Vì sao giá coi giảm sâu

Theo thống kê thị trường ngày 12/5, Bitcoin, đồng tiền được nhiều người biết đến cũng như giá trị cao nhất hiện nay đang trên đà giảm mạnh, có thời điểm xuống sâu nhất ở mức giá mỗi Bitcoin chỉ còn 25.600 USD và cao nhất là 32.132 USD

Theo dữ liệu từ CoinMarketCap cho thấy, khối lượng giao dịch của Bitcoin trong thời gian gần đây chỉ đạt gần 60 tỷ USD, trong khi đó thị trường đã giảm về hơn 580 tỷ USD.

Thị trường tiền số sụp đổ

Bitcoin đang đà giảm mạnh, kéo theo các đồng tiền số có giá trị khác đang niêm yết trên thị trường cũng bị giảm sâu. Cụ thể, Binance Coin giảm 15,6%, Ripple giảm 20%, Ethereum giảm 12%, Solana giảm 48%, Polkadot giảm 21,8%, Dogecoin giảm 22,9%, Shiba INU giảm 26,2%,  Avalanche giảm 31,6%... Như vậy, toàn thị trường đã rơi vào thảm cảnh khi vốn hóa giảm đi 10%, chỉ còn 1.260 tỷ USD.

Quan sát toàn thị trường trong một tuần qua, các đồng tiền số có giá trị trên 1.000 USD như Bitcoin giảm 28,64%,  Ethereum giảm 33,38%, Maker giảm 25,47%. Các đồng tiền có giá trị trên 100 USD như BNB giảm 34,89%, Bitcoin Cash giảm 39.84%, Monero giảm 38,51%....

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc đồng Bitcoin và các đồng tiền số trong thời gian dài rớt giá, do tác động từ việc công bố của Mỹ về lạm phát cao trong tháng 4.  Căn cứ vào chỉ số giá tiêu dùng [PCI] trong tháng 4, chỉ số này đã tăng 8,3% so với một năm trước và tăng. Nhiều dự đoán lạm phát Mỹ đạt đỉnh 6% nhưng các phân tích cho thấy PIC lõi, không tính các thực phẩm và năng lượng con số này đã tăng vượt 6%, lên mức 6,2%.

Để đương đầu với lạm phát, Cục Dự trữ liên bang Mỹ [Fed] đã hai lần điều chỉnh lãi suất, cơ quan này sẽ có nhiều động thái tăng lãi suất đến khi lạm phát Mỹ trở về 2%. Chính những điều chỉnh tăng lãi suất của Fed và một số ngân hàng trung ương khác đã tác động đến động lực tăng giá của Bitcoin. Bên cạnh đó, đà bán tháo cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ cũng tạo nên áp lực cho đồng tiền này.

Tính đến nay, đồng Bitcoin đã giảm 62% so với đỉnh là 67.566 USD vào ngày 8/11/2021.

Theo Azcoinnews, các nhà đầu tư ngắn hạn đang có xu hướng bán ra, do không chắc chắn vào việc tăng giá thị trường hiện tại. Cũng theo các nhà đầu tư đồng Bitcoin có nguy cơ tiếp tục xuống giá sâu hơn nữa. Theo thống kê từ các sàn, tâm lý các nhà đầu tư nhỏ lẻ có tâm lý bán tháo Bitcoin, kéo theo các đồng tiền số khác cũng được đà bán tháo.

Ngọc Cương

Bitcoin xuyên thủng mốc hỗ trợ quan trọng và lao xuống cận 19.000 USD. Đồng tiền số và thị trường tiền mã hóa nói chung đang chịu áp lực bán tháo lớn.

Theo dữ liệu từ CoinMarketCap, giá Bitcoin tiếp tục dò đáy sau khi thủng mốc 19.000 USD/đồng vào chiều ngày 18/6 [giờ Việt Nam]. Hiện đồng tiền số đang được giao dịch ở ngưỡng 18.960 USD/đồng.

Sau 24 giờ qua, giá Bitcoin giảm thêm 10%, kéo vốn hóa xuống còn 364,4 tỷ USD. Do có tỷ trọng lớn nhất, vốn hóa toàn thị trường tiền mã hóa cũng neo xuống còn 845 tỷ USD, giảm 3,5 lần so với mức đỉnh.

Bitcoin vẫn chưa dừng đà giảm và đang mấp mé xuyên thủng tiếp mốc 19.000 USD. Cú rơi bất ngờ của Bitcoin đưa toàn thị trường chìm vào sắc đỏ.

Trong vòng 7 ngày qua, Bitcoin đã giảm 34,57% giá trị. Nhóm 10 đồng token/coin lớn nhất thế giới cũng không nằm ngoài xu hướng này, ví dụ như Ethereum [-40,06%], Binance coin [-31,17%], Cardano [-24,67%], Solana [-24,67%], Dogecoin [-31,51%].

Thị trường chịu áp lực bán tháo mạnh. Ảnh: Coin360.

So với thời điểm đỉnh cao, các đồng tiền số trong nhóm này đã thiệt hại 60-80% giá trị. Dữ liệu từ CoinGalss cho thấy hơn 76.000 tài khoản đánh lệnh phái sinh đã bị thanh lý, hầu hết là vị thế mua, với tổng giá trị lên tới 231 triệu USD.

Theo nhận định trước đó của Arthur Hayes - cựu Giám đốc điều hành sàn BitMEX - 20.000 USD và 1.000 USD là mốc hỗ trợ quan trọng của Bitcoin cũng như Ethereum. Do đó, nếu vượt qua mốc này, hai đồng tiền số sẽ gặp áp lực bán tháo nghiêm trọng.

Vẫn chưa rõ nguyên nhân vì sao Bitcoin giảm sâu, đặc biệt khi thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên cuối cùng của tuần không có mấy biến động rõ ràng. Tuy nhiên, việc kinh tế Mỹ đối mặt mức lạm phát chưa từng thấy trong vòng 4 thập kỷ qua đi kèm động thái nâng lãi suất của FED vẫn là nguyên nhân hàng đầu khiến thị trường đi xuống thời gian qua.

"Tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra, giá Bitcoin rơi thẳng đứng khiến các coin khác mà tôi đang nắm giữ cũng giảm đồng loạt. Trên các hội nhóm, mọi người cũng hỗn loạn không biết vì sao và nên làm gì", Trí nói.

Tương tự Trí, hàng loạt người chơi ở Việt Nam trải qua khoảng thời gian "nghẹn thở" khi các đồng tiền số biến động. "Không ai biết chuyện gì đang xảy ra. Bitcoin mất mốc 50.000 USD rồi xuống dưới 45.000 USD rồi tiếp tục rơi xuống ngưỡng 42.000. Nhiều người gọi điện xin lời khuyên nhưng chính tôi cũng không thể đưa ra quyết định", Trí cho hay.

The Motley Fool dẫn lời Justin d'Anethan của sàn giao dịch tiền điện tử Eqonex: "Tôi e rằng những người chơi mới, chưa từng trải qua sự sụp đổ của thị trường, đã làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Cú sốc này có thể gây hoảng loạn. Với xu hướng gần đây, tôi lo ngại vòng xoáy giảm giá dài hạn có thể chỉ mới bắt đầu".

Vấn đề được nhiều người quan tâm là tại sao giá Bitcoin đột ngột lao dốc?

Dữ liệu về giá Bitcoin và các đồng tiền mã hóa khác sụt giảm trong ngày 4/12. Nguồn: The Motley Fool

Có nhiều nguyên nhân nhưng theo các chuyên gia, có ba lý do chính tác động đến thị trường tiền mã hóa.

Euronews cho biết, nhiều người chơi bắt đầu bán tiền mã hóa khi có thông tin 8 giám đốc của các công ty tiền điện tử lớn nhất phải điều trần trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Mỹ vào ngày 8/12. Trong đó có Giám đốc tài chính toàn cầu Coinbase Alesia Haas và Giám đốc điều hành của FTX Trading Sam Bankman-Fried. Đây là lần đầu những công ty lớn trong thị trường tiền điện tử phải điều trần trước chính phủ Mỹ. Những thay đổi sau đó có thể phá vỡ mô hình hoạt động của họ, khiến nhiều người chơi lo ngại và tìm đến các kênh trú ẩn khác an toàn hơn. Ngoài ra, các "cá voi" đã bắt đầu chốt lời cách đây một tháng khi Bitcoin lập đỉnh.

Nguyên nhân thứ hai là tác động từ Cục dự trữ Liên bang Mỹ khi thắt chặt hoạt động kiểm soát tiền số. Yahoo News dẫn lời cảnh báo của chuyên gia Louis Navellier's: "Những động thái của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể làm vỡ bong bóng Bitcoin và tiền điện tử nói chung". Ông cũng cảnh báo giá Bitcoin có thể giảm xuống dưới 10.000 USD.

Một lý do khác là ảnh hưởng từ biến chủng Omicron và những thông tin chưa chắc chắn về mức độ nghiêm trọng của nó khiến nhiều người tìm cách chốt lời. "Không ai biết chắc đây có phải 'mùa đông' của tiền điện tử không. Nhưng tùy theo mức độ nghiêm trọng của biến thể Omicron, những tin tức xấu có thể sẽ ập đến với thị trường tiền mã hoá", Yahoo News bình luận.

Khương Nha tổng hợp

Giá mỗi đồng tiền số phổ biến nhất thế giới hiện xoay quanh 40.700 USD, giảm 10% trong tháng qua. Ether - tiền số phổ biến thứ hai, giảm khoảng 15%.

Bitcoin đã không bùng nổ như mong đợi của nhiều nhà đầu tư. Trên thực tế, ngay cả khi các nhà phân tích Phố Wall dự tính về khả năng xảy ra vụ khủng hoảng lớn, giá tiền số vẫn giảm đều đặn.

Nhiều năm qua, những nhà đầu tư yêu thích Bitcoin luôn chịu sự hoài nghi của thị trường. Khi bị đặt câu hỏi về giá trị của tiền số này, "thời gian sẽ trả lời" dường như là câu cửa miệng của nhiều người.

Họ nói rằng hãy chờ cho đến khi lạm phát chạm đỉnh và mọi người tìm cách gửi tiền vào một tài sản kỹ thuật số ổn định. Hoặc chờ cho đến khi chiến tranh nổ ra và tài sản của người dân bị kiểm soát. Khi đó, thế giới sẽ hiểu tại sao thị trường cần một loại tiền số ẩn danh, phi tập trung và phi trạng thái.

Đây đều là những giả thuyết dễ bắt gặp về tiềm năng của Bitcoin. Vượt mặt hầu hết các loại tiền số, Bitcoin được nhiều người nhà đầu tư coi như một loại "bảo hiểm cho ngày tận thế", một dạng "vàng số". Đồng tiền này được xem là nơi trú ẩn ổn định khi thế giới ngày càng hỗn loạn và khó đoán.

Và rồi, hỗn loạn đã xuất hiện. Tại Mỹ, lạm phát đang tăng với tốc độ nhanh nhất trong nhiều thập kỷ. VIX - chỉ số đo lường mức độ sợ hãi của Phố Wall trên thị trường chứng khoán - đã tăng hơn 80% trong năm nay. Tháng trước, chính phủ Canada đối phó với làn sóng tẩy chay vaccine của cánh tài xế xe tải, bằng cách dọa đóng băng tài khoản ngân hàng của những người này.

Gần nhất, cuộc xung đột của Nga và Ukraine chưa có điểm dừng. Chính quyền Tổng thống Vladimir Putin phải đối mặt với các lệnh trừng phạt, gây ảnh hưởng xấu tới đồng ruble và nền kinh tế Nga. Nhiều công ty Mỹ đã rút khỏi nước này, người dân gần như không truy cập được mạng lưới ngân hàng quốc tế, sử dụng thẻ tín dụng...

The New York Times gọi đây là một "cơn bão hoàn hảo" về các sự kiện kinh tế và địa chính trị. Về mặt lý thuyết, điều này đáng ra sẽ rất tốt cho Bitcoin. Nhưng điều này đã không xảy ra.

Việc sử dụng tiền số hàng ngày cũng không diễn ra theo cách mà nhiều người mong đợi. Khối lượng giao dịch Bitcoin có tăng sau khi lực lượng Nga tiến vào Ukraine, nhưng nó vẫn tương đối ổn định kể từ thời điểm đó. Điều này cho thấy mọi người không vội vàng giao dịch đồng ruble Nga và hryvnia Ukraine để lấy tiền số. Các nhà tài phiệt Nga dường như cũng không sử dụng tiền số để né lệnh trừng phạt như đồn đoán ban đầu.

Tuy nhiên, tiền số cũng không hoàn toàn vắng mặt trong những sự kiện này. Ở Canada, một số tài xế xe tải đã nhận quyên góp tiền số sau khi bị phong toả tài khoản ngân hàng. Chính phủ Ukraine cũng báo cáo đã nhận được gần 100 triệu USD tiền số mà các bên quyên góp. Vì thế, vẫn còn quá sớm để khẳng định rằng tiền số sẽ không hữu ích trong các giai đoạn sau của cuộc xung đột với Nga.

Nhưng đến nay, Bitcoin dường như không đóng vai trò trung tâm trong quá trình gỡ rối toàn cầu. Điều này đặt ra câu hỏi tại sao?

Trước hết, tiền điện tử vẫn còn khó hiểu và khó sử dụng với người bình thường, đặc biệt là trong chiến tranh. Tình trạng truy cập Internet chập chờn ở nhiều vùng của Ukraine, khiến ngay cả giới tinh hoa nước này cũng chật vật để chuyển đổi tài sản thành tiền số.

Một lý do khác, phổ biến với những người hoài nghi về Bitcoin và các loại tiền số, là Bitcoin vẫn quá biến động để có thể trở thành một hàng rào chống lại sự bất ổn kinh tế và chính trị.

Jimmy Nguyen - chủ tịch Hiệp hội Bitcoin, một nhóm giao dịch tiền số, cho biết: "Cộng đồng Bitcoin và tiền số trong suốt những năm qua đã lan truyền một câu chuyện sai lầm rằng Bitcoin là nơi trú ẩn an toàn từ các thị trường tài chính truyền thống".

Ông lập luận rằng, việc xử lý các giao dịch Bitcoin rất chậm và tốn kém. Điều này khiến nó trở nên ít hữu ích hơn trong thanh toán. "Rất nhiều người ủng hộ Bitcoin đã phải thừa nhận tiền số trên chỉ là một tài sản dự trữ", ông nói.

Kevin Werbach - giáo sư nghiên cứu pháp lý và đạo đức kinh doanh tại Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania, lại đưa ra một lý thuyết khác. Ông cho rằng những người chấp nhận sớm nhất và ảnh hưởng nhất trong cộng đồng Bitcoin có xu hướng là những người theo chủ nghĩa tự do. Họ coi tiền số như một loại hợp đồng bảo hiểm chống lại siêu lạm phát và tham nhũng.

Tuy nhiên, biến động giá gần đây trên thị trường tiền số đã thu hút lượng lớn các nhà đầu cơ coi Bitcoin và các loại tiền số khác là các khoản đầu tư mà ít quan tâm đến các tác động chính trị của chúng.

"Có rất nhiều truyền thuyết xung quanh Bitcoin cho thấy rằng, nó chủ yếu là một phương tiện để thoát khỏi hệ thống tiền pháp định do chính phủ ban hành. Và hầu hết các diễn biến là do đầu cơ", ông nói.

Một lời giải thích khả thi khác cho hoạt động kém hiệu quả của Bitcoin được Joe Weisenthal đưa ra với Bloomberg. Theo ông, lạm phát, lệnh trừng phạt, xung đột địa chính trị cũng có thể gây hại cho Bitcoin về lâu dài, vì chúng thu hút sự chú ý của các nhà quản lý.

"Trong câu chuyện của những lái xe tải ở Canada, nó được coi là sự kiện giúp Bitcoin tăng giá, vì khiến mọi người nghĩ về cách thanh toán mà không bị quản lý. Nhưng rốt cuộc, Bitcoin cũng giảm vì điều này thu hút sự chú ý của các thực thể quốc doanh phản đối các loại giao dịch trên", ông lấy ví dụ.

Ngoài ra, các chuyên gia còn đưa ra nhiều lời giải thích khác. Sam Bankman-Fried - CEO sàn giao dịch tiền số FTX, cho biết trên Twitter rằng dù ông nghĩ Bitcoin sẽ "có diễn biến tốt hơn" trong môi trường kinh tế và chính trị kém ổn định, diễn biến trái chiều gần đây một phần liên quan đến việc truyền thông đưa tin tiêu cực về tiền số.

Trong đợt căng thẳng địa chính trị lần này, giá Bitcoin không tăng mà có xu hướng đi lùi. Ảnh minh hoạ: Blommberg

Gần đây, một quan điểm thú vị về tính hữu ích của tiền số trong thời gian bất ổn đã được chính phủ Ukraine đưa ra. Ngày 15/3, The New York Times đã đặt một câu hỏi về tiền số cho Alex Bornyakov - Thứ trưởng Bộ chuyển đổi kỹ thuật số của Ukraine. Kể từ cuộc tấn công của Nga, cơ quan này đã làm việc suốt ngày đêm để điều phối các khoản quyên góp tiền số cho quân đội Ukraine. Hàng chục triệu USD Bitcoin, Ether và các loại tiền số khác đã được gửi đến nước này. Số tiền này đã được sử dụng để mua các vật tư quân sự.

Ông Bornyakov nói rằng, một lợi thế của việc sử dụng tiền số để huy động ngân sách là số tiền có thể được giải ngân nhanh. "Trong tình huống như thế này, khi ngân hàng trung ương không thể hoạt động đầy đủ, tiền số đang giúp chúng tôi chuyển tiền nhanh chóng và nhận được kết quả gần như ngay lập tức", ông giải thích.

Nhưng Bornyakov dường như khá cảnh giác với việc phóng đại tầm quan trọng của tiền số. "Tôi không nghĩ rằng tiền số đang đóng một vai trò lớn. Nhưng nó rất cần thiết trong cuộc xung đột này, để trợ giúp quân đội của chúng tôi", ông chia sẻ thêm.

Tiểu Gu [theo The New York Times]

Video liên quan

Chủ Đề