Ban thư ký của liên hợp quốc là ai

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres - Ảnh: REUTERS

"COVID-19 sẽ không phải là đại dịch cuối cùng mà nhân loại phải đối mặt. Khi đối phó với cuộc khủng hoảng sức khỏe này, chúng ta cần chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng tiếp theo. Nhân Ngày quốc tế phòng chống dịch bệnh, chúng ta hãy tập trung, chú ý và đầu tư cho vấn đề này", ông Guterres nói.

Theo ông Guterres, COVID-19 đã phơi bày nhiều lỗ hổng y tế và nhân loại cần chuẩn bị cho đại dịch tiếp theo.

"COVID-19 đã chứng minh một căn bệnh truyền nhiễm có thể hoành hành khắp thế giới, đẩy hệ thống y tế đến bờ vực sụp đổ và thay đổi cuộc sống hằng ngày nhanh đến thế nào. Nó cũng cho thấy chúng ta chưa rút được bài học sau những tình huống y tế khẩn cấp như SARS, cúm gia cầm, Zika, Ebola và những bệnh khác", Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc [LHQ] cho biết.

Ông Guterres khẳng định COVID-19 là một lời nhắc nhở rằng thế giới đã không chuẩn bị đủ để ngăn các đợt bùng dịch địa phương lan qua biên giới và gây ra đại dịch toàn cầu.

"Các bệnh truyền nhiễm vẫn là một mối đe dọa rõ ràng với mọi quốc gia. Chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng cho đại dịch kế tiếp trong khi vẫn phản ứng với cuộc khủng hoảng sức khỏe hiện tại", ông Guterres nói thêm.

Tổng thư ký LHQ cũng kêu gọi đảm bảo quyền tiếp cận vắc xin COVID-19 công bằng cho mọi người.

Trong cuộc họp báo tuần trước, theo tờ Indian Express, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới [WHO] Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng đã cảnh báo các chương trình tiêm tăng cường có thể kéo dài đại dịch và gia tăng sự bất bình đẳng.

Cuối năm 2020, Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết thành lập "Ngày quốc tế phòng chống dịch bệnh" vào ngày 27-12 do chính Việt Nam chủ trì đề xuất, nhằm kêu gọi sự ủng hộ của thế giới với tầm quan trọng của việc phòng ngừa và sẵn sàng hợp tác chống lại dịch bệnh.

Cho đến nay, đại dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 5,4 triệu người trên thế giới.

Mỹ giám sát hơn 60 du thuyền có ca mắc COVID-19

ANH THƯ

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. [Ảnh: THX/ TTXVN]

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã bày tỏ quan ngại rằng tình hình toàn cầu hiện nay đang trở nên hỗn loạn và khó dự đoán hơn so với thời kỳ Chiến tranh Lạnh, đồng thời đưa ra các nhiệm vụ ưu tiên, cũng đồng là 5 vấn đề báo động đối với thế giới cần giải quyết trong năm nay.

Phát biểu tại Đại Hội đồng Liên hợp quốc ngày 21/1, Tổng Thư ký Guterres nêu rõ: "Tôi muốn bắt đầu năm nay bằng cách đưa ra 5 cảnh báo. Đó là cảnh báo về đại dịch COVID-19, tình hình tài chính toàn cầu, hành động vì khí hậu, tình trạng thiếu tôn trọng pháp luật trong không gian mạng và hòa bình cùng an ninh."

Ông nhấn mạnh đây là 5 vấn đề đáng báo động đòi hỏi nỗ lực tập thể của tất cả các nước.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc cho rằng COVID-19 tiếp tục cướp đi các sinh mạng cũng như những hy vọng và làm đảo lộn các kế hoạch. Trong khi đó, sự bất bình đẳng ngày càng lớn, lạm phát tiếp tục gia tăng.

[Nhìn lại thế giới năm 2021: Liên hợp quốc nỗ lực thúc đẩy đoàn kết]

Cuộc khủng hoảng khí hậu, tình trạng ô nhiễm và mất đa dạng sinh học đang hoành hành.

Thế giới phải đối mặt với những bất ổn chính trị và các cuộc xung đột khốc liệt. Sự nghi kỵ giữa các cường quốc trên thế giới đang lên đến đỉnh điểm.

Cùng với đó là những siêu xa lộ thông tin lan tràn các nội dung hận thù và dối trá, kích động những xung đột tồi tệ nhất của nhân loại.

Nhà lãnh đạo tổ chức đa phương lớn nhất toàn cầu khẳng định tất cả những thách thức này phản ánh sự thất bại của quản trị toàn cầu.

Các khuôn khổ đa phương trong các lĩnh vực, từ y tế toàn cầu đến công nghệ kỹ thuật số, hiện đã lỗi thời và không còn phù hợp với mục đích thực tế. Chúng không giúp bảo vệ nền kinh tế thế giới cũng như hệ thống tài chính và chăm sóc y tế toàn cầu.

Tổng Thư ký Guterres nhấn mạnh hiện là lúc thế giới cần hành động. Ông khẳng định phản ứng của thế giới đối với 5 cảnh báo khẩn cấp nói trên sẽ quyết định tiến trình của con người và thế giới trong nhiều thập kỷ tới.

