Xuất huyết túi thai là gì

Đây là lần đầu e tham gia ddiễn đàn e có một số thắc mắc mong các chị có kinh nghiệm hhãy ggiúp e với.... Cách đây 5 tháng e bị sãy thai tự nhiên, lúc đó e đau bụng như hành kinh sau đó ra máu và thai ra luôn khi e đi tiểu,thai lúc đó được 4 tuần. Sau đó e kiêng 3 tháng, thả là e có lại ngay, e rất mừng. Bây giờ thai đã được 7 tuần rồi. E đi khám cách đây 6 ngày thì BS bảo e bị động thai. Trong phiếu SA ghi là: co 1 tui thai GS:26mm, phoi thai nhỏ, Tim thai +, xuat huyet canh tui thai khoang 30 den 40%. The la e duoc chi dinh nghi ngoi. E nghi duoc 6 ngay thi di SA lai. Lan nay tui thai GS:25mm,phoi thai nho, Tim thai+, xuat huyet canh tui thai 50%.Theo doi say thai khó tránh. Luc SA, BS co bao em la tui thai bi bóc tách va cho e xem hinh. Tai sao e co Nam nghi ngoi ma tinh trang vua e lai tệ hon trứơc. Bs co bao em rang thai bi bóc tách nen phoi khong hấp thu duoc chat dinh duong.nhung sao tui thai lai nho di?xuat huyet canh tui thai 50% co phai la thai bi boc tách 50% k cac chi? Tinh trang cua e hien nay nen lam gi? E khong bi ra mau nhung tu luc bi dong thai e co ra huyet màu hơi đục ngã sang xanh, lau lau bi dau ram ran bung duoi,e co nen uong nước ngai cuu khong? E van dang uong thuoc theo chi dinh ca Bs : utrogestan 100, vitamin e, No- spa. Luc nay e nen lam gi de giu duoc con ha cac c? Ai da tung giong e hay cho e 1 loi khuyen. E xin chan Thanh cam on!

Vậy, xuất huyết âm đạo do đâu, khi nào cần điều trị? Bài viết dưới đây giúp bạn đọc hiểu rõ vấn đề này.

Nguyên nhân thường gặp

Hiện tượng ra máu âm đạo có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, đặc biệt trong 3 tháng đầu. Ở thời kỳ đầu có thể do thay đổi nội mạc tử cung chuẩn bị đón trứng vào làm tổ, xuất huyết xảy ra từ 1- 2 tuần từ khi thụ thai, có khi rơi gần thời điểm bình thường là có kinh [báo thai sớm] nên  không nguy hiểm. Theo thống kê khoảng 20-30% bà bầu thường bị xuất huyết trong thời gian đầu mang thai, rơi vào các trường hợp sau:

Dọa sẩy thai: Một số thai phụ thấy ra máu khi tuổi thai khoảng 4-8-12 tuần. Đó là do phôi thai chưa bám chắc vào thành tử cung. Ra máu thường kèm các triệu chứng đau lưng, nặng ở bụng dưới... Khi mang thai, cơ thể người mẹ tiết ra nội tiết tố giúp thai phát triển. Tuy nhiên, đôi khi lượng nội tiết tố không đủ, dẫn đến xuất huyết như có kinh nguyệt. Hiện tượng này sẽ hết sau 3 tháng đầu.

Thai lưu: Trường hợp thai phát triển không bình thường sẽ gây tình trạng thai lưu. 1/3 các trường hợp là do thai nhi bị rối loạn nhiễm sắc thể. Các nguyên nhân khác gây thai lưu là chấn động cơ học, nhiễm trùng... Cơ thể thai phụ sẽ đào thải bào thai bắt đầu với dấu hiệu xuất huyết âm đạo.

Thai lạc chỗ: Đây là tình trạng phôi thai nằm ngoài tử cung. Các dấu hiệu thai lạc chỗ gồm chảy máu âm đạo, đau nhói vùng bụng dưới. Nếu thai ngoài tử cung bị vỡ, không xử lý kịp thời, có thể nguy hiểm đến tình trạng người mẹ. Người có tiền sử phá thai, bị viêm nhiễm vùng sinh dục, từng bị thai lạc chỗ dễ gặp tình trạng này.

