Bài tập chữa vẹo cổ cho be

Bệnh vẹo cổ bẩm sinh [hay xơ hoá cơ ức đòn chũm] là một bệnh thường gặp thường được phát hiện trong những tháng đầu đời của bé. Nó có thể được kết hợp với một khối u vô hại trong cơ ức đòn chũm và có thể sẽ biến mất trong một vài tháng trong đa số các trường hợp. Trẻ sơ sinh có nhiều khả năng bị đau đớn. Các "khối u" có thể là một khối máu trong cơ ức đòn chũm [một số nghiên cứu chỉ ra rằng khối u này hình thành do rối loạn mạch máu ở cột sống cổ trong bào thai]. Khi khối máu này mất đi, số lượng sẹo ở cơ ức đòn chũm có thể xác định mức độ chặt chẽ của cơ. Không có biện pháp phòng ngừa nào được biết đến.

Những triệu chứng lâm sàng của vẹo cổ bẩm sinh

May mắn thay, tình trạng vẹo cổ này không gây đau nhiều. Đầu thường nghiêng về một bên và cằm hướng về phía đối diện. Phía bên phải thường chiếm 75% các trường hợp trên lâm sàng. Khối u được tìm thấy trong cơ ức đòn chũm và dần dần biến mất. Có giới hạn tầm hoạt động của cột sống cổ. Một bên má của khuôn mặt và đầu có thể dẹt khi đứa trẻ luôn luôn ngủ ở một bên.


+ Dấu hiệu sớm [Ngay sau sinh - 3 tháng tuổi]: ·Khối u ở cơ ức đòn chũm với các tính chất: phát hiện ngay sau sinh, cảm giác to nhanh trong tháng đầu, mật độ từ hơi chắc đến rất chắc; di động nhẹ theo cơ ức đòn chũm; không nóng, đỏ, đau. ·Hạn chế tầm vận động cổ: thường phát hiện muộn hơn, sau khi trẻ xuất hiện khối u này khoảng 2-3 tháng, đầu trẻ nghiêng sang bên có khối xơ, hạn chế nghiêng sang bên lành và xoay hai bên + Dấu hiệu muộn: Sau 3 tháng tuổi, nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng kĩ thuật: ·Có khối u như trên nhưng mật độ chắc hơn nhiều. ·Vẹo cổ, đầu trẻ nghiêng sang bên có khối u, hạn chế vận động cột sống cổ [hạn chế nghiêng đầu sang bên lành và quay đầu sang hai bên]. ·Vẹo cột sống cổ, các đốt sống cổ bị biến dạng. ·Lác mắt

·Teo nửa mặt bên có khối xơ

Vật lý trị liệu cho trẻ vẹo cổ bẩm sinh?

Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị:

-

Khi phát hiên hay nghi ngờ có bất thường ở cổ bé, cần tư vấn chuyên gia vật lý trị liệu để được can thiệp sớm nhất, có thể can thiệp sớm ngay sau sinh hoặc ngay sau khi phát hiện thấy khối xơ. - Hướng dẫn cho mẹ bệnh nhân tập tại nhà trong 3 tháng đầu

- Khám thường quy sau 1,2,3 tháng cho đến khi khỏi

Mục tiêu điều trị vật lý trị liệu xơ hóa cơ ức đòn chũm

- Làm mềm khối xơ

- Duy trì tầm vận động của cột sống cổ

- Ngăn ngừa biến dạng thứ phát xảy ra ở sọ mặt và cột sống cổ

- Ba bài tập nói trên được thực hiện cho đến khi trẻ khỏi hoàn toàn.

- Chỉ thực hiện khi khối u không có nóng, đỏ, đau. - Kéo dãn nhẹ nhàng, từ từ, không kéo dãn tối đa đột ngột, ngay tức khắc. - Không thực hiện kỹ thuật khi trẻ khóc, chống đối. - Tập trước khi cho trẻ ăn.

- Theo dõi nếu thấy trẻ có dấu hiệu khó thở, tím tái thì ngừng tập ngay.

Nếu cần bất kỳ sự tư vấn hay hỗ trợ cho đứa con thân yêu của mình, anh [chị] có thể liên hệ đến Trung tâm Vật Lý Trị Liệu tại nhà Best Care

hoặc Hotline 0937782677 để cùng đồng hành mang đến những điều tốt đẹp nhất cho gia đình mình.

Bác sỹ Vật Lý Trị Liệu hướng dẫn các tư thế tốt cho trẻ vẹo cổ bẩm sinh.

Sau đây là những vị trí hoặc tư thế và được thể hiện cho vẹo cổ bẩm sinh bên phải, vì vậy nếu con của bạn bị bên trái, hãy làm ngược lại. Phía bên vẹo của con bị nghiêng [tai hướng về vai; cằm và mặt hướng về phía đối diện].

 

Bế bé bên vai trái của ba mẹ để bé xoay đầu sang bên phải.

Nếu bé nhỏ hơn 4 tháng tuổi, hãy bế bé bên phải với đầu của bé nằm trên khuỷu tay phải của ba mẹ.

Giữ vị trí mặt bé áp vào ngực ba mẹ với đầu của bé quay về phía bên phải. Giữ vị trí này càng lâu càng tốt.

Ở tất cả các vị thế [nằm ngửa, nằm sấp, bế] tạo thuận cho bé nhìn về phía bên phải của chúng. Khuyến khích bé nhìn xa nhất có thể qua vai phải của mình. Bạ mẹ có thể cố định vai phải.

Đặt bé ở vị thế nằm sấp với bong, trục lăn, gối…: Vị thế này sẽ tạo thuận ngước cổ lên trên. Điều này sẽ làm cho cơ cổ và cơ trở nên mạnh hơn. Khuyến khích bé vươn tới với tay.

Hướng bé chỉnh đúng vị trí đầu cho thẳng đứng. Nhiều vị trí có thể được sử dụng cho hoạt động chỉnh sửa này này [bế, ngồi, ngồi trong lòng ba mẹ, trên tay và đầu gối ba mẹ, ngồi một bên đùi ba mẹ, hoặc ba mẹ nằm bên phải của bé].

Nếu cần bất kỳ sự tư vấn hay hỗ trợ cho đứa con thân yêu của mình, anh [chị] có thể liên hệ đến Trung tâm Vật Lý Trị Liệu tại nhà Best Care

hoặc Hotline 0937782677 để cùng đồng hành mang đến những điều tốt đẹp nhất cho gia đình mình.

Các bài tập vật lý trị liệu chữa bệnh vẹo cổ trẻ sơ sinh đã và đang được rất nhiều bậc cha mẹ lựa chọn bởi nó vừa mang lại hiệu quả cao, vừa tiết kiệm rất nhiều chi phí thay vì phẫu thuật điều trị. Hãy cùng chúng tôi tham khảo những chia sẻ sau đây để biết cách điều trị tốt hơn cho bé yêu của mình.  

Chẩn đoán bệnh vẹo cổ cho trẻ sơ sinh

Vẹo cổ trẻ sơ sinh là một trong những loại bệnh khá phổ biến hiện nay, có thể tạo thành tật suốt đời cho trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, thời gian phát hiện bệnh ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình điều trị cũng như phục hồi của trẻ. Vậy làm thế nào để biết trẻ có mắc bệnh vẹo cổ hay không?

Bệnh vẹo cổ gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như hội chứng Klippel-Feil [hiện tượng dính các đốt sống cổ trong quá trình phát triển của thai nhi], chấn thương nhẹ ở đầu và cổ, căng cơ ức đòn, ảnh hưởng trong quá trình sinh nở khó khăn,… Bệnh có những biểu hiện cụ thể như:

  • Vùng cơ ức đòn chũm xuất hiện khối u chắc, tuy nhiên nó không gây đau cho trẻ.
  • Vận động ở vùng cổ bị hạn chế, thường hay nhìn sang một bên.
  • Đầu nghiêng sang một bên khi ngủ.
  • Chỉ thích bú một bên thay vì cả 2 bên.

Trẻ bị vẹo cổ thường xuyên nhìn hay nghiêng đầu sang một bên

Bài tập điều trị bệnh vẹo cổ cho trẻ sơ sinh

Trong số các bài tập vật lý trị liệu thì các bài tập kéo căng hay định vị được áp dụng khá nhiều trong điều trị bệnh vẹo cổ trẻ sơ sinh. Bạn có thể thực hiện một số bài tập thông dụng như sau:

  • Người tập ngồi trên ghế và đặt trẻ nằm lên trên đùi của mình, đặt đầu trẻ hướng ra đầu gối của người tập, thực hiện động tác kéo dãn cơ ức đòn chũm cho trẻ bằng động tác xoay cổ với một tay giữ phía vai có khối u cơ còn tay kia đỡ phía sau đầu trẻ, sau mỗi động tác tập luyện giữ lại vài giây rồi tiếp tục.
  • Cho bé nằm sấp trên tấm thảm hay bề mặt mềm, sau đó điều chỉnh mặt trẻ xoay về phía có khối u cơ hoặc sử dụng các loại vật dụng như đồ chơi, âm thanh hay ánh sáng để kích thích trẻ nhìn về phía khối u cơ để kéo dãn vùng cơ bị xơ cứng.
  • Cho bé nằm ngửa, thực hiện các động tác xoay cổ về phía khối u cơ.
  • Khi cho bé ngủ, điều chỉnh cho bé nằm nghiêng với gối kê cao sao cho đầu của trẻ nghiêng về phía có khối u cơ.
  • Ta cũng có thể thực hiện bài tập khi bế trẻ: áp lưng trẻ vào bụng người tập, một tay luồn qua giữa 2 chân của trẻ và giữ cổ định cho trẻ khỏi rớt còn tay kia ôm trẻ sao cho phần cánh tay đỡ một bên đầu để nghiêng đầu của trẻ sang phía có khối u cơ.

Chú ý tập từ 20-30 phút mỗi lần và có thể tập nhiều lần trên ngày, thực hiện các động tác nhẹ nhàng, tránh xoa bóp lên khối u cơ để điều trị vẹo cổ trẻ sơ sinh một cách hiệu quả

>>>Có thể bạn cần biết: Những lưu ý khi điều trị bệnh vẹo cổ ở trẻ em

Chủ Đề