Thế giới cần đặt chế độ khẩn cấp và giải quyết triệt để 5 vấn đề báo động này bằng cách đối phó hiệu quả với đại dịch COVID-19, cải cách hệ thống tài chính toàn cầu để đảm bảo phục hồi công bằng, giải quyết khủng hoảng khí hậu, đặt con người vào trung tâm của thế giới kỹ thuật số và các công nghệ tiên tiến, đồng thời mang lại hòa bình bền vững.

Tổng Thư ký Guterres cũng bày tỏ quan ngại rằng tình hình toàn cầu hiện nay đang trở nên hỗn loạn và khó dự đoán hơn so với thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Ông đánh giá: “Chiến tranh Lạnh có một số quy tắc nhất định. Đó là giữa hai khối. Hai khối đó đã được định rõ… Mỗi khối đều có liên minh quân sự riêng. Có những quy tắc rõ ràng và cơ chế rõ ràng nhằm ngăn chặn xung đột. Chiến tranh Lạnh, ở một mức độ nào đó, không bao giờ nóng lên do tồn tại một mức độ nhất định trong khả năng có thể dự đoán được.”

Theo Tổng Thư ký, những gì mà thế giới đang chứng kiến hiện nay hỗn loạn hơn và khả năng dự đoán được tình hình cũng trở nên hữu hạn hơn. Thế giới không có bất cứ công cụ nào để đối phó với khủng hoảng và vì vậy, ông nhấn mạnh, thế giới đang sống trong một tình huống nguy hiểm.

Tổng Thư ký Guterres cũng hối thúc Mỹ và Trung Quốc đối thoại về thương mại và công nghệ để tránh gây ra sự phân cực trên thị trường và nền kinh tế thế giới.

Ông bày tỏ ủng hộ thiết lập một thị trường toàn cầu thống nhất và một nền kinh tế toàn cầu thống nhất.

Ông kêu gọi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tìm điểm chung về thương mại và công nghệ thông qua đối thoại và đàm phán để tránh xảy ra kịch bản phân cực nêu trên./.

Phương Hồ [TTXVN/Vietnam+]

Đại sứ Đặng Hoàng Giang trình Thư ủy nhiệm lên Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. [Ảnh: Khắc Hiếu/TTXVN]

Ngày 25/2, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, đã trình Thư ủy nhiệm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lên Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. 

Tại buổi lễ, Tổng Thư ký Antonio Guterres khẳng định Việt Nam là đối tác tin cậy vững chắc của Liên hợp quốc và cá nhân ông có ấn tượng rất sâu sắc, tốt đẹp đối với các nhà lãnh đạo, đất nước và con người Việt Nam.

Tổng Thư ký cho rằng những thành tựu về phát triển mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua là một ví dụ thành công điển hình của một đất nước đang phát triển

Ông cũng đánh giá cao năng lực của Việt Nam trong việc đảm đương các vị trí quan trọng tại các cơ quan của Liên hợp quốc, trong đó có vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 và sự tham gia của Việt Nam trong các hoạt động gìn giữ hòa bình. 

Tổng Thư ký bày tỏ hy vọng trong nhiệm kỳ của Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Việt Nam sẽ tiếp tục có nhiều đóng góp hiệu quả tại các diễn đàn, hoạt động của Liên hợp quốc tại New York [Mỹ], góp phần thúc đẩy chủ nghĩa đa phương hoạt động trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác ngày càng phát triển giữa Liên hợp quốc và Việt Nam. 

Đáp lời Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Đại sứ Đặng Hoàng Giang bày tỏ vinh dự được đảm nhận trọng trách Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc.

Đại sứ đã chuyển lời thăm hỏi của các lãnh đạo Việt Nam tới Tổng Thư ký và khẳng định Việt Nam luôn là đối tác tin cậy, trách nhiệm của Liên hợp quốc.

[Đại sứ Đặng Hoàng Giang bắt đầu nhiệm kỳ tại Liên hợp quốc]

Đại sứ cam kết sẽ nỗ lực thúc đẩy sự tham gia tích cực, chủ động và sự đóng góp thiết thực, hiệu quả của Việt Nam trong công việc chung của cộng đồng quốc tế, đặc biệt trong việc thực hiện Các mục tiêu phát triển bền vững [SDGs], ứng phó với biến đổi khí hậu, gìn giữ hòa bình quốc tế, cũng như đóng góp tích cực vào các thảo luận về hướng hợp tác trong tương lai của Liên hợp quốc như Chương trình Nghị sự chung của chúng ta [OCA].

Đại sứ Đặng Hoàng Giang và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. [Ảnh: Khắc Hiếu/TTXVN]

Đại sứ cũng mong muốn hợp tác chặt chẽ với các cơ quan Liên hợp quốc trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á [ASEAN] với Liên hợp quốc. 

Nhân dịp kỷ niệm 45 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc [20/9/1977-20/9/2022], Đại sứ Đặng Hoàng Giang đã trân trọng chuyển thư mời của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mời Tổng Thư ký Liên hợp quốc thăm Việt Nam trong thời gian sớm nhất./. 

Hải Vân-Khắc Hiếu [TTXVN/Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề