thế nào? Vì sao không được sự đồng thuận của nhiều quốc gia trên thế giới? Hãy cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu về tế bào gốc phôi qua bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về tế bào gốc phôi

1.1. Tế bào gốc là gì?

Tế bào gốc là tế bào có khả năng tự đổi mới và biệt hoá thành các loại tế bào có chức năng khác nhau trong cơ thể. Chúng đóng vai trò như hệ thống sửa chữa, tái tạo và thay thế các tế bào bị hư hoặc mất trong cơ thể con người.

Tế bào gốc hoạt động theo cơ chế ức chế viêm, tự đổi mới, tăng sinh và biệt hoá thành các tế bào chuyên biệt để thực hiện chức năng của mô trong cơ thể.

Tế bào gốc được phân lập từ nhiều nguồn khác nhau, vì thế được chia thành các loại như: Tế bào gốc phôi, tế bào gốc trưởng thành, tế bào gốc đa năng cảm ứng.

Caấu trúc biệt hóa thành tuyến tùng ở phôi năm 2024
Tế bào gốc là tế bào đặc biệt có thể tự đổi mới và biệt hoá

1.2. Tế bào gốc phôi là gì?

Tế bào gốc phôi (Embryonic stem cells - ESCs) là các tế bào được hình thành sau khi trứng được thụ tinh thành hợp tử lưỡng bội, phân chia thành hai tế bào. Sau đó, các tế bào tiếp tục phân chia tiếp và cứ liên tục trong khoảng 4-5 ngày. Từ đó bắt đầu có phôi nang khoảng 10-20 tế bào gốc từ phôi. Khoảng 7 ngày sau khi thụ tinh, các tế bào gốc sẽ nhân lên là biệt hoá thành các tế bào cần thiết để hình thành nên cơ thể con người như: Các tế bào da, tế bào cơ, tế bào gan, tế bào não. Chính vì vậy, tế bào gốc phôi được gọi tế bào gốc toàn năng - có khả năng phát triển thành các tế bào gốc khác.

Tuy nhiên, hiện nay các nghiên cứu ứng dụng không tập trung vào tế bào gốc từ phôi do tính phức tạp về pháp lý và tôn giáo. Do đó, còn nhiều tranh cãi xoay quanh các vấn đề đạo đức nên tế bào gốc có nguồn thu từ phôi nang chỉ được ứng dụng trong nghiên cứu, chưa thể ứng dụng rộng rãi trong y học.

Caấu trúc biệt hóa thành tuyến tùng ở phôi năm 2024
Tế bào phôi được hình thành từ trứng sau khi thụ tinh thành hợp tử

2. Các loại tế bào gốc phôi

Ngoài tế bào gốc phôi được lấy từ giai đoạn đầu của phôi sau khi thụ tinh, thì có nghiên cứu chỉ ra rằng, tế bào gốc từ phôi có hai loại khác nhau:

Tế bào gốc mầm phôi: Được lấy từ giai đoạn sau khi tế bào phát triển thành phôi. Chúng có nguồn gốc từ tế bào mầm nguyên thuỷ trong giai đoạn ban đầu. Tế bào mầm phôi được phân lập từ mô bào thai, các tế bào có nguồn gốc đa năng.

Tế bào gốc của thai nhi: Tế bào gốc của thai nhi là loại tế bào nguyên thuỷ được tìm thấy các bộ phận của thai nhi. Chúng có khả năng biệt hóa thành hai loại: Tế bào gốc đa năng và tế bào gốc tạo máu.

Xem thêm:

  • Tổng quan về tế bào gốc trung mô và ứng dụng trong y học tái tạo
  • Tế bào gốc máu cuống rốn: Lưu trữ để làm gì? Khi nào? Cách lưu trữ?

3. Những đặc tính của tế bào gốc phôi

3.1. Tính toàn năng

Tế bào gốc có nguồn gốc từ phôi có ưu điểm lớn nhất là khả năng biến đổi thành các loại tế bào trong cơ thể (hay còn gọi là tính toàn năng). Chỉ sau 1 tuần từ khi thụ tinh, tế bào bào phôi sẽ dần mất đi tính toàn năng của chúng và dần trở thành các mô và cơ quan khác nhau. Chính vì vậy, muốn thu thập tế bào gốc cần thực hiện lấy mẫu sau khi phôi phát triển từ 3-5 ngày, muộn nhất 7 ngày.

