Viêm phổi điều trị thời gian bao lâu thì khỏi

Hoạt động của phổi có vai trò quan trọng trong cung cấp oxy cho máu, từ đó đi nuôi dưỡng tất cả các tế bào, cơ quan trên toàn cơ thể. Vì thế, bệnh lý hoặc tổn thương ở phổi đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, trong đó có viêm phổi. Vậy viêm phổi có thể tự khỏi được không?

1. Bệnh viêm phổi và triệu chứng nhận biết

Viêm phổi là tình trạng tổn thương gây sưng viêm ở các mô phổi sau khi nhiễm vi sinh vật [virus, vi khuẩn, nấm] hoặc do khói bụi, hóa chất.

Viêm phổi là bệnh hô hấp nguy hiểm, diễn tiến phức tạp

Nhu môi phổi bị tổn thương sẽ gây xuất hiện gây ra các triệu chứng như:

  • Triệu chứng cơ năng: tam chứng màng phổi: sốt cao, lạnh, rét run, ho khạc đờm mủ, đau tức ngực.

  • Có thể xuất hiện các triệu chứng như khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực.

Biến chứng viêm phổi có thể khiến bệnh nhân tử vong

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phổi

Nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, không phải do trực khuẩn lao. Triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện khá sớm sau khi nhiễm tác nhân.

2.1. Bệnh viêm phổi do vi khuẩn

Vi khuẩn thường gây viêm phổi nhất là streptococcus pneumoniae, ngoài ra hiếm gặp hơn nhưng vẫn có nguy cơ là các loại vi khuẩn legionella, haemophilus,…

2.2. Bệnh viêm phổi do virus

Virus là tác nhân gây viêm phổi phổ biến hơn so với các vi sinh vật khác, đặc trưng bệnh là triệu chứng sớm, tiến triển nhanh nhưng không thường nguy hiểm bằng bệnh do vi khuẩn. Virus gây viêm phổi sẽ xâm nhập từ môi trường sống ô nhiễm hoặc do lây nhiễm từ người bệnh.

Virus thường gặp gây viêm phổi bao gồm: virus hợp bào, virus rhino, adenovirus, virus cúm Influenza A, B,…

2.3. Bệnh viêm phổi do nấm

Nấm cũng là một trong những loại vi sinh vật có thể gây viêm phổi nhưng hiếm gặp, song bệnh thường nghiêm trọng, biến chứng nặng nề và phức tạp hơn so với 2 tác nhân vi sinh vật còn lại. Nấm xâm nhập vào hệ hô hấp của con người qua tiếp xúc trực tiếp hoặc hít thở không khí chứa bào tử nấm.

Bệnh viêm phổi do nấm nguy hiểm và tiến triển phức tạp

Môi trường nấm tấn công hô hấp thường tồn tại là môi trường không khí ô nhiễm, nhiều hóa chất, khói bụi hay thuốc lá,… Với trường hợp này, bệnh nhân cần được chăm sóc y tế càng sớm càng tốt ngừa biến chứng nặng.

2.4. Bệnh viêm phổi do hóa chất

Hóa chất cũng là một trong những nguyên nhân gây ra viêm phổi mặc dù khá hiếm gặp. Đối tượng thường mắc bệnh là những người làm việc đặc thù trong môi trường hóa chất lâu, cơ thể tiếp xúc thường xuyên với nhiều loại hóa chất nguy hiểm.

Với trường hợp này, ngoài viêm phổi, các bộ phận khác của cơ thể cũng dễ mắc bệnh khiến sức khỏe bị đe dọa nghiêm trọng. Vì thế những người làm việc trong môi trường hóa chất cần có biện pháp bảo vệ phù hợp.

3. Viêm phổi có thể tự khỏi được không - thắc mắc của nhiều bệnh nhân

viêm phổi là tình trạng tổn thương thực thể tại tổ chức phổi, bệnh có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào song chủ yếu gặp phải ở người có sức đề kháng yếu, người thường xuyên hút thuốc và làm việc trong môi trường khói bụi ô nhiễm,… Nhiều bạn đọc thắc mắc, viêm phổi có thể tự khỏi được không?

Viêm phổi không thể tự khỏi

Thực tế bệnh lý này nếu không được điều trị, điều trị chậm trễ hoặc điều trị không đúng cách đều khiến tổn thương nghiêm trọng hơn, nguy cơ gặp phải biến chứng và rủi ro nguy hiểm đến sức khỏe. Nhất là các đối tượng sức khỏe yếu, hệ miễn dịch kém, biến chứng viêm phổi không được can thiệp y tế kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Vì thế khi phát hiện viêm phổi hoặc có dấu hiệu nghi ngờ bệnh, không nên chủ quan tự điều trị hoặc nghĩ rằng bệnh sẽ tự cải thiện. Thay vào đó cần sớm tới cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị.

Đa phần trường hợp viêm phổi phát hiện sớm đều được kiểm soát tốt bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà, điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus, thuốc không kê đơn, thuốc chống nấm hoặc phương pháp điều trị hô hấp,… Tùy theo tác nhân gây bệnh mà thuốc điều trị sử dụng sẽ có hiệu quả khác nhau, nên tự ý mua thuốc điều trị không chỉ không hiệu quả mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy sức khỏe.

Trong các trường hợp viêm phổi nặng, thường do tiến triển từ bệnh lý hô hấp nghiêm trọng hoặc sức khỏe yếu không điều trị đúng cách trong thời gian dài, bệnh nhân sẽ phải nhập viện để được chăm sóc, điều trị y tế ngay lập tức. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh như áp xe màng phổi, tràn mủ màng phổi, suy hô hấp, viêm màng ngoài tim,… cũng cần phát hiện và can thiệp sớm.

Điều trị muộn có thể khiến bệnh nhân viêm phổi gặp biến chứng sức khỏe nghiêm trọng

Sau điều trị, bệnh nhân vẫn cần tự theo dõi triệu chứng bệnh tại nhà, tái khám đúng lịch hẹn để ngừa nguy cơ tái phát hoặc di chứng.

4. Phòng ngừa viêm phổi hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh viêm phổi, bạn nên nghiêm túc thực hiện các biện pháp sau:

  • Không hút thuốc lá, hạn chế đến nơi có khói thuốc lá.

  • Rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, đi từ bên ngoài trở về nhà.

  • Tránh tiếp xúc với người bệnh, nhất là những người mắc bệnh truyền nhiễm.

  • Làm việc với cường độ vừa phải, nghỉ ngơi hợp lý.

  • Có chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, tránh các thức ăn nhanh, thức ăn cay nóng, đồ ăn sẵn.

  • Ăn mặc phù hợp theo mùa, đủ ấm vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè.

Như vậy, MEDLATEC đã giải thích đến bạn đọc thắc mắc viêm phổi có thể tự khỏi được không? Không nên chủ quan không điều trị cho bệnh viêm phổi tự khỏi, nguy cơ bệnh tiến triển nặng gây biến chứng nguy hiểm là rất cao. Nếu bạn có thắc mắc khác về bệnh hoặc cần tư vấn điều trị, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí. MEDLATEC luôn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7, kể cả ngày nghỉ.

Liệu pháp kháng sinh là phương pháp điều trị chính cho bệnh viêm phổi mắc phải tại cộng đồng. Điều trị thích hợp bao gồm bắt đầu dùng kháng sinh theo kinh nghiệm càng sớm càng tốt, tốt nhất là 8 giờ sau khi xuất hiện. Bởi vì sinh vật khó xác định, chế độ kháng sinh theo kinh nghiệm được lựa chọn dựa trên các mầm bệnh có thể xảy ra và mức độ nghiêm trọng của bệnh tật. Các hướng dẫn đồng thuận đã được phát triển bởi nhiều tổ chức chuyên nghiệp; một hướng dẫn được sử dụng rộng rãi được trình bày chi tiết trong bảng Viêm phổi cộng đồng mắc phải ở người lớn Viêm phổi cộng đồng ở người lớn

[Xem thêm Hướng dẫn lâm sàng của Hiệp hội bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ về bệnh viêm phổi mắc phải ở cộng đồng]. Các hướng dẫn phải được điều chỉnh cho phù hợp với các mô hình mẫn cảm tại địa phương, công thức thuốc và hoàn cảnh của từng bệnh nhân. Nếu mầm bệnh sau đó được xác định, kết quả của thử nghiệm tính nhạy cảm với kháng sinh có thể giúp hướng dẫn bất kỳ thay đổi nào trong liệu pháp kháng sinh.

Đối với trẻ em, điều trị phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng tiêm phòng trước đó, điều trị ngoại trú hay nội trú. Đối với điều trị ngoại trú, điều trị được quyết định theo tuổi:

  • < 5 tuổi: Amoxicillin hoặc amoxicillin/clavulanate thường là thuốc được lựa chọn. Nếu dịch tễ học gợi ý một mầm bệnh không điển hình cũng như căn nguyên và bằng chứng lâm sàng phù hợp, có thể thay bằng một macrolide [ví dụ như azithromycin hoặc clarithromycin]. Một số chuyên gia đề xuất không sử dụng kháng sinh nếu các đặc điểm lâm sàng gợi ý nhiều đến viêm phổi do virus.

  • ≥ 5 tuổi: Amoxicillin hoặc [đặc biệt nếu không thể loại trừ được một mầm bệnh không điển hình] amoxicillin cộng với macrolide. Amoxicillin/clavulanate là một lựa chọn thay thế. Nếu nguyên nhân là một mầm bệnh không điển hình, chỉ cần dùng macrolide đơn độc.

Đối với trẻ em được điều trị nội trú, liệu pháp kháng sinh có xu hướng phổ rộng hơn và phụ thuộc vào các mũi tiêm chủng trước đó của trẻ:

  • Tiêm chủng đấy đủ [chống lại S. pneumoniae và H. influenzaeloại b]: Ampicillin hoặc penicillin G [lựa chọn thay thế là ceftriaxone hoặc cefotaxime]. Nếu nghi ngờ MRSA, thêm vancomycin hoặc clindamycin. Nếu không thể loại trừ một mầm bệnh không điển hình, một macrolide được thêm vào.

  • Không được chủng ngừa đầy đủ: Ceftriaxone hoặc cefotaxime [thay thế là levofloxacin]. Nếu nghi ngờ MRSA, thêm vancomycin hoặc clindamycin. Nếu không thể loại trừ một mầm bệnh không điển hình, một macrolide được thêm vào.

Với điều trị theo kinh nghiệm, 90% bệnh nhân viêm phổi do vi khuẩn được cải thiện. Sự cải thiện được thể hiện bằng giảm ho và khó thở, hạ sốt, giảm đau ngực, và giảm lượng bạch cầu máu. Nếu tình trạng không cải thiện cần nghĩ đến

  • Một căn nguyên vi sinh vật bất thường

  • Sự đề kháng với kháng sinh đã được sử dụng để điều trị

  • Đồng nhiễm hoặc bội nhiễm với một tác nhân lây nhiễm thứ 2

  • Một tổn thương tắc nghẽn trong phế quản

  • Ổ di bệnh nhiễm trùng [trong trường hợp nhiễm phế cầu khuẩn]

  • Không tuân thủ điều trị [trong trường hợp bệnh nhân ngoại trú]

Nếu không thể xác nhận được một trong những trường hợp trên, sự thất bại điều trị có thể là do các biện pháp bảo vệ của cơ thể không đầy đủ. Khi điều trị thất bại, hội chẩn với chuyên gia hô hấp và/hoặc chuyên gia về bệnh truyền nhiễm.

Điều trị bằng thuốc kháng vi-rút có thể được chỉ định cho một số trường hợp viêm phổi do virus. Ribavirin không được sử dụng thường xuyên cho bệnh viêm phổi RSV ở trẻ em hoặc người lớn, nhưng có thể được sử dụng ở trẻ em có nguy cơ cao < 24 tháng.

Oseltamivir 75 mg uống 2 lần/ngày hoặc zanamivir 10 mg hít 2 lần/ngày trong vòng 48 giờ kể từ khi bắt đầu triệu chứng và trong 5 ngày làm giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ở bệnh nhân bị nhiễm cúm. Ở những bệnh nhân nhập viện vì nhiễm cúm, nghiên cứu quan sát cho thấy lợi ích thậm chí 48 giờ sau khi khởi phát triệu chứng.

Acyclovir 5 đến 10 mg/kg tiêm tĩnh mạch 8 giờ một lần cho người lớn hoặc 250 đến 500 mg/m2 diện tích bề mặt cơ thể, tiêm tĩnh mạch 8 giờ một lần cho trẻ em được khuyến cáo đối với nhiễm trùng phổi do varicella. Mặc dù viêm phổi do vi rút đơn thuần xảy ra, nhưng tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn bội nhiễm vẫn phổ biến và cần dùng kháng sinh chống lại S. pneumoniae, H. influenzae và S. aureus.

Chụp X-quang theo dõi nên được thực hiện sau 6 tuần điều trị ở bệnh nhân > 35; sự tồn tại dai dẳng của một thâm nhiễm 6 tuần làm tăng nghi ngờ về bệnh lao hoặc một tổn thương nội mô, có thể ác tính.

Video liên quan

Chủ Đề