Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 64 tập 2

Tĩttíui 25 CHÍNH TÁ Tìm và ghi vào chỗ trống các từ [chọn bài tập 1 hoặc 2] : Gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng tr hoặc ch, có nghĩa như sau : Màu hơi trắng : trăng trắng Cùng nghĩa với siêng năng : chăm chỉ Đồ chơi mà cánh quạt của nó quay được nhờ gió : chong chóng Chứa các tiếng có vẩn i/ĩhoặc ưc, có nghĩa như sau : Làm nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nội quy, giữ gìn trật tự, vệ sinh trường, lớp trong một ngày : trực nhật Người có sức khỏe đặc biệt: lực sĩ Quẳng đi : vứt LUYỆN TỪ VÀ CÂU Đọc khổ thơ sau : Những chị lúa phất phơ bím tóc Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học Đàn cò áo trắng Khiêng năng Qua sông Cô gió chăn mây trên đồng Bác mặt trời đạp xe qua ngọn núi. a] Trả lời câu hỏi trong bảng : Tên các sự vật, con vật ? Các sự vật, con vật được gọi bằng gì ? Các sự vật, con vật được tả bằng những từ ngữ nào ? lúa chị [lúa] phất phơ bím tóc tre cậu [tre] bá vai nhau thì thầm đứng học đàn cò đàn [cò] áo trắng, khiêng nắng qua sông gió cô [gió] chăn mây trên đồng mặt trời bác [mặt trời] đạp xe qua ngọn núi Cách gọi và tả sự vật, con vật có gì hay ? Đánh dấu X vào ] trước những câu trả lời thích hợp. p~| Làm cho sự vật, con vật trở nên sinh động, gần gũi, đáng yêu. Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao ?”■. Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lí quá. Những chàng man-gát rất bình tĩnh vì họ thưởng là những người phi ngựa giỏi nhất. Chị em Xô-phi đã về ngay vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác. Dựa vào nội dung bài tập đọc Hội vật, trả lời các câu hỏi sau : Vì sao người tứ xứ đổ về xem hội vật rất đông ? Vì ai cũng muốn xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ nên người tứ xứ đổ về xem vật rất đông. Vì sao lúc đầu keo vật xem chừng chán ngắt? Vì lúc đầu ông Cản Ngũ có vẻ lớ ngớ, chậm chạp nên keo vật xem chừng chán ngắt. Vì sao ông cản Ngũ mất đà chúi xuống ? Bời vì trước đó ông Cản Ngũ bị hụt chân nên ông mất đà chúi xuống. Vì sao Quắm Đen thua ông Cản Ngũ ? Vì thiếu kinh nghiệm, nôn nóng và coi thường đối thủ nên Quắm Đen đã thua ông Cản Ngũ. CHÍNH TẢ Chọn bài tập 1 hoặc 2 : Điền vào chỗ trống : tr hoặc ch Góc sân nho nhỏ mới xây Chiểu chiểu em đứng nơi này em trông Thấy trời xanh biếc mênh mông Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy. Điền vào chỗ trống : ưt hoặc ưc Chỉ còn dòng suối lượn quanh Thức nâng nhịp cối thậm thình suốt đêm. Gió đừng làm đứt dây tơ Cho em sống trọn tuổi thơ - cánh diều. TẬP LÀM VĂN Quan sát một ảnh lễ hội [ảnh màu trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3, tập hai, trang 64], viết 4-5 câu nói về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội. Với gợi ý ở vở bài tập Tiếng Việt 3, tập hai, trang 34. cảnh đua thuyền trên sông Buổi sáng, trời trong và dịu mát. Hàng ngàn người kéo nhau đến chật cả bến sông để xem hội đua thuyền. Trên mặt sông quạnh đỏ phù sa, mấy chục chiếc thuyền dài, đầy ắp người đang cố gắng để về đích nhanh nhất. Người đua thuyền, tay cầm mái chèo đưa lên hạ xuống nhịp nhàng. Động tác đẹp như múa. Người tham gia, người xem, ai cũng rạng rỡ và náo nức. Xa xa, từng chùm bóng bay sặc sỡ chao qua chao lại trong gió như chung niềm hạnh phúc của ngày hội vùng sông nước quê em. Cảnh chơi đu ở đình làng 7 /\ Đình làng em hôm nay đông nghịt người. Người địa phương, người tứ xứ khắp nơi đổ về xem hội. Ai cũng mặc áo mới, vẻ mặt hân hoan. Tiếng cười nói, tiếng loa, tiếng cổ vũ... khiến cho đình làng, ngày thường im lắng là thế, bây giờ lại rộn ràng như tết. ở giữa sân, ba cây tre được dựng lên theo thế chân vạc để giữ cân bằng cho chiếc đu ở giữa. Hai người tham gia chơi đu, người khom, người đứng, vịn chắc chiếc đu đang đánh qua đánh lại trên không trung. Phía trên cao, lá cờ phướn ngũ sắc thật lớn đang phất phơ trong gió càng tôn vinh thêm nét đẹp của ngày hội.

1. Điền iu hoặc uyu vào chỗ trống :

đường đi khúc kh ...........

gầy khẳng kh ............

kh ......... tay

2. Viết lời giải câu đố vào chỗ trống trong bảng :

a]

Vừa bằng hạt đỗ, ăn giỗ cả làng.

Là con : ..........

Sông không đến, bến không vào

Lơ lửng giữa trời làm sao có nước.

Là quả : .........

Vừa bồng cái nong

Cả làng đong chẳng hết

Là cái : ...........

b]

Con gì nhảy nhót leo trèo

Mình đầy lông lá, nhăn nheo làm trò.

Là con :..............

Trong nhà có bà hay quét.

Là cái: ..............

Tên em không thiếu, chẳng thừa

Chín vàng ngon ngọt rất vừa lòng anh

Là quả :.............

TRẢ LỜI:

1. Điền iu hoặc uyu vào chỗ trống :

đường đi khúc khuỷu,

gầy khẳng khiu,

khuỷu tay

2. Viết lời giải câu đố vào chỗ trống trong bảng :

a]

Vừa bằng hạt đỗ, ăn giỗ cả làng.

Là con : ruồi

Sông không đến, bến không vào

Lơ lửng giữa trời làm sao có nước.

Là quả : dừa

Vừa bằng cái nong

Cả làng đong chẳng hết.

Là cái: giếng

b]

Con gì nhảy nhót leo trèo

Mình đầy lông lá, nhăn nheo làm trò.

Là con : khỉ

Trong nhà có bà hay quét.

Là cái: chổi

Tên em không thiếu, chẳng thừa

Chín vàng ngon ngọt rất vừa lòng anh.