3.2. Tạo ra nhiều loại tế bào

Tế bào gốc được thu thập từ phôi có thể tạo thành bất kỳ loại tế bào nào có trong cơ thể. Đây là đặc tính mà tế bào gốc trưởng thành không có.

Caấu trúc biệt hóa thành tuyến tùng ở phôi năm 2024
Tế bào gốc phôi có thể tạo thành bất kỳ loại tế bào nào trong cơ thể.

3.3. Tính linh hoạt

Với tính linh hoạt cao, tế bào gốc phôi có thể biệt hoá thành các tế bào mô trong cơ thể khi các mô cơ gặp tổn thương, không thể phục hồi. Vì vậy, tế bào gốc từ phôi có thể tự hỗ trợ đổi mới và sửa chữa cấu trúc các cơ quan, bộ phận bị tổn thương. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng tế bào gốc trên chuột để điều trị mô hình bệnh Parkinson, tiểu đường, nhồi máu cơ tim, chấn thương cột sống hay các bệnh lý về rối loạn miễn dịch di truyền.

4. Công dụng của tế bào gốc phôi

4.1. Tái tạo mô

Tế bào gốc phôi có công dụng quan trọng là tái tạo mô. Vì chúng có thể tạo ra tế bào chuyên biệt và tế bào gốc mới nên sẽ phát triển thành mô mới hoặc một cơ quan mới cho cơ thể.

Ví dụ như: Khi da gặp những tổn thương, bác sĩ có thể dùng tế bào gốc từ phôi để tái tạo lại da người bệnh.

4.2. Tăng sự hiểu biết về cơ chế bệnh lý

Tế bào gốc phôi có thể giúp tìm hiểu về cơ chế bệnh lý giúp có các phương pháp chữa bệnh tốt nhất. Vì từ tế bào gốc có nguồn thu ở phôi nang, các tế bào trưởng thành trong các cơ quan như xương, gan, tim,... sẽ phát triển. Qua quan sát các tế bào gốc trưởng thành, các nhà khoa học sẽ phát hiện được ra cơ chế của nhiều bệnh khác nhau. Từ đó giúp tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.

Caấu trúc biệt hóa thành tuyến tùng ở phôi năm 2024
Tế bào phôi giúp phát hiện ra cơ chế của nhiều bệnh lý khác nhau

4.3. Tạo ra các tế bào thay thế

Tế bào gốc phôi (ESCs) có thể được dùng trong điều trị các bệnh về não, tim mạch, máu và thiếu tế bào. Vì có chức năng sửa chữa, tái tạo và thay thế các tế bào tổn thương ở cơ quan khác.

5. Tiềm năng ứng dụng của tế bào gốc phôi trong y học

5.1. Phục vụ cho những nghiên cứu khoa học

Với khả năng biệt hoá thành các tế bào khác nhau như tế bào tim, tế bào thần kinh,... nên các nhà nghiên cứu có thể sử dụng tế bào gốc phôi thay cho mẫu mô lấy từ người bệnh. Đặc biệt, các nhà khoa học có thể nghiên cứu sự phát triển của các bệnh lý thông qua tế bào chuyên biệt từ tế bào phôi.

5.2. Thay thế những cơ quan bị tổn thương

Nhờ đặc tính tạo ra nhiều loại tế bào mà tế bào gốc thu thập từ phôi được kỳ vọng sẽ thay thế những cơ quan bị tổn thương. Điều này giúp mở ra cơ hội mới trong điều trị các bệnh nguy hiểm, kể cả bệnh hiểm nghèo.

Caấu trúc biệt hóa thành tuyến tùng ở phôi năm 2024
Ứng dụng trong việc thay thế các cơ quan bị tổn thương

5.3. Thử nghiệm thuốc mới

Để thử nghiệm thuốc mới, một số tế bào gốc được sử dụng với mục đích kiểm tra sự hiệu quả cũng như phản ứng của cơ thể. Từ đó, các loại thuốc mới sẽ được đảm bảo chất lượng và an toàn trước khi sử dụng rộng rãi.

