Coi cọp nghĩa là gì

Ai cũng biết Nhật Bản có trình độ dân trí cao với 100% dân số đều biết đọc, biết viết. Chính vì thế người Nhật đọc rất nhiều, từ sách báo đến tạp chí,…Những người không đọc ở Nhật thường bị xem là “BAKA” – đồ ngốc.

Các tài liệu giấy chưa bao giờ đánh mất vị thế của nó ở Nhật, ngay trong thời đại công nghệ thông tin và sự bùng nổ của các thiết bị thu phát truyền hình, mà Nhật Bản cũng là một trong những quốc gia đi đầu.

Bạn thường bắt gặp hình ảnh rất nhiều người Nhật đứng tại các sạp báo hoặc cửa hàng tiện lợi, không phải để mua hàng mà chỉ chăm chú dán mắt vào một quyển sách, hay một tờ tạp chí nào đó. Đó chính là một trong những nét văn hóa rất đặc trưng tại Nhật, Tachiyomi [立ち読み] – đứng đọc.

Tachiyomi quả là một giải pháp tiện lợi cho những người không có tiền, nhưng vẫn muốn đọc sách. Ngoài ra, Tachiyomi cũng là thú tiêu khiển số một để giết thời gian trong lúc chờ đợi bạn, xe buýt hoặc tàu lửa.

Đứng đọc? Sao lại phải hành xác như thế nhỉ. Nếu muốn đọc sách, chỉ cần đến thư viện, hoặc mua sách về nhà, tìm một chỗ mát mẻ thoải mái để đọc, không phải dễ chịu hơn sao?

Không giống người Việt Nam, người Nhật không ngại đứng. Họ đã phải đứng rất lâu trên những chuyến tàu đông ních người, thậm chí đứng hàng dài chờ đến lượt mình tại những nhà vệ sinh công cộng. Tôi đã từng chứng kiến cảnh hàng người dài dằng dặc trước cửa nhà vệ sinh công cộng, nhưng không một ai la ó hay tỏ thái độ khó chịu. Mọi người rất trật tự, bình thản và trông ai cũng như đang nghĩ xa xăm đến vấn đề khác. Ngoài ra ở Nhật không chỉ có văn hóa đứng đọc Tachiyomi, mà còn có văn hóa đứng ăn Tachigui [立ち食い].

Mặt trái của Tachiyomi

Tachiyomi là một biện pháp rất tiện lợi. Thế nhưng cũng từ đó sinh ra nhiều vấn đề.

Có rất nhiều người đến tiệm sách hoặc Konbini với cùng một lý do Tachiyomi. Mà một khi bị cuốn hút vào một quyển sách hay tờ tạp chí, họ có thể đứng đó hàng giờ. Điều này gây cản trở cho vấn đề kinh doanh của các cửa tiệm. Thậm chí có người đứng ngáng giữa lối vào của tiệm sách, đọc say sưa một quyển sách yêu thích.

Ngoài ra, việc đọc sách mà không mua sách, ở Việt Nam hay được gọi bằng cụm từ “coi cọp” là một hành vi thất lễ với tác giả cuốn sách cũng như người bán. Có người không những đọc, còn chụp ảnh lại những đoạn họ thấy hay và bổ ích. Nếu thế thì bán sách để làm gì nữa khi bạn có thể lấy thông tin bạn cần mà không phải bỏ tiền túi ra mua?

Các cửa hàng cũng có chiêu thức để hạn chế tình trạng này, đó là họ bọc bìa kín một số các quyển sách.

Thế nhưng…

Không thể cấm Tachiyomi? Tại sao?

Dạo gần đây, người Nhật, đặc biệt là các thanh niên trẻ không có thói quen đi nhà sách với mục đích mua sách nữa. Nếu không phải để Tachiyomi khi chờ đợi cuộc hẹn hay tàu, xe, họ sẽ chọn đặt mua sách qua Amazon thay vì lựa chọn sách tại hiệu sách.

Với một cái Click chuột, bạn đã có thể tìm được đề sách yêu thích trên trang bán hàng tự động. Việc này nhanh hơn nhiều so với việc mất cả buổi tìm kiếm tại nhà sách. Nếu cứ thế này chẳng mấy chốc các tiệm sách ở Nhật sẽ chẳng còn khách hàng.

Chính vì thế, ngày càng nhiều cửa tiệm cho phép khách hàng đứng đọc gọi là 「立ち読みを許可している店」[ Tachiyomi wo kyoka shiteiru mise]. Một điều thú vị là, doanh thu tại những cửa tiệm này lại cao hơn so với các cửa tiệm cấm Tachiyomi.

Lý do vô cùng đơn giản: “vì nơi đó cung cấp giá trị miễn phí”. Sau một thời gian Tachiyomi, bạn sẽ dễ dàng tìm ra được quyển sách mà bạn muốn mua. Nếu không mua sách bạn cũng có thể mua các sản phẩm đi kèm như bánh kẹo, thức uống tại tiệm khi đọc sách. Quả là tiện cả đôi đường.

Ở Việt Nam hiện nay đang mở rất nhiều tiệm sách có khu đọc sách riêng, ngoài ra trình bày bìa sách của những quyển sách cũng ngày càng trở nên hấp dẫn và bắt mắt hơn. Tất cả những việc này nhằm khuyến khích người dân quan tâm đến việc đọc sách hơn, đặc biệt hướng tới lứa tuổi thanh thiếu niên.

Người Nhật, dù cho có bận rộn đến đâu, họ cũng sẽ cố gắng giành ra khoảng thời gian để đọc sách, trau dồi thêm những điều họ muốn biết về cuộc sống. Trong sách có rất nhiều thứ mà báo, đài, TV hay kể cả nhà bác học Google cũng không thể lý giải cho bạn được.

Bạn có nhớ lần cuối cùng bạn đọc sách là khi nào, và tên quyển sách gần đây nhất mà bạn đọc là gì không?

Sachiko

[đùa cợt] to sneak into [a cinema..] [without paying]; to gatecrash

Dưới đây là những mẫu câu có chứa từ "coi cọp", trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt. Chúng ta có thể tham khảo những mẫu câu này để đặt câu trong tình huống cần đặt câu với từ coi cọp, hoặc tham khảo ngữ cảnh sử dụng từ coi cọp trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt

1. Bọn trẻ con thường xuyên bị ông đuổi vì coi cọp tranh truyện trong quầy của ông.

Một anh bạn dân Sài Gòn gốc, tuổi gần 60, kể rằng: Hồi còn nhỏ, tức nửa thế kỷ trước, anh sống trong Chợ Lớn, gần khu La Kai [Q.5 bây giờ]. Vì chung quanh đó có nhiều rạp hát và rạp xi nê nên anh thích coi hát. Lúc đó nhà anh sống khá thoải mái do ba anh chơi đàn trong vũ trường. Tuy vậy, mỗi lần xin tiền để đi xem phim hay coi hát ở một rạp nào đó, ông thường móc túi cho anh một số tiền chỉ đủ đi... xe xích lô đến rạp. Hỏi ông tiền mua vé đâu, ông chỉ cười.

Biết tính cha, anh lẳng lặng đến rạp, vào cửa bằng cách thức rất phổ biến đối với con nít thời bấy giờ, là tìm cách “coi cọp”, khỏi tốn tiền vé. Anh áp dụng đủ cách: năn nỉ người soát vé, nhờ dắt vào, lẻn vào, hầu như trót lọt hết. Sau này nghĩ lại, anh thấy cách nghĩ của ba anh “kỳ khôi”, nhưng rõ ràng có hiệu quả, buộc anh “tự thân vận động” như những đứa nhỏ khác.

Con nít tiền đâu mà mua vé!

Nghe kể lại câu chuyện trên, ông anh trên 70 tuổi bảo rằng: “Đúng quá, thời đó con nít nào chẳng coi cọp, tiền đâu mà mua vé. Người lớn là dân lao động ham coi hát cũng chẳng dám mua vé, vì lo kiếm ăn là trên hết!”.

Anh hỏi có biết rạp Cẩm Vân không? Hồi đó, Phú Nhuận chỉ có hai rạp hát đều ở trên đường Võ Di Nguy [nay là đường Phan Đình Phùng]: rạp Cẩm Vân [bây giờ là một trường học] và rạp Văn Cầm [không còn dấu tích, gần chợ Phú Nhuận]. Nhà nghèo không có gì giải trí, không có cả chiếc radio, lâu lâu được người cậu hay ba cho đi xem xi nê là quá cao xa rồi. Đợi người lớn quan tâm thì còn lâu mới được xem, thôi thì tự đến rạp Cẩm Vân xem cải lương ké. Anh mê mẩn các tuồng Tàu do Ban Đồng Ấu đóng, thích mấy anh chị lớn hơn mình có vài tuổi mà diễn xuất thần những vai Lý Thần Phi, Quách Hòe, Bao Công, nhà vua, thái giám. Không có tiền, cứ đến giờ trình diễn là anh diện bộ đồ bà ba trắng, dấp nước chải tóc qua một bên lộ cái trán dồ, đứng ngay cửa rạp, gặp ông khách nào trông có vẻ dễ dãi là níu áo, xin vào coi cọp. Thấy thằng bé mặt mũi trông sáng sủa, mặc đồ bà ba sạch sẽ mê xem hát, không mấy ai từ chối.

