Xử lý hình sự khai thác cát trái phép

(TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Thanh Phương (Thái Nguyên) hỏi: Tôi thấy hiện nay khoáng sản, nhất là các loại quặng đang bị khai thác ồ ạt, trong đó, có nhiều mỏ bị khai thác trái phép. Xin hỏi, theo quy định của pháp luật hiện hành, hành vi khai thác khoáng sản nào sẽ bị xử phạt hành chính? Hành vi nào bị xử lý hình sự? Mức phạt cao nhất đối với hành vi khai thác khoáng sản trái phép là bao nhiêu năm tù?

Câu hỏi của bạn Báo Tài nguyên & Môi trường tư vấn như sau:

Hiện nay, pháp luật quy định cụ thể những các hành vi khai thác khoáng sản trái phép sẽ bị xử phạt hành chính và xử lý hình sự. Cụ thể:

Các hành vi khai thác khoáng sản trái phép bị xử phạt hành chính

Theo quy định tại Nghị định số 36/2020/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản, hành vi khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản sẽ bị xử phạt hành chính gồm: Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng mà không thuộc đối tượng phải xin giấy phép; Khai thác khoáng sản trái phép mà lại không phải là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi dự án đầu tư xây dựng công trình; Khai thác khoáng sản trái phép (trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ) mà không có giấy phép khai thác khoáng sản;

Hoặc, khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ mà không có giấy phép khai thác khoáng sản; Các hành vi khai thác khoáng sản trái phép khác…

Xử lý hình sự khai thác cát trái phép
Ảnh minh họa

Các hành vi khai thác khoáng sản trái phép bị xử lý hình sự

Theo Điều 227, Bộ Luật Hình sự năm 2015, tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên như sau:

Người nào vi phạm các quy định của Nhà nước về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong những trường hợp sau đây hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc loại khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; Khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm: Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc loại khoáng sản khác 500.000.000 đồng trở lên; Khoáng sản trị giá 1.000.000.000 trở lên; Có tổ chức; Gây sự cố môi trường; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 4 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên; Làm chết người.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm; Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 1 năm đến 3 năm.

là một trong những điểm nóng cần giải quyết của nhiều địa phương trên cả nước, trong đó có tỉnh Khánh Hòa.

Khai thác cát, sỏi trái phép hoặc khai thác quá mức tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, môi trường sinh thái, gây khó khăn cho công tác phòng, chống thiên tai…Việc hút cát, sỏi theo kiểu tận thu, bừa bãi khiến đáy sông bị hạ thấp, làm dòng chảy biến dạng kéo theo hàng loạt sự cố xói lở bãi sông, đê, kè,… 

Đứng trước thực trạng này, ngày 24/3/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 36/2020/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản (thay thế cho Nghị định 33/2017/NĐ-CP).

Cùng với Bộ luật Hình sự năm 2015, Nghị định 36/2020/NĐ-CP đã bao quát nhiều hành vi vi phạm liên quan đến khai thác cát, sỏi và chế tài xử lý như sau:

1. Hành vi khai thác cát, sỏi trên sông, hồ không đúng phương án thực hiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (Điểm a, Khoản 4, Điều 25, Nghị định 36/2020/NĐ-CP).

2. Hành vi không tạm dừng hoạt động khai thác cát, sỏi khi thấy có hiện tượng sạt, lở bờ tại khu vực trong quá trình hoạt động bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (Điểm c, Khoản 4, Điều 25, Nghị định 36/2020/NĐ-CP).

3. Hành vi khai thác cát, sỏi trên sông, hồ không đúng phương án thực hiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận gây sạt, lở lòng, bờ, bãi sông hoặc gây ngập úng nặng vùng đất ven sông bị phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (Điểm a, Khoản 6, Điều 25, Nghị định 36/2020/NĐ-CP). Hình thức phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng.

