Vì sao gọi là luật 10 59

Đây là một đạo luật do Tổng thống Ngô Đình Diệm ban hành ngày 6 tháng 5, năm 1959. Cộng sản Việt Nam ra rả tuyên truyền chỉ trích là “Lê máy chém đi càn dân”, dã man, độc ác nhưng dường như không hề được họ công bố trong suốt mấy chục năm qua …

Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngo Đình Diệm. Nguồn: gettyimages

Trong một bài thơ của Chế Lan Viên, ở  đọan cuối viết,

“Tiếng vọng trong gió:Xứ “ông” Diệm cộng hoàTrăm sự đều của MỹMáy chém thì… nhân vị

Sơn màu U.S.A.”

“Ngô thuốc độc ngợi ca máy chém”, Chế Lan Viên toàn tập, Nxb Văn học, 2002 [Vũ Thị Thường sưu tầm và biên soạn]

Và cho đến nay người cộng sản  vẫn chưa thôi thả tin vịt.

Sáu mươi năm sau, 2019, một bài đăng trên trang “Ban tuyên giáo huyện ủy Vĩnh Thuận”,  tựa đề “Ký ức 60 năm: Căm thù Luật 10/59 của Mỹ-Diệm” có đoạn viết

“Cách đây đúng 60 năm – năm Kỷ Hợi 1959, chính quyền Ngô Đình Diệm đã ban hành đạo luật ngày 6/5/1959 [luật 10/59]. Theo luật 10/59, Tòa án quân sự đặc biệt dưới chế độ Ngô Đình Diệm chỉ xử 2 mức: Tử hình và khổ sai chung thân. Thực tế chỉ cần có ý nghĩ chống chính quyền Diệm là bị ghép tội chứ không đợi đến ra tòa. Thực hiện đạo luật này, Mỹ – Diệm đã đàn áp khủng bố nhân dân tham gia cách mạng, giết hại những người yêu nước, đánh phá ác liệt các chi bộ đảng và cơ sở cách mạng. Chúng dựng lên chi khu An Phước, chi khu Kiên An với những tên gian ác như […] để thi hành luật 10/59 trên vùng quê U Minh Thượng.”

“Thực hiện luật 10/59 địch điên cuồng thảm sát đồng bào ta, chỉ trong đêm 23/10/1959 tên đao phủ […] và bọn tay chân gian ác đã mổ bụng lấy mật 57 đồng bào và cán bộ yêu nước ở ấp Tân Sinh, Vĩnh Tuy, Vĩnh Phước, Vĩnh Hòa Hưng cột thành chùm năm, bảy người rồi thả trôi sông, riêng ở Lục Sự cũng chỉ trong một đêm chúng giết đến 20 người. Mỹ-Diệm đã thực sự dìm nhân dân trong biển máu.” Ký ức 60 năm: Căm thù Luật 10/59 của Mỹ-Diệm, ngày 31 tháng 1 năm 2019.

Ký ức 60 năm: Căm thù Luật 10/59 của Mỹ-Diệm

Một vài sự kiện xẩy ra trong cùng giai đọan lịch sử này là

  • 1958, Lê Duẩn bí mật vào Nam rồi cuối năm trở lại Hà Nội, đề nghị tiến đánh Việt Nam Cộng Hòa bằng võ lực.
  • Tháng Giêng năm 1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam [khoá II] quyết định về nhiệm vụ cách mạng ở miền Nam và vai trò vị trí của miền Bắc xã hội chủ nghĩa đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 15 là một nghị quyết lịch sử rất quan trọng tạo nên bước chuyển biến lớn đối với cuộc tấn công miền Nam bằng vũ lực.
  • Ngày 5-5-1959, Quân uỷ Trung ương đã ra Nghị quyết chính thức xây dựng con đường vận chuyển chi viện cho miền Nam “đường mòn Hồ Chí Minh”, gọi tắt là đường 559.
  • Tháng 7-1959, thành lập đơn vị vận tải đường biển chịu trách nhiệm chuyển hàng hoá chi viện cho miền Nam bằng đường biển, gọi tắt là đơn vị 759.   
  • Đại hội đã thông qua phương hướng và nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất [1961-1965] về phát triển kinh tế và văn hoá theo chủ nghĩa xã hội, quyết định những chủ trương về củng cố Đảng, và thông qua Điều lệ [sửa đổi] của Đảng.

Tài liệu sau đây do Nguyen Van Mieng chụp tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV [Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước – Bộ Nội vụ] ở số 2 Yết Kiêu, Đà Lạt, Lâm Đồng; DCVOnline soạn thành bản pdf để bạn đọc tham khảo và sử dụng.

© 2019 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”

  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn
  • More

Luật 10-59 là một đạo luật do chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ban hành ngày 6 tháng 5 năm 1959, quy định việc tổ chức các Tòa án quân sự đặc biệt nhằm xét xử trong 3 ngày các tội ác chiến tranh chống lại chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

Máy chém từng được sử dụng làm công cụ hành quyết phạm nhân bị kết án theo luật này.

Trong đó, ông Hoàng Lệ Kha [một người cộng sản ở Tây Ninh] là người cuối cùng mà chính quyền Ngô Đình Diệm dùng máy chém.

Về sau, do bị phản đối, ông Ngô Đình Diệm yêu cầu không sử dụng biện pháp tử hình này nữa.

Máy chém dưới thời Ngô Đình Diệm, hiện  đang được trưng bày tại Bảo tàng thành phố Cần Thơ, Việt Nam

Hoàn cảnh

Năm 1958, cách mạng miền Nam trong thời điểm thoái trào, chế độ Việt Nam Cộng hoà được củng cố.

Tuy chiếm ưu thế nhưng Việt Nam Cộng hoà đang gặp thách thức nghiêm trọng.

Trên chiến trường, các nhóm vũ trang của lực lượng cộng sản không chỉ hoạt động để tự vệ hay diệt ác ôn [thủ tiêu các viên chức chính phủ] ở ấp, xã, mà nhiều nhóm có quy mô tiểu đội, trung đội, đại đội thuộc sự lãnh đạo của các Tỉnh uỷ hoặc Xứ uỷ Nam Bộ.

Những nhóm này thực hiện những cuộc tấn công vào lực lượng quân đội Việt Nam Cộng hoà tại nhiều nơi.

Tuy lực lượng chưa lớn, chưa nhiều, nhưng đã là dấu hiệu báo trước con đường phát triển tất yếu:

Chiến tranh cách mạng.

Điều này giải thích vì sao đầu năm 1959 trong khi lớn tiếng hô hào “Bắc tiến”, chính quyền Việt Nam Cộng hoà lại tuyên bố đặt “miền Nam trong tình trạng chiến tranh” [tháng 3 năm 1959].

Bản gốc đạo luật đang được trưng bày tại Trung tâm lưu trữ quốc gia II-Đà Lạt

Nội dung

Tháng 4 năm 1959, Quốc hội Việt Nam Cộng hoà thông qua luật số 91.

Luật ấy được ban hành ngày 6 tháng 5 năm 1959 mang tên “luật 10-59” về thành lập các “tòa án quân sự đặc biệt”.

Theo luật 10-59, tội xử chỉ có hai mức: tử hình và khổ sai chung thân.

Xét xử chỉ được phép kéo dài tối đa 3 ngày, không có giảm khinh, không có kháng cáo, bản án thi hành ngay….

Luật này áp dụng cho tất cả mọi người bị quy là phạm tội ác chiến tranh chống lại nhà nước Việt Nam Cộng Hòa.

Những hình ảnh chụp lại từ “Quy phạm vựng tập”, Quyển II từ 31/1/1959 đến 31/12/1959, Tòa Tổng Thơ Ký ấn hành năm 1960, phần luật 10-59

Thi hành

Việc hành quyết những người bị kết tội ban đầu được thực hiện bằng máy chém với mục đích răn đe, gây khiếp sợ cho lực lượng cộng sản.

Cũng với mục đích này, chính quyền đặt máy chém giữa các chợ Trung Hòa, Tân An Hội [Củ Chi], kèm theo lời đe dọa:

“Ai liên quan đến cộng sản sẽ mất đầu”.

Chính quyền tổ chức những đội vũ trang có nhiệm vụ chống cộng đưa về các địa phương.

Các đội này hoạt động rất tích cực và dùng nhiều biện pháp giết người bị lên án.

Cho đến năm 1959, ở Củ Chi đã có 500 người bị moi gan mổ bụng, 600 người bị dồn vào bao bố cột đá dìm xuống sông, 150 người bị buộc vào sau xe ôtô kéo trên đường đá….

Toàn bộ số cán bộ ở Củ Chi bị bắt, bị giết lên đến 75%.

Bốn án tử hình gồm Lê Quang Vịnh, Lê Hồng Tư, Lê Văn Thành và Huỳnh Văn Chính [từ trái qua, trên xuống] đăng tải trên báo chí Sài Gòn năm 1962

Phản ứng của những người cộng sản

Những cán bộ cộng sản tổ chức nhiều cuộc biểu tình tại các địa phương chống lại việc thực thi luật 10-59 như biểu tình phản đối việc hành quyết Từ Văn Sến, Trương Văn Ba tại Bình Dương.

Có những cuộc biểu tình, người biểu tình mang xác người bị hành quyết đến trụ sở tỉnh để phản đối.

Chính quyền Sài Gòn buộc phải đối thoại với đoàn biểu tình sau đó chấp nhận xin lỗi, bồi thường và thuyên chuyển công tác những nhân viên chính phủ có liên quan.

Những cuộc đấu tranh chống lại Luật 10/59 được tổ chức khá chặt chẽ:

Phụ nữ tổ chức thành đội ra giáp mặt với địch

Thiếu nhi, phụ lão ở nhà lo việc hậu cần và lo tang lễ cho gia đình người bị hại.

Thanh niên không ra mặt để tránh bị bắt thi hành nghĩa vụ quân sự và lo đảm đương các công việc nặng khác.

Ngoài đội đấu tranh trực diện, còn có đội dự bị sẵn sàng thay thế hoặc tiếp viện.

Nguồn: Internet

Video liên quan

Chủ Đề