Vì sao có lãi suất âm

Khủng hoảng nợ buộc châu Âu tiến tới kỷ nguyên áp dụng lãi suất âm. Đây là nhận định của nhiều nhà phân tích kinh tế khi thị trường nợ của "lục địa già" đang áp dụng lãi suất ở ngưỡng 0% và tiến tới áp dụng lãi suất âm.

Châu Âu đang tiến tới kỷ nguyên áp dụng lãi suất âm nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng nợ

Áp dụng lãi suất âm nghĩa là khách hàng, bao gồm Chính phủ, các công ty và thậm chí cả hộ gia đình, ngày càng hưởng lợi nhiều hơn khi vay vốn; người vay gần như không phải trả lãi mà thậm chí còn được “trả công” để vay tiền.

Theo Ngân hàng Hoàng gia Scotland [RBS], hiện số trái phiếu Chính phủ tương đương 2.000 tỷ euro đang được giao dịch ở mức lãi suất dưới 0% chiếm tới 1/4 thị trường; còn nợ quốc gia có lãi suất dưới 0,1% thì không ít hơn 35%.  Các quốc gia châu Âu [trừ Hy Lạp], coi như được "trả công" để vay nợ, đang thoải mái tận dụng vốn vay với mức lãi suất thấp kỷ lục trong lịch sử.

Phần Lan là một ví dụ khi vừa phát hành thành công một đợt trái phiếu kỳ hạn 5 năm với lãi suất âm. Trên thị trường thứ cấp, trái phiếu của Pháp cũng được hưởng mức lãi suất âm kỳ hạn đến bốn năm. Tương tự, trái phiếu của Đức và Thụy Sỹ cũng được hưởng mức lãi suất âm kỳ hạn lên đến 12 năm. 

Về phía doanh nghiệp, được hưởng mức lãi suất âm thường là các tập đoàn lớn hay các nhà đầu tư nổi tiếng. Những đối tượng này đang vay vốn với mức lãi suất gần 0%, với kỳ hạn 1-2 năm.

Đơn cử như Tập đoàn Sanofi Aventis vay với lãi suất 0,06%, Tập đoàn EDF chịu lãi suất 0,07%, Schneider Electric nhận mức tương ứng là 0,08% và mức lãi suất mà tập đoàn GDF Suez vay là 0,08%. Đặc biệt, lãi suất trái phiếu do tập đoàn Nestlé của Thụy Sĩ trả thậm chí còn trượt xuống -0,08%, còn Đan Mạch tiếp tục hạ lãi suất huy động xuống mức -0,75 %, nhằm thực hiện các chính sách nới lỏng tiền tệ.

Xu hướng này khởi phát là do các ngân hàng trung ương đang hỗ trợ một tỷ lệ lãi suất thấp kỷ lục và Ngân hàng Trung ương châu Âu [ECB] là nhân tố chính do ngân hàng này đang phải đối mặt với các mối đe dọa giảm phát tại Khu vực sử dụng đồng euro [Eurozone].

Với tỷ lệ tái cấp vốn gần 0% và tỷ lệ tiền gửi âm, ECB ngày 22-1 đã buộc phải đưa ra một chương trình nới lỏng tiền tệ [QE] khổng lồ lên tới 1.100 tỷ euro để mua trái phiếu của các chính phủ thành viên. Bằng cách mua một lượng lớn trái phiếu Chính phủ với mức lãi suất thấp, ECB muốn hướng các nhà đầu tư sang các loại hình trái phiếu có mức sinh lời cao hơn như trái phiếu doanh nghiệp để có thể kích thích sản xuất.  

Tuy vậy, khi lãi suất trái phiếu chính phủ giảm thì lãi suất trái phiếu doanh nghiệp cũng phải giảm theo. Trong khi đó, các nhà đầu tư thì luôn có xu hướng tìm kiếm các trái phiếu có chất lượng tốt với hiệu quả cao, do đó, nhiều khả năng kế hoạch này chưa chắc sẽ đem lại thành công như mong đợi. 

Theo HQ Online

Châu Âu và Nhật Bản đều đã áp dụng chính sách lãi suất âm để vực dậy nền kinh tế sau khi bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tổng thống Trump cũng nhiều lần kêu gọi hạ lãi suất xuống dưới 0, nhưng các quan chức Fed vẫn kiên quyết gạt bỏ ý tưởng này.

Trụ sở Fed tại Washington. Ảnh: Bloomberg

Theo Bloomberg, các nhà đầu tư dự đoán rằng Cục dự trữ liên bang Mỹ [Fed] có thể sẽ đẩy lãi suất xuống thấp hơn 0 để bù đắp cho thiệt hại kinh tế từ COVID-19. Tổng thống Donald Trump còn ca ngợi đây sẽ là một "món quà" cho nền kinh tế Mỹ. Nhưng các quan chức Fed, đứng đầu là Chủ tịch Jerome Powell đã liên tục phản đối ý tưởng này.

1. Thị trường báo hiệu điều gì?

Lợi suất các hợp đồng tương lai lãi suất Fed đã rơi xuống mức thấp hơn 0 trong những ngày gần đây. Điều này ngụ ý các nhà đầu tư đang đặt cược rằng đến giữa năm 2021, khoảng lãi suất quĩ liên bang mục tiêu 0-0,25% hiện tại sẽ được Fed hạ thấp xuống. Các nhà phân tích nói rằng kĩ thuật kế toán cũng tác động đến các giao dịch hợp đồng tương lai lãi suất.

2. Điều gì sẽ xảy ra khi lãi suất về âm?

Theo lí thuyết, khi lãi suất xuống dưới 0, nhà đầu tư sẽ chuyển sang mua các tài sản ngắn hạn hoặc rủi ro hơn, và lợi suất của các tài sản này sẽ sụt giảm. Điều này khiến chi phí vay thông qua nhiều loại chứng khoán trở nên rẻ hơn, giúp thúc đẩy nền kinh tế.

3. Quan chức Fed nói gì?

Chủ tịch Fed Jerome Powell đã nhiều lần phản đối ý tưởng lãi suất âm. Trong cuộc suy thoái gần nhất, các quan chức Fed đã cân nhắc rất nhiều công cụ để thúc đẩy nền kinh tế, rồi đưa ra quyết định là sẽ không sử dụng chính sách lãi suất âm, ông Powell chỉ ra.

Phát biểu với các phóng viên hôm 15/5, ông tuyên bố: "Chúng tôi không cho rằng lãi suất âm là phản ứng chính sách thích hợp cho nước Mỹ".

Các quan chức Fed khác cũng đồng ý với quan điểm của ông Powell, nhưng họ không hoàn toàn gạt bỏ khả năng này. 

Hôm 11/5, Chủ tịch Fed chi nhánh Chicago cho biết: "Cùng lắm thì chúng tôi sẽ phải nghiên cứu chính sách này kĩ hơn, nhưng tôi không cho rằng đây là công cụ sẽ được sử dụng tại Mỹ". Cùng ngày, Chủ tịch Fed chi nhánh Atlanta tuyên bố: "Tôi không thích ý tưởng lãi suất âm".

Trong phần lớn các trường hợp, khó có thể biết được lãi suất âm đem lại bao nhiêu lợi ích cho nền kinh tế, và nhiều người lo rằng chính sách này có thể khiến thị trường tài chính bị đảo lộn.Trong một thông báo nội bộ năm 2010, các quan chức Fed chỉ ra mối lo ngại về tác động của lãi suất âm lên ngân hàng và các quĩ thị trường tiền tệ.

Một số nhà kinh tế lập luận rằng khi lãi suất bị hạ thấp xuống một giới hạn nào đó thì nền kinh tế có thể bị tổn hại. Lợi nhuận của ngân hàng có thể sụt giảm, đồng thời ngân hàng sẽ phải trả tiền để gửi tiền ở Fed thay vì được nhận lãi, khiến cho họ ngày càng ngần ngại khi cấp tín dụng. Lợi suất thấp của thị trường tiền tệ trở nên kém hấp dẫn, khiến nhà đầu tư chuyển sang các thị trường khác.

