Bà bầu có được ăn thịt trâu gác bếp

Để trả lời cho câu hỏi Bà bầu có nên ăn thịt trâu gác bếp hay không?. Qua trao đổi với ThS. Vũ Thị Tuyết Mai cho biết, bà bầu không nên ăn thịt trâu vì thịt trâu, thịt chó, ba ba… [thức ăn nhiều đạm] là những thức ăn gây đầy bụng, lâu tiêu, ợ nóng, không tốt cho tiêu hóa và sức khỏe phụ nữ mang thai. Trong thời kỳ mang thai, chế độ ăn uống của phụ nữ cần được điều chỉnh.

– Lựa chọn thức ăn phù hợp để đảm bảo chất lượng và an toàn cho mẹ và bé. Thực phẩm cần cân đối, thanh đạm ở giai đoạn mới có thai, tăng dần hàm lượng các chất khi thai lớn thêm. Cần ăn thức ăn phong phú như ngũ cốc, sữa, trứng, thịt, cá, tôm, đảm bảo tăng rau xanh.

– Bổ sung vitamin, khoáng chất [nên tham khảo ý kiến Bác sĩ]: Các viên vitamin bổ sung sẽ đảm bảo có đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Đảm bảo vitamin chứa 600-800 mcg axit folic. Thiếu vitamin B sẽ dẫn tới dị tật thai nhi. Trong giai đoạn sau của thai kỳ, bà bầu còn cần bổ sung sắt và canxi. Tuy nhiên, tránh dùng quá liều vitamin và khoáng chất, nó có thể gây hại cho em bé.

– Nên dùng đồ uống như sữa không béo, nước quả tươi hoặc nước lọc thêm lát chanh…

– Thỉnh thoảng bổ sung đồ ngọt không gây hại như bánh chuối, kem trái cây, bánh quy trộn sữa chua…

– Không ăn gỏi, hàu sống và pho mát mềm: Bà bầu cần phải tránh xa đồ hải sản sống, sữa chưa qua tiệt trùng hoặc pho mát mềm, đồ ăn chưa nấu chín.

– Hạn chế ăn một số loài cá biển chứa nhiều thủy ngân gây hại cho não của bào thai như cá ngừ, cá thu…

– Tuyệt đối kiêng các chất kích thích mạnh, gây nghiện như trà đặc, cà phê, rượu bia, thuốc lá, ma túy… Bởi những chất kích thích này đều có ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thần kinh của thai, đặc biệt với thuốc lá rất nguy hiểm cho thai như dễ sảy thai và tỉ lệ trẻ chết chưa sinh cao.

Những ai không nên ăn thịt trâu

Theo Infonet, Đông y cho biết thịt trâu có tính mát, vị ngọt, không độc, có tác dụng bổ tỳ vị, ích khí huyết, cường gân cốt. Nỏ sừng trâu có vị đắng tính ấm có tác dụng chỉ huyết, chỉ li. Keo da trâu có vị ngọt tính bình, không độc, có tá dụng tư âm nhuận táo, chỉ huyết tiêu thũng [ứ nước trong cơ thể]. Sữa trâu có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ hư tổn, ích phế vị, sinh tân nhuận tràng.

Theo nghiên cứu, trong thịt trâu chứa 74,2 % nước, 21,9 % protit, 3 % lipit. Ngoài ra thịt trâu còn giàu các khoáng chất như phốt pho, can xi. Thịt trâu lành hơn thịt bò, có tác dụng chữa phong tê thấp, bớt đau lưng. Thịt trâu còn có ưu điểm ít mỡ hơn thịt bò. Trong thịt trâu chỉ có 1,6 – 5,6% mỡ so với thịt bò là 10 – 22%. Hơn nữa, lượng sắt có trong thịt trâu lại hơn hẳn thịt bò.

Do đặc tính giàu đạm nên thịt trâu chống chỉ định cho riêng với một số bệnh nhân. Những người bị bệnh mỡ máu, huyết áp cao, các bệnh về chuyển hóa tuyệt đối không nên ăn thịt trâu.Trong thịt trâu chứa nhiều chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe của người mắc bệnh này.

Những người bị bệnh sỏi thận hạn chế thịt trâu. Bởi loại thịt này rất giàu protein khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng, hình thành các loại sỏi.

Những người bị bệnh u xơ cổ tử cung tuyệt đối không nên ăn thịt trâu. Trong thịt trâu bò có những kích thích tố như estrogen có thể ảnh hưởng trực tiếp tới khối u.

GIÒ CHẢ THY VÂN:

Hotline: 0906.134.679

Thịt trâu là loại thịt rất được ưa chuộng trên thị trường do giá trị dinh dưỡng cao. Không chỉ là món ăn có hương vị thơm ngon mà còn có tác dụng tốt với sức khỏe. Vậy mẹ bầu có ăn được thịt trâu không?

Thông thường, trong 100g thịt trâu sẽ có các thành phần dinh dưỡng như sau:

+ 188 calo

+ 31g protein

+ 6g tổng chất béo

+ 3g chất béo bão hoà

+ 58 mg cholesterol

Thịt trâu có rất nhiều đạm đồng thời chứa nhiều vitamin B1 và axit béo tốt cho sức khỏe. Thịt trâu cũng có các khoáng chất như sắt, canxi, phốt pho, các vitamin ngoài B1 như B2, B6, B12, PP,... do đó thịt trâu mang lại rất nhiều lợi ích.

2. Những lợi ích mà thịt trâu mang lại

Thịt trâu cung cấp rất nhiều chất tốt cho sức khoẻ của chúng ta. Ngoài ra, nó cũng có lợi ích khác như: Tăng cường hệ miễn dịch, ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng cơ, nạp năng lượng, đủ dinh dưỡng khi mang thai, ngăn chặn bệnh ung thư vú, ngừa ung thư, giảm cholesterol,...

2.1. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Miễn dịch là một hệ thống của cơ thể giúp bảo vệ chúng ta khỏi các bệnh nhiễm trùng và các đại phân tử xâm nhập từ môi trường bên ngoài như virus, vi khuẩn...

Ăn thịt trâu giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể vì thịt trâu chứa nhiều kẽm. Nếu cung cấp đủ chất này, hệ thống miễn dịch sẽ khoẻ mạnh.

Ăn thịt trâu giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể vì thịt trâu chứa nhiều kẽm [Ảnh: Internet]

Đọc thêm:

 - Cần kiêng ăn thịt gà khi bị đau mắt không? 

- Từng có người tử vong do ăn thịt bò, ai là những người không nên ăn thịt bò?

2.2. Ngăn ngừa bệnh về tim mạch

Trong thịt trâu có chứa nhiều axit béo như omega-3 giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch và đột quỵ. Bên cạnh đó, Omega-3 còn giúp kiểm soát huyết áp, giảm chất béo trung tính trong máu.

2.3. Tăng cơ

Thịt trâu chứa nhiều protein, gấp 2 lần so với thịt lợn và cao hơn so với thịt bò. Những vận động viên hay người tập gym, muốn có 1 thân hình lý tưởng thường sẽ ăn thịt trâu vì nó rất tốt cho họ. Để có thể giảm chất béo trong thịt trâu, bạn có thể làm món thịt trâu gác bếp hoặc thịt trâu nướng.

2.4. Cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể

Protein và carbohydrate trong thịt trâu sẽ giúp cung cấp nguồn năng lượng cho bạn. Nhờ đó, cơ thể chúng ta có thể khoẻ hơn bình thường để thực hiện tốt các hoạt động, công việc hằng ngày.

2.5. Cung cấp đủ dinh dưỡng khi mang thai

Thịt trâu giúp cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai kỳ, cho cả mẹ và thai nhi. Do có chứa nhiều vitamin B12, rất tốt cho sự phát triển của não bộ thai nhi và sức khỏe của bà bầu.

2.6. Ngăn chặn ung thư vú

Ung thư vú là một căn bệnh nguy hiểm. Nó thường xuất hiện nhiều ở phụ nữ nhưng đôi khi nam giới cũng có thể mắc phải. Axit linoleic trong thịt trâu là hoạt chất giúp chống lại các tế bào ung thư, trong đó có ung thư vú. Ngoài ra, với chất omega-3 có trong thịt trâu cũng hỗ trợ chống lại các tế bào ung thư.

2.7. Cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ em

Đối với người lớn, các protein có thể giúp họ tăng cơ, còn đối với trẻ em, với sự giàu protein từ thịt trâu sẽ giúp chúng phát triển xương, hạn chế mắc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ em.

2.8. Ngừa ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt có thể xảy ra khi tuyến tiền liệt bị đột biến và phát triển không kiểm soát cuối cùng di căn sang các bộ phận khác của cơ thể như xương và hạch bạch huyết. Sử dụng thịt trâu thường xuyên có thể ngăn ngừa bệnh ung thư này.

2.9. Giảm Cholesterol

Do thịt trâu có chứa omega-3 giúp tăng HDL và giảm LDL. Vì vậy, những người có vấn đề với béo phì có thể sử dụng thịt trâu.

3. Mẹ bầu có ăn được thịt trâu không?

Mặc dù thịt trâu cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi, có chứa chất như b12 hỗ trợ phát triển não bộ của thai nhi. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng mẹ bầu không nên ăn hoặc hạn chế ăn thịt trâu. Đặc biệt là tuyệt đối không nên ăn trong khoảng 2, 3 tháng đầu của thai kỳ.

Mẹ bầu không nên ăn hoặc hạn chế ăn thịt trâu [Nguồn: Internet]

Thịt trâu có chứa nhiều sắt nên khi ăn nhiều thịt trâu có thể gây dư thừa sắt, sẽ không tốt cho cả mẹ và bé. Thịt trâu cũng dễ gây buồn nôn, ốm nghén, nóng trong và ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá. Ngoài ra, thịt trâu cũng có quá nhiều đạm và một số chất khác không phù hợp cho phụ nữ có thai. mẹ bầu khi ăn quá nhiều thịt trâu có thể bị các tình trạng dưới đây:

3.1. Đầy bụng, khó tiêu, táo bón

Bà bầu trong 2, 3 tháng đầu hệ tiêu hoá bị yếu, chưa thích nghi mà thịt trâu có rất nhiều đạm sẽ gây đầy bụng, tiêu lâu, táo bón. Vì vậy, trong những tháng đầu thai kỳ, bà bầu không nên ăn thịt trâu hoặc các loại thịt chứa nhiều đạm khác như thịt chó, thịt ba ba,...

3.2. Tăng tình trạng ốm nghén

Thịt trâu giàu đạm gây khó tiêu, từ đó sẽ dẫn đến việc đầy bụng, ợ hơi, buồn nôn, làm tăng thêm cơn ốm nghén cho bà bầu khi mới mang thai.

3.3. Tăng khả năng bị gout

Thực phẩm có quá nhiều đạm sẽ gây ra bệnh gout và thịt trâu cũng vậy, nếu bà bầu ăn nhiều sẽ dễ mắc bệnh hơn.

3.4. Mỡ máu, tăng huyết áp

Với hàm lượng đạm cao, bà bầu sẽ dễ bị mỡ máu. Cùng với đó, Cholesterol nhiều cũng ảnh hưởng đến huyết áp và tim mạch, gây tăng huyết áp.

Ngoài ra nó còn làm tăng tình trạng mỡ máu, sỏi thận, u xơ tử cung, viêm khớp,...

Vậy là bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi "Mẹ bầu có ăn được thịt trâu không?". Không thể phủ nhận giá trị dinh dưỡng mà thịt trâu mang lại, cho cả người bình thường và người đang mang bầu. Tuy nhiên, với một số chất quá giàu dinh dưỡng cũng sẽ không phù hợp với bà bầu. Do đó, trong những tháng đầu thai kỳ, bà bầu không nên ăn thịt trâu, còn những tháng sau, bà bầu có thể ăn nhưng ăn với một mức độ hợp lý và hạn chế.

Mỗi một người mẹ mang bầu đều mang một thiên chức cao cả và đều mong con được phát triển toàn diện, tốt nhất. Vì vậy, hãy tìm hiểu kỹ lưỡng các món ăn nào nên và không nên ăn khi mang bầu để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi. Có thể thay thế việc ăn thịt trâu hay các sản phẩm giàu đạm bằng thịt gà, thịt bò, thịt heo, cá,...

Nguồn tham khảo: 10 Health Benefits Of Buffalo Meat You Never Knew 

 Ăn thịt gà nhiều có tốt không? Ăn bao nhiêu thịt gà là tốt?

  //suckhoehangngay.vn/NewsDetail.aspx

Video liên quan

Chủ Đề