Thai trứng: Trứng sau khi thụ tinh sẽ hình thành phôi và các phần phụ như túi ối, nhau, gai nhau... Sự phát triển của phôi và các thành phần phụ phải tương ứng nhau. Nhưng có trường hợp, thành phần phụ phát triển quá nhanh, không tương ứng với phôi thai. Điều này khiến gai nhau nhanh chóng bị thoái hóa, tạo thành các túi chứa dịch dính vào nhau như chùm nho. Các tổn thương này làm trứng hỏng nhưng gai nhau vẫn được nuôi dưỡng nhờ máu của mẹ nên tiếp tục hoạt động. Hiện tượng này gọi là thai trứng. Dấu hiệu của thai trứng gồm xuất huyết âm đạo, có màu nâu đen hoặc đỏ, chảy máu dai dẳng hoặc ồ ạt. Xét nghiệm máu có hàm lượng hCG cao. Tim thai không đập.

Các trường hợp khác: Viêm nhiễm đường sinh dục, bướu ở cổ tử cung... hoặc sau khi gần chồng cũng gây ra xuất huyết. Xuất huyết âm đạo trong nửa giai đoạn sau của thai kỳ thường do các nguyên nhân:

Nhau bong non: Là tình trạng nhau thai tách khỏi vị trí thành tử cung khi bé chưa chào đời. Triệu chứng thường là đau bụng, xuất huyết âm đạo. Khi xác định nhau bong non, cần theo dõi sát sao tình trạng thai nhi, mẹ và sự co bóp của tử cung. Việc xử trí tùy mức độ của nhau bong và tuổi thai. Nếu thai trưởng thành, bác sĩ sẽ theo dõi và cho kích thích chuyển dạ.

Nhau tiền đạo: Bình thường, bánh nhau bám vào mặt trước, sau và đáy tử cung. Nếu vì lý do nào đó như: tử cung có sẹo mổ cũ, bị dị dạng, có tiền sử điều hòa kinh nguyệt... bánh nhau sẽ bám thấp xuống vòng eo tử cung, che một phần hay toàn bộ lỗ trong tử cung, gây cản trở đường đi của thai nhi khi chuyển dạ. Đặc biệt là gây chảy máu khi có sự bong tách giữa bánh nhau và tử cung.

Tư vấn cho sản phụ tại Trạm Y tế xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du [Bắc Ninh].

Cần làm gì khi mang thai bị xuất huyết?

Thai phụ bị ra huyết không phải chuyện hiếm. Có nhiều trường hợp ra huyết do những nguyên nhân nhỏ, không cần điều trị. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp nguy hiểm. Vì vậy bạn cần thông báo cho bác sĩ ngay để có hướng xử lý kịp thời, đặc biệt là vào giai đoạn đầu của thai kỳ. Điều này tuyệt đối cần thiết để xác định xem việc xuất huyết như vậy có gây nguy hiểm cho bạn không. Bạn cần gặp đúng bác sĩ chuyên về sản phụ khoa, tuy nhiên những trường hợp quá khẩn cấp, bạn có thể đến gặp bác sĩ chuyên khoa tổng quát, hoặc nên gọi cấp cứu.

Trường hợp nào cần phải điều trị?

Thai ngoài tử cung: Trường hợp này thường sẽ được phẫu thuật khẩn cấp để bảo vệ vòi trứng. Tuy nhiên, nếu thai phát triển chưa lớn, việc điều trị có thể bằng thuốc.

Nhiễm khuẩn: Các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng kháng sinh.

Dọa sinh non: Các chị em sẽ được chỉ định nghỉ ngơi kèm theo điều trị bằng thuốc chống các cơn co thắt tử cung.

Các trường hợp khác: Các thai phụ cần phải được theo dõi việc mang thai một cách chặt chẽ.


Có nhiều mẹ bầu rất dễ rơi vào trạng thái lo lắng khi nhận được hình ảnh siêu âm bóc tách túi thai, bởi đây là tình trạng báo hiệu khả năng của việc sảy thai. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mang đến cho các bầu những thông tin đầy đủ nhất xoay quanh vấn đề túi thai bị bóc tách và trường hợp như thế nào sẽ nguy hiểm đến khả năng phát triển của thai nhi.

1. Tìm hiểu về bóc tách túi thai

Bóc tách túi thai là hiện tượng có xuất hiện máu bao quanh túi thai, đây là một biến chứng xảy ra vào ba tháng đầu tiên của thai kỳ, thường được phát hiện thông qua siêu âm. Dấu hiệu bất thường này còn gọi là dấu hiệu sảy thai và có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nếu không được phát hiện hay điều trị kịp thời.

Quá trình túi thai bóc tách xảy ra khi bánh nhau thai tách ra khỏi niêm mạc tử cung thay vì gắn liền vào như những thai nhi đang trong trạng thái bình thường. Bánh nhau như là cơ quan kết nối giúp cung cấp oxy giữa mẹ bầu và thai nhi và vận chuyển chất thải của thai nhi về mẹ. Vì vậy, việc bóc tách túi thai sẽ làm cản trở quá trình tuần hoàn giữa mẹ và em bé, khiến cho thai nhi không nhận được đủ chất dinh dưỡng để có thể duy trì sự sống từ mẹ.

Đối với tình trạng bóc tách túi thai, kích thước của vùng bị bóc tách chiếm yếu tố vô cùng quan trọng. Nếu như vùng bóc tách chiếm 1/2 túi thai sẽ được gọi là bóc tách 50%. Nếu như trường hợp những mẹ bầu chỉ bị bóc tách một góc của túi thai bác sĩ sẽ đo và đưa ra các tỉ lệ như: 5%, 10%, 15%,… Tỉ lệ bóc tách càng lớn càng đe dọa đến tính mạng của thai nhi. Giải thích cho hiện tượng này là do thai nhi phát triển bất thường và không thể tiếp tục sống trong bụng mẹ, nếu như túi thai bóc tách quá 50% sẽ rất khó để giữ lại được thai nhi.

Bóc tách túi thai là một dạng biến chứng xuất hiện vào ba tháng đầu tiên của thai kỳ

2. Nguyên nhân của hiện tượng bóc tách túi thai

Bóc tách túi thai xảy ra vào 3 tháng đầu của thai kỳ nên gây ra nhiều khó khăn cho bác sĩ xác định nguyên nhân và tình trạng bóc tách. Bởi vì, trong giai đoạn này thai nhi còn rất nhỏ và chưa lấp đầy được thể tích buồng tử cung, cho nên khoảng trống giữa túi thai và lòng tử cung thường bị chẩn đoán nhầm và hiện tượng bóc tách. Những nguyên nhân được xác định gây nên hiện tượng bóc tách túi thai là:

– Người mẹ có tử cung dị dạng, tử cung có vách ngăn, tử cung hai sừng,…

– Người mẹ mắc phải các bệnh lý như u xơ tử cung, thường là những u xơ dưới vùng niêm mạc, dính buồng tử cung và lạc nội mạc tử cung trong cơ.

– Mẹ bầu bị nghiện rượu, thuốc lá, thường xuyên sử dụng chất kích thích hoặc hoạt động quá mạnh.

– Người mẹ bị nhiễm trùng, nhiễm siêu vi trùng, nhiễm ký sinh trùng hay nấm, nhiễm chất độc như là chì hoặc thủy ngân.

– Người mẹ bị tuyến giáp, tiểu đường, suy hoàng thể,…

Dấu hiệu khi mẹ bầu có hiện tượng bóc tách túi thai đó là ra máu âm đạo, bên cạnh đó mẹ cũng đi kèm với cảm giác bị đau bụng.

Mẹ bầu bị bệnh lý tiểu đường, tuyến giáp là một trong những nguyên nhân dẫn đến bóc tách túi thai

3. Hình ảnh siêu âm bóc tách túi thai và mức độ nguy hiểm

Dựa vào hình ảnh siêu âm bóc tách tui thai thu được, bác sĩ sẽ dựa vào đó để đo tỉ lệ bóc tách hiện tại là bao nhiêu và đưa ra chẩn đoán về khả năng điều trị. Mối liên hệ giữa tỉ lệ bóc tách túi thai và mức độ nguy hiểm đe dọa được xác định như sau:

– Với tỉ lệ bóc tách túi thai 10%: Nếu như sản theo đầy đủ các hướng dẫn của bác sĩ về cách dưỡng thai thì tỉ lệ giữ lại thai nhi rất cao.

– Với tỉ lệ bóc tách túi thai 20%: Vẫn có khả năng giữ lại được thai nhi nhưng phải phụ thuộc vào nguyên nhân dọa sẩy thai và sự tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Nếu như, có dấu hiệu bóc tách nhau thai nhưng túi phôi vẫn còn và thai nhi vẫn phát triển thì mẹ bầu không cần phải quá lo lắng, cần phải chú ý nghỉ ngơi, tránh đi lại nhiều, tránh những áp lực gây ra căng thẳng stress, kiêng quan hệ tình dục trong thời điểm này, ăn uống bồi bổ theo chỉ định của bác sĩ,…

– Với tỉ lệ bóc tách túi thai 30%: Những trường hợp này, khả năng giữ lại thai nhi không quá cao, chỉ dao đông trong mức khoảng 50%.

– Với tỉ lệ bóc tách thúi thai 50%: Đây là những trường hợp cực nguy hiểm và tiềm ẩn khả năng sảy thai đến 90%, rất khó để giữ lại được thai nhi. Bởi lúc này, cơ thể của mẹ sẽ bị ra rất nhiều máu và kèm theo những cơn đau bụng dữ dội do tình trạng bóc tách ngày càng nguy hiểm.

Hình ảnh túi thai bóc tách 20%

4. Cách điều trị khi bị bóc tách túi thai

Sau khi dựa vào hình ảnh siêu âm bóc tách túi thai kèm với tỷ lệ bóc tách, bác sĩ sẽ xác định được trường hợp mẹ bầu nào có khả năng điều trị vào trường hợp nào không thể tiếp tục điều trị.

– Những mẹ bầu tỉ lệ bóc tách còn thấp dao động trong khoảng 10-30% vào chưa quá nguy hiểm, cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ về chế độ ăn uống, chế độ tập luyện, thời gian nghỉ ngơi,… thì vẫn có khả năng cao giữ lại được em bé.

– Tuy nhiên, với những trường hợp bóc tách từ 50% mẹ bầu cần phải chuẩn bị tâm lý nguy cơ sảy thai luôn thường trực bất cứ khi nào. Vì vậy, mẹ cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ để quyết định xem đi tiếp hay đình chỉ thai là tốt nhất không chỉ cho thai nhi và còn bảo vệ sức khỏe của mẹ.

4.1 Những lưu ý về chế độ sinh hoạt hằng ngày

Khi bị bóc tách túi thai đang ở tình trạng nhẹ và có thể điều trị, mẹ bầu cần lưu ý và thực hiện chế độ sinh hoạt hằng ngày như sau:

– Hạn chế việc đi lại và hoạt động quá mạnh, tránh mang vác đồ dùng và không leo lên cầu thang

– Với những trường hợp bị bóc tách trên 30%, nên nằm lên giường và gác cao chân lên gối

– Đảm bảo sử dụng các loại thuốc dưỡng thai theo đúng chỉ thị của bác sĩ với liều dùng chuẩn xác. Bởi với mẹ bầu, việc tiếp nhận thuốc vào giai đoạn này cực kỳ nguy hiểm

– Không dùng tay vê đầu vú, tránh mọi kích thích khiến cho tử cung bị co bóp và làm cho tình trạng bóc tách trở nên nghiêm trọng hơn

– Cố gắng luôn giữ cho tinh thần tích cực, tránh những việc gây ra sự căng thẳng và những luồng ý kiến tiêu cực. Mẹ bầu có thể dành thời gian đọc sách, nghe nhạc, nghe poscards, xem phim, đọc truyện cười,… để tình thần luôn trong tình trạng thoải mái, luôn nghĩ rằng em bé sẽ khỏe mạnh và không xảy ra bất cứ vấn đề gì

– Kiêng quan hệ tình dục để bảo vệ sự ổn định của túi thai

– Luôn tái khám theo đúng lịch trình của bác sĩ đã đưa ra.

Mẹ bầu cần hạn chế tối đa vận động mạnh và tuân thủ theo lịch tái khám định kỳ của bác sĩ

4.2 Những lưu ý về chế độ ăn uống

– Mẹ bầu cần bổ sung đa dạng các loại thực phẩm, cung cấp đủ chất dinh dưỡng vào cơ thể.

– Những thực phẩm cần thiết mẹ nên bổ sung đó là: hoa quả tươi, rau xanh, thực phẩm giàu sắt và axit folic, các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin như là rau bina, rai cải kale, thịt bò, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt,…

– Cần bổ sung đầy đủ từ 2-2,5l nước mỗi ngày

– Đặc biệt, mẹ cần cần hạn chế tối đa tình trạng bị tiêu hóa và ăn nhiều thực phẩm có chất xơ, mềm, loãng. Bởi vì, nếu bị táo bón trong giai đoạn này, mẹ sẽ phải rặn mạnh khi đi đại tiện và sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tử cung khiến cho tình trạng bóc tách trở nên nặng nề hơn.

Cung cấp những thực phẩm giàu chất xơ và vitamin là điều vô cùng cần thiết trong giai đoạn này

Vừa rồi, chúng tôi đã cung cấp cho mẹ bầu những kiến thức hình ảnh siêu âm bóc tách túi thai. Hi vọng rằng, những thông tin vừa rồi sẽ hữu ích cho mẹ và giúp mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng nguy hiểm này cũng như chuẩn bị tâm lý trước khi đối mặt trực tiếp với bác sĩ. Nếu như, có bất kỳ thắc mắc nào chưa được giải đáp hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời.

Video liên quan

Chủ Đề