Há miệng chờ sung nghĩa là gì

Tôi nhớ có một câu nói như thế này “Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Đúng thế, sự lười biếng chẳng những không mang lại một giá trị gì mà còn khiến bạn gặp nhiều phiền não trong cuộc sống. Muốn thành công, hãy chủ động; muốn đạt được một mục tiêu nào đó, hãy làm. Chẳng có ai quan tâm và dành thời gian cho những người lười nhác. Đừng nghĩ có thể sống tốt với tư tưởng “Há miệng chờ sung”, cứ nằm đó chờ đi, ngay cả sung cũng không thèm rụng vào miệng những kẻ lười biếng.

“Há miệng chờ sung”

Thành công và giàu có chắc chắn sẽ không đến với kẻ lười biếng, những người chỉ biết “Há miệng chờ sung”.  Rắc rối nảy sinh từ lười biếng, và thiệt hại trầm trọng nảy sinh từ sự nhàn hạ không cần thiết. Bạn có biết sự lười nhác dẫn đến những hậu quả gì không?

“Há miệng chờ sung”

Trước hết phải nói từ khởi nguồn của câu thành ngữ “Há miệng chờ sung”. Anh chàng nọ vô cùng lười biếng, lười đến mức không thể lười hơn được nữa. Suốt ngày lẫn đêm, chàng ta chỉ nằm ngủ mà không lao động gì. Nhưng con người có mấy ai thoát khỏi quy luật của tự nhiên, có nằm không thì vẫn đói chứ. Đói lắm nhưng anh ta lại chẳng muốn làm gì. Thế là, anh chàng bèn nghĩ cách ra gốc cây sung nằm đấy há miệng ra và chờ sung rụng vào ăn đỡ đói. Thế nhưng, anh nằm mãi ở đó mà cũng chẳng có quả sung nào rụng vào miệng mình.

Đấy, ngay cả những quả sung mà còn không chịu được người lười biếng thì còn ai chịu được. Giá như anh ấy chịu khó một tí, chỉ một tí thôi là nhặt những quả sung bỏ vào mồm. Nhưng không, đối với kẻ lười biếng thì một công việc nhàn hạ cũng hóa ra nặng nhọc vô cùng. Và kết quả, chỉ là sự thất bại không hơn không kém.

Cuộc sống cũng như thế

Nhiều người ước có nhiều thời gian hơn hai bốn giờ trên ngày để làm việc, trong khi đó, kẻ lười biếng lại lãng phí nó. Người thành công luôn nỗ lực và lao động hết công suất, kẻ lười biếng muốn hưởng cuộc sống sung túc nhưng không chịu động đến móng tay. Cái kết nào cho kẻ lười biếng, thích “Há miệng chờ sung”?

Xem thêm bài viết tham khảo “Không làm sao nên”

Phiền phức, đói nghèo, mệt mỏi và thất bại chính là cái giá phải trả? Cuộc sống này nào có dễ dàng, chúng ta phải tranh nhau từng cơ hội để sống, phải luôn luôn chủ động. Người thụ động sớm muộn gì cũng bị đào thải khỏi cuộc sống khắc nghiệt mà thôi. Nếu bạn muốn đạt được một điều gì đó, bạn buộc phải đánh đổi. Đánh đổi ở đây không phải là cái gì to tát nhưng ít ra bạn cần bỏ sức lao động. Đồng tiền của ai mà kiếm được dễ dàng đâu, có khi phải đánh đổi bằng cả máu và nước mắt.

Bạn được phép lười biếng nếu bạn sinh ra trong giàu có, còn không thì hãy thức tỉnh đi bạn tôi ơi. Chúng ta không có gì trong tay mà còn thụ động, lười nhác nữa thì làm sao sống tiếp? Đừng nghĩ người thành công chẳng qua vì họ có điều kiện, nếu họ không làm việc chăm chỉ thì núi vàng ăn cũng lở chứ nói gì. Vì người ta chủ động và hiểu rõ giá trị của lao động mà thôi.

Câu chuyện của tôi

Có lẽ, rất nhiều người trong chúng ta yêu thích sự nhàn hạ. Luôn muốn nghỉ ngơi và mong rằng việc đó sẽ không có điểm dừng. Ai cũng từng có những giây phút nằm ngẩn ngơ như con mèo lười và tận hưởng nó. Chuyện đó không có gì là quá sai trái nhưng thỉnh thoảng thôi, lười biếng mãi sẽ sinh hư đấy. Ngay lúc bạn bị nó mê hoặc rồi thì khó có thể cứu chữa lắm. Tôi đã từng để mặc bản thân trôi theo dòng chảy của cuộc đời, nhàn nhã nằm đó hưởng thụ cuộc sống…

“Há miệng chờ sung”

Tôi là một đứa “con ngoan trò giỏi” điển hình, từ nhỏ đến lớn chỉ biết ngoan ngoãn và học tập. Tôi không nghĩ nhiều, chỉ nghe người lớn bảo là học để thoát nghèo, và tôi đã cố gắng từng ngày như thế. Cứ ngỡ cuộc đời sẽ như thế mà suôn sẻ trôi đi nhưng một ngày, tôi lại trượt trường đại học mà mình mong ước. Đối với tôi, gần như bầu trời sụp đổ. Có nhiều nguyên nhân khách quan nhưng tôi chẳng nghĩ nổi nữa, kết quả đã định rồi. Tôi chán nản và mất niềm tin vào cuộc đời, không thèm quan tâm tới những trường khác, chính thức rút đơn và bỏ về nhà.

Và cái kết…

Tôi quyết định thôi học nữa vì có còn gì là mơ ước đâu. Mỗi ngày ở nhà, nhìn lũ bạn lần lượt sắp xếp đi học và những sự quan tâm bằng câu hỏi của hàng xóm khiến tôi tuyệt vọng vô cùng. Trái tim vốn đã không lành lặn của tôi lại nhiều lần bị bóp vụn. Tôi sống gần như là mặc kệ thế giới, hàng ngày chỉ phụ giúp cha mẹ một ít việc vặt, còn lại là cắm đầu đọc truyện và …ngủ. Cứ thế, tương lai mờ mịt. Sống trong lười biếng lấy làm quen, lại nghĩ hay cứ mãi như thế kệ người ta chê cười.

Nhưng đau lắm các bạn ạ, cú sốc trượt đại học là nỗi ám ảnh không nguôi ngoai của tôi. Đã vậy, người ta còn nỡ đem tôi làm bàn đạp để nâng con họ lên, điều đó tàn nhẫn biết chừng nào. Tôi không phủ nhận bản thân nhu nhược và yếu đuối nhưng niềm tin vỡ rồi biết nhặt lại thế nào đây? Con bé mười tám tuổi lúc bấy giờ không thể chịu nổi chuyện ấy.

Tôi đã nghĩ mình sẽ sống mãi như thế cho đến một ngày, tôi nhìn thấy ánh mắt buồn buồn của cha và mái tóc bạc của mẹ. Trời ơi, tôi đã làm gì? Nếu nỗi xấu hổ và đau đớn đang làm tôi day dứt thì cha mẹ phải gánh chịu cả nó lẫn tôi. Tôi thật bất hiếu khi cứ mãi lười biếng và nghĩ cho bản thân mình. Từng tuổi này, tôi vẫn làm cha mẹ chưa yên tâm.

Thức tỉnh, tôi tiếp tục ôn luyện và khao khát làm gì đó để cha mẹ đỡ vất vả hơn. Hôm nay, ước mơ coi như đã hoàn thành một nửa, ít ra tôi không để cha mẹ phải lo lắng về mình.

Lời kết

Lười biếng chỉ làm bạn thêm khó khăn và mỏi mệt thôi. Những giây phút nhàn hạ rồi cũng sẽ chóng qua để bạn nhận ra cuộc sống thật sự khắc nghiệt. Hãy chủ động và xây dựng ước mơ của mình. Chỉ có bạn mới làm được những điều bạn muốn mà thôi.

Gõ Tiếng Việt > Ca dao tục ngữ thành ngữ > Thành ngữ “Há miệng chờ sung”

Download Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun

Xem thêm: ca dao, thành ngữ, tục ngữ

Đối với một người trưởng thành, để có tiền chi trả cho ăn uống, mua sắm và sinh hoạt hằng ngày thì việc cần làm là phải lao động chăm chỉ. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn rất nhiều người lười biếng lao động, mà lại muốn có cái ăn, cái mặc, ăn bám ba mẹ hay dựa dẫm vào thành quả của người khác. Để phê phán những người có tư tưởng như vậy, ông bà xưa có câu tục ngữ: “Há miệng chờ sung”.

1. Nguồn gốc của câu tục ngữ: “Há miệng chờ sung”

Câu tục ngữ này xuất hiện từ một câu chuyện xưa kể lại rằng, có một anh chàng mồ côi cha mẹ nhưng có tên biệt hiệu là “Đại Lãn” vì hắn ta quá lười. Trong khi là một chàng trai trẻ sức dài vai rộng nhưng không chịu làm việc, còn luôn nghĩ ra hết cách này đến cách khác để khỏi động tay động chân mà vẫn có cái ăn. Đến một ngày, sự làm biếng lên đến đỉnh điểm, hắn ta nghĩ ra cách mình ngồi dưới gốc cây sung kia, rồi chỉ việc há miệng to, một chuyện quá đơn giản để có được thức ăn sống qua ngày mà chẳng cần tốn sức leo trèo, hái lượm gì vì sung mùa này chín nhiều, rụng lả tả. Hắn cứ nằm đấy, có rất nhiều sung rụng xung quanh nhưng chẳng có quả nào rơi trúng vào miệng của hắn cả. Chờ mãi chờ mãi, đến ngày kia có một người đi qua đường, hắn ta gọi lại, nhờ nhặt trái sung bỏ hộ vào miệng. Không may gặp phải một người lười giống hệt hắn ta, người này dùm hai ngón chân cặp quả sung để bỏ vào miệng của chàng lười.

Câu chuyện kết thúc tại đây, và câu tục ngữ “Há miệng chờ sung” được ra đời để đả kích những kẻ lười biếng chực ăn sẵn bằng cầu may như Đại Lãn. Ngay cả những quả sung mà còn không chịu được những người lười biếng thì còn ai chịu được. Đối với một kẻ lười nhác thì công việc nhàn rỗi như hái sung bỏ vào miệng ăn cũng hóa nặng nhọc vô cùng. Những người lười biếng, không biết chịu khó lao động nhưng lại vẫn muốn có cuộc sống đầy đủ và thích hưởng thụ cái có sẵn của người khác, hoặc trông chờ vào sự may mắn của số phận như việc chàng trai lười chờ sung rụng luôn bị mọi người lên án. 

Bài học từ câu “Há miệng chờ sung”

Cuộc sống bây giờ, ai ai cũng cần có tiền để mà trang trải cuộc sống, làm sao sống không có tiền trong thời buổi vật giá leo thang. Muốn có tiền thì phải chăm chỉ lao động, phải bỏ thời gian và công sức của mình ra để làm việc cho một ai đó hoặc tự làm chủ công việc của mình để nhận được tiền công cho những gì mình đã làm. Từ những đồng tiền đó ta mới có thể lo cho cuộc sống của mình và gia đình, chỉ khi lao động để kiếm tiền ta mới biết trân trọng giá trị của nó. Nhiều người vẫn ước mỗi ngày có nhiều hơn hai bốn giờ để có thể làm việc nhiều hơn, kiếm tiền nhiều hơn, trong khi đó lại có những kẻ lười biếng lại lãng phí nó. 

Bác Hồ cũng từng nói “Lao động là vinh quang” chính là muốn nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của lao động đối với cuộc sống của mỗi người. Và từ bé chúng ta đã được ba mẹ dạy dỗ rằng không được lười biếng và phải cố gắng học hành để có kiến thức, rồi để khi lớn lên ra đời lao động hưởng thành quả theo đúng công sức của mình, với thành quả đó ta có thể mua được những thứ ta thích, đi đến những nơi ta muốn. Dù là lao động chân tay hay lao động trí óc cũng đều được trân trọng, bởi vì nó trực tiếp và gián tiếp tạo được nên ý nghĩa cho cuộc sống, làm giàu cho xã hội, đưa con người ngày càng đi lên, chinh phục những chặng đường mới. Không có một sự thành công nào là không phải trả giá cả, cho nên muốn đi được thành công thì phải làm việc hết công suất và cố gắng hết mình.

Trên con đường thành công sẽ chẳng bao giờ có dấu chân của kẻ lười biếng, xã hội ngày nay lại càng không thể chứa những con người “Há miệng chờ sung” như vậy được, không công bằng cho người chăm chỉ, cần cù giỏi giang khác. Sự lười biếng có thể sẽ đào thải chúng ta ra khỏi xã hội loài người, biến chúng ta thành kẻ lạc hậu. Lười biếng còn khiến cho con người ta nhanh chóng thấy nản lòng, không tin tưởng vào khả năng của bản thân mình rằng mình làm được. Không phải ai sinh ra cũng được trời phú cho sự thông minh, thế nên chúng ta phải cần thật chăm chỉ chịu khó trau dồi kiến thức để không bị tụt hậu, trở thành người vô ích, sống tầm gửi. Còn nếu bạn không những không thông minh mà còn vô cùng lười biếng thì bạn sẽ nhanh chóng bị rơi vào bế tắc của cuộc sống này. Chính sự lười biếng ấy sẽ giết chết tương lai của bạn, khó mà tồn tại được trong một xã hội mà con người ai cũng phải nỗ lực hết mình để vươn lên.

Lười biếng sẽ để lại những hậu quả xấu đối với mỗi người, vì thế mà chúng ta cần cố gắng và nỗ lực hết sức ngay bây giờ. Chúng ta nhất là những người trẻ là những người còn sức khỏe, có tài năng, trí tuệ và trái tim nhiệt huyết tuổi trẻ không bao giờ cho phép bản thân được lười biếng một phút giây nào mà phải luôn cố gắng không ngừng nghỉ để đạt được mong muốn của bản thân và trở thành những con người có ích, cống hiến cho xã hội những điều tốt đẹp nhất. Khi chúng ta không đủ năng lực thực sự thì hãy dùng sự kiên nhẫn, chăm chỉ, chắc chắn thành công sẽ đến và không được có suy nghĩ “Há miệng chờ sung” hay chờ đợi dựa dẫm vào người khác trong khi bản thân mình chỉ cần cố gắng là có thể làm được.

Câu tục ngữ: “Há miệng chờ sung” tuy ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, nhắc khéo chúng ta không được biếng nhác. Căn bệnh lười biếng này nếu không được điều trị khắc phục một cách đúng đắn, sẽ trở thành một thói xấu khó bỏ. Vậy nên những ai cảm thấy bản thân mình đang giống anh chàng Đại Lãn trong câu chuyện thì hãy rèn luyện bản thân trở nên chăm chỉ hơn và đừng để sự lười nhác của bản thân khiến cho tương lai của bạn rơi vào vũng bùn.

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…

Video liên quan

Chủ Đề