Là quả : đu đủ

Giaibaitap.me

Page 2

1. Xếp các từ ngữ sau vào bảng phân loại cho đúng :

bố/ba, mẹ/má, anh cả/anh hai,

quả/trái, hoa/bông,

dứa/thơm/khóm, sắn/mì, ngan/vịt xiêm .

2. Điền từ thế hoặc nó, gì, tôi, à vào chỗ trống bên cạnh từ cùng nghĩa in đậm :

Gan chi [......] gan rứa [......], mẹ nờ [......]?

Mẹ rằng : Cứu nước, mình chờ chi [......] ai ?

Chẳng bằng con gái, con trai

Sáu mươi còn một chút tài đò đưa

Tàu bay hắn [......] bán sớm trưa

Thì tui [......] cứ việc nắng mưa đưa đò.

3. Điền dấu câu thích hợp vào ....

Cá heo ở vùng biển Trường Sa

Đêm trăng, biển yên tĩnh. Một số chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần trên boong tàu ca hát, thổi sáo. Bỗng có tiếng đập nước ùm ùm như có ai đang tập bơi. Một người kêu lên : “Cá heo .... “Anh em ùa ra vỗ tay hoan hô : “A ... Cá heo nhảy múa đẹp quá ... ” Thế là cá thích, nhảy vút lên thật cao. Có chú quá đà, vọt lên boong tàu cách mặt nước đến một mét. Có lẽ va vào sắt bị đau, chú nằm im, mắt nhắm nghiền. Một anh chiến sĩ đến nâng con cá lên hai tay, nói nựng :

- Có đau không, chú mình ... Lần sau, khi nhảy múa, phải chú ý nhé ...

Anh vuốt ve con cá rồi thả xuống nước, cả đàn cá quay ngang lại phía boong tàu, nhảy vung lên một cái như để cảm ơn rồi tỏa ra biển rộng.

TRẢ LỜI:

1. Xếp các từ ngữ sau vào bảng phân loại cho đúng :

bố/ba, mẹ/má, anh cả/anh hai,

quả/trái, hoa/bông,

dứa/thơm/khóm, sắn/mì, ngan/vịt xiêm

Từ dùng ở miền Bắc

Từ dùng ở miền Nam

bố, mẹ, anh cả, quả, hoa, dứa, sắn, ngan

ba, má, anh hai, trái, bông, thơm, khóm, mì, vịt xiêm

2. Điền các từ thế, nó, gì, tôi, à, vào chỗ trống bên cạnh từ cùng nghĩa với chúng :

Gan chi [gì] gan rứa [thế], mẹ nờ [à] ?

Mẹ rằng : Cứu nước, mình chờ chi [gì] ai ?

Chẳng bằng con gái, con trai

Sáu mươi còn một chút tài đò đưa

Tàu bay hắn [nó] bắn sớm trưa

Thì tui [tôi] cứ việc nắng mưa đưa đò.

3. Điền dấu câu thích hợp vào ....

Đêm trăng, biển yên tĩnh. Một số chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần trên boong tàu ca hát, thổi sáo. Bỗng có tiếng đập nước ùm ùm như có ai đang tập bơi. Một người kêu lên : “Cá heo ! “Anh em ùa ra vỗ tay hoan hô : “A! Cá heo nhảy múa đẹp quá! ” Thế là cá thích, nhảy vút lên thật cao. Có chú quá đà, vọt lên boong tàu cách mặt nước đến một mét. Có lẽ va vào sắt bị đau, chú nằm im, mắt nhắm nghiền. Một anh chiến sĩ đến nâng con cá lên hai tay, nói nựng :

- Có đau không, chú mình? Lần sau, khi nhảy múa, phải chú ý nhé !

Anh vuốt ve con cá rồi thả xuống nước, cả đàn cá quay ngang lại phía boong tàu, nhảy vung lên một cái như để cảm ơn rồi tỏa ra biển rộng.

Giaibaitap.me

Page 3

1. Điền it hoặc uyt vào chỗ trống :

h.... sáo,                  h.... thở,

s.... ngã,                  đứng s.... vào nhau

2. Tìm và viết vào chỗ trống những tiếng ghép được [trước hoặc sau] mỗi tiếng dưới đây :

a]

rổ rá, rá gạo, rá xôi,...
giá ..................
rụng ..................
dụng ..................

b]

vẽ tranh vẽ, vẽ chuyện, bày vẽ
vẻ  
nghĩ  
nghỉ  

TRẢ LỜI:

1. Điền it hoặc uyt vào chỗ trống :

huýt sáo,                         hít thở

suýt ngã,                          đứng sít vào nhau

2. Tìm và viết vào chỗ trống những tiếng ghép được [trước hoặc sau] mỗi tiếng dưới đây :

a]

rổ rá, rá gạo, rá xôi
giá giá cả, giá áo, trả giá
rụng lá rụng, rơi rụng, quả rụng
dụng dụng cụ, vô dụng, tác dụng

b]

vẽ tranh vẽ, vẽ chuyện, bày vẽ
vẻ vẻ mặt, vẻ đẹp, dáng vẻ
nghĩ suy nghĩ, nghĩ ngợi, ngẫm nghĩ
nghỉ nghỉ ngơi, nghỉ hè, nghỉ phép

Giaibaitap.me

Page 4

Em hãy viết một bức thư cho bạn ở một tỉnh miền Nam [hoặc miền Trung, miền Bắc] để làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt.

TRẢ LỜI:

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 7 năm 2017

Bạn Lan Anh thân mến !

Hôm qua đi xem triển lãm tranh “Búp măng non toàn quốc”, mình nhìn thấy bức tranh "Cùng chơi" của Lan Anh. Bạn vẽ đẹp lắm. Mình cũng thích vẽ nữa. Mình có thể kết bạn với Lan Anh không ? Giới thiệu với Lan Anh, mình tên là Lê Ngọc Anh, học sinh lớp 3A Trường Tiểu học Lê Văn Tám, Thành phố Hồ Chỉ Minh. Môn học yêu thích của mình là Toán, mình đang tự ôn tập hè để năm sau học thật tốt. Lan Anh với mình cùng thi đua học tốt nhé ! Rất mong thư Lan Anh !

Thân mến!

Lê Ngọc Anh

Giaibaitap.me

Page 5

1. Điền ay hoặc ây vào chỗ trống :

- cây s........ ,                  - ch........ giã gạo

- d........ học ,                 - ngủ d.........

- số b........ ,                   - đòn b.........

2. Điền vào chỗ trống :

a] l hoặc n:

      Trưa ....ay bà mệt phải …ằm

Thương bà, cháu đã giành phần ....ấu cơm

      Bà cười: vừa ....át vừa thơm.

Sao bà ăn được nhiều hơn mọi lần?

b] i hoặc :

Kiến xuống suối t....m nước uống. Chẳng may, sóng trào lên cuốn Kiến đi và suýt nữa thì d....m chết nó. Ch....m Gáy thấy thế liền thả cành cây xuống suối cho Kiến. Kiến bám vào cành cây, thoát h....m

3. Tìm và viết lại các tiếng có trong bài chính tả Người liên lạc nhỏ .

-  Bắt đầu bằng l:..............................

-  Bắt đầu bằng n :............................

TRẢ LỜI:

1. Điền ay hoặc ây vào chỗ trống :

- cây sậy,                          dạy học,             số bảy,

- chày giã gạo,                  ngủ dậy,             đòn bẩy

2. Điền vào chỗ trống :

a] l hoặc n:

       Trưa nay bà mệt phải nằm

Thương bà, cháu đã giành phần nấu cơm

       Bà cười : vừa nát vừa thơm

Sao bà ăn được nhiều hơn mọi lần ?

b] i hoặc :

Kiến xuống suối, tìm nước uống. Chẳng may, sóng trào lên cuốn Kiến đi và suýt nữa thì dìm chết nó. Chim Gáy thấy thế liền thả cành cây xuống suối cho Kiến. Kiến bám vào cành cây, thoát hiểm.

2. Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả Người liên lạc nhỏ :

- Bắt đầu bằng l: liên lạc, lúa, lững [thững], lên

- Bắt đầu bằng n : Nùng, nào

Giaibaitap.me

Page 6

1. Gạch dưới các từ chỉ đặc điểm trong những câu thơ sau .

Em vẽ làng xóm

Tre xanh, lúa xanh

Sông máng lượn quanh

Một dòng xanh mát

Trời mây bát ngát

Xanh ngát mùa thu.

2. a] Gạch dưới tên những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ sau :

a. Tiếng suối trong như tiếng hát xa.

    Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

b. Rồi đến chị rất thương

    Rồi đến em rất thảo

    Ông hiền như hạt gạo

    Bà hiền như suối trong.

c. Cam Xã Đoài mọng nước

   Giọt vàng như mật ong.

b] Các sự vật được so sánh với nhau về những điểm nào ? Viết nội dung trả lời vào bảng sau :

Sự vật A

Đặc điểm

Từ so sánh

Sự vật B

a......................

trong

 ................

 ................

b....................

 ................

 ................

 ................

c......................

 ................

 ................

 ................

3. In đậm dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi “Ai [con gì, cái gì] ?”. Gạch một gạch [-] dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ Thế nào ?”.

a]   Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm.

b]   Những hạt sương sớm long lanh như những bóng đèn pha lê.

c]   Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người.

TRẢ LỜI:

1. Gạch dưới các từ chỉ đặc điểm trong những câu thơ sau :

Em vẽ làng xóm

Tre xanh, lúa xanh

Sông máng lượn quanh

Một dòng xanh mát

Trời mây bát ngát

Xanh ngắt mùa thu.

2. a] Gạch dưới tên những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ sau :

a. Tiếng suối trong như tiếng hát xa.

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

b. Rồi đến chị rất thương

Rồi đến em rất thảo

Ông hiền như hạt gạo

Bà hiền như suối trong.

c. Cam Xã Đoài mọng nước

Giọt vàng như mật ong.

b]

Sự vật A

Đặc điểm

Từ so sánh

Sự vật B

a. Tiếng suối

trong

như

tiếng hát

b. Ông

    Bà

hiền

hiền

như 

như

hạt gạo

suối trong

c.Cam Xã Đoài

mọng nước 

như

mật ong

3. In đậm dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi “Ai [con gì, cái gì] ?”. Gạch một gạch [-] dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ Thế nào ?”.

a]   Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm.

b]   Những hạt sương sớm long lanh như những bóng đèn pha lê.

c]   Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người.

Giaibaitap.me

Page 7

1. Điền vào chỗ trống au hoặc âu :

-      hoa m.....đơn ,                     mưa m...... hạt

-      lá tr.....,                                 đàn tr......

-      s.....điểm ,                             quả s.....

2. Điền vào chỗ trống :

a] l hoặc n

-      Tay ......àm hàm nhai, tay quai miệng trễ.

-      Nhai kĩ .....o .....âu, cày sâu tốt .....úa.

b] i hoặc

-      Ch....m có tổ, người có tông.

-      T....n học lễ, hậu học văn.

-      K....n tha lâu cũng đầy tổ.

3. Tìm và viết lại các tiếng trong bài chính tả Nhớ Việt Bắc :

a] Bắt đầu bằng l:.................................

Bắt đầu bằng n : ..................................

b] Có âm i : .......................................

Có âm : ..........................................

TRẢ LỜI:

1. Điền vào chỗ trống au hoặc âu :

-         hoa mẫu đơn,              mưa mau hạt

-         lá trầu,                        đàn trâu

-         sáu điểm,                    quả sâu

2. Điền vào chỗ trống :

a] l hoặc n

-         Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.

-         Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.

b] i hoặc

-         Chim có tổ, người có tông.

-         Tn học lễ, hậu học văn.

-         Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

3. Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả Nhớ Việt Bắc:

a] Bắt đầu bằng l: lưng.

Bắt đầu bằng n : nắng, nở, nón.

b] Có âm i: mình, người, tươi, gài, hái, rọi, bình, tình, chuối, gái, ai, sợi.

Có âm : tiếng, Việt [Bắc].

Giaibaitap.me

Page 8

1. Dựa theo truyện Tôi cũng như bác, trả lời các câu hỏi dưới đây :

a] Vì sao nhà văn không đọc được bản thông báo ?

b] Ông nói gì với người đứng cạnh ?

c] Người đó trả lời ra sao ? Câu trả lời có gì đáng buồn cười ? 

2. Hãy ghi lại các ý trả lời cho từng câu hỏi để giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua với một đoàn khách đến thăm lớp.

a] Tổ em gồm những bạn nào ? Các bạn là người dân tộc nào ?

b] Mỗi bọn có đọc điểm gì hay ?

c] Tháng vừa qua, các bạn làm được những việc gì tốt ?

TRẢ LỜI:

1. Dựa theo truyện Tôi cũng như bác, trả lời các câu hỏi dưới đây :

a] Vì sao nhà văn không đọc được bản thông báo ?

Nhà văn không đọc được bản thông báo bởi vì không có kính.

b] Ông nói gì với người đứng cạnh ?

-  Phiền bác đọc giúp tôi tờ thông báo này với!

c] Người đó trả lời ra sao ? Câu trả lời có gì đáng buồn cười ?

Người đó trả lời : ‘‘Xin lỗi. Tôi cũng như bác thôi, vì lúc bé không được học nên bây giờ đành chịu mù chữ. ”

Câu trả lời buồn cười vì người đứng cạnh tưởng rằng nhà văn cũng không biết chữ như mình.

2. Hãy ghi lại các ý trả lời cho từng câu hỏi để giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua với một đoàn khách đến thăm lớp.

a] Tổ em gồm những bạn nào ? Các bạn là người dân tộc nào ? Tổ em có tám bạn gồm : Trinh, Nam, Trung, Khang, Huệ, hai bạn tên Trang và em. Các bạn đều là dân tộc Kinh.

b] Mỗi bạn có đặc điểm gì hay ?

Ba bạn nam: Khang, Trung, Nam đều đá bóng rất hay. Bạn Trinh hát hay và là lớp phó văn nghệ của lớp. Bạn Huệ có hai má lúm đồng tiền, cười rất dễ thương. Hai bạn tên Trang, một bạn học khá môn Toán, một bạn giỏi môn Anh.

c] Tháng vừa qua, các bạn làm được những việc gì tốt ?

Tháng vừa qua, chào mừng ngày 20 - 11, ba bạn Khang, Nam, Trung đã tham gia vào giải bóng đá của trường.

Bạn Trinh đã xung phong hát tặng cô giáo chủ nhiệm nhân ngày lễ Nhà giáo Việt Nam. Các thành viên còn lại trong tổ đều tham gia cổ động rất nhiệt tình.

Giaibaitap.me

Page 9

1. Điền vào chỗ trống ui hoặc uôi :

- m... dao ,                        con m... ,           

  n...... lửa ,                       t..... trẻ ,

- hạt m... ,                         m... bưởi,

  n........ nấng ,                   t... thôn

2. Tìm và viết lại các từ :

a] Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x, có nghĩa như sau :

- Còn lại một chút do sơ ý hoặc quên :...................

- Món ăn bằng gạo nếp đồ chín :...................

- Trái nghĩa với tối :.........................

b] Chứa tiếng có vần âc hoặc ât, có nghĩa như sau .

- Chất lỏng, ngọt, màu vàng óng, do ong hút nhuỵ hoa làm ra :...............

- Vị trí trên hết trong xếp hạng :.................

- Một loại quả chín, ruột màu đỏ, dùng để thổi xôi :.........

TRẢ LỜI:

1. Điền vào chỗ trống ui hoặc uôi :

- mũi dao, con muỗi

- hạt muối, múi bưởi

- núi lửa, nuôi nấng

- tuổi trẻ, tủi thân

2. Tìm và ghi lại các từ :

a] Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x, có nghĩa như sau :

- Còn lại một chút do sơ ý hoặc quên : sót

- Món ăn bằng gạo nếp đồ chín : xôi

- Trái nghĩa với tối:  sáng

b] Chứa tiếng có vần âc hoặc ất, có nghĩa như sau :

- Chất lỏng, ngọt, màu vàng óng, do ong hút nhụy hoa làm ra : mật

- Vị trí trên hết trong xếp hạng : nhất

- Một loại quả chín, ruột màu đỏ, dùng để thổi xôi : gấc

Giaibaitap.me

Page 10

1. Viết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết

2. Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống :

a] Đồng bào miền núi thường trồng lúa trên những thửa ruộng .....

b] Những ngày lễ hội, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường tập trung bên ..... để múa hát.

c] Để tránh thú dữ, nhiều dân tộc miền núi thường làm ..... để ở.

d] Truyện Hũ bạc của người cha là truyện cổ của dân tộc ....

[nhà rông, nhà sàn, Chăm, bậc thang]

3. Quan sát từng cặp sự vật dưới đây rồi viết vào chỗ trống những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh :

4. Viết những từ ngữ thích hợp vào mỗi chỗ trống :

a] Công cha nghĩa mẹ được so sánh như...

                          ..... như.....

b] Trời mưa, đường đất sét trơn như.....

c] Ở thành phố có nhiểu toà nhà cao như.....

TRẢ LỜI:

1. Hãy viết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết :

Tày, Nùng, Thái, Ê-đê, Hmông, Dao, Chăm, Ba-na, Tà-ôi, Vân, Kiều, Khơ-mú, Kơ-ho, Xtiêng,...

2. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống :

a] Đồng bào miền núi thường trồng lúa trên những thửa ruộng bậc thang

b] Những ngày lễ hội, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường tập trung bên nhà rông để múa hát.

c] Để tránh thú dữ, nhiều dân tộc miền núi thường làm nhà sàn để ở.

d] Truyện Hũ bạc của người cha là truyện cổ của dân tộc Chăm.

3. Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết vào chỗ trống những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh:

4. Viết những từ ngữ thích hợp vào mỗi chỗ trống :

a] Công cha nghĩa mẹ được so sánh như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn chảy ra

b] Trời mưa, đường đất sét trơn như bôi mỡ.

c] Ở thành phố có nhiều tòa nhà cao như núi.

Giaibaitap.me

Page 11

1. Điền vào chỗ trống ui hoặc ươi:

- khung c....,        c.... ngựa,                s.... ấm

- mát r....,           g.... thư,                    t.... cây

2. Tìm và viết vào chỗ trống những tiếng có thể ghép vào trước hoặc sau mỗi tiếng dưới đây :

a]

xâu ...............
sâu ...............
xẻ ...............
sẻ ...............

b] 

bật ...............
bậc ...............
nhất ...............
nhấc ...............

TRẢ LỜI:

1. Điền vào chỗ trống ưi hoặc ươi:

- khung cửi,              cưỡi ngựa,              sưởi ấm

- mát rượi,                gửi thư,                    tưới cây

2.Tìm và viết chỗ trống những tiếng có thể ghép vào trước hoặc sau mỗi tiếng dưới đây :

a]

xâu xâu chuỗi, xâu kim, xâu tiền
sâu con sâu, sâu xa, thâm sâu
xẻ xẻ gỗ, mổ xẻ, máy xẻ
sẻ chim sẻ, chia sẻ, san sẻ

b] 

bật bật dậy, nổi bật, bật lửa
bậc bậc thang, bậc lương, cấp bậc
nhất giải nhất, nhất trí, nhất định
nhấc nhấc lên, nhấc bổng, nhấc chân

Giaibaitap.me

Page 12

1. Dựa theo truyện Giấu cày, trả lời các câu hỏi dưới đây :

a] Khi được gọi về ăn cơm, bác nông dân nói như thế nào ?

b] Vì sao bác bị vợ trách ?

c] Khi thấy mất cày, bác làm gì ?

2. Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần 14 [Tiếng Việt 3, tập một, trang 120], hãy viết một đoạn văn giới thiệu về tổ em.

TRẢ LỜI:

1. Dựa theo truyện Giấu cày, trả lời các câu hỏi dưới đây :

a] Khi được gọi về ăn cơm, bác nông dân nói thế nào ?

Bác nông dân la lên: ‘‘Để tôi giấu cái cày đã !"

b] Vì sao bác bị vợ trách ?

Bác bị vợ trách vì giấu cày mà la to như thế thì ai cũng biết.

c]  Khi thấy mất cày, bác làm gì ?

Khi mất cày, bác đã về nhà thì thầm với vợ là cày đã bị mất.

2. Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần 14 [sách Tiếng Việt 3, tập một, trang 120], hãy viết một đoạn văn giới thiệu tổ em.

Tổ em có tám bạn, gồm : Khang, Nam, Trung, Trinh, Huệ, hai bạn tên Trang và em. Mỗi bạn đều có một đặc điểm riêng. Bạn Trinh hát hay, là lớp phó văn nghệ của lớp. Bạn Huệ có má lúm đồng tiền nên cười dễ thương lắm. Hai bạn Trang, một bạn học giỏi Toán, một bạn học giỏi Anh. Ba bạn Khang, Nam, Trung đều đá bóng rất cừ. Tháng vừa qua, chào mừng ngày 20 tháng 11, các bạn trong tổ em đều rất tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp. Cô giáo chủ nhiệm rất hài lòng, đã tuyên dương tổ em trước lớp.

Giaibaitap.me

Page 13

1. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống :

a]   - [châu, trâu]

Bạn em đi chăn .... , bát được nhiều .... chấu.

-      [chật, trật]

Phòng họp .... chội và nóng bức nhưng mọi người vẫn rất .... tự.

-      [chầu, trầu]

Bọn trẻ ngồi ... hẫu, chờ bà ăn ... rồi kể chuyện cổ tích.

b]  - [bão, bảo]

Mọi người .... nhau dọn dẹp đường làng sau cơn ...

-    [vẽ vẻ]

Em ... mấy bạn .... mặt tươi vui đang trò chuyện.

-   [sữa, sửa]

Mẹ em cho bé uống ... rồi ... soạn đi làm.

2. Tìm và viết lại các tiếng trong bài chính tả Đôi bạn :

a] Bắt đầu bằng bằng ch :       

Bắt đầu bằng tr :....

b]Có thanh hỏi:...

thanh ngã:...

TRẢ LỜI:

1. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống :

a]          - [châu, trâu]

Bạn em đi chăn trâu bắt được nhiều châu chấu.

-          [chật, trật]

Phòng họp chật chội và nóng bức nhưng mọi người vẫn rất trật tự.

-          [chầu, trầu]

Bọn trẻ ngồi chầu hẫu, chờ bà ăn trầu rồi kể chuyện cổ tích.

b]          - [bão, bảo]

Mọi người bảo nhau dọn dẹp đường làng sau cơn bão.

-          [vẽ, vẻ]

Em vẽ mấy bạn vẻ mặt tươi vui đang trò chuyện.

-          [sữa, sửa]

Mẹ em cho em bé uống sữa rồi sửa soạn đi làm.

2. Tìm  và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả Đôi bạn :

a] Bắt đầu bằng ch: chuyện, chiến [tranh], cho.

    Bắt đầu bằng tr : [chiến] tranh.

b] Có thanh hỏi : kể, xảy [ra], bảo, ở, sẻ, cửa.

    Có thanh ngã :  mãi, đã, sẵn.

Giaibaitap.me

Page 14

1Điền vào chỗ trống :

a] Tên một số thành phố ở nước ta :  ...

b] Tên một số vùng quê mà em biết :  ...

2. Viết tên các sự vật và công việc

a] Thường thấy ở thành phố.

Sự vật

Công việc

b] Thường thấy ở nông thôn.

3. Điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau :

Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh : Đồng bào Kinh hay Tày Mường hay Dao Gia-rai hay Ê-đê Xơ-đăng hay Ba-na và các dân tộc anh em khác đều là con cháu Việt Nam đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau sướng khổ cùng nhau no đói giúp nhau.

TRẢ LỜI:

1. Điền vào chỗ trống :

a] Tên một số thành phố ở nước ta : Vũng Tàu, Cần Thơ; Đà Nẵng, Biên Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, ...

b] Tên một số vùng quê mà em biết : Đồng Tháp Mười, Cà Mau, Cần Giờ, ...

2. Viết tên các sự vật và công việc

a] Thường thấy ở thành phố.

Sự vật

Công việc

ô tô, xe buýt, bệnh viện, công ty, nhà cao tầng, khu vui chơi, ....

nhân viên kinh doanh, buôn bán, dịch vụ, làm việc ở các cơ quan, ...

b] Thường thấy ở nông thôn.

trâu, bò, gà, vịt, cánh đồng lúa, máy cày, ao cá,....

trồng lúa, nuôi cá, trồng cây, chăn nuôi,....

3. Điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:

Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh : Đồng bào Kinh hay Tày, Mường hay Dao, Gia-rai hay Ê-đê, Xơ-đăng hay Ba-na và các dân tộc anh em khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.

Giaibaitap.me

Page 15

1. a] Điền vào chỗ trống tr hoặc ch :

        Công ... a như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước ... ong nguồn ... ảy ra.

        Một lòng thờ mẹ kính ... a

Cho ...òn ...ữ hiếu mới là đạo con.

b] Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên các chữ in đậm rồi ghi lời giải câu đố.

-        Cái gì mà lươi bằng gang

Xới lên mặt đất những hàng thăng băng.

         Giúp nhà có gạo đê ăn

Siêng làm thì lươi sáng bằng mặt gương.

Là.......... 

 -      Thuơ bé em có hai sừng

Đến tuôi nưa chừng mặt đẹp như hoa

       Ngoài hai mươi tuôi đa già

Gần ba mươi lại mọc ra hai sừng.

Là............

2. Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả Về quê ngoại :

a] Bắt đầu bằng ch :...

    Bắt đầu bằng tr :  ...

b] Có thanh hỏi :...

    Có thanh ngã :...

TRẢ LỜI:

1. a] Điền vào chỗ trống tr hoặc ch :

       Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

       Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

b] Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên các chữ in đậm rồi ghi lời giải câu đố.

-      Cái gì mà lưỡi bằng gang

Xới lên mặt đất những hàng thẳng băng.

       Giúp nhà có gạo để ăn

Siêng làm thì lưỡi sáng bằng mặt gương.

[Là lưỡi cày] 

-    Thuở bé em có hai sừng

Đến tuổi nửa chừng mặt đẹp như hoa

     Ngoài hai mươi tuổi đã già

Gần ba mươi lại mọc ra hai sừng.

[Là mặt trăng]

2. Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả về quê ngoại :

a] Bắt đầu bằng ch : chẳng.

    Bắt đầu bằng tr : trời, trăng, tre, trong, trôi.

b] Có thanh hỏi : nghỉ, nở, tuổi, chẳng, ở.

    Có thanh ngã : đã, những.

Giaibaitap.me

Page 16

1. Dựa theo truyện Kéo cây lúa lên, trả lời các câu hỏi dưới đây :

a] Khi thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu, chàng ngốc đã làm gì ?

b] Về nhà, anh chàng nói gì với vợ ?

c] Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo ?

2. Trả lời câu hỏi để kể những điều em biết về nông thôn [hoặc thành thị].

a] Nhờ đâu em biết [được đi chơi, xem ti vi, nghe kể,...] ?

b] Cảnh vật, con người ở nông thôn [hoặc thành thị] có gì đáng yêu ?

c] Em thích nhất điều gì ?

TRẢ LỜI:

1. a] Khi thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu, chàng ngốc đã làm gì?

Khi thấy lúa nhà mình xấu, chàng ngốc đã kéo lúa của nhà mình lên cho bằng lúa của nhà khác.

b] Về nhà, anh chàng nói gì với vợ ?

Về nhà anh khoe với vợ là lúa mình rất tốt

c] Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo ?

Vì bị đứt rễ nên lúa nhà chàng ngốc héo hết.

2. Trả lời câu hỏi để kể những điều em biết về nông thôn [hoặc thành thị].

a] Nhờ đâu em biết [được đi chơi, xem ti vi, nghe kể,...] ?

Nghỉ hè em được ba dẫn về thăm nội ở một vùng nông thôn. Ở đó có nhiều điều làm em cảm thấy thú vị.

b] Cảnh vật, con người ở nông thôn [hoặc thành thị] có gì đáng yêu ?

Cảnh vật ở nông thôn rất yên bình không khí mát mẻ. Cây cối xanh tươi. Con người ở nông thôn giản dị, chân thật và rất hiếu khách.

c]  Em thích nhất điều gì ?

Em thích nhất là khoảng đất trống rất rộng ở gần nhà nội. Ở đó, em có thể cùng các bạn chơi đá bóng, bắn bi hoặc thả diều. Em có thể chơi cả ngày ở đó mà không biết chán.

Giaibaitap.me

Page 17

Chọn làm bài tập 1 hoặc 2 :

1. Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống rồi ghi lời giải đố :

- [dì/gì, rẻo/dẻo, ra/da, duyên/ruyên]

    Cây .... gai mọc đầy mình

Tên gọi như thể bồng bềnh bay lên

    Vừa thanh, vừa .... lại bền

Làm bàn ghế, đẹp ..... bao ngưòi ?

[Là câỵ ...]

- [gì/rì, díu dan/ ríu ran]

Cây .... hoa đỏ như son

Tên gọi như thể thổi cơm ăn liền

Tháng ba, đàn sáo huyên thuyên

.... đến đậu đầy trên các cành ?

[Là cây...]

2. Điền vào chỗ trống ăt hoặc ăc :

-     Tháng chạp thì m... trồng khoai

Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà

      Tháng ba cày vỡ ruộng ra

Tháng tư b..... mạ, thuận hoà mọi nơi

     Tháng năm g.... hỏi vừa rồi

Bước sang tháng sáu, nước trôi đáy đồng

-    Đèo cao thì m.... đèo cao

Trèo lên đến đỉnh ta cao hơn đèo.

     Đường lên, hoa lá vây theo

Ng.... hoa cài mù tai bèo, ta đi.

TRẢ LỜI:

1. Chọn những tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống rồi ghi lời giải đố :

-  [dì/gì, rẻo/dẻo, ra/da, duyên/ruyên]

     Cây gai mọc đầy mình

Tên gọi như thể bồng bềnh bay lên

    Vừa thanh, vừa dẻo lại bền

Làm ra bàn ghế, đẹp duyên bao người ?

[Là cây mây]

-  [gì/rì, díu dan/ríu ran]

  Cây hoa đỏ như son

Tên gọi như thể thổi cơm ăn liền

  Tháng ba, đàn sáo huyên thuyên

Ríu ran đến đậu đầy trên các cành ?

[Là cây gạo]

2. Điền vào chỗ trống ăt hoặc ăc :

-     Tháng chạp thì mắc trồng khoai

Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà

      Tháng ba cày vỡ ruộng ra

Tháng tư bắc mạ, thuận hoà mọi nơi

     Tháng năm gặt hỏi vừa rồi

Bước sang tháng sáu, nước trôi đầy đồng

-     Đèo cao thì mặc đèo cao

Trèo lên đến đỉnh ta cao hơn đèo.

     Đường lên, hoa lở vây theo

Ngắt hoa cài mũ tai bèo, ta đi.

Giaibaitap.me

Page 18

1. Tìm những từ ngữ thích hợp để nói về đặc điểm của nhân vật trong các bài tập đọc dưới đây :

Nhân vật Đặc điểm nhân vật

a] Chú bé Mến trong truyện Đôi bạn.

 

b] Anh Đom Đóm trong bài thơ cùng tên.

c] Anh Mồ Côi trong truyện Mồ Côi xử kiện.

d] Người chủ quãn trong truyện Mồ Côi xử kiện.

2. Đặt câu theo mẫu Ai thế nào ?

a] Để miêu tả một bác nông dân.

b] Để miêu tả một bông hoa trong vườn.

c] Để miêu tả một buổi sớm mùa đồng.

M : Buổi sớm hôm nay lạnh cóng tay.

3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau :

a] Ếch con ngoan ngoãn chăm chỉ và thông minh.

b] Nắng cuối thu vàng óng dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.

c] Trời xanh ngát trên cao xanh như dòng sông trong trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.

TRẢ LỜI:

1. Tìm và viết những từ ngữ thích hợp để nói về đặc điểm của nhân vật trong các bài tập đọc dưới đây :

Nhân vật

Đặc điểm nhân vật

a] Chú bé Mến trong truyện Đôi bạn.

dũng cảm, khiêm tốn, nhanh trí, biết sống vì người khác, tốt bụng, không ngần ngại khi cứu người.

b] Anh Đom Đóm trong bài thơ cùng tên.

chuyên cần, tốt bụng, chăm chỉ, lặng lẽ làm việc, cần cù, có trách nhiệm.

c] Anh Mồ Côi trong truyện Mồ Côi xử kiện.

thông minh, tài trí, công bằng, yêu thương người nghèo khó, biết bảo vệ lẽ phải.

d] Người chủ quán trong truyện Mồ Côi xử kiện.

tham lam, xấu xa, dối trá, xảo quyệt, vu oan cho người khác.

2. Đặt câu theo mẫu Ai thế nào ?

a] Để miêu tả một bác nông dân.

- Bác nông dân chăm chỉ làm việc.

b] Để miêu tả một bông hoa trong vườn.

- Nhành hoa này sắp tàn rồi.

c] Để miêu tả một buổi sớm mùa đông

Buổi sớm hôm nay trời hơi se lạnh.

3 Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau :

a] Ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.

b] Nắng cuối thu vàng ong, dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.

c] Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây, hè phố.

Giaibaitap.me

Page 19

1. Viết vào chỗ trống trong bảng :

5 từ có vần ui

5 từ có vần uôi

M : củi,....................

M : chuối,..................

2. Tìm và viết vào chỗ trống các từ:

a] Chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r, có nghĩa như sau :

- Có nét mặt, hình dáng, tính nết, màu sắc,... gần như nhau : ..............

- Phần còn lại của cây lúa sau khi gặt:  ..............

- Truyền lại kiến thức, kinh nghiệm cho người khác : ..............

 b] Chứa tiếng có vần ăt hoặc ăc, có nghĩa như sau : ..............

- Ngược với phương nam :  ..............

- Bấm đứt ngọn rau, hoa lá,... bàng hai đầu ngón tay: .......

- Trái nghĩa với từ rỗng: ..............

TRẢ LỜI:

1. Viết vào chỗ trống trong bảng :

5 từ có vần ui

5 từ có vấn uôi

M : củi, tủi, lủi, sủi, mũi, búi [tóc], xúi,....

M : chuối, cuối, tuổi, suối, chuỗi, ruổi, ruồi, ….

2. Tìm và viết vào chỗ trống các từ :

a] Chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r, có nghĩa như sau :

- Có nét mặt, hình dáng, tính nết, màu sắc,... gần như nhau : giống

- Phần còn lại của cây lúa sau khi gặt: rạ

- Truyền lại kiến thức, kinh nghiệm cho người khác : dạy

b] Chứa tiếng có vần ăt hoặc ăc, có nghĩa như sau :

- Ngược với phương nam : bắc

- Bấm đứt ngọn rau, hoa lá,....bằng hai đầu ngón tay : ngắt

- Trái nghĩa với rỗng : đặc

Giaibaitap.me

Page 20

Dựa vào bài tập làm văn miệng ở tuần 16 [sách Tiếng Việt 3, tập một, trang 138], em hãy viết một bức thư ngắn [khoảng 10 câu] cho bạn, kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.

TRẢ LỜI:

Nha Trang, ngày 10 tháng 6 năm 2017

Khang mến !

Bữa trước tớ hứa với cậu, về quê nghỉ hè sẽ viết thư cho cậu. Hôm nay tớ sẽ kể cho cậu nghe những điều thú vị ở quê nội tớ.

Khang biết không, Nha Trang khác hẳn nơi mà tớ với cậu đang ở. Ở đây, cảnh vật yên bình, không khí mát mẻ, cây cối xanh tươi và có bờ biển dài bên bãi cát trắng, bao quanh bờ biển là hàng dương xanh biếc. Con người ở đây chân thật, giản dị và hiếu khách. Điều làm tớ thích nhất là bãi biển rất rộng ở gần nhà nội. Ở đó tớ có thể cùng bạn trong xóm tắm biển, xem thả diều vui lắm. Tớ hi vọng cậu cũng có những ngày hè thú vị. Cậu viết thư lại cho tớ nhé !

Nhớ cậu !

Trung

Phạm Quốc Trung

Giaibaitap.me

Page 21

1. Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Quê hương.

2. Viết lại các từ trong bài chính tả Rừng cây trong nắng:

a] - Bắt đẩu bằng tr : ................................

- Bắt đầu bằng ch: ....................................

b] - Bắt đẩu bằng v: ..................................

- Bắt đầu bằng d: .....................................

3. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy còn thiếu vào chỗ thích hợp trong truyện vui sau :

Người nhát nhát

Một cậu bé được bà dẫn đi chơi phố lúc về cậu bé nói với mẹ :

- Mẹ ạ bây giờ con mới biết là bà nhát lắm.

Mẹ ngạc nhiên :

- Sao con lại nói thế ?

Cậu bé trả lòi :

- Vì mỗi khi sang đường thì bà lại nắm chặt lấy tay con

TRẢ LỜI:

1. Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Quê hương.

Giọng quê hương

Quê hương

Thư gửi bà

Đất quý, đất yêu

Vẽ quê hương

Chõ bánh khúc của dì tôi

2. Viết lại các từ trong bài chính tả Rừng cây trong nắng:

a] - Bắt đầu bằng tr: trong, trời, tráng [lệ], tràm

- Bắt đầu bằng ch : chim

b] - Bắt đầu bằng v: vàng, vôi, vẻ, vươn, vang, vọng

- Bắt đầu bằng d: dưới, dậy

3. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy còn thiếu vào chỗ thích hợp trong truyện vui sau :

Người nhát nhất

Một cậu bé được bà dẫn đi chơi phố. Lúc về, cậu bé nói với mẹ :

- Mẹ ạ, bây giờ con mới biết là bà nhát lắm.

Mẹ ngạc nhiên :

- Sao con lại nói thế ?

Cậu bé trả lời :

- Vì cứ mỗi khi qua đường, bà lại nắm chặt lấy tay con.

Giaibaitap.me

Page 22

1. Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Bắc - Trung - Nam.

2. Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu văn sau rồi ghi vào bảng ở dưới.

a] Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ.

b] Đước mọc san sát, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi.

Sự vật A

Từ so sánh

Sự vật B

a] .....................

 .....................

 .....................

b] .....................

 .....................

 .....................

3. Từ biển trong câu “Từ trong biển lá xanh rờn, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời”, có nghĩa là gì ? Đánh dấu X vào □ thích hợp :

□ Khối lượng to lớn trên một diện tích rộng.

□ Vùng nước mặn rộng lớn trên bề mặt trái đất.

□ Tấm gỗ, sát có chữ viết, hình vẽ, đặt ở chỗ mọi người dễ thấy.

TRẢ LỜI:

1. Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Bắc - Trung - Nam.

Nắng phương Nam

Cảnh đẹp non sông

Luôn nghĩ đến miền Nam

Người con của Tây Nguyên

Vàm Cỏ Đông

Cửa Tùng

2. Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu văn sau rồi ghi vào bảng ở dưới.

Sự vật A

Từ so sánh

Sự vật B

a] Những thân cây tràm [vươn thẳng lên trời]

như

những cây nến [khổng lồ]

b] Đước [mọc thẳng san sát, thẳng đuột]

như

[hằng hà sa số] cây dù [xanh cắm trên bãi]

3. Từ biển trong câu “Từ trong biển lá xanh rờn, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời”, có nghĩa là gì ? Đánh dấu X vào □ thích hợp:

X  Khối lượng to lớn trên một diện tích rộng.

Giaibaitap.me

Page 23

1. Nhớ và viết lại khổ thơ em thích nhất trong bài Vàm cỏ Đông.

2. Lớp em tổ chức liên hoan chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11. Em hãy điền những nội dung cần thiết vào chỗ trống trong mẫu giấy mời dưới đây :

GIẤY MỜI

Kính gửi: ...................................

Lớp: ............ trân trọng kính mời: ......................

Tới dự: ................................... 

Vào hồi: ................................. giờ, ngày: .....................

Tại :................................... 

Chúng em rất mong được đón ...................................

Ngày ..... tháng ..... năm .....

Lớp trưởng

......................

TRẢ LỜI:

1. Nhớ và viết lại khổ thơ em thích nhất trong bài Vàm cỏ Đông.

Ví dụ:

Đây con sông như dòng sữa mẹ

Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây

Và ăm ắp như lòng người mẹ

Chở tình thương trang trải đêm ngày

2. Lớp em tổ chức liên hoan chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11. Em hãy điền những nội dung cần thiết vào chỗ trống trong mẫu giấy mời dưới đây :

GIẤY MỜI

Kính gửi : Thầỵ Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hòa Bình

Lớp 3A trân trọng kính mời: Thầy

Tới dự: Buổi liên hoan chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20- 11.

Vào hồi : 8 giờ, ngày 19/ 11 /2017

Tại : Lớp học 3A

Chúng em rất mong được đón Thầy đến dự.

Ngày 10 tháng 11 năm 2017

Lớp trưởng

Nguyễn Đình Hùng

Giaibaitap.me

Page 24

1. Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Anh em một nhà

2. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào mỗi ô trống trong đoạn văn sau. Gạch dưới những chữ đầu câu cần viết hoa.

Cà Mau đất xốp □ mùa nắng □ đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt □ trên cái đất phập phều và lắm gió lắm dông như thế □ cây đứng lẻ khó mà chống chọi nổi. Cây bình bát □ cây bần cũng phải quây quần thành chòm □ thành rặng □ rễ phải dài □ phải cắm sâu vào lòng đất.

TRẢ LỜI:

1Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Anh em một nhà.

Người liên lạc nhỏ

Nhớ Việt Bắc

Một trường tiểu học vùng cao

Hũ bạc của người cha

Nhà bố ở

Nhà rông ở Tây Nguyên

2. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào mỗi ô trống trong đoạn văn sau. Gạch dưới những chữ đầu câu cần viết hoa.

Cà Mau đốt xốp [.] Mùa nắng [,] đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt [.] Trên cài đất phập phều và lắm gió lắm dông như thế [,] cây đứng lẻ khó mà chống chọi nổi. Cây binh bát [,] cây bần cũng phải quây quần thành chòm [,] thành rặng [.] Rễ phải dài [,] phải cắm sâu vào lòng đất.

Giaibaitap.me

Page 25

2. Em bị mất thẻ đọc sách. Hãy điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống để hoàn thành đơn đề nghị thư viện trường cấp lại thẻ cho em :

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......, ngày...... tháng...... năm

ĐƠN XIN CẤP THẺ ĐỌC SÁCH

Kính gửi: Thư viện....................................

Em tên là: .................................................

Sinh ngày: ............. Nam [nữ] :..................

Nơi ở: ..........................................

Học sinh lớp: ............. Trường :..............

Em đã được cấp thẻ đọc sách số: ......................

[hoặc : ngày......tháng ......năm ......].

Em bị mất thẻ vì :............................................

Em làm đơn này đề nghị Thư viện ............................

Em xin cảm ơn.

Người làm đơn

........................

TRẢ LỜI:

1. Viết tên các nhân vật trong những bài tập đọc thuộc chủ điểm Anh em một nhà.

Đức Thanh, Kim Đồng, Sùng Tờ Dìn, Páo.

2. Em bị mất thẻ đọc sách. Hãy điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống trong mẫu đơn đề nghị thư viện trường cấp lại thẻ cho em dưới đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 3 năm 2017

ĐƠN XIN CẤP THẺ ĐỌC SÁCH

Kính gửi : Thư viện Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn

Em tên là : Phạm Quốc Trung

Sinh ngày : 12/17/2009           Nam [nữ] : Nam

Nơi ở : 14 Lê Văn Sĩ phường 10, quận Tân Bình, TP.HCM.

Học sinh lớp : 3A5 Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn.

Em làm đơn này đề nghị Thư viện cấp lại thẻ thư viện cho em.

Lí do : thẻ thư viện của em đã bị mất.

Em xin chân thành cảm ơn.

Người làm đơn

Phạm Quốc Trung

Giaibaitap.me

Page 26

1. Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Thành thị và nông thôn

2. Hãy viết thư thăm một người thân hoặc một người mà em quý mến [ông bà, cô, bác, cô giáo cũ, bạn cũ ...]

TRẢ LỜI:

1. Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Thành thị và nông thôn

Đôi bạn

Về quê ngoại

Ba điều ước

Mồ côi xử kiện

Anh Đom Đóm

Âm thanh thành phố

2. Hãy viết thư thăm một người thân hoặc một người mà em quý mến [ông bà, cô, bác, cô giáo cũ, bạn cũ ...]

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 10 năm 2017

Bà ngoại kính yêu !

Lâu rồi cháu không viết thư thăm bà.

Bà có khỏe không? Bữa nay trời trở lạnh rồi. Cháu mặc hai cái áo len vẫn thấy rét. Bà ở quê chắc là lạnh lắm ? Buổi tối bà có ngủ được không ? Cháu nhớ bà nhiều. Ba mẹ cháu nhắc bà luôn. Có thể tháng sau mẹ sẽ về quê thăm bà. Lúc ấy bà lên Hà Nội thăm cháu luôn bà nhé ! Cả nhà cháu đều khỏe. Cháu đi học thường được cô giáo khen ngoan và viết chữ đẹp. Cháu mong sẽ nhanh được gặp bà. Lúc đó bà lại kể chuyện cho cháu nghe nữa bà nhé !

Cháu của bà

Phạm Quốc Trung

Giaibaitap.me

Video liên quan

Chủ Đề