6. Những thách thức và nguy cơ tiềm ẩn khi ứng dụng tế bào gốc phôi

Mặc dù tế bào gốc từ phôi có nhiều tiềm năng ứng dụng trong y học nhưng chúng cũng có nhiều thách thức và nguy cơ tiềm ẩn như:

6.1. Những thách thức khi ứng dụng tế bào gốc phôi

Hiện nay, sử dụng tế bào gốc có nguồn gốc từ phôi trong y học vẫn còn vướng phải nhiều tranh cãi vì liên quan tới vấn đề đạo đức và tôn giáo. Bởi tế bào gốc phôi được thu thập từ 3 nguồn chính:

  • Phôi thai dư thừa sau khi thụ tinh trong ống nghiệm.
  • Phôi được tạo trong phòng thí nghiệm từ trứng và tinh trùng hiến tặng.
  • Phôi thai được tạo ra bởi kỹ thuật nhân tế bào sinh dưỡng

Có thể thấy, các nguồn cung tế bào gốc được thu thập phôi đều liên quan đến vấn đề đạo đức. Vì có quan điểm cho rằng, cuộc đời con người được tính từ khi còn là phôi thai, hay phôi thai chính là con người tiềm năng. Do đó, phá huỷ phôi thai để lấy tế bào gốc chính là cắt đi sự sống của một người. Ngoài ra, nhiều ý kiến cho rằng không nên tạo ra phôi và phá huỷ chỉ để phục vụ nghiên cứu y học.

Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng, phôi thai khi chưa được cấy vào tử cung sẽ chưa có những đặc điểm tâm lý, cảm xúc hoặc thể chất. Chính vì vậy, các phôi thai này không mang phải một con người mà chỉ để thực hiện với mục đích nghiên cứu y học.

Caấu trúc biệt hóa thành tuyến tùng ở phôi năm 2024
Tế bào gốc phôi còn vấp phải nhiều sự tranh cãi về mặt đạo đức và tôn giáo

6.2. Những nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng tế bào gốc phôi trong cơ thể người

Tế bào gốc có nguồn thu từ phôi khi khi áp dụng vào cơ thể để đạt được hiệu quả thì phải chắc chắn rằng chúng sẽ biệt hóa thành loại tế bào như mong muốn. Tuy nhiên, tế bào gốc từ phôi có thể phát triển không đều và biệt hoá thành các tế bào khác nhau. Mặt khác, tế bào gốc phôi cũng có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch khiến cơ thể tấn công lại tế bào gốc.

Hoặc cũng có trường hợp, tế bào gốc không hoạt động bình thường nhưng không rõ hậu quả. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu cách để tránh những biến chứng có thể xảy ra, kiểm soát sự phát triển và biệt hoá của tế bào gốc phôi.

7. Lưu trữ tế bào gốc tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Trung tâm Lưu trữ tế bào gốc - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông được Bộ Y tế cấp phép hoạt động từ tháng 1 năm 2024. Tại đây, có đầy đủ chuyên môn toàn diện, trang thiết bị hiện đại để tiến hành thu thập và lưu trữ tế bào gốc. Đồng thời, nơi đây là đơn vị thực hiện xử lý mẫu mô bằng quy trình tự động hoàn toàn giúp đảm bảo không xảy ra sai sót, lưu trữ trong môi trường Nito lỏng trong thời gian dài từ 18-20 năm. Đặc biệt, khi lưu trữ tại Phương Đông, khách hàng sẽ được thông báo kết quả kiểm định chất lượng tế bào gốc định kỳ hàng năm.

Caấu trúc biệt hóa thành tuyến tùng ở phôi năm 2024
Lưu trữ tế bào gốc tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Quý khách hàng có thể chủ động đăng ký dịch vụ thu thập và lưu trữ tế bào gốc tại Bệnh viện Phương Đông với quy trình đơn giản, nhanh chóng.

Để đặt lịch lưu trữ và tư vấn chuyên sâu, quý khách có thể liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời!