Tại sao rồng ngậm ngọc

Trong quan niệm người Việt, rồng luôn là con vật linh thiêng, biểu tượng cho quyền uy, sức mạnh. Và hình ảnh "Lưỡng long chầu nguyệt" trên các mái đình đền, chùa chiền, không chỉ biểu tượng cho sức mạnh thần thánh mà còn ẩn trong đó những giá trị nhân văn, phản chiếu trí tuệ, ước vọng của con người và nền văn minh cổ xưa.

Rồng đứng đầu tứ linh

Trong tâm thức người dân Việt Nam, rồng có vị trí đặc biệt về văn hoá, tín ngưỡng, nó biểu tượng cho quyền uy tuyệt đối của các đấng Thiên Tử. Rồng cũng đứng đầu trong tứ linh "long, lân, quy, phượng". Thuyết rồng cũng xuất hiện thuở sơ khai với sự tích "con rồng, cháu tiên" và tập quán trồng lúa nước, trong đó rồng đóng vai trò giúp gió mưa thuận hoà.

Lưỡng long chầu nguyệt" còn ẩn trong đó những giá trị nhân văn, phản chiếu trí tuệ...

Tuy trong tâm thức, rồng luôn giữ vị trí tối thượng nhưng hình ảnh rồng lại biến đổi qua từng thời kỳ. Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh thuộc trung tâm nghiên cứu Lý học Phương Đông đồng ý rằng, rồng xuất hiện rõ nét nhất vào thời Lý. Hình ảnh "rồng bay lên" - Thăng Long tượng trưng cho vùng đất thiêng và sự vươn lên của dân tộc Việt.

Vào thời kỳ này, rồng cũng được trang trí ẩn hiện trên hình lá đề, cánh sen, ở bệ Đức Phật. Rồng thời Lý có thân hình tròn, uốn lượn nhiều khúc, dài và nhỏ dân về phía đuôi. Chân rồng thường cố định 3 ngón, hình rồng chữ S. Chính sự chặt chẽ về kiến thức đó nên người dân thường trang trí rồng trên các mái đình đền với biểu tượng thiêng liêng. Hình ảnh rồng ngẩng cao đầu, miệng há rộng ngậm ngọc quý, mào rồng hình lửa cùng tai bờm và râu vút lên uy nghi hướng về phía mặt trời là biểu tượng cho sức mạnh thần thánh.

Rồng thời Trần lại khác, tuy kề thừa yếu tố cơ bản của thời Lý nhưng đã có những biến đổi về chi tiết. Rồng bát đầu xuất hiện cặp sừng và đôi tay, mào lửa trên đầu ngắn hơn và phần lưng uốn lượn võng xuống hình yên ngựa.

Rồng thời Lê thì khác biệt hoàn toàn. Các hình dáng được phô bày chứ không chỉ uốn lượn. Đầu rồng to, bờm lớn ngược ra sau, mào lửa mất hẳn, thay vào đó là một chiếc mũi to.

Các nhà nghiên cứu dân gian đều đồng ý rằng, rồng đứng đầu trong hàng tứ linh. Hình dáng của rồng mỗi thời một khác là do quan niệm tâm linh và kiến trúc thời đó.

Hiểu đúng về "Lưỡng long chầu nguyệt"

Rồng tượng trưng cho sự phồn vinh và sức mạnh của dân tộc, nhanh chóng trở thành hình tượng biểu hiện uy quyền của nhà nước phong kiến, chỉ dùng nơi trang trọng nhất của cung vua, hay những công trình lớn của quốc gia. Đã có thời triều đình phong kiến chạm khắc hình rồng trên nhà cửa hay đồ dùng gia đình. Nhưng sức sống của con rồng còn dẻo dai hơn khi nó vượt ra khỏi kinh thành, đến với làng quê dân dã. Nó leo lên đình làng, ẩn mình trên các bình gốm, cột đình, cuộn tròn trong lòng bát đĩa hay trở thành người gác cổng chùa. Rồng còn có mặt trõng những bức tranh hiện đại phương Đông, biểu hiện một mối giao hoà giữa nền văn hoá xa xưa bằng những ý tưởng mới mẻ kỳ lạ.

Hình ảnh hai con rồng chầu vào vòng tròn chính giữa xuất hiện trên các nóc đình đền và chùa chiền một thời gây tranh cãi gáy gắt trong giới khoa học. Nhiều người dùng thuật ngữ "Lương long chầu nguyệt" để chỉ đôi rồng chầu về mặt trăng. Những nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho rằng, đó là một sai lầm, vì vòng tròn ở giữa không phải mặt trăng, trăng không thể có ánh lửa bùng cháy.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh giải thích, con rồng là biểu tượng của sức mạnh vũ trụ mà cụ thể là hai lực tương tác Âm - Dương. Khi thể hiện hai con rồng thì không con nào ngậm châu cả. Vì sao? Vì hình tượng hai con rồng là biểu tượng lực Âm - Dương cân bằng, hạt châu lại là biểu tượng của Thái cực, là biểu tượng của vũ trụ.

Nếu hai con rồng đều ngậm châu thì đó là hình ảnh sai lầm do người làm ra thiếu hiểu biết hoặc rập khuôn theo mô-típ chung. Bởi không thể có hai vũ trụ, chỉ khi thể hiện một con rồng - tức là một âm [hoặc một dương] thì mới ngậm châu. Đây chính là biểu tượng của một trong hai thế lực âm [hoặc dương] đang chi phối vũ trụ [âm thịnh thì dương suy hoặc ngược lại].

Như vậy, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh thì đôi rồng hướng về "quả cầu lửa" không phải là "Lưỡng long chầu nguyệt". Có thể gọi đó là "Lưỡng long tranh châu" thì chính xác hơn. Ông Tuấn Anh cũng lưu ý, thuật ngữ "Lưỡng long chầu nguyệt" rất có thể bắt nguồn từ "lý ngư vọng nguyệt" [cá chép ngóng về mặt trăng, tất nhiên mặt trăng ở đây là cái bóng dưới nước].

Tuy nhiên, thuật ngữ "Lưỡng long chầu nguyệt" xuất hiện ngay từ những năm 1930. Trong một cuốn sách nghiên cứu về văn hoá dân gian Việt Nam của nhà nghiên cứu Việt Nam học người Pháp là Le Brenton đã đề cập đến thuật ngữ này một cách rõ ràng. Trong đó, ông cho rằng, hình ảnh "Lưỡng long chầu nguyệt" là có thật và nó bị lai tạo hình ảnh rồng và tính đặc trưng trong quan niệm của người Trung Hoa.

Và ngay trên các mái đình, đền, chùa, miếu, hình ảnh "Lưỡng long chầu nguyệt" cũng được thể hiện với đặc điểm là "đuôi chổng lên, đầu chúc xuống, mắt ngước lên nhìn mặt trăng với ý nghĩa thuần phục". Đó là biểu tượng cho tâm linh thần phục thánh thần. Hình ảnh "Lưỡng long chầu nguyệt" đích thực theo khảo sát của các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian, hiện tại còn rất ít nếu không muốn nói là cực hiếm. Cho nên, nhiều người lầm tưởng hình ảnh giữa "Lưỡng long chầu nguyệt" và "Lưỡng long tranh châu" là điều khó tránh khỏi.

Theo Khoa học & Đời sống số Xuân 2012

Từ xưa, rồng đã là linh vật mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, biểu tượng cho bậc quân tử. Rồng có mình dài, thân có vảy, đầu có râu và sừng, chân có móng vuốt, có thể lên trời xuống biển, thở ra nguyên khí của đất trời [nguyên khí là nền tảng của thuật phong thủy] .Có lẽ vì vậy, mà nhiều người khúc mắc ý nghĩa rồng nhả ngọc là gì, nên đặt tượng rồng bằng đồng trong nhà thế nào cho đúng. Hiểu được điều đó, Đồ Đồng Dung Quang Hà gửi tới gia chủ những kiến thức bổ ích qua bài viết dưới đây!

Ý nghĩa rồng nhả ngọc 

Tượng rồng bằng đồng - Linh vật phong thủy tốt đẹp 

Rồng được xem là biểu tượng may mắn, tốt đẹp, và quyền uy. Theo văn hóa phương đông, rồng là một trong tứ linh [long, lân, quy, phụng] là biểu tượng chính trong phong thủy, tượng trưng cho sự bắt đầu tươi mới. 

Tượng rồng bằng đồng - Linh vật may mắn, tài lộc

Theo truyền thuyết xa xưa: rồng vốn là một loài vật linh thiêng tượng trưng cho sự tốt lành. Hình ảnh con rồng thường gắn liền với bậc quân tử, đế vương. Điều đó thể hiện qua việc các vị vua thường mặc long bào có nghĩa là áo thêu hình con rồng và trên ngai vàng, cung điện cũng chạm khảm hình tượng con rồng.

Hình ảnh con rồng được mô tả với mình rồng dài, đầu có sừng giống như sừng hươu, có râu hai bên mép, chân có móng vuốt nhọn, thân có rất nhiều vảy, có khả năng bơi được cả trên trời và dưới nước.

Tượng song long phú quý bằng đồng 

>> Xem ngay:Điểm danh các con vật phong thủy theo tuổi hợp mệnh nhất

Đặc biệt, rồng có khả năng dùng hơi thở để tạo ra nguyên khí đất trời [hay còn gọi là rồng nhả ngọc] và chính nguyên khí này được coi là nền tảng của thuật phong thủy học, khiến nhiều gia chủ băn khoăn khoăn về ý nghĩa rồng nhả ngọc. Trên cơ thể của rồng như đầu, thân, đuôi, móng vuốt, và có biểu tượng khác nhau, nên người ta cho rằng chúng ảnh hưởng tới môi trường phong thủy.

Ý nghĩa rồng nhả ngọc theo phong thủy 

Theo phong thủy, ý nghĩa rồng nhả ngọc tượng trưng cho tính dương bởi thế cho nên loại tượng linh vật này phù hợp cho nam hơn là cho nữ. Ý nghĩa rồng nhả ngọc là biểu tượng của quyền lực, thể hiện quyền uy nên thích hợp với những người làm việc chính trị, có quyền có chức.

Tượng rồng phong thủy phun lửa bằng đồng dát vàng cao 47cm

Ý nghĩa rồng nhả ngọc được xem là biểu tượng may mắn đem lại tài lộc trong làm ăn kinh doanh, giúp cho mọi sự đều dễ dàng thuận lợi. Bên cạnh việc chiêu lộc thì tượng rồng bằng đồng, tượng rồng mạ vàng phong thủy còn là linh vật phong thủy giúp trấn áp được nạn tiểu nhân ám hại một cách hiệu quả.

Dựa vào ý nghĩa rồng nhả ngọc, có thể dùng để bài trí trong phòng khách trong nhà hay trong văn phòng làm việc. Vị trí đặt tượng rồng tốt là là hướng “Thanh Long” nghĩa là phía bên tay trái theo hướng nhìn ra cửa của bức tường phòng ta bày trí. Khi bày trí, gia chủ nên để rồng hướng quay đầu ra phía cửa là đúng phong thủy.

Tượng rồng bằng đồng dát vàng sang trọng 

Tượng rồng có dương tính nên không hợp bày trong phòng ngủ vì làm mất cân bằng đồng âm dương và ảnh hưởng sức khỏe. Khi muốn phòng trừ nạn tiểu nhân ám hại thì nên đặt một con tượng rồng cầm ngọc bằng đồng ngay phía tay trái trên bàn làm việc.

Những điều nên khi đặt tượng rồng trong nhà

Ý nghĩa rồng nhả ngọc còn gắn liền với nơi bài trí. Nên bày trí tượng Rồng ở hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc trong phòng khách hoặc phòng làm việc ở cửa hàng kinh doanh, buôn bán. Theo quan niệm người xưa, phù điêu Rồng hay tượng Rồng nên ở bên trái, bên phải của đại sảnh, phòng khách hay phòng làm việc của gia chủ. Khi trang trí tượng Rồng cũng như các vật phẩm phong thủy phòng khách là cách thể hiện quyền uy của người đứng đầu và là điềm tốt lành trong các mối quan hệ ngoại giao.

Tượng rồng phun lửa bằng đồng dát vàng đẹp tôn nghiêm

Nếu gia chủ đang băn khoăn, nên đặt tượng gì trên bàn làm việc thì tượng rồng là lựa chọn hoàn hảo. Tượng Rồng đặt ở vị trí cao ráo, sạch sẽ và thông thoáng sẽ mang lại may mắn. Những chỗ có nguồn năng lượng tốt sẽ phát huy hết tác dụng của vật phẩm phong thủy này. Đặt tượng Rồng ở vị trí có thể quan sát tổng thể ngôi nhà, mắt Rồng luôn hướng về phía rộng rãi, mới tăng được tài lộc cho ngôi nhà.

Những điều không nên khi đặt tượng rồng trong nhà

Đặt tượng ở cửa sổ hay góc nhà là những khu vực không thích hợp trong phong thủy, gia chủ không nên đặt đầu rồng hướng về phía cửa sổ. Tránh để Tượng gỗ Rồng sau lưng ghế ngồi hoặc không được đối diện với người ngồi sẽ làm cho quyền lực bị áp chế, gây phản tác dụng, ảnh hưởng xấu đến tài lộc, công danh sự nghiệp của gia chủ. 

Tượng rồng bằng đồng bền đẹp theo thời gian 

Rồng là con vật mang ý nghĩa cát tường nhưng lại không hợp cho những người tuổi Tuất, vì vậy gia chủ không nên bài trí. Ngoài ra, ngoại trừ Phượng thì không nên đặt các con vật phong thủy khác gần tượng con Rồng. Nếu đặt tượng Rồng với Phượng gia chủ sẽ có nhiều may mắn trong con đường tình duyên, cải thiện quan hệ vợ chồng. Bởi vì, Rồng và Phượng là cặp đôi mang đến hạnh phúc, sự may mắn trong hôn nhân và gia đình.

Tượng rồng dát vàng cao 40cm dài 32cm - Linh vật ý nghĩa

Quý khách có nhu cầu mua tượng tượng rồng nhả ngọc bằng đồng đẹp, chất lượng. Mời đến với Đồ Đồng Dung Quang Hà, cơ sở chuyên sản xuất và phân phối tượng rồng, 12 con giáp bằng đồng, đồ đồng phong thủy,... uy tín, đa dạng mẫu mã và kích thước. Giá bán tượng rồng tại Dung Quang Hà cũng rất hợp lý, báo giá tận xưởng phù hợp với mọi khách hàng. 

Có thể gia chủ cũng quan tâm: 

>> Trọn bộ các mẫu tượng rồng bằng đồng phong thủy đẹp, độc đáo được chế tác tinh xảo nhất

Nếu quý khách có nhu cầu về các sản phẩm đồ đồng, xin vui lòng liên hệ tại:

      • Số 9 B1 đường Nguyễn Cảnh Dị, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

      • Số 661 - 663 đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

    • Hotline/Zalo: 0967.23.7777        Telephone: 02466.747.666

    • Website: //dongmynghe.com.vn

    • Email:

    • Chúc Quý Khách hàng lựa chọn được sản phẩm ưng ý và hài lòng về chất lượng!

Tags:

  • ý nghĩa rồng nhả ngọc
  • đồ đồng dung quang hà
  • đồ đồng quang hà

Video liên quan

Chủ Đề