Có lần anh níu áo một ông. Lúc đầu, ông gạt tay ra và rảo bước. Nhưng bỗng dưng ông quay lại, nói: “Nhà cậu ở đâu, ba má làm gì?”. Anh trả lời là nhà ở hẻm Iwai [trên đường Hoàng Văn Thụ, Phú Nhuận hiện nay] gần đây, mồ côi cha. Ông ta nói: “Nhìn tướng là biết con nhà tử tế, sao lại coi cọp? Coi nè, tóc chải bảy ba, trán cao mặt sáng sủa vậy. Nói cho cậu biết, hồi nhỏ bằng tuổi cậu, tui thích chải tóc như vậy lắm, nhưng không biết cách, người lớn còn cười cho. Thôi, đi với tui!”. Ngồi trong rạp, anh cứ nghĩ mãi vì sao ông này kêu mình tới chức “cậu” lận.

Chứng kiến hậu trường

Có lúc gặp một người gác cửa khó tính, xét nét. Ông quen mặt thằng nhỏ hay coi cọp nên tống ra khỏi rạp. Anh lủi thủi ra về nhưng quành ra bên hông rạp, leo lên bệ cửa nhìn vào chút khoảng khe trống. Trong đó lộ ra chút cảnh xiêm y mũ mão giáp bào rực rỡ, vẳng ra tiếng ca ngâm, tiếng thanh la não bạt. Đỡ ghiền, anh lủi thủi ra về. Dù mắc cỡ vì bị đuổi, đêm sau lại mò ra và tiếp tục xin coi cọp. Việc đó kéo dài nhiều ngày, đến một lúc anh không vào rạp bằng cách đó nữa, mà nhờ một bác có con là nghệ sĩ dẫn vào hậu trường.

Anh bảo: “Tao mê nhất chị Kim Cương, hơn tao vài tuổi mà diễn hay thần sầu!”. Không vở diễn nào của chị mà anh bỏ sót. Bà bác dẫn vào hậu trường rồi bỏ đó, chẳng ai để ý. Anh đứng tha thẩn một góc, nhìn những cô vũ công có cặp đùi thoa kem óng mượt trước khi ra nhảy điệu “tuýt” hay lắc “hu la húp”. Lúc đứng bên cánh gà nhìn xuống sân khấu, anh quan sát khán giả đang lặng yên theo dõi những tấn trò đời buồn vui mà đoàn kịch tái hiện, dường như họ đang thấy lại những cảnh đời họ trải qua thường ngày. Nhiều bà già lam lũ nhín chút tiền chợ hằng ngày đi coi tuồng, liên tục chậm nước mắt khi cảnh tủi nhục của nhân vật trên sân khấu được diễn tấu mộc mạc nhưng rất thật.

Trong hậu trường, anh chứng kiến bao cảnh hỉ nộ ái ố của giới nghệ sĩ. Có khi hai ông bà vừa chửi nhau chí chóe, đến lượt diễn nhảy ra sân khấu diễn ngay cảnh yêu đương mùi mẫn. Có khi cô đào chánh vừa thổ huyết ngã xuống lấy bao nhiêu nước mắt của khán giả, khi màn hạ đã thét gọi đem nhanh đến cho cô điếu thuốc. Sòng bạc sau hậu trường được mở ra thường xuyên, sát phạt mải mê đến mức có lúc nghệ sĩ quên cả đồ diễn, cứ thế chạy ra sân khấu. Anh hụt hẫng, rồi quen dần. Sau này lớn lên anh hiểu phía sau hình tượng vua quan uy nghiêm, tiên đồng ngọc nữ, công chúa hoàng tử đẹp đẽ... họ là những người đang kiếm sống bằng lời ca tiếng hát, cố gắng khóc cười để mưu sinh và cũng hao tâm tổn sức trên sân khấu. Anh không biết mình lớn lên nhờ những điều trần trụi như vậy, cho dù chỉ ở trong một góc rạp hát.

Đến tuổi mười bốn, anh bỏ chuyện đi coi hát cọp, vì không thích bị la hay xua đuổi nữa.

Tin liên quan

  • Vĩnh biệt ti vi analog
  • Mỏi mòn chờ... nhà hát
  • Nhớ Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà

Video liên quan

Chủ Đề