Trong cuộc họp hồi tháng 10, các quan chức của Fed nhận định lãi suất âm có rủi ro gây ra "rắc rối hoặc các biến dạng lớn đến thị trường tài chính". Ngoài ra, chính sách này chỉ tác động đến lợi suất ngắn hạn, trong khi đó lợi suất dài hạn mới là chuẩn mực để xác định lãi suất các khoản vay thế chấp và tín dụng doanh nghiệp.

5. Các nhà lập pháp Mỹ nói gì?

Dù ông Trump đã nhiều lần kêu gọi Fed cân nhắc sử dụng lãi suất âm, quan điểm của các nhà lập pháp khác có thể rất khác. Thậm chí một số người còn gợi ý rằng chính sách này là bất hợp pháp.

Năm 2008, Fed đã được Quốc hội cấp thẩm quyền để trả lãi cho khoản tiền dự trữ các ngân hàng thương mại gửi tại Fed. Không rõ rằng liệu Fed có thẩm quyền để tính lãi suất âm cho số tiền gửi này không.

Khi Fed lần đầu tiên hạ lãi suất quĩ liên bang xuống khoảng mục tiêu 0-0,25% và duy trì mức lãi suất thấp này trong suất 7 năm, cơ quan này đã liên tục bị các nhà lập pháp chỉ trích vì khiến cho những người gửi tiết kiệm phải chịu thiệt thòi.

6. Các quốc gia nào đã sử dụng chính sách lãi suất âm?

Ngân hàng Trung ương châu Âu là tổ chức lớn đầu tiên thúc đẩy giảm lãi suất ngắn hạn xuống dưới 0 vào năm 2014 nhằm nỗ lực vực dậy nền kinh tế.

Ngân hàng trung ương Nhật Bản ra quyết định tương tự vào năm 2016, và cho đến giữa năm 2016, lãi suất âm đã được áp dụng tại khoảng 1/4 các nền kinh tế trên thế giới.

Do ngân hàng trung ương cung cấp chuẩn mực cho mọi chi phí đi vay, lãi suất âm cũng đã khiến cho lợi suất của một số chứng khoán có thu nhập cố định xuống dưới 0.

Gần đây, các ngân hàng trung ương đã thể hiện sự ngần ngại nếu phải đẩy lãi suất chuẩn mực xuống thấp hơn nữa, và các ngân hàng cũng chỉ trích chính sách này. Riksbank của Thụy Điển là ngân hàng trung ương lớn đầu tiên chấm dứt chính sách lãi suất âm vào tháng 12 năm ngoái.

7. Fed còn lựa chọn nào khác để thúc đẩy nhu cầu?

Các quan chức Fed đã cắt giảm lãi suất xuống khoảng mục tiêu 0-0,25%, và mua vào một lượng lớn tài sản tài chính. Nhưng họ còn các công cụ khác – ví dụ như mua trái phiếu với qui mô lớn, và cam kết rõ ràng rằng sẽ giữ cho lãi suất thấp để giúp nền kinh tế chống lại suy thoái.

Kiểm soát đường cong lợi suất cũng có thể là một biện pháp hiệu quả để kìm hãm các chi phí đi vay có liên quan nhất tới tăng trưởng kinh tế. Kiểm soát đường cong lợi suất là việc ngân hàng trung ương đặt ra mục tiêu lợi suất, rồi mua bán và nắm giữ trái phiếu để đạt được mục tiêu đó

Fed đã nghiên cứu về kịch bản hạ lãi suất xuống dưới 0 trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 và giai đoạn sau đó. Kết quả, Fed nhận thấy rằng chính sách này có "thiếu sót", Phó Chủ tịch Fed Richard Clarida cho biết hồi tháng 3/2019.

Giang

Lãi Suất Âm là gì? Xảy ra khi nào? Và cách nhận biết sử dụng?

Lãi suất âm là hình thức tính lãi đối với người gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Tức là thay vì được nhận một khoản tiền lời nào đó hàng kỳ. Thì người gửi sẽ phải đóng phí cho khoản tiết kiệm đó. Nghe thì rất vô lý nhưng lại được áp dụng khá phổ biến ở nhiều quốc gia lớn trên thế giới.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến thời gian xảy ra và cách nhận biết lãi suất âm,… Hãy cùng xem nhé!

Thế nào là lãi suất âm

Thường thì nhắc đến lãi suất gửi tiền tiết kiệm thì không hề có khái niệm âm. Mặc dù không biểu thị ra ngoài nhưng chúng ta vẫn luôn ngầm định đó là số dương dù ít hay nhiều. Tuy nhiên, hiện nay lại xuất hiện thêm “lãi suất âm”. Để lý giải về điều này, chúng ta có thể hiểu đây là hình thức giao dịch tài chính ngược.

Người gửi vốn sẽ phải nộp phí lãi cho ngân hàng và không được lời đồng nào. Và số tiền đó sẽ do ngân hàng trung ương nắm giữ. Và vị trí người gửi tiền sẽ được hiểu ngầm là các ngân hàng. Hiện nay, các tổ chức lớn sử dụng hình thức này bao gồm cả Nhật Bản và các nước châu Âu.

Tại sao lại có lãi suất âm?

  • Trên cơ sở giấy tờ thì lãi suất âm nhằm khai thác giá trị, lưu hành đồng tiền một cách mạnh mẽ. Hay nói cách khác là khuyến khích cá nhân chi tiêu tiền. Tránh trường hợp nguồn tiền mà các ngân hàng đã huy động được trở nên lãng phí. Thay vào đó, thúc đẩy quá trình cho vay, để tiền đều được sử dụng, chi tiêu.
  • Trong thị trường chứng khoán, quá trình đầu tư sẽ diễn ra sôi nổi hơn. Các doanh nhân sẽ bị hấp dẫn, thu hút bởi quá trình khởi sắc của chứng khoán.
  • Giúp tăng trưởng kinh tế là ưu điểm thứ 3. Mặc dù điều này vẫn còn gây tranh cãi. Nhưng chúng ta không thể phủ nhận một lý do thuyết phục đối với các ngân hàng và cá nhân. Là thay vì gửi vốn, thì nên sử dụng tiền đó để kinh doanh, đầu tư, cho vay,… Khi đó lạm phát và nền kinh tế sẽ được thúc đẩy.

Khi nào xảy ra lãi suất âm

Cơn gió lãi suất âm đã xuất hiện cách đây hơn 10 năm.Tổ chức khởi xướng chính là ngân hàng Thụy Điển, đầu tiên áp dụng vào năm 2009. Sau đó, đến Đan Mạch, ECB – ngân hàng trung ương Châu Âu, Thụy Sĩ. Gần đây nhất có một cái tên phải kể đến là Nhật Bản.

Vốn dĩ tại Việt Nam, người ta vẫn chưa quen với cụm từ lãi suất âm do chúng ta vẫn chưa áp dụng. Bởi nó không cần thiết với tình hình lạm phát còn phải giảm đi của Việt Nam hiện nay. Thay vào đó, còn khuyến khích gửi tiền vào các ngân hàng. Để tăng giảm phát, thúc đẩy quỹ vốn tích lũy càng nhiều.

Đồng thời, với một lý do khác là Việt Nam chủ yếu là nước nhập khẩu hàng ngoại về nhiều. Việc xuất khẩu còn hạn chế nên không giống với điều kiện để áp dụng lãi suất âm như các nước. Có chăng nếu xảy ra thì chỉ áp dụng với đồng đô la về vấn đề đô la hóa trong nước mà thôi.

Ngoài ra, khi nước ta chưa phát hành thì đã nhận thấy rõ nhiều điểm hạn chế, nghịch lý của lãi suất âm. Nên sẽ không vội vàng cuốn theo “cơn gió tài chính” đó. Đồng thời đang không ngừng quan tâm xem xét đến tình hình tài chính thế giới.

Cách nhận biết sử dụng lãi suất âm

Việc đưa ra hình thức này diễn ra khá công khai trên các nước. Nên để nhận biết khá là dễ dàng, qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tại ngân hàng trung ương Boj đã đưa ra thông báo sẽ phải nộp phí 0,1 %. Tức là lãi âm 0,1 % đối với cá nhân gửi tiền ngân hàng.

