Ví dụ về thừa kế có yếu tố nước ngoài

Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc qua email: cho chúng tôi, chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

1. Những người được hưởng thừa kế

2. Hưởng thừa kế mà không có di chúc

3. Trình tự, thủ tục hưởng di sản thừa kế theo pháp luật

4. Những rủi ro phát sinh trong thừa kế có yếu tố nước ngoài

5. Pháp lý – giải pháp tài chính giúp gì được cho bạn?

Nhu cầu

0

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì vấn đề tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc 4 trường hợp. Vậy 4 trường hợp tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài là gì?  Xử lý di sản có yếu tố nước ngoài không có người thừa kế như thế nào?

1. Thừa kế có yếu tố nước ngoài là gì?

Theo Khoản 2 Điều 663 của Bộ luật dân sự 2015 thì thừa kế có yếu tố nước ngoài được hiểu là có đương sự la là người nước ngoài hoặc tài sản thừa kế đang ở nước ngoài. Các tranh chấp tài sản thừa kế có yếu tố nước ngoài thường xoay quanh các vấn đề như xác định người thừa kế, hàng thừa kế, di sản thừa kế, quyền và nghĩa vụ của người thừa kế, người quản lý tài sản thừa kế.

Các trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài bao gồm:

  • Người để lại tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài
  • Người thừa kế tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài
  • Căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ thừa kế là theo pháp luật nước ngoài.
  • Tài sản thừa kế ở nước ngoài.

Điều 663. Phạm vi áp dụng

1. Phần này quy định về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Trường hợp luật khác có quy định về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không trái với quy định từ Điều 664 đến Điều 671 của Bộ luật này thì luật đó được áp dụng, nếu trái thì quy định có liên quan của Phần thứ năm của Bộ luật này được áp dụng.

2. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • a] Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
  • b] Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
  • c] Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
Thừa kế có yếu tố nước ngoài là gì?

Xem thêm bài viết: Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

2. Quy định của Pháp luật về tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài

Căn cứ tại Điều 680 Bộ Luật Dân sự năm 2015 về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài quy định như sau:

Điều 680. Thừa kế

1. Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.

2. Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

Như vậy pháp luật thừa kế của nước mà người để lại di sản sẽ là pháp luật áp dụng cho việc chia thừa kế cho tài sản bao gồm động sản và các tài sản khác, trừ bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

Thừa kế động sản có yếu tố nước ngoài.

Căn cứ khoản 1 Điều 680 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định việc thừa kế được xác định theo quy định pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi người đó chết. Như vậy, công dân có quốc tịch Việt Nam dù chết tại nước nào thì cũng sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam để chia thừa kế đối với động sản.

Tuy nhiên, nếu công dân nước ngoài để lại di sản là động sản trên lãnh thổ Việt Nam và quan hệ thừa kế xảy ra tại Việt Nam thì pháp luật Việt Nam sẽ không được áp dụng mà phải áp dụng pháp luật nước người đó có quốc tịch để chia tài sản thừa kế là động sản.

Thừa kế bất động sản có yếu tố nước ngoài

Theo khoản 1 Điều 107 BLDS 2015, bất động sản bao gồm:

  • Đất đai;
  • Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
  • Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
  • Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó theo quy định tại khoản 2 Điều 680 BLDS 2015.

Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài

Đối với việc thừa kế theo di chúc mang yếu tố nước ngoài, Bộ luật dân sự quy định như sau:

– Năng lực lập di chúc, thay đổi và hủy bỏ di chúc phải tuân theo pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân

– Hình thức của di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc.

Theo đó: Nếu công dân Việt Nam lập di chúc ở nước ngoài phải tuân theo những quy định của pháp luật nước ngoài về hình thức di chúc; nếu công dân nước ngoài lập di chúc ở Việt Nam thì bắt buộc phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức di chúc.

Xem thêm bài viết: Bản án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài.

Nguyên tắc chung, việc thừa kế theo pháp luật bao gồm yếu tố nước ngoài của bất cứ loại tài sản nào cũng phải dựa theo pháp luật của nước sở tại cụ thể như sau:

– Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.

– Quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

– Di sản không có người thừa kế là bất động sản thuộc về Nhà nước nơi có bất động sản đó.

– Di sản không có người thừa kế là động sản thuộc về Nhà nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.

Quy định của Pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài

3. Tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài.

+ Xử lý di sản có yếu tố nước ngoài không có người thừa kế.

Pháp luật thừa kế của nơi người để lại di sản có quốc tịch sẽ điều chỉnh, trừ bất động sản [điều 680 Bộ luật dân sự]. Do đó trường hợp di sản có yếu tố nước ngoài không có người thừa kế mà là động sản thì sẽ áp dụng luật của nước người để lại di sản để quyết định. Còn nếu di sản là bất động sản thì sẽ áp dụng pháp luật nơi có bất động sản quyết định. Nếu di sản là bất động sản tại Việt Nam mà không có người thừa kế sẽ áp dụng luật Việt Nam để giải quyết, theo Điều 622 Bộ luật dân sự bất động sản đó thuộc về nhà nước Việt Nam.

Điều 622. Tài sản không có người nhận thừa kế

Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.

+ Từ chối thừa kế di sản có yếu tố nước ngoài.

Theo Điều 680 Bộ luật dân sự thì việc từ chối thừa kế di sản có yếu tố nước ngoài  được điều chỉnh bởi pháp luật của nước mà người để lại di sản mang quốc tịch.

4. Thời hiệu khởi kiện tranh chấp thừa kế tài sản có yếu tố nước ngoài

Theo điều 680 Bộ luật dân sự thì thời hiệu khởi kiện tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài được điều chỉnh bởi pháp luật của nước mà người để lại di sản mang quốc tịch.

Khoản 1 Điều 680 BLDS 2015 quy định: “Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết”.

Các vấn đề về nội dung của di chúc, thời điểm mở thừa kế, di sản thừa kế,… đều được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.

5. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài

Căn cứ vào Điều 469 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài như sau:

Điều 469. Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.

1. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp sau đây:

  • a] Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
  • b] Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam;
  • c] Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;
  • d] Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
  • đ] Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;
  • e] Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.

2. Sau khi xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam theo quy định của Chương này, Tòa án áp dụng các quy định tại Chương III của Bộ luật này để xác định thẩm quyền của Tòa án cụ thể giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.

Như vậy, nếu vụ án thừa kế có yếu tố nước ngoài mà có bị đơn là cá nhân cư trú làm ăn sinh sống lâu dài tại Việt Nam hoặc bị đơn là tổ chức có trụ sở Việt Nam hoặc di sản ở trên lãnh thổ Việt Nam thì Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế. Đặc biệt nếu tranh chấp thừa kế có bất động sản ở Việt Nam thì thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa Việt Nam [theo Điều 470 bộ luật tố tụng dân sự 2015].

Điều 470. Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam

1. Những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam:

  • a] Vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam;
  • b] Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam;
  • c] Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam.

6. Giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế tại Luật A+

Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết và tận tâm, Luật A+ tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, đại diện tố tụng cho các vụ án tranh chấp đất đai. Các dịch vụ luật A+ cung cấp đối với vụ án tranh chấp đất đai bao gồm:

  • Tư vấn pháp lý và đưa giải pháp xử lý tranh chấp
  • Tham gia đàm phán giải quyết tranh chấp.
  • Đại diện ủy quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Soạn thảo toàn bộ hồ sơ khởi kiện.
  • Thay mặt nộp và tham gia tố tụng.
  • Luật sư bảo vệ tại phiên tòa các cấp.
  • Tư vấn thi hành án sau khi có bản án có hiệu lực pháp luật.

Lý do chọn Luật A+:

Kết quả bền vững.

Để được nhận kết quả tốt, theo đúng quy định pháp luật, nhận giá trị lâu dài mà không phải làm điều sai trái, không hối lộ, không e ngại sợ hãi cơ quan công quyền.

Sự tử tế.

Được chăm sóc như người thân, ân cần, chân thành, giải thích cặn kẽ, liên tục, luôn bên cạnh trong suốt quá trình thực hiện công việc. Chúng tôi luôn bên bạn lúc thăng hay trầm.

Chuyên môn vững.

Luật sư nhiều kinh nghiệm, hiểu rõ cách vận hành pháp luật của cơ quan nhà nước, hiểu rõ quy luật vận hành của các mối quan hệ trong xã hội để giải quyết vụ việc trọn vẹn.

Khách hàng 0 Đồng.

Luật A+ sẵn sàng phục vụ khách hàng khó khăn về tài chính với chất lượng tốt nhất, giá không liên quan đến chất lượng, không phải mua sự tử tế, sự đúng đắn bằng tiền.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề: tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài. Nếu còn bất kỳ vấn đề nào thắc mắc hoặc chưa rõ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua website hoặc liên hệ trực tiếp qua hotline để được tư vấn trực tiếp.

Video liên quan

Chủ Đề