Xử lý hình sự khai thác cát trái phép

(Hình ảnh lực lượng chức năng huyện Diên Khánh

bắt và lai dắt ghe hút cát trái phép trên sông Cái)

4. Hành vi khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) hoặc vượt quá độ sâu cho phép khai thác bị xử phạt theo Khoản 8, Điều 37, Nghị định 36/2020/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

a) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác vượt ra ngoài điểm gần nhất của ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) đến dưới 100 m hoặc vượt quá độ sâu cho phép đến dưới 02 m. Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản từ 06 tháng đến dưới 09 tháng trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.

b) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác cát; sỏi vượt ra ngoài điểm gần nhất của ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) từ 100 m đến dưới 200 m hoặc vượt quá độ sâu cho phép từ 02 m đến dưới 05 m. Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản  từ 09 tháng đến 12 tháng trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần

c) Trường hợp khai thác vượt ra ngoài điểm gần nhất của ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) từ 200 m trở lên hoặc vượt quá độ sâu cho phép từ 05 m trở lên được coi là hành vi khai thác khoáng sản mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bị áp dụng mức phạt tiền cao nhất tương ứng quy định tại điểm e khoản 1 và điểm e khoản 2 Điều 48 Nghị định này. Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản  từ 12 tháng đến 15 tháng trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.

Ngoài ra, hành vi khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) hoặc vượt quá độ sâu cho phép khai thác còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là: Buộc cải tạo, phục hồi môi trường; thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác vượt ra ngoài phạm vi được phép khai thác về trạng thái an toàn. Đối với trường hợp khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ còn phải đền bù, trả kinh phí khắc phục, sửa chữa những hư hỏng của công trình đê điều, công trình hạ tầng kỹ thuật khác, công trình dân dụng do hành vi vi phạm gây ra. Buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp trong lĩnh vực khoáng sản do thực hiện vi phạm hành chính. Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định và đo đạc.

5. Hành vi khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp vượt công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong giấy phép khai thác khoáng sản

Từ 15% đến dưới 25% phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (Điểm c, Khoản 2, Điều 41, Nghị định 36/2020/NĐ-CP)

Từ 25% đến dưới 50% phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng (Điểm c, Khoản 3, Điều 41, Nghị định 36/2020/NĐ-CP)

Từ 50% đến dưới 100% Phạt tiền Từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng (Điểm c, Khoản 4, Điều 41, Nghị định 36/2020/NĐ-CP)

Từ 100% trở lên Phạt tiền Từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng (Điểm c, Khoản 5, Điều 41, Nghị định 36/2020/NĐ-CP)

Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản trong trường hợp vi phạm nhiều lần. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện các biện pháp cải tạo các công trình bảo vệ môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường, hư hỏng hạ tầng kỹ thuật do hành vi khai thác vượt công suất gây ra. Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và xác minh.

6. Hành vi thu hồi cát, sỏi từ các dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch nhưng không đăng ký khối lượng nạo vét, khối lượng cát có thể thu hồi với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có hoạt động nạo vét, khơi thông luồng lạch bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng (Khoản 2, Điều 43, Nghị định 36/2020/NĐ-CP).

7. Hành vi vi phạm về khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bị xử phạt theo Điều 48, Nghị định 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ với mức xử phạt từ 20-200 triệu đồng (tương ứng khoáng sản đã khai thác trái phép dưới 10m3 - trên 50m3).

Đồng thời, tịch thu toàn bộ khoáng sản được quy đổi bằng tiền; tịch thu phương tiện sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Buộc cải tạo, phục hồi môi trường; thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác về trạng thái an toàn; đền bù, trả kinh phí khắc phục, sửa chữa những hư hỏng của công trình dân dụng do hành vi vi phạm gây ra...

8. Hành vi khai thác trong thời gian đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản (là cát, sỏi lòng sông, suối, hồ có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp) nhưng Giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hạn và chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

9. Hành vi khai thác cát, sỏi trái phép nếu cấu thành tội phạm theo Điều 227 (tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên) và Điều 238 (tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông) Bộ luật Hình sự năm 2015 thì bị phạt tiền tới 5 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 6 tháng tới 7 năm.

Cụ thể, Khoản 1, Điều 227 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định, người nào vi phạm quy định về khai thác tài nguyên trong đất liền, nội thủy mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300 triệu đến 1,5 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: Thu lợi bất chính khoáng sản trị giá từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng; đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Tại Khoản 2, Điều 227 Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng quy định, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1,5-5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm: Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác 500 triệu đồng trở lên; khoáng sản trị giá 1 tỷ đồng trở lên.