Vì sao giá ô tô giảm gần đây

Từ cuối tháng 2 đến nay, gần như tháng nào giá ôtô tại đại lý cũng được ưu đãi, ngoại trừ một số mẫu xe nhập khẩu bán chạy nhưng khan hàng. Các hãng lẫn đại lý sau Tết Nguyên đán giảm giá cho nhiều sản phẩm để hâm nóng thị trường. Dịch Covid-19 bùng phát tại TP HCM và nhiều tỉnh thành từ cuối tháng 4 kéo theo thị trường ảm đạm về sức mua.

Dịch âm ỉ nhiều tháng qua khiến các hãng chăm chỉ giảm giá đều đặn từng tháng. Đến nửa cuối tháng 8, nhu cầu mua xe tiếp tục chững lại vì tâm lý kiêng ở tháng Ngâu [tháng 7 âm lịch]. Tác động của dịch bệnh, nguồn cung xe, kinh tế sụt giảm khiến doanh số ba tháng gần nhất giảm liên tục.

Nhiều đại lý Kia, Mazda, Ford hay Toyota tại Hà Nội trong tháng 8 vừa qua gần như không có khách mới phát sinh. Đơn cử lượng hợp đồng ký mới của một đại lý Kia chỉ 10 xe, đây là con số thấp chưa từng có. Trong khi đó, các đại lý Toyota, Mitsubishi, Ford, Honda... ở TP HCM đã đóng cửa tạm thời từ cuối tháng 6 theo lệnh giãn cách xã hội của chính quyền thành phố, và chưa thể hoạt động lại do dịch vẫn còn phức tạp. Các nhân viên bán hàng của đại lý chuyển sang bán, tư vấn cho khách bằng hình thức online.

Ưu đãi bằng nhiều hình thức như giảm giá, tặng phụ kiện, hỗ trợ lãi suất vay là cách các hãng lẫn đại lý khơi dậy sức mua của người tiêu dùng.

Tháng 9, giá xe tiếp tục được ưu đãi. Dưới đây là tổng hợp mức giảm của các hãng hoặc đại lý:

Toyota

Tháng thứ 3 liên tiếp, mẫu xe bán chạy nhất của hãng, Toyota Vios giảm giá bằng hình thức ưu đãi một phần phí trước bạ và phụ kiện. Hai bản E MT và CVT của Vios giảm 21 triệu, bản G giảm 26,5 triệu. Đây là chương trình của hãng, giá xe về đại lý giảm sâu hơn. Đặc biệt tại TP HCM, nơi ảnh hưởng dịch Covid-19 nặng nhất, giá Vios giảm 30-50 triệu đồng.

Vios tại một đại lý Toyota ở quận 7, TP HCM. Ảnh: Phạm Trung

Bên cạnh Vios, mẫu hatchback cỡ A, Toyota Wigo cũng được tặng phụ kiện và gói bảo hành trị giá 20 triệu. Tuy nhiên ưu đãi này không được quy đổi thành tiền mặt như Vios.

Tại khu vực miền Mắc, các mẫu xe khác của Toyota đều được giảm từ 15-30 triệu đồng như Innova hay Fortuner. Riêng mẫu Corolla Altis mức giảm có thể lên tới 40 triệu đồng cho bản 1.8 G. Các xe như Wigo, Rush, Avanza mức giảm thấp hơn, bởi theo đại lý các mẫu xe này còn ít xe hơn.

Hyundai

Hãng xe Hàn cũng đang đẩy mạnh các chương trình ưu đãi trong tháng 9, mức giảm phổ biến cho i10, Accent hay Elantra 15-40 triệu đồng tùy từng phiên bản. Riêng Hyundai Kona và SantaFe mức giảm có thể lên tới 60 triệu đồng cho phiên bản cao cấp nhất.

Honda

Mẫu CUV Honda CR-V trưng bày tại một đại lý ở Hà Nội. Ảnh: Đoàn Dũng

Hãng và đại lý tiếp tục áp dụng mức giảm sâu cho dòng CR-V ở mức 60-80 triệu đồng theo hình thức ưu đãi lệ phí trước bạ. Các xe City, Civic hay HR-V mức giảm khoảng 5-20 triệu đồng.

Kia

Hãng vẫn giữ nguyên mức giảm sâu 45-70 triệu đồng cho Cerato. Theo thông tin từ đại lý, đây là động thái đẩy hàng tồn để đón bản mới. Các mẫu xe còn lại của Kia có mức giảm 15-40 triệu đồng, riêng mẫu xe bán chạy nhất của Kia là Seltos không giảm giá.

Mazda

Xe Mazda tại đại lý có mức ưu đãi phổ biến dao động 10-30 triệu đồng. Riêng mẫu Mazda CX-5 hoặc CX-8 mức giảm có thể lên tới 50 triệu đồng tùy từng phiên bản.

Mitsubishi

Hãng xe Nhật tiếp tục áp dụng ưu đãi 50% lệ phí trước bạ cho tất cả các xe [trừ Triton] trong tháng 9. Mức giảm của các xe như Pajero Sport là 56-68 triệu đồng, Xpander Cross 10-33 triệu, Attrage 24-30 triệu, Outlander 50-68 triệu.

Xpander AT bản nâng cấp. Ảnh: Mitsubishi

Mitsubishi vừa ra mắt phiên bản đặc biệt của Xpander AT trong tháng 9, giá xe cũng được ưu đãi 32 triệu đồng, bản MT ít hơn, 28 triệu đồng. Mẫu bán tải Triton chỉ tặng các phụ kiện.

Ford

Liên doanh Mỹ đang áp dụng giảm 20 triệu đồng cho phiên bản cao nhất Ranger Wildtrak và XL 2.2 hai cầu. Mẫu SUV Ford Everest giảm tương tự, 20 triệu nhưng một số đại lý bán chậm, mức ưu đãi lên đến 100 triệu đồng.

Mẫu xe gầm cao cỡ B, Ford EcoSport giảm giá nhiều nhất, 50 triệu đồng trong tháng 9.

Subaru

Hãng xe Nhật hiện gần như chỉ bán một dòng xe, Forester nhập khẩu Thái Lan. Mẫu xe này đang được ưu đãi 100% lệ phí trước bạ và thêm tiền mặt cho khách trong tháng 9.

Cụ thể, phiên bản tiêu chuẩn i-L giảm 229 triệu đồng, về mức 899 triệu đồng. Bản i-S giảm 169 triệu, còn 1.049 triệu đồng. Hai bản này số VIN 2020. Bản i-L 2021 giảm 159 triệu, còn 969 triệu đồng. Riêng bản cao cấp nhất Subaru Forester i-S EyeSight giảm 144 triệu, còn 1.144 triệu đồng.

Suzuki

Mẫu XL7 trưng bày tại showroom của hãng ở quận Tân Bình, TP HCM. Ảnh: Phạm Trung

Hãng hỗ trợ lần lượt 30 triệu đồng cho Suzuki Ciaz, 20 triệu đồng cho dòng xe MPV 7 chỗ Ertiga, 15 triệu đồng cho XL7. Khoản hỗ trợ này có thể quy đổi thành tiền mặt và trừ trực tiếp vào giá xe.

MG [Morris Garages]

Tháng 9, hãng xe Anh ưu đãi 50% lệ phí trước bạ cho hai mẫu ZS và HS kèm một số quà tặng. Với mức lệ phí trước bạ 12% tại Hà Nội, mẫu MG ZS giá 519-619 triệu đồng giảm chi phí lăn bánh tương ứng 31-37 triệu đồng.

Mẫu HS cạnh tranh Honda CR-V, Mazda CX-5 giá 719-819 triệu đồng, chi phí lăn bánh giảm 43-49 triệu đồng.

Phân khúc xe sang

Biến động giá chủ yếu chỉ ở hai hãng có thị phần lớn nhất là Mercedes và BMW. Các đại lý của Mercedes bắt đầu khan hàng do thiếu linh kiện, mức giảm cho các dòng C, E và GLS chỉ rơi vào khoảng 1%.

Một mẫu E300 AMG lăn bánh tại Hà Nội. Ảnh: Lương Dũng

Các đại lý BMW giảm giá 50-500 triệu đồng cho nhiều mẫu và phiên bản cũ có số VIN 2018-2020. Các xe 2021 giảm không đáng kể.

Nhiều đại lý xe sang cho rằng, nếu giãn cách kéo dài, kế hoạch sản xuất từ nhà máy không thay đổi, nhiều khả năng dịp cuối năm sẽ chứng kiến nhiều đợt xả hàng các xe sản xuất 2021 bán chậm [tồn đời].

Đoàn Dũng - Thành Nhạn

Tương tự như những đợt dịch trước đây, lệnh giãn cách, phong tỏa cùng việc hạn chế đi lại của người dân trong thời gian qua khiến các đại lý ô tô đều trong tình trạng vắng bóng khách hàng.

Không chỉ vậy, tình trạng thiếu chip bán dẫn cho sản xuất lắp ráp ô tô đã và đang diễn ra toàn cầu và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ khiến cho việc lắp ráp nhiều mẫu xe bị ngưng trệ dẫn đến thời gian giao xe cho khách kéo dài từ một đến vài tháng so với bình thường.

Doanh số sụt giảm 50%, nhân viên kinh doanh ô tô đối diện nhiều khó khăn

Anh Nguyễn T. Đ. – nhân viên kinh doanh tại một đại lý ô tô trên đường Nguyễn Xiển cho biết, khoảng hai tháng gần đây doanh số bán xe của đại lý nơi anh làm việc sụt giảm rõ rệt. Nếu như trước đây, trung bình mỗi tháng phòng kinh doanh bán khoảng 70 - 100 xe, nhưng trong khoảng quí 2 đến nay thì tình hình càng ngày càng ảm đạm. Tháng 5 cả phòng hoàn thành hơn 40 xe, sang tháng 6 tuy đã gần hết tháng nhưng đến thời điểm này toàn đại lý mới giao được hơn 30 xe.

Theo anh Đ., thời gian gần đây, các dòng xe nhập khẩu của hãng rất khan hiếm do thiếu linh phụ kiện. Một mặt nhà máy ngưng nhập để chuyển đổi lắp ráp trong nước. Và điều quan trọng nhất là do dịch bệnh, nhu cầu đi lại của người dân hạn chế. Do đó, nhiều người nghỉ không làm việc nên chưa có nhu cầu mua xe; nhiều người tuy có tiền cũng tạm hoãn không mua ô tô hoặc không đổi ô tô như dự định trước đó…

“Khách thưa vắng do nhiều địa phương bùng dịch trong thời gian qua đã đành, tuy nhiên khi có khách thì một số dòng xe nhập lại không có xe, xe lắp ráp tại các nhà máy cũng chưa kịp để đáp ứng về đại lý. Có lẽ tháng 6 chỉ đạt 50% doanh số so với tháng tư – thời điểm chưa có dịch và có đủ nguồn xe.”… anh Đ. cho hay. 

Cũng theo anh Đ., do dịch bệnh phức tạp, các hãng khác tuy nguồn xe có nhiều hơn nhưng cũng cùng chung cảnh “chợ chiều”.

Phóng viên khảo sát các showroom bán xe cũ trên đường Phạm Hùng, Nguyễn Chánh, Mỹ Đình,… cho thấy cũng trong cảnh ảm đạm tương tự. Thậm chí, nhiều showroom đã đóng cửa từ lâu.

Thực tế, các hãng xe đã chính thức thông báo tình trạng chậm trễ nhất định trong hoạt động sản xuất, đặt - giao xe... trong những tháng tới đây. 

Nhiều đại lý của các hãng xe khác cũng trong cảnh thưa vắng khách hàng

Vừa qua, hai hãng xe Mitsubishi Việt Nam và Suzuki Việt Nam đã thông báo tới đại lý việc chậm giao xe do thiếu hụt nguồn cung chip bán dẫn và một số linh kiện điện tử. 

Mitsubishi Việt Nam cũng không ngoại lệ khi thông báo các đơn hàng đặt mua xe Mitsubishi Xpander, Outlander [lắp ráp trong nước] và Attrage [nhập khẩu từ Thái Lan] từ giữa tháng 4 phải chờ đến cuối tháng 5, đầu tháng 6 mới có thể nhận xe. 

Tương tự, hãng xe Honda, Ford đều phát đi thông điệp quan ngại về tình trạng ngày càng xấu đi khi thiếu linh kiện bán dẫn trên toàn cầu khiến thời gian sản xuất kéo dài...

Đầu tháng 6, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam [VAMA] cũng thừa nhận, do ảnh hưởng dịch COVID-19 và tình trạng thiếu chip khiến doanh số bán xe trên toàn thị trường ô tô Việt Nam trong tháng 5-2021 chỉ đạt 25.585 xe, giảm 15% so với tháng trước.

Trong đó, nhóm các loại xe du lịch có lượng xe bán ra thị trường đạt 17.581 chiếc, giảm 14%; nhóm xe thương mại đạt 7.482 chiếc, giảm 16%; nhóm xe chuyên dụng đạt 522 chiếc, giảm 33%.

Theo các doanh nghiệp sản xuất ô tô, tác động dịch COVID-19 khiến thị trường rơi vào trạng thái ảm đạm, người tiêu dùng hạn chế mua ô tô hơn. 

Đặc biệt, tình trạng thiếu chip bán dẫn cho sản xuất lắp ráp ô tô đã và đang diễn ra toàn cầu và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ khiến cho việc lắp ráp nhiều mẫu xe bị ngưng trệ dẫn đến thời gian giao xe cho khách kéo dài từ một đến hai tháng so với bình thường. 

Tình trạng thiếu chip bán dẫn này sẽ còn kéo dài đến hết năm nay, thậm chí có thể kéo dài sang năm 2022 và điều này ít nhiều sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh của các hãng xe trong thời gian tới và thị trường ô tô khó có thể tăng trưởng như mong muốn. 

Nguồn: //danviet.vn/o-to-giam-gia-lien-tuc-ma-van-e-vi-sao-502021256174140350.htmNguồn: //danviet.vn/o-to-giam-gia-lien-tuc-ma-van-e-vi-sao-502021256174140350.htm

Theo Hồng Hương [Dân Việt]

Video liên quan

Chủ Đề