Chỉ khó thấy hơn một chút là không chỉ tại ngân hàng mà trong trái phiếu cũng diễn ra vấn đề này. Cụ thể là trong trái phiếu của các nước như Thụy Sỹ, người đầu tư sẽ phải trả cái giá là 1,2 % lãi suất âm cho kỳ hạn 2 năm.

Thực tế về lãi suất âm hiện nay

Mặc dù trên lý thuyết ta thấy lãi suất âm được phát hành rất có lý, đem lại nhiều lợi ích cho sự tăng trưởng của một quốc gia. Tuy nhiên, trên thực tế, điều đó không dễ dàng xảy ra. Và có những nhược điểm đáng chú trọng thay đổi:

Lạm phát chưa thực sự tăng

Lấy ví dụ tính trong một tháng tại Nhật, mặc dù tiền đang rẻ, các ngân hàng, doanh nghiệp vẫn không thu được lợi nhuận là bao từ các khoản cho vay. Thậm chí giá tiêu dùng lõi lại bị âm mất 0,5 % so với kỳ trước. Đồng nghĩa với việc giảm phát không thực sự biến mất. Đồng thời việc ngân hàng cho vay với lãi suất thấp sẽ khiến cho lợi nhuận giảm và bị gây sức ép.

Thị trường chứng khoán vẫn không khá hơn là bao

Với mục đích ban đầu là kích thích thị trường chứng khoán bước vào giai đoạn khởi sắc. Thì sau khi ứng dụng thực tế lại không có kết quả mấy. Bởi việc phát hành một cách mơ hồ, không rõ ràng sẽ không thu hút được các nhà đầu tư chuyển từ trái phiếu sang cổ phiếu. Sự kỳ vọng ấy đã không được như mong đợi. Ngược lại, khiến ngân hàng đi lùi và chứng khoán cũng khó mà đi lên.

Tiền rẻ nhưng tâm lý mọi người vẫn không tích cực hơn

Tất nhiên, khi bị giảm lợi nhuận thì đối tượng đầu tiên buồn sẽ là ngân hàng. Vì không những doanh thu không có là bao mà còn phải trả phí cho ngân hàng trung ương. Điều này sẽ làm cho không ít ngân hàng phải đau đầu. Sau đó, sẽ là công chúng bởi sự mất niềm tin và hy vọng.

Các ngân hàng sẽ giải quyết ra sao khi phải tuân theo lãi suất âm?

Để có đủ phí bắt buộc nộp cho ngân hàng trung ương thì phải tăng nguồn thu. Nguồn tiền đó sẽ phải lấy từ tiền việc tăng lãi âm của khách gửi. Nhưng cũng có thể là giảm lãi cho khách để có cơ sở vay mức thấp hơn tại ngân hàng trung ương. Đồng thời tăng lãi suất cho người vay vốn. Điều này tạo ra nghịch lý và mâu thuẫn với ý tưởng ban đầu. Do đó, chỉ dựa vào bản phác thảo lý thuyết thì không thể tin tưởng và chắc chắn nó sẽ xảy ra y chang trên thực tế được.

Châu Âu và Nhật Bản áp dụng lãi suất âm. Việt Nam có bị ảnh hưởng?

Mặc dù không tham gia vào việc áp dụng hình thức tài chính này. Nhưng Việt Nam có thể bị ảnh hưởng gián tiếp. Bởi, Việt Nam có mối quan hệ ngoại giao quan trọng với những quốc gia này. Trong đó có vấn đề lưu thông tiền tệ, trao đổi thông thương. Khi chính sách tiền tệ bên đó có sự thay đổi. Tức tình hình tài chính gặp rủi ro. Thì vấn đề ngoại tệ ở nước ta cũng phát sinh nhiều hạn chế.

Như vậy, những thông tin trên đã giúp bạn phần nào giải đáp thắc mắc về Khái Niệm Lãi Suất Âm, Có Lợi Hay Không. Ắt hẳn nó sẽ rất hữu ích đối với những người quan tâm đến tình hình tài chính ngân hàng. Cũng như là định hướng để bạn xây dựng một kế hoạch thích hợp trong lĩnh vực này.

Video liên quan